Đề tài Bàn về hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO. 2

I . Hàng tồn kho 2

1. Khái niệm và phân loại hàng tồn kho 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Phân loại hàng tồn kho 2

2. Các phương pháp quản lý hàng tồn kho 3

2.1. Phương pháp kê khai thường xuyên 3

2.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ 3

II. các phương pháp tính giá hàng tồn kho 4

1. Khái niệm và sự cần thiết của phương pháp tính giá 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Sự cần thiết của phương pháp tính giá 4

2.Yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp tính giá 5

2.1. Yêu cầu của phương pháp tính giá 5

2.2. Nguyên tắc của phương pháp tính giá 5

3. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho 7

3.1. Nội dung và trình tự tính giá hàng tồn kho mua vào 7

3.2. Nội dung và trình tự tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất 10

3.3. Nội dung và trình tự tính giá hàng tồn kho xuất dùng cho SX - KD 10

3.4. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho xuất dùng cho SX - KD 11

3.5. So sánh các phương pháp tính giá vật tư, hàng hoá xuất dùng cho SX-KD. 15

3.6. ý nghĩa của các phương pháp tính giá hàng tồn kho 16

III. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế và ở một số nước 17

1. Chuẩn mực kế toán quốc tế với việc tính giá hàng tồn kho 17

2. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho ở một số nước 18

2.1. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho ở Mỹ. 18

2.2. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho ở Pháp 19

PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 21

1. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho hiện nay đang áp dụng ở Việt Nam 21

2. Nhận xét khái quát về các phương pháp tính giá hàng tồn kho hiện hành 23

PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO.28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiết khấu thương mại & giảm giá hàng mua = + - Trong đó: ỹ Chi phí mua: của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. ỹ Chi phí chế biến: Bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá NVL thành thành phẩm. Chí phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất. ỹ Chi phí liên quan trực tiếp khác: Bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể. ỹ Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho: Bao gồm chi phí NVL, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Một quy định mới ban hành là kết quả của quá trình nghiên cứu và xuất phát từ đòi hỏi của thực tế. Tuy vậy, chúng ta thiết nghĩ rằng liệu chi phí sản xuất chung có cần thiết phải phân loại thành chi phí cố định và biến đổi như vậy không? Đây là khái niệm thuộc về lĩnh vực của kế toán quản trị, trong thực tế kế toán tài chính không cần quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra, hàng tồn kho tăng lên còn do Nhà Nước cấp, do các bên góp vốn liên doanh, do được biếu tặng, được tặng thưởng, vật liệu tự sản xuất, vật liệu làm phế liệu. ỹ Hàng tồn kho do Nhà nước hoặc cấp trên cấp Giá thực tế hàng tồn kho = Giá trị HTK ghi trên biên bản bàn giao + Chi phí khác (nếu có) ỹ Hàng tồn kho do các bên góp vốn liên doanh Giá thực tế hàng tồn kho = Giá do hội đồng định giá xác định + Chi phí khác (nếu có) ỹ Hàng tồn kho được biếu, được tặng thưởng Giá thực tế hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho được biếu tặng + Chi phí khác (nếu có) ỹ Đối với nguyên vật liệu tự sản xuất Giá thực tế vật liệu = Giá trị vật liệu xuất để chế biến + Chi phí chế biến khác (tự làm hoặc thuê ngoài) ỹ Đối với nguyên vật liệu làm phế liệu: Giá thực tế vật liệu có thể là giá ước tính hoặc giá kế hoạch hoặc giá bán trên thị trường. 3.2. Nội dung và trình tự tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất Bên cạnh những loại hàng tồn kho được hình thành do mua sắm, do nhận cấp phát, nhận liên doanh, do biếu tặng...thì có một loại hàng tồn kho được hình thành thông qua quá trình sản xuất. Đó là sản phẩm dở dang, thành phẩm. Việc tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra có thể tiến hành theo trình tự sau: ỹ Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp (vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp) có liên quan đến từng đối tượng tính giá. ỹ Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá có liên quan. ỹ Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. v Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương v Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến vXác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí vậtliệu chính v Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp v Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch... ỹ Bước 4: Tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng giá thành sản phẩm,dịch vụ hoàn thành = Giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ 3.3. Nội dung và trình tự tính giá hàng tồn kho xuất dùng cho SX-KD Để xác định được kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bên cạnh các yếu tố như doanh thu thuần, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, kế toán cần thiết phải xác định được trị giá vốn của hàng tiêu thụ. Trị giá vốn của hàng tiêu thụ được tính theo giá gốc, nhập kho giá nào thì xuất bán được tính theo giá đó. Tuy nhiên tuỳ thuộc đặc điểm kinh doanh trong từng lĩnh vực mà trị giá vốn của hàng tiêu thụ được xác định khác nhau. Với doanh nghiệp sản xuất, trị giá vốn của hàng xuất bán được tính theo giá thành sản xuất thực tế. Còn với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn của hàng xuất bán bao gồm 2 bộ phận: Trị giá mua của hàng tiêu thụ & phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ. Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, trị giá vốn của hàng tiêu thụ chính là giá thành thực tế của dịch vụđã thực hiện với khách hàng. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất, để tính được giá thành sản phẩm, cần phải xác định được giá của vật tư xuất dùng. Giá của vật tư xuất dùng cho sản xuất được tính theo giá gốc vật tư mua vào. Có thể khái quát trình tự tính giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, hàng hoá tiêu thụ và giá vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh qua các bước sau: ỹ Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ theo từng loại và theo từng khách hàng cùng với số lượng vật liệu, công cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. ỹ Bước 2: Xác định giá đơn vị của từng loại hàng xuất bán, xuất dùng (với sản phẩm, dịch vụ: Giá thành sản xuất; với hàng hoá: đơn giá mua; với vật tư xuất dùng: Giá gốc xuất kho). ỹ Bước 3: Phân bổ phí thu mua cho hàng tiêu thụ (với kinh doanh thương mại) theo tiêu phù hợp (số lượng, trọng lượng, doanh thu, trị giá mua...) 3.4. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho xuất dùng cho sản xuất-kinh doanh 3.4.1. Hàng tồn kho xuất dùng tính theo giá thực tế a. Tính theo giá đơn vị bình quân Theo phương pháp này, giá thực tế hàng xuất kho(xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn liên doanh...) trong kỳ được tính theo công thức sau: Giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Giá đơn vị bình quân Khi sử dụng giá bình quân , có thể sử dụng dưới ba dạng: ỹ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá trị thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán (tháng, quý) nên có thể ảnh hưởng đến công tác quyết toán. Tuy nhiên, cách tính này đơn giản, ít tốn công sức. ỹ Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Số lượng hàng thực tế tồn kho cuối kỳ trước (hoặc đầu kỳ này) Giá trị thực tế hàng tồn cuối kỳ trước (hoặc đầu kỳ này) Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Trị giá thực tế của hàng xuất dùng kỳ này sẽ tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, bảo đảm tính kịp thời của số liệu kế toán mặc dầu độ chính xác không cao vì không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này. ỹ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Phương pháp này vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả. Tuy nhiên, khối lượng tính toán lớn, tốn nhiều công sức bởi vì, cứ sau mỗi lần hàng nhập kho, kế toán lại phải tính toán lại giá bình quân. Số lượng hàng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Giá trị thực tế hàng tồn kho mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Phương pháp giá bình quân đơn giản, dễ làm, không mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác. Hơn nữa những người áp dụng phương pháp này đều cho rằng thực tế là các doanh nghiệp thường không thể đo lường một cách chính xác về quá trình lưu chuyển của hàng nhập, xuất trong doanh nghiệp và do vậy nên xác định giá trị thực tế hàng xuất kho theo phương pháp bình quân. Điều này càng mang tính thuyết phục với những loại hàng tồn kho mà chúng có tính đồng đều, không khác nhau về bản chất. b. Tính theo giá mua thực tế lần cuối cùng: Giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ = Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ x Đơn giá mua lần cuối cùng trong kỳ Trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng tồn kho với mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước, sau đó mới xác định được giá thực tế của hàng tồn kho trong kỳ: Giá thực tế hàng xuất kho = Giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế hàng nhập trong kỳ - Giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng nhưng độ chính xác không cao, không phản ánh được sự biến động của giá cả, không xác định được phần mất mát và thiếu hụt. Phương pháp này thường sử dụng trong hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. c. Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập trước sẽ xuất trước, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế hàng xuất trước và do vậy, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau cùng trong kỳ.Các doanh nghiệp quan tâm đến việc xuất kho số hàng tồn kho cũ trước khi xuất số số hàng mới nhập vào để tránh tình trạng hư hỏng số hàng cũ. Đặc điểm quan trọng nhất của phương pháp FIFO là dựa trên khái niệm dòng vận động của hàng tồn kho. Điều này có nghĩa là phương pháp này cho thấy cách hàng tồn kho được nhập kho và xuất kho. Về mặt lý thuyết, cho dù doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, thì giá trị hàng tồn kho và tổng giá thực tế xuất kho là như nhau. ỉ Ưu điểm của phương pháp FIFO là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chính là giá trị hàng mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp với điều kiện hàng tồn kho luân chuyển nhanh. Phương pháp này nói chung cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong điều kiện có những lần mua hàng nhưng chưa có giá đơn vị. ỉ Tuy nhiên, nhược điểm: phương pháp này có là các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được do các chi phí hàng tồn kho vào kho từ trước, điều này có thể dẫn tới việc thiếu chính xác của lãi gộp và thu nhập thuần. d. Tính theo giá thực tế nhập sau, xuất trước (LIFO) Phương pháp nhập sau, xuất trước dựa trên dòng vận động của chi phí thay vì dòng vận động của hàng tồn kho như phương pháp FIFO. Phương pháp này đảm bảo được nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Theo phương pháp này những hàng mua sau cùng sẽ được xuất ra trước tiên, ngược lại với phương pháp FIFO. Theo phương pháp này, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, thì giá trị hàng tồn kho và tổng giá thực tế xuất kho là khác nhau vì phương pháp LIFO theo hệ thống thường xuyên xoá bỏ dần các đợt tồn kho nên các giá trị tính được không giống như khi tính theo hệ thống định kỳ. ỉ Các ưu, nhược điểm của phương pháp LIFO: ỹƯu điểm: Phương pháp này cho phép đảm bảo nguyên tắc doanh thu và chi phí, cụ thể là các chi phí mới phát sinh sẽ phù hợp với doanh thu cũng vừa được chính các hàng tồn kho này tạo ra . Điều này dẫn đến việc kế toán sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ. Phương pháp này đặc biệt đúng trong điều kiện lạm phát. Một ưu điểm nữa là nó cải thiện dòng tiền luân chuyển . Do số thuế phải nộp ít hơn và thời hạn nộp có thể được trì hoãn nên doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tiền này để cho các mục tiêu đầu tư khác. Một ưu điểm nữa là nó hạn chế được tối đa sự tác động của việc hàng tồn kho giảm giá trong tương lai đối với thu nhập. Phương pháp này hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi điều chỉnh giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện giá của hàng tồn kho giảm đi. ỹ Nhược điểm: Thứ nhất : Phương pháp này dẫn đến thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong điều kiện lạm phát. Các nhà quản lý trong doanh nghiệp dường như thích việc báo các lãi thuần tăng hơn là thấy việc thuế phải nộp giảm đi. Thứ hai : Theo phương pháp này hàng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán. Việc đánh giá hàng tồn kho để lập báo cáo kế toán thông thường không được cập nhật bởi hàng tồn kho vào kho trước vẫn còn nằm trong kho. Việc đánh giá giảm này làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp giảm thấp hơn so với thực tế hàng tồn kho. ỉ Thuế và phương pháp LIFO: Thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp LIFO được áp dụng phổ biến. Khi mức giá của hàng tồn kho tăng và số lượng hàng không đổi thì dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Điều này đồng nghĩa với lãi ròng giảm đi và cuối cùng là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm xuống. Mặc dù trong tương lai giá cả của hàng tồn kho có thể giảm đi thì doanh nghiệp đã giảm đi được một phần nào thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (trong một hoặc nhiều kỳ nào đó). Và hơn nữa đây cũng là lý do doanh nghiệp có thể trì hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. e. Tính theo giá thực tế đích danh Phương pháp giá thực tế đích danh (còn gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp trực tiếp) được sử dụng với các loại hàng có giá trị cao và có tính tách biệt như vàng bạc, kim loại quý hiếm...Theo phương pháp này, hàng được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng. Khi xuất hàng nào (hay lô hàng nào) sẽ xác định theo giá thực tế đích danh của hàng (hay lô hàng) đó. Phương pháp này thể hiện được thực tế sự tương xứng phù hợp giữa doanh thu chi phí của hàng bán ra. Tuy nhiên phương pháp này không mang lại thông tin bổ ích cho việc ra quyết định kinh doanh. 3.4.2. Hàng tồn kho xuất dùng tính theo giá hạch toán. Đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng tồn kho, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn kho diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định nào đó trong kỳ. Khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ hàng biến động trong kỳ được phản ánh theo giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức: Giá thực tế của hàng xuất dùng trong kỳ(hoặc tồn cuối kỳ) = Giá hạch toán của hàng xuất dùng trong kỳ( hoặc tồn cuối kỳ) x Hệ số giá Trong đó : Giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá = Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ hàng chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị hạch toán. Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng tồn kho trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng tồn kho, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng tồn kho và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao. 3.5. So sánh các phương pháp tính giá vật tư, hàng hoá xuất dùng cho SX-KD. Trong một thị trường ổn định, khi giá cả không đổi, việc lựa chọn phương pháp định giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm. Khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác thì tất cả các phương pháp đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên trong một thị trường không ổn định giá cả lên xuống thất thường, mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác nhau. Khi giá mua vào tăng lên qua các kỳ, Nếu áp dụng phương pháp FIFO sẽ cho kết quả trị giá vốn của hàng bán thấp nhất, lợi nhuận cao nhất và dĩ nhiên thuế thu nhập cũng sẽ cao hơn các phương pháp khác; đồng thời giá trị hàng tồn kho cũng sẽ cao hơn các phương pháp khác. Ngược lại, phương pháp LIFO cho kết quả trị giá vốn của hàng bán cao nhất, lãi gộp thấp nhất và thu nhập thuần thấp nhất từ đó giảm thuế thu nhập và giảm giá trị hàng tồn kho. Kết quả của phương pháp trung bình gia quyền sẽ nằm giữa hai phương pháp FIFO và LIFO, còn kết quả của phương pháp giá thực tế đích danh thì hoàn toàn phụ thuộc vào sản phẩm nào được thực tế tiêu thụ. Mỗi một phương pháp đều đã được thừa nhận và có thể có những lý lẽ ủng hộ cho việc sử dụng của mỗi phương pháp. Phương pháp giá thực tế đích danh có thể được ủng hộ vì nó hoàn toàn làm phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi các loại hàng hoá có giá trị cao và do vậy chỉ có vài sản phẩm được tồn kho và bán. Phương pháp bình quân gia quyền có xu hướng che dấu sự biến động của giá. Phương pháp FIFO cung cấp một cách đánh giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán sát với giá hiện hành của hàng hoá thay thế nhất. Phương pháp LIFO chọn chi phí phát sính sau cùng để xácđịnh trị giá vốn của hàng bán, do đó kết quả của nó là sự tương xứng tốt nhất giữa chi phí hiện hành và doanh thu trên báo cáo kết quả. Do phương pháp định giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng cụ thể trên các báo cáo tài chính nên sự lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trong phần ghi chú của các báo cáo, thông tin này rất quan trọng để người đọc có thể hiểu được các báo cáo và đó cũng là yêu cầu của nguyên tắc công khai toàn bộ. Và việc lựa chọn phương pháp nào để tính giá hàng tồn kho thì không được thay đổi trong suốt niên độ kế toán. 3.6. ý nghĩa của các phương pháp tính giá hàng tồn kho Theo quan điểm kế toán, số hàng tồn kho được đưa vào các báo cáo lỗ lãi, thu nhập dưới hình thức giá hàng bán được và được đưa vào bảng cân đối kế toán dưới dạng kiểm kê tài sản. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau sẽ có tác động đến dòng chi phí qua bảng cân đối và trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy, nếu các phương pháp khác nhau cho ra giá trị hàng tồn kho khác nhau thì chúng sẽ thể hiện các giá trị khác nhau của hàng hoá bán được và những giá trị đó sẽ tác động tới lợi nhuận. Nói cách khác, ý nghĩa của phương pháp này là, tuỳ thuộc vào phương pháp lựa chọn, số lợi nhuận thể hiện trong BCKQKD sẽ khác nhau. Như vậy, về mặt xác định thu nhập, việc lựa chọn phương pháp thích hợp có một ý nghĩa lớn. Tác động của các phương pháp khác nhau lên lợi nhuận thông qua tác động của chúng đến dòng chi phí. Khi hàng hoá, thành phẩm được bán, kết quả của các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến giá bán và như vậy đến cả lợi nhuận. III. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế và ở một số nước 1. Chuẩn mực kế toán quốc tế với việc tính giá hàng tồn kho Chuẩn mực này quy định cho tất cả hàng tồn kho là tài sản bao gồm: ỹ Giữ để bán trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường, hoặc trong quá trình sản xuất để bán, hoặc ỹ Dưới dạng nguyên liệu hoặc vật liệu, công cụ, dụng cụ được tiêu dùng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, bao gồm tất cả chi phí thu mua, chi phí chế biến, và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại: ỹ Chi phí mua, ví dụ như giá mua và chi phí nhập khẩu. ỹ Chi phí chế biến, là: ỹ Nhân công trực tiếp. ỹ Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí sản xuất chung biến đổi và cố định ỹ Các chi phí khác như thiết kế, đi vay... Những phương pháp dưới đây có thể được sử dụng để tính giá trị hàng tồn kho: ỹChi phí thực tế ỹChi phí chuẩn v Tính theo mức chi phí thông thường của nguyên vật liệu, nhân công và công suất. v Xem xét lại thường xuyên để bảo đảm xấp xỉ chi phí thực tế . ỹPhương pháp bán lẻ v áp dụng khi sử dụng phương pháp chi phí thực tế là không thực tế. v Giảm giá trị doanh thu bằng mức lợi nhuận gộp để tính chi phí. v Phần trăm trung bình được sử dụng cho từng nhóm các khoản mục tương đồng. v Tính đến giá bị giảm đáng kể. Giá trị hàng tồn kho có thể áp dụng theo các công thức tính giá trị sau: ỹ Giá đích danh. ỹ Bình quân gia quyền. ỹ Nhập trước, xuất trước (FIFO) ỹ Nhập sau, xuất trước (LIFO, là phương pháp thay thế khác được cho phép sử dụng). SIC-1 cho phép áp dụng các công thức tính giá khác nhau cho các nhóm khoản mục có bản chất khác nhau. Khi sử dụng phương pháp LIFO, trình bày sự khác biệt giữa số trên bảng cân đối kế toán và : ỹSố thấp hơn giữa giá trị tính theo FIFO hoặc bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được ỹSố thấp hơn giữa giá trị hiện hành vào cuối năm và giá trị thuần có thể thực hiện được. 2. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho ở một số nước 2.1. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho ở Mỹ. Hàng tồn kho nhập, xuất, tồn kho được phản ánh theo giá thực tế. Cụ thể: ỹ Trường hợp hàng tồn kho tăng v Với doanh nghiệp kinh doanh thương mại Tại doanh nghiệp thương maị, hàng tồn kho là hàng hoá đang trong kho, đã mua nhưng đang đi đường, hoặc là đang gửi bán tại doanh nghiệp khác. Giá thực tế của hàng hoá bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán cộng với các chi phí thu mua phát sinh trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá được hưởng (nếu có). v Với doanh nghiệp sản xuất Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm nguyên, vật liệu, sản phẩm dở dang trên dây chuyền và thành phẩm trong kho chuẩn bị bán ra ngoài. Giá thực tế của từng loại hàng tồn kho này được xác định cụ thể như sau: Với nguyên vật liệu mua về chuẩn bị cho sản xuất sản phẩm, giá thực tế được xác định tương tự như xác định giá thực tế của hàng hoá mua. Với thành phẩm nhập kho, giá thực tế được xác định theo giá thành thực tế, tức là bao gồm ba khoản mục chi phílà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cụ thể: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ỹ Trường hợp hàng tồn kho giảm Hàng tồn kho giảm trong kỳ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do xuất dùng, xuất bán. Việc tính giá thực tế hàng xuất kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây với nguyên tắc nhất quán trong kỳ. Trường hợp có sự thay đổi vể phương pháp tính cần phải có sự giải trình và nêu những tác động cuả sự thay đổi tới các báo cáo kế toán. v Phương pháp 1: Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này hàng tồn kho được xác định theo đơn chiếc hay từng lô hàng và được giữ nguyên từ lúc mua vào cho tới lúc xuất kho. Khi xuất loại hàng nào sẽ tính theo giá thực tế của lô hàng đó. v Phương pháp 2: Phương pháp giá đơn vị bình quân Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng tồn kho xuất kho được tính theo giá đơn vị bình quân. Đối với kế toán Mỹ hai phương pháp giá đơn vị bình quân có thể áp dụng là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế hàng xuất kho (hoặc tồn cuối kỳ) = Số lượng hàng xuất (hoặc tồn cuối kỳ) H Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ Một dạng khác của phương pháp bình quân là phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này cứ sau mỗi lần nhập hàng, kế toán lại xác định lại giá đơn vị bình quân. Phương pháp này có độ chính xác cao, tuy nhiên tốn kém nhiều công sức tính toán. Công thức tính giá đơn vị bình quân như sau: Số lượng hàng tồn trước lần nhập N và nhập lần N Giá thực tế hàng tồn trước lần nhập N và nhập lần N Giá đơn vị bình quân sau lần nhập N = v Phương pháp 3: Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Phương pháp này giả thiết rằng hàng tồn kho nào nhập vào kho trước sẽ được xuất ra khỏi kho trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. v Phương pháp 4: Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) Phương pháp này trước hết khắc phục được nhược điểm của phương pháp FIFO. Theo phương pháp này tổng giá trị hàng xuất kho chính là giá trị của số hàng mua vào sau cùng. Nói cách khác phương pháp này ngược lại với phương pháp FIFO. 2.2. Đặc điểm tính giá hàng tồn kho ở Pháp Đánh giá hàng tồn kho là xác định giá trị ghi sổ của hàng tồn kho. Về nguyên tắc, hàng tồn kho phải được ghi sổ theo giá thực tế, giá thực tế được quy định cụ thể cho từng loại hàng. ỹ Giá nhập kho v Đối với vật tư hàng hoá mua ngoài: Là giá mua thực tế. Giá mua thực tế bao gồm: Giá thoả thuận và phụ phí mua (không kể thuế di chuyển tài sản, chi phí chứng thư) mà phụ phí mua chỉ bao gồm: Chi phí chuyên chở, chi phí bảo hiểm, tiền thuê kho bãi để hàng, lương nhân viên mua hàng... v Đối với sản phẩm doanh nghiệp sản xuất: Là giá thành sản xuất thực tế. Giá thành sản xuất thực tế bao gồm: Giá mua các loại nguyên vật liệu tiêu hao, chi phí trực tiếp sản xuất, chi phí gián tiếp có thể phân bổ hợp lý vào giá thành sản xuất.(Không được tính vào giá thành sản xuất: Chi phí tài chính, chi phí sưu tầm và phát triển, chi phí quản lý chung). ỹ Giá xuất kho và giá tồn kho cuối kỳ Theo tổng hoạch đồ kế toán năm 1982, để t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1060.doc
Tài liệu liên quan