Đề tài Bạo hành gia đình: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài: 1

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 2

2.1. Ý nghĩa lý luận 2

2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2

3. Mục tiêu nghiên cứu: 3

3.1. Mục tiêu tổng quát: 3

3.2. Mục tiêu cụ thể: 3

4. Đối tượng – Khách thể - Phạm vi và mẫu nghiên cứu. 3

4.1. Đối tuợng nghiên cứu: 3

4.2. Khách thể nghiên cứu: 3

4.3. Phạm vi nghiên cứu: 3

4.4. Mẫu nghiên cứu: 4

5. Phương pháp nghiên cứu. 6

5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 6

5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 7

5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu: 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 8

2. Một số khái niệm công cụ: 8

2.1. Bạo hành gia đình: 8

2.2. Các dạng bạo hành gia đình: 9

2.2.1. Bạo hành về thể chất: 9

2.2.2. Bạo hành tinh thần: 9

2.2.3. Bạo hành tình duc: 10

2.2.4. Bạo hành kinh tế: 10

2.2.5. Bạo hành xã hội: 11

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

1. Tổng quan về địa bàn thực tế Huyện Hương Trà và Thị trấn Tứ Hạ 12

1.1. Về Huyện Hương Trà: 12

1.2. Tổng quan về Thị trấn Tứ Hạ 12

1.2.1. Vị trí địa lí: 12

1.2.1. Hệ thống chính trị 12

2. Tổng quan về bạo hành gia đình ở Việt Nam: 16

3. Kết quả nghiên cứu: 19

3.1. Thực trạng bạo hành gia đình ở Thị trấn Tứ Hạ: 19

3.2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bạo hành: 24

4. Hậu quả của bạo hành: 24

4.1. Đối với nạn nhân là phụ nữ: 24

4.1.1. Hậu quả về thể chất: 24

4.1.2. Hậu quả về tinh thần: 25

4.1.3. Các hậu quả khác: 25

4.2. Đối với gia đình: 25

4.3. Đối với xã hội: 26

5. Nguyên nhân của bạo hành gia đình: 27

6. Một số giải pháp hạn chế và khắc phục nạn bạo hành gia đình: 28

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30

1. Kết luận: 30

2. Khuyến nghị: 31

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG CHUYẾN THỰC TẾ TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ: 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20925 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bạo hành gia đình: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân phần lớn sống ở môi trường thiếu kiến thức về bình đẳng giới; Quan hệ hôn nhân gia đình, vai trò vợ chồng chỉ được nhìn nhận dưới góc độ các quan niệm phong kiến, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo như các quan niệm “tam tòng”, “tứ đức”, “trọng nam khinh nữ” . Từ lâu, người phụ nữ chỉ biết đến vai trò ở chốn “phòng the, bếp núc”. Mỗi ông chồng là một ông vua trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc mà ít khi quan tâm đến ý kiến của người vợ. Đối với kinh tế, người đàn ông có nghĩa vụ làm ra tiền cùng người vợ đảm bảo cuộc sống gia đình. Nhưng có những người làm ra tiền mà không đưa cho vợ, hay người chồng bỏ bê việc nhà, không lao động sản xuất mà chỉ lo hưởng thụ trên sức lao động của người vợ, hay kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời phụ thuộc vào tiền nong, nhục mạ khi người bạn đời không có kinh tế, làm cho gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ. 2.2.5. Bạo hành xã hội: Đối với xã hội, người phụ nữ sống trong tình trạng bị cô lập, tách biệt với xã hội bên ngoài. Cắt đứt mối quan hệ với những người thân trong họ hàng nhà vợ, bạn bè thân hữu. Cô lập người bạn đời trong nhà không cho giao tiếp với bất cứ ai. Họ bị ngăn cản không được tham gia bất kỳ hoạt động nào của xã hội như đi học, đi làm hoặc phải sống phụ thuộc một cách miễn cưỡng vào người đàn ông, không tham gia các tổ chức xã hội, không được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Hiện nay, mặc dù người phụ nữ được tham gia vào nhiều các hoạt động xã hội nhưng phần lớn họ không được chồng chia sẻ các việc gia đình. Con số điều tra 150 gia đình ở Hà Nội mà cả hai vợ chồng đều đi làm, thì phụ nữ phải làm thêm việc nhà trung bình 2 giờ 28 phút, trong khi nam giới chỉ mất 32 phút, nghĩa là người chồng làm ít hơn người vợ 4 lần. Đó là chưa kể co khoảng 8% đàn ông hầu như không tham gia vào việc gia đình (Tạp chí Gia đình và Trẻ em, tháng 11 – 2006) CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan về địa bàn thực tế Huyện Hương Trà và Thị trấn Tứ Hạ 1.1. Về Huyện Hương Trà: Hương Trà là một huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là huyện cửa ngõ phía bắc của thành phố Huế. Tổng diện tích của huyện là 555km2. Người dân ở Hương Trà dựa vào nông nghiệp là nguồn thu quan trọng, 50% dân số sống bằng nghề làm nông. Phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ nông nghiệp nên Hương Trà vẫn là một huyện nghèo. Tỉ lệ nghèo là 20,55%, 24%số hộ thiếu ăn ít nhất 2 tháng một năm. Tình trạng này chiếm tỉ lệ cao hơn ở các xã miền núi và bán sơn địa như Hồng Tiến, Hưong An, Hương Thọ, Bình Thành. 1.2. Tổng quan về Thị trấn Tứ Hạ 1.2.1. Vị trí địa lí: Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền, phía Tây giáp với xã Hương Văn, phía Nam giáp xã Hương Vân, phía Bắc giáp xã Hương Điền. Nằm trên con đường giao thông quan trọng Quốc lộ 1A. Thị trấn Tứ Hạ là địa bàn trung tâm chính trị- kinh tế- xã hội của huyện Hương Trà, có hơn 70 cơ quan, xí nghiệp của Trung ương, Tỉnh huyện đóng trên địa bàn, đặc biệt các nhà máy xi măng Luck Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 845.4 ha, về dân số có 1921 hộ với 8511 khẩu và hàng ngày có hàng ngàn người qua lại làm ăn. Hộ theo Phật và Thiên chúa giáo có 102 hộ với 386 khẩu. Là địa bàn được huyện xác định là trọng điểm về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, có hai chùa và hai niệm phật đường. Thị trấn Tứ Hạ được phân chia làm 10 khu vực dân cư để quản lí và điều hành, cơ cấu kinh tế của thị trấn được xác định là: dịch vụ - thương mại - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. 1.2.1. Hệ thống chính trị Đảng bộ Thị trấn có 14 chi bộ trực thuộc trong đó: Có 2 chi bộ quân sự công an Có 2 chi bộ trường học Có 10 chi bộ khu vực dân cư Có 222 Đảng viên đang sinh hoạt nơi cư trú trên địa bàn thị trấn. - Mặt trận và các đoàn thể quần chúng Mặt trân Tứ Hạ bao gồm có 10 ban công tác mặt trận Hội cựu chiến binh gồm có 9 chi hội với 203 hội viên Hội phụ nữ gồm có 10 chi hội với 972 hội viên Đoàn Thanh niên gồm có 13 chi đoàn với 218 đoàn viên * Tình hình phát triển kinh tế Trong những năm qua tình hình Thị trấn tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhiều viêc làm cho người lao động, đời sống của nhân dân Thị trấn từng bước được nâng cao. - Về dịch vụ thương mại: Được xác định là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của Thị trấn năm 2008. Trong năm qua UBND đã tích cực vận động, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân mạnh dạn đầu tư và mở rộng kinh doanh dịch vụ. Vì vậy kinh doanh dịch vụ tiếp tục được phát triển tốc độ khá trên cả 3 vùng 9(vùng trung tâm, vùng nhà máy, vùng cua phú ốc), đặc biệt sau khi cầu Tứ Phú được đưa vào sử dụng tình hình phát triển của thị trấn có khá hơn, các tuyến đường nội thị ở khu vực trung tâm, đường bờ sông ở khu vực dân cư 8, kinh doanh buôn bán ở chợ được phát triển hơn so với trước, các loại hình như dịch vụ vận tải, dịch vụ nhà ở từng buớc phát triển mở rộng. Tổng giá trị thương mại - dịch vụ ước đạt 34,6 tỷ đồng, đạt 100,2% so với kế hoạch, tăng 19,7% so với năm 2007 - Về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Cũng là mộ trong những chương trình trọng điểm đã đượcc Thị trấn tập trung mọi nguồn lực, phối hợp với các ban nghành cấp huyện quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo mọi điều kiện thuận lợi vay vốn, đồng thời phối hợp với phòng công thương mở lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho các đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư sản xuất, các nghành nghề thủ công nghiệp như cơ khí, mộc dân dụng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, thêu ren… đã có những chuyển biến hơn và thu hút được nhiều lao động tham gia. Tổng giá trị thủ công nghiệp ước đạt 29,5 tỷ đồng, đạt 101,7% tăng 20% so với năm 2006. - Về sản xuất nông nghiệp; a. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 306,57ha, giảm 2,53ha so với năm 2006. Trong đó: Diện tích lúa cả năm 170,68 ha, đạt 98,53% so với kế hoạch. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 106 ta/ha, tăng 9,01 tạ/ha, sản lượng lúa 901,27tấn, đạt 98,2% so với kế hoạch, tăng 41,05 tấn so với năm 2006. Sản xuất giống lúa xác nhận cả năm là 5,05ha, năng suất bình quân 54,21tạ/ha, sản lượng 27,33tấn, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất 90% diện tích. Diện tích lạc 59,25ha, năng suất 24 tạ/ha, đạt 96% kế hoạch, tăng 5,2tạ/ha,sản lượng đạt 122 tấn. Diện tích cây sắn 59,25ha, tăng 0,35ha, năng suất 195 tạ/ha, sản lượng 1155,37tấn. Diện tích xen canh các loại cây trồng khác 24ha, sản lượng 15,5 tấn. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đưa 0,5ha màu ở khu vự dân cư 4 của chương trình phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư trên 7 triệu đồng b. Chăn nuôi: Động viên nhân dân tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng bán công nghiệp, đàn lợn, đàn dê, nuôi cá lồng, cá hồ tự nhiên từng bước được đầu tư chăn nuôi hiệu quả. Đến nay tổng đàn lợn 4600 con, đàn bò có 54 con, tăng 19 con; đàn trâu có 167 con, tăng 9 con; đàn dê có 100 con, tăng 40 con; cá lồng có 25 lồng. c. Về cải tạo và phát triển kinh tế vườn và trồng cây xanh lâm nghiệp. Công tác cải tạo kinh tế vườn có nhiều chuyển biến trong tư tưởng người dân, trong năm cải tạo và trồng mới được 5,45ha các loại cây ăn quả, trong dó có trồng mới 128 nhành thanh trà. Về trồng cây lâm nghiệp tiếp tục vận động nhân dân chăm sóc rừng tái sinh. Tổng giá trị nông ngư nghiệp đạt 19,9 tỉ đồng. Tình hinh chinh trị kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nghị quyết của hội đồng nhân dân thị trấn Tứ Hạ, tình hình chính trị, kinh tế xã hội tiếp tục ổn định là cơ sở tạo điều kiện để phát triển nhanh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội có những bước chuyển biến tích cực. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. d. Về tình đời sống và thu nhập của nhân dân: Xuất phát từ nền kinh tế thị trường thị trấn Tứ Hạ được phát triển trong những năm qua góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân ngày càng cao. Thu nhập bình quân đầu người từ 2.866.000 đồng/người/năm cuả năm 2000 lên 5000.000 đồng/người/năm của năm 2004, đến nay là 8000.000đồng/người /năm. Thị trấn Tứ Hạ có 1921 hộ, qua khảo sát đánh giá có: Hộ giàu 431 hộ, chiếm 22,5% so với tổng số hộ. Hộ khá 769 hộ chiếm 40,17% so với tổng số hộ. Hộ trung bình 625 hộ chiếm 32,68% so với tổng số hộ. Hộ nghèo 63 hộ chiếm 3,27% so với tổng số hộ Cùng với sự phát triển của kinh tế, bên cạnh đó tình hình xây dựng nhà ở trong nhân dân ngày càng phát triển. Hiện nay trên thị trấn tỉ lệ nhà xây kiên cố, bán kiên cố chiếm 86,1%, nhà xây không kiên cố chiếm 11,08%, nhà phên tre xiêu vẹo, tạm bợ chiếm 2,82%. Tỷ lệ hộ dùng dùng điện 99,5%, hộ dùng nước sàch chiếm 81,52%, tỷ lệ có máy diên thoại chiếm 52,83%. Tuy vậy do nhiều lí do khác nhau, hiện nay trong thị trấn vẫn con 63 hộ nghèo chiếm 3,27% so với tổng số hộ. e. Về văn hoá xã hội: Kết thúc năm học 2007-2008 có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử, tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, có 100% học sinh lớp 5 hoàn thành tiểu học, học sinh khá giỏi trong các cấp ngày cành tăng. f. Về công tác y tế: Thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình y tế quốc gia, quốc tế làm tốt công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em, tiếp tục thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi. Quan tâm công tác y tế dự phòng, đã chủ động phòng dịch, đạc biệt là ô nhiễm môi trường sau lũ. Những thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Đời sống của nhan dân thị trấn từng bước được cải thiện nhân dân có truyền thống cách mạng đoàn kết, gắn bó xây dựng quê hương. Được sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật chất. * Khó khăn: Nền kinh tế của thị trấn phát triển chưa mạnh, một số mặt chưa vững chắc, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn, một bộ phận nhân dân chưa có việc làm ổn định. Đạo đức lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên đang là vấn đề bức xúc đặt ra, ý thức tuân thủ pháp luật đang còn hạn chế. Bên cạnh dó các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá ta trên mọi lĩnh vực, phá hoại công cuộc đổi mới của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân, bằng âm “DBHB” thông qua hoạt động kinh tế, lợi dụng vào tôn giáo, tham gia lập hội trái phép, mục đích tập hợp quần chúng đối trọng với Đảng, nhà nước, gây chia rẽ nội bộ nhân dân để khi có điều kiện sẽ thực hiện âm mưu bạo loạn, lật đổ, xáo bỏ vai trò lanh đạo cuả Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. 2. Tổng quan về bạo hành gia đình ở Việt Nam: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con người cũng ngày càng được cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn nạn, trong đó có bạo hành gia đình, không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó. Trước hết xin giới hạn đối tượng của bạo hành gia đình là những người phụ nữ, có thể nói như vậy bởi theo các con số thống kê của các tổ chức quốc tế cũng như ở Việt Nam, những người phải chịu đựng các hành vi bạo lực trong gia đình hầu hết là phụ nữ. Theo bà Susan Wood, phụ trách Chương trình Giới của Ford Foundation, phụ nữ là những người hiểu rõ nhất hành vi bạo lực gia đình, thống kê cho thấy 69% phụ nữ phải chịu đựng hành vi bạo lực từ người chồng, 1/4 phụ nữ bị bạo lực khi mang thai. Còn ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát chọn mẫu của Ủy ban các vấn đề xã hội ở 8 tỉnh, thành thì có đến 23% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất, 25% có hành vi bạo lực về tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hành vi bạo lực tình dục và nạn nhân là phụ nữ. Trên thực tế, số liệu có thể còn cao hơn con số thống kê bởi các vụ bạo hành gia đình thường chỉ xảy ra trong nhà và bởi lý do tế nhị nên nhiều phụ nữ cam chịu, không dám nói ra. Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình luôn là một vấn đề nhạy cảm, bởi xã hội nước ta, tư tưởng gia trưởng và những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo vẫn áp đặt lên vai người phụ nữ hết sức nặng nề. Đặc biệt gia đình ít được nhắc tới vì nạn nhân luôn muốn che dấu nổi bât hạnh của mình, có khi họ lại không tìm thấy sự chia cảm thông, chia sẻ của cộng đòng xung quanh. Vì thế Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong luật Hôn Nhân và Gia Đình ngày 22/ 06/ 2000 và đặc biệt là ngày 21/ 11/ 2006 Quốc Hội thông qua luật bình đẳng giới. Tuy nhiên bạo lực gia đình nước ta khó giải quyết triệt để vì đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và khó nhận biết nếu như bản thân phụ nữ không lên tiếng phản kháng. Thực tế tình trạng bạo hành gia đình ở nước ta luôn tồn tại phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Năm 2007 được coi là năm "báo động đỏ" về tình trạng bạo hành gia đình và học đường, khi mà báo chí liên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình và trường học gây bức xúc trong dư luận. Năm 2007, cơ quan chức năng phát hiện vụ một người chồng bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ vợ sang chứng kiến. Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiều lần đã bị người chồng cắt hai núm vú bỏ vào cốc rượu , vụ bị chồng cắt cổ ngay tại nhà mẹ đẻ.... Vụ em Bình bị hành hạ đã gây làn sóng bất bình trong dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo về vụ việc, rồi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có đề nghị rà soát tất cả các trẻ em giúp việc trong gia đình ở Hà Nội . Trong khi vụ việc em Bình vừa tạm lắng xuống thì ơ quan công an lại phát hiện thêm vụ việc ông chủ Nguyễn Lê Thắng (SN 1979), trú tại phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội đã đi "thu lượm" những bé trai lang thang để dụ dỗ các em, nếu về làm việc cho hắn, thì sẽ được nuôi ăn, ở và trả lương. Sau đó ép các em quan hệ đồng giới với hắn. Ai không chịu sẽ bị Thắng đánh, cầm gậy phang vào người. Tại Việt Nam, chưa có con số chưa có con số thống kê chính xác về số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng của bạo lực gia đình gây ra, tuy nhiên những con số mà chúng ta có được về các trường hợp bạo lực gia đình rất đáng quan tâm. Theo số liệu của Bộ công an, cứ 2 – 3 ngày thì có 1 người chết liên quan đến bạo hành gia đình. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2005 ở đồng bằng Sông Cửu Long có 1011 người tự tử, Tây Nguyên có 215 người tự tử vì bạo hành gia đình. Toà án nhân dân tối cao chỉ rõ từ năm 2000 đến năm 2005, toà án các cấp xử 186,954 vụ ly hôn do bạo hành gia đình (Nguồn: Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội 2006). Theo số liệu từ các cuộc khảo sát được tiến hành trên một vùng của Việt Nam những năm qua, có tới 60 – 75% phụ nữ đã từng các dạng bạo lực gia đình, không ít trong số họ đã chịu cả bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lưc tình dục. Hầu hết các câu chuyên về phụ nữ bị bạo hành vẫn còn “ở sau cánh cửa” của mỗi gia đình Việt Nam mà chưa được sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ đúng mức của các ban ngành chức năng, của các nhà hoạt động xã hội. Trước tình trạng bạo hành gia tăng và để lại hậu quả nghiêm trọng. Quốc Hội đã xây dựng dự thảo Luật phòng chống bạo hành gia đình. Trong thời gian tới khi luật này được thông qua chúng ta hi vọng nó sẽ có tác động tích cực tới việc ngăn chặn việc bạo hành gia đình, góp phần bảo vệ sức khoẻ và danh dự cho người phụ nữ. 3. Kết quả nghiên cứu: 3.1. Thực trạng bạo hành gia đình ở Thị trấn Tứ Hạ: Năm 2008, Thị trấn Tứ Hạ xảy ra 19 vụ bạo hành gia đình và có 2 vụ nặng nhất phải đưa đi viện. Từ trước tới nay, vấn đề bạo hành gia đình ở Thị trấn Tứ Hạ vẫn thường bị coi nhẹ, là bởi nó vẫn được xem như “việc riêng của các gia đình” và ít được phơi bày trước công luận. Người trong cuộc không nói ra thì người ngoài cuộc cũng không ai biết. Nạn nhân bị chồng ngược đãi cứ âm thầm chịu đựng, còn những nhân chứng duy nhất trong gia đình là con cái cũng không dám nói ra. Ở VN, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành (Bộ Luật hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Công ước CEDAW...), cũng như có nhiều cơ quan pháp luật, tổ chức xã hội có chức năng chống bạo hành gia đình (BHGĐ), thế nhưng việc tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại và hầu như không hiệu quả, bởi chưa có những biện pháp chế tài cụ thể. Khi hỏi về vấn đề bạo hành gia đình, Bà Lê Thi Thừa - Chủ tịch Hội Phụ nữ Thị trấn Tứ Hạ cho biết: “Toàn Thị trấn có 1921 hộ, vậy mà từ đầu năm đã có 19 vụ bạo hành. Đó là năm nay, chứ còn các năm trước cũng có nhiều vụ lắm.” Đây chỉ là theo thống kê của Thị trấn còn “đằng sau cánh cửa” của các gia đình nếu thống kê hết thì con số không biết bao nhiêu. Tiếp xúc với những người bị bạo hành, thoạt nhìn đã thấy nổi buồn và sự khắc khổ in hằn trên khuôn mặt của họ. Phần lớn những gia đình này khi bước chân vào ta cảm thấy sự trống vắng, buồn tẻ, lạnh lẽo và một không khí nặng nề. Phụ nữ ở đây chủ yếu bận rôn, bôn bề và vất vả với nghề nông. Qua thông tin từ chính quyền Thị trấn, tôi được biết chị Lê Thị Hương ở khu vực 6 đã bị chồng đánh đập và hành hạ nhiều lần. Tôi tiến hành lên kế hoach để tiếp cận với thân chủ. Phải nói rằng để tiếp cận được với chị không phải là điều dễ dàng. Một phần là vì công việc bận rộn, một phần vì sự tự ty và không muốn cho ai biết đến chuyện đó nên chị tỏ ra không hồ hởi khi đón tiếp. Song với kỹ năng của một nhà công tác xã hội, với sự cảm thông chia sẻ chân thành chị đã dần dần bày tỏ và hé mở nhiều điều. Khi được hỏi “Tại sao anh ấy lại đánh đập chị ?” Chị không ngần ngại và có phản ứng ngay: “Mấy ông ấy thích đánh chứ cần gì phải có nguyên nhân, có bữa uống rượu ở đâu về say mèm lôi tôi ra đánh, có bữa đi làm về thấy tôi đang nấu cơm cũng lôi tôi ra đánh. Nhiều lúc tôi không thể chịu nổi chỉ muốn chết đi cho xong. Cũng làm người mà sao có người sướng người khổ vậy hả chú ?”Quan sát gia đình anh chị thì thấy thuộc loại nghèo, nhà cũng đã xây nhưng theo kiểu tạm bợ, ruộng vườn cũng ít. Chồng chị ngoài việc chính là làm ruộng thì còn có nghề phụ là nghề thợ xây. Gia đình chị Hương có 3 đứa con, nhưng đều là con gái, trông 3 đứa con chị mà lòng tôi đầy trắc ẩn và thương cảm. Bố mẹ đi làm quần quật suốt ngày nên ít có thời gian để ý chăm sóc chúng. Mặt mày đứa nào đứa đấy lem luốc, quần áo xộc xệch, bẩn thỉu. Đứa chị chỉ cách đứa em một năm. Nhìn cảnh nheo nhóc của mấy đứa con chị mà lòng tôi không dấu nổi cảm xúc. Chị nhìn tôi và nói: “Chị chỉ mong muốn làm sao cho gia đình khá giả hơn để có tiền chăm sóc con cái và có tiền cho chúng ăn học, để chồng chị không pahỉ đi làm vất vả …” Tiếp xúc với người chồng của chị, tôi nhận thấy anh có khuôn mặt và cặp mắt khá hiền. Mạnh dạn tiếp xúc và bắt chuyện với anh mới biết anh vốn mang bản tính hiền lành nhưng do điều kiện sống vất vả, sinh con một bề, bị bạn bè khích bác, rồi nhiều yếu tố xung quanh tác động dẫn đến về nhà trút hết bực dọc lên đầu người vợ yêu thương. Chia tay với gia đình anh chị, tôi không quên hướng cho họ biết phải làm thế nào để thoát nghèo. Phải mạnh dạn vay vốn để làm giàu, đầu tư vào phát triển kinh tế gia đình. Tuyên truyền cho anh hiểu được sinh con trai hay con gái thì vẫn thế, phải nuôi dạy con thật tốt để sau này để con cái có điều kiện phát triển và phụng dưỡng cha mẹ. Thời đại ngày nay không còn phân biệt con trai hay con gái bởi con nào mà chẳng phải con mình miễn sao sau này nó có hiếu với cha mẹ là được. Còn vợ là người “đầu gối tay ấp”, là một phần của cuộc đời anh sao lại mang ra hành hạ, đánh đập. Đừng nghe lời khích bác của bạn bè xấu để rồi về hành hạ người vợ yêu thương. Tóm lại, điều trước mắt mà tôi đạt được ở thân chủ này đó chính là sự cảm thông, động viên chia sẻ, lắng nghe chị giải bày và hơn nữa là có được lời hứa của người chồng là sẽ cố gắng làm một người chồng, người cha tốt. Bạo hành gia đình cũng diễn ra theo một chu kỳ: Đánh – làm lành - rồi lại đánh. Những người phụ nữ đánh nhiều thành ra cam chịu, luôn luôn sống trong tình trạng lo lắng, sợ sệt, thiếu niềm tin vào chính bản thân mình, vào những người xung quanh. Trường hợp chị Vi Thị Hoài ở khu vực 2 là một điển hình chẳng hạn. Từ khi lấy chồng, cứ dăm bữa nửa tháng, mọi người lại nghe thấy tiếng la hét từ nhà chị. Ngay cả khi mang bầu gần đến ngày sinh nở mà hàng xóm vẫn thấy mặt mũi tay chân chị bầm tím nhưng chưa đến mức nhập viện như lần này. Không chỉ bản thân chị mà ngay cả hai đứa con của chị cũng thường xuyên là nạn nhân của ông chồng vũ phu. Không ai biết được nguyên nhân những cơn giận của ông chồng, chỉ biết là thường xuyên họ phải nghe tiếng kêu thét đau đớn lúc thì của người phụ nữ, lúc của hai đứa trẻ từ ngôi nhà ấy. Cứ đánh xong lại làm hoà, làm hoà xong lại đánh. Nó đã trở thành chu kỳ bạo lực với người phụ nữ và hai đứa con. “Bị đánh như chị Hoài còn được coi” là nhẹ đấy – Bà Nguyễn Thị Ngân (cán bộ phụ nữ nơi chị Hoài sinh sống) kể tiếp: “Như trường hợp của chị bạn bên khu vực 4 mà tôi biết, lấy chồng đã gần 30 năm, con cái đã lấy vợ lấy chồng, có cháu nội ngoại cả rồi mà vẫn thường xuyên bị chồng đánh, việc bị nhập viện vì gãy xương, bó bột hay khâu vài mũi là chuyện thường tình. Có lần ông chồng uống say đuổi chị ra khỏi nhà. Con cái ở xa không có chỗ nào để đi, mấy ngày liền chị phải lang thang ngủ nhờ khắp nơi. Khi không nhờ vả ai được nữa, bí quá chị phải giải chiếu nghỉ tạm ngay ở cửa nhà mình…” Tôi tìm gặp chị Hoài, chị tâm sự “Nhiều lúc chị cũng muốn tự giải thoát cho mình nhưng nghĩ thương mấy đứa con, gia đình tan tác…”. Nhiều lần chị cũng nhờ đến sự can thiệp của chính quyền, các tổ dân cư nhưng sau mỗi lần tổ hoà giải đến hoà giải, nhắc nhở, chồng chị càng trở nên hung bạo hơn, những trận đánh “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” diễn ra thường xuyên hơn “cho chừa cái thói mách lẻo” như lời chồng chị có lần nói… Không thể thống kê một cách chính xác hiện nay ở Thị trấn Tứ Hạ có bao nhiêu phụ nữ bị bạo hành gia đình. Thông thường, các nạn nhân luôn giấu kín, chỉ đến khi vết thương quá nặng phải nhập viện thì họ mới thú nhận là bị chồng đánh. Khi những vụ bạo hành bị “vỡ lở” nhiều người ngạc nhiên không hiểu tại sao những người phụ nữ ấy lại có thể chịu đựng bị đánh đập trong một thời gian dài như vậy mà không một lời kêu ca hoặc có ý định tự bảo vệ mình. Tôi tìm đến Bệnh viện Huyện Hương Trà. Bác sỹ Nguyễn Thị Long không khỏi bức xúc: “Bệnh viện chúng tôi gần khu dân cư nên thỉnh thoảng có những ca cấp cứu… Ngoài chuyên môn: gãy xương, dập lá lách… vì bị chồng đánh. Thông thường sau một thời gian điều trị thì người bệnh phục hồi sức khoẻ, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị thương tật vĩnh viễn, giảm khả năng lao động đáng kể”. Đấy là những ảnh hưởng về mặt sức khoẻ có thể nhìn thấy được. Nhưng những trận bạo hành còn để lại những ảnh hưởng “vô hình”, những căn bệnh về tâm lý nhiều khi không thể chữa trị được như trầm cảm, hoang tưởng thậm chí tâm thần phân liệt… Trong nhiều trường hợp, những người phụ nữ bị bạo hành là thành phần lao động chính trong gia đình nên khi không thể lao động được, họ lại càng rơi vào tình trạng khó khăn, cùng quẫn. Tìm gặp công an Thị trấn Tứ Hạ, tôi được anh Lê Tiến Dũng - Trưởng công an cho biết: “Đối với những vụ bạo hành gia đình trong địa bàn dân cư, công an chỉ can thiệp khi có một trong hai người trình báo. Cảnh sát khu vực cùng đại diện tổ dân cư, hội phụ nữ đến lập biên bản mời hai vợ chồng lên đồn viết tường trình, rồi giải thích, giáo dục, bắt cam kết không tái phạm. Nếu người vợ bị đánh thương tích thì cấp giấy cho đi khám chứng thương. Nếu muốn đưa người chồng ra toà xử lý theo pháp luật thì trước hết người vợ phải làm đơn kiện, có giấy chứng nhận thương tật mất 11% sức khoẻ, sau đó công an mới thu thập tài liệu để truy cứu trách nhiệm hình sự… Nói tóm lại là quy trình rất phức tạp rầy rà, hơn nữa ít có người vợ nào chịu theo kiện chồng đến cùng. Anh Dũng nhận xét, 13 năm làm công an khu vực anh thấy nạn bạo hành gia đình ngày càng gia tăng và tính chất cũng nghiêm trọng hơn nhưng 13 năm chưa có trường hợp nào đưa được ông chồng ra toà hoặc cho đi cơ sở giáo dục. Những phụ nữ bị chồng bạo hành thường tự giải quyết bằng biện pháp ly hôn. Theo điều tra Xã hội học thì tỷ lệ ly hôn ở những cặp vợ chồng mới kết hôn 5 năm nhiều hơn những cặp kết hôn trên 5 năm. Đó cũng vì khi yêu nhau chúng ta không còn tỉnh táo để nhận ra những thói hư tật xấu của nhau cho đến khi kết hôn thành vợ thành chồng thì lúc đó mọi tật xấu thói hư mới bộc lộ và khi nhận ra thì cũng đã là vợ là chồng của nhau rồi. Có 69% cho rằng 5 năm đầu từ khi kết hôn quan hệ vợ chồng không có nhiều trục trặc, có 4% cho rằng thường xảy ra trục trặc trong quan hệ vợ chồng là khi mới cưới. Khi mang thai và sinh con đầu lòng chỉ chiếm 1%. Và khi mới ra ở riêng, môi trường sống có nhiều thay đổi là 25%. Bạo hành gia đình trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn chiếm 61%, 27% cho rằng bạo hành gia đình trong hoàn cảnh gia đình bình thường và 22% cho rằng bạo hành xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế khá giả. Một câu hỏi thường được nêu ra là tại sao nạn nhân không chịu dứt khoát xa lánh người đã hành hạ mình. Nhiều lý lẽ được nêu ra: - Chia tay là một việc cần sửa soạn chứ không phải đùng đùng xách gói ra đi. - Vẫn còn thương yêu. - Phụ thuộc tài chánh; không chịu trả tiền trợ cấp. - Muốn con cái có cột trụ là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_te_hue_4688.doc