MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể nghiên cứu 3
4. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Giả thuyết khoa học 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7. Giới hạn nghiên cứu 4
8. Nhóm phương pháp nghiên cứu 4
9. Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUY CHẾ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG HỌC 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1. Ngoài nước 6
1.1.2. Trong nước 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 9
1.2.1. Quy chế chuyên môn. 9
1.2.2. Kiểm tra đánh giá 9
1.2.3. Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn. 10
1.2.4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn. 10
1.2.5. Biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn: 11
1.2.6. Các chức năng quản lý và mối quan hệ của kiểm tra đánh giá với các chức năng quản lý 11
1.2.7. Phân biệt các loại hình kiểm tra, đánh giá trong quản lý 13
1.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục 13
1.4. Cơ sở pháp lí của kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường 14
1.5. Các nội dung quản lý thực hiện quy chế chuyên môn 18
1.5.1. Biện pháp quản lý việc soạn bài 19
1.5.2. Biện pháp quản lý việc giảng bài 19
1.5.3. Biện pháp quản lý việc kiểm tra chấm và chữa bài 21
1.5.4. Biện pháp quản lý việc vào điểm 22
1.5.5. Biện pháp quản lý việc nền nếp ra vào lớp 22
1.6. Biện pháp quản lí việc thực hiện qui chế chuyên môn 22
1.6.1. Áp dụng các chức năng QL vào việc thực hiện QCCM 22
1.6.2. Áp dụng các kỹ thuật kiểm tra 28
1.6.3. Áp dụng các phương pháp quản lý 29
Kết luận chương 1 31
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN cña hiÖu trëng c¸c trêng THPT huyÖn b¸t x¸t tØnh lµo cai 33
2.1. Vài nét về tình hình các trường THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai 33
2.1.1. Một số nét khái quát về tình hình phát triển Giáo dục - Đào tạo huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai 33
2.1.2. Hiện trạng về tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai 36
2.2. Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (Soạn, giảng, chấm chữa bài, vào điểm, nền nếp ra vào lớp) tại các trường THPT của huyện Bát Xát. 38
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 38
2.2.2. Kết quả nghiên cứu 39
2.3. Thực trạng công tác kiểm tra của Hiệu trưởng đối với thực hiện quy chế chuyên môn. 46
2.3.1. Thực trạng về kế hoạch kiểm tra chuyên môn 46
2.3.2. Thực trạng về nội dung kiểm tra, đánh giá 46
2.3.3. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế soạn bài 48
2.3.4. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài 49
2.3.5. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài 51
2.3.6. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế vào điểm 53
2.3.7. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế ra vào lớp 54
2.4. Nguyên nhân của thực trạng 60
2.4.1. Từ quá trình đào tạo 60
2.4.2. Từ các Hiệu trưởng 61
2.4.3. Từ tổ chuyên môn 62
2.4.4. Từ giáo viên 62
2.4.5. Từ Sở Giáo dục và Đào tạo 62
Chương 3: XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI 65
3.1. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng các biện pháp 65
3.1.1. Cơ sở 65
3.1.2. Một số nguyên tắc thực hiện kiểm tra đánh giá chuyên môn: 66
3.2. Xây dựng các biện pháp 66
3.2.1. Đánh giá việc soạn bài: 68
3.2.2. Đánh giá việc giảng bài: 69
3.2.3. Đánh giá việc chấm, chữa bài: 70
3.2.4. Đánh giá công tác vào điểm: 71
3.2.5. Đánh giá nền nếp ra vào lớp: 71
3.3. Khảo nghiệm và đánh giá về sự phối hợp các biện pháp, cách thức, hình thức kiểm tra đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn đã đề xuất (biện pháp 2) 88
Kết luận chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
99 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3942 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
%
SL
%
SL
%
35
70,0
15
30,0
0
0
Có 70,0% người được điều tra khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế về soạn bài khi lên lớp rất quan trọng.
Có 30,0% người được điều tra khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế về soạn bài khi lên lớp quan trọng.
Không có GV nào cho rằng việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với quy chế soạn bài là không quan trọng. Điều ấy chứng tỏ rằng GV đã nhận thức được tầm quan trọng và đánh giá rất cao vai trò của việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế soạn bài của GV.
Khi hỏi một số giáo viên: Tại sao các thầy/cô lại đánh giá cao vai trò việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế soạn bài của GV? Thì nhận được câu trả lời: Soạn bài là một khâu quan trọng, là tiền đề đầu tiên và quyết định để có thể dạy đúng, dạy giỏi và dạy hay, giáo án là sự chuẩn bị một cách thức lên lớp của người giáo viên, giúp giáo viên tự tin hơn khi đứng trên bục giảng; ngoài ra nếu không kiểm tra thường xuyên hoạt động này của GV thì một số GV chưa tự giác chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp. Thậm trí có người tìm kiếm trên mạng rồi cứ thế in ra, chủ yếu để đối phó với việc kiểm tra đột xuất là đã có giáo án.
Tuy nhiên, cũng có GV khẳng định riêng giáo án không cần kiểm tra thì giáo viên vẫn soạn bài đầy đủ và nghiêm túc, nhất là những môn xã hội nếu không soạn thì khó lòng mà dạy được, do đó việc soạn bài mọi GV rất tự giác và chủ động thực hiện tốt để còn lên lớp.
* Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng trong việc kiểm tra quy chế giảng bài thể hiện qua bảng 2.6 sau
Bảng 2.6: Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng trong việc kiểm tra quy chế giảng bài
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
%
SL
%
SL
%
37
74,0
13
26,0
0
0
Có 74,0 % người được điều tra khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra thực hiện quy chế về giảng bài khi lên lớp rất quan trọng. Tỷ lệ này còn cao hơn khi đánh giá tầm quan trọng của nó với quy chế soạn bài.
Có 26,0% GV khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra thực hiện quy chế về giảng bài khi lên lớp quan trọng.
Không có GV nào cho rằng việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc kiểm tra quy chế giảng bài là không quan trọng. Điều ấy chứng tỏ rằng GV đã có nhận thức và đánh giá rất cao vai trò của việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế giảng bài của GV.
Khi hỏi một số giáo viên: Tại sao thầy/cô lại cho rằng kiểm tra quy chế giảng bài lại quan trọng hơn cả kiểm tra quy chế soạn bài? Thì GV phân tích và trả lời: Tất cả kiến thức, kinh nghiệm và sự chuẩn bị thông qua bài soạn đều nhằm một mục đích cuối cùng là thể hiện thông qua bài giảng trên lớp đạt kết quả cao nhất. Khi kiểm tra bài giảng trên lớp có thể đánh giá gần đúng được kiến thức, kinh nghiệm và sự chuẩn bị bài soạn, nếu chỉ thông qua sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lên lớp mới chỉ dự đoán được kết quả của bài giảng trên lớp mà thôi. Trong thực tế có GV chuẩn bị bài rất kỹ trước khi lên lớp nhưng có khi lên lớp vẫn chưa thành công được như ý muốn.
* Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế chấm, chữa bài thể hiện qua bảng 2.7
Bảng 2.7: Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế chấm, chữa bài
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
%
SL
%
SL
%
18
36,0
29
58,0
3
6,0
Có 36,0 % GV khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế về chấm, chữa bài là rất quan trọng. Tỷ lệ này thấp hơn khi đánh giá tầm quan trọng của nó với quy chế soạn bài, giảng bài.
Có 58,0 % GV khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế về chấm, chữa bài là quan trọng.
Có 6,0 % GV cho rằng việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc kiểm tra quy chế chấm bài là không quan trọng.
Điều này chứng tỏ rằng GV đã có nhận thức và đánh giá rất cao vai trò của việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chấm, chữa bài của GV.
Khi hỏi một số giáo viên: Tại sao thầy/cô lại cho rằng kiểm tra quy chế chấm bài lại ít quan trọng hơn, thậm chí lại không quan trọng bằng kiểm tra quy chế soạn bài, giảng bài? Thì GV phân tích và trả lời: Vì soạn, giảng là hai khâu rất quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy của người GV. Hơn nữa, ngoài Hiệu trưởng và những người được Hiệu trưởng uỷ quyền thì không ai kiểm tra được nữa còn việc thực hiện quy chế chấm bài tương đối đơn giản, vì học sinh, phụ huynh học sinh có thể kiểm tra được nên buộc GV phải làm nghiêm túc do đó Hiệu trưởng không cần kiểm tra cũng được.
Khi hỏi một số giáo viên: Tại sao thầy/cô lại cho rằng kiểm tra quy chế chữa bài lại ít quan trọng hơn, thậm chí lại không quan trọng? Thì GV phân tích và trả lời: Theo phân phối chương trình hiện nay thì nhiều môn không có tiết chữa bài, từ xưa đến nay ít ai thanh tra tiết chữa bài, nên chỉ dừng lại ở việc trước khi trả bài nhắc học sinh một số lưu ý về các lỗi phổ biến hay cá biệt, hoặc chỉ học sinh thắc mắc mới giải thích để học sinh rõ mà thôi. Đa số các môn học không có tiết trả và chữa bài kiểm tra. Thường thì khi chấm bài, phần lớn GV có ghi những sai sót của HS trên bài làm. Sau khi vào điểm trả bài cho HS tự xem và kiểm tra việc chấm chữa của GV.
Việc "chữa bài" ở các môn này được GV thực hiện ngay trên làm bài của HS qua cách thức (gạch dưới, đánh dấu hỏi, gạch trước những dòng có vấn đề, khoanh tròn, ghi nhận xét - thường là rất cô đọng, kể cả ghi liên tiếp nhiều dấu? trên bài làm của HS...)
Học sinh nhận lại bài làm của mình có lời phê của giáo viên nhưng chưa chú ý đọc lại kỹ càng, nhiều học sinh không lưu lại bài do GV trả lại mặc dù có quy định phải lưu lại. Nhiều học sinh không xem lại bài của mình thầy/cô đã chưa như thế nào mà đút luôn vào cặp.
GV cũng không kiểm tra để biết học sinh có đọc, có hiểu những gì GV đã ghi trên bài làm của học sinh hay không. Đặc biệt học sinh vẫn mắc lỗi của lần kiểm tra trước, mặc dù giáo viên đã gạch dưới những lỗi sai.
Các tổ CM hiếm khi nhận xét về việc chữa bài, chưa thảo luận xem khi chữa bài thì nên ghi nhận xét vào đâu và như thế nào cho có tác dụng. Thông thường cuối mỗi học kỳ tổ trưởng yêu cầu giáo viên bộ môn thu bài sau đó nộp lại để kiểm tra. Với số lượng bài kiểm tra của nhiều lớp, của mấy bộ môn trong một tổ thì tổ trưởng và tổ phó chỉ có thể kiểm tra cho gọi là có thực hiện.
Cũng có một số GV rất cẩn thận đã lập sổ theo dõi để ghi lỗi của từng học sinh (Danh sách học sinh theo thứ thự ghi trong sổ điểm). Thông qua tiết trả bài học sinh biết các lỗi chung của cả lớp, lỗi cá biệt ở vài học sinh, biết nguyên nhân các loại lỗi do đâu: Thiếu cẩn thận, do lập luận, do cách trình bày, do thiếu kiến thức … Không chỉ biết về lỗi, HS còn được GV giới thiệu các cách giải độc đáo của vài học sinh để cả lớp học tập.
* Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế vào điểm thể hiện qua bảng 2.8
Bảng 2.8: Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế vào điểm
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
%
SL
%
SL
%
17
34,0
26
52,0
7
14,0
Có 34,0 % GV khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế về vào điểm là rất quan trọng. Tỷ lệ này thấp hơn khi đánh giá tầm quan trọng của nó với quy chế soạn bài, giảng bài.
Có 52,0 % GV khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế về vào điểm là quan trọng.
Có 14,0 % GV cho rằng việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc kiểm tra quy chế vào điểm là không quan trọng.
Điều này chứng tỏ rằng GV đã có nhận thức và đánh giá rất cao vai trò của việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế vào điểm của GV.
Khi hỏi một số giáo viên: Tại sao thầy/cô lại cho rằng kiểm tra quy chế vào điểm lại ít quan trọng hơn, thậm chí lại không quan trọng bằng kiểm tra quy chế soạn bài, giảng bài? Thì GV phân tích và trả lời: Vào điểm sau khi trả bài chỉ cần vào đúng, chính xác giữa điểm chấm ở bài, sổ điểm cá nhân với sổ của nhà trường, việc làm này chỉ cần giáo viên chú tâm, bình tĩnh sẽ tránh được sai sót, trường hợp nếu có vào sai thì sửa đúng quy chế là được hoặc thầy/cô không phát hiện thì học sinh cũng phát hiện ra, do đó Hiệu trưởng không cần kiểm tra cũng được.
Như vậy có thể thấy một số thầy/cô chưa quan tâm tới tiến độ vào điểm, nếu không có sự kiểm tra để nhắc nhở mọi người và đến cuối mỗi học kỳ lại cùng vào điểm, trong lúc rất nhiều công việc như vậy không thể tránh được những sai sót, cũng có thầy/cô phải thay sổ.
* Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế nền nếp ra vào lớp thể hiện qua bảng 2.9
Bảng 2.9: Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế ra vào lớp
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
%
SL
%
SL
%
19
38,0
27
54,0
4
8,0
Có 38,0 % GV khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế ra vào lớp là rất quan trọng. Tỷ lệ này thấp hơn khi đánh giá tầm quan trọng của nó với quy chế soạn bài, giảng bài.
Có 54,0 % GV khẳng định việc Hiệu trưởng kiểm tra GV thực hiện quy chế ra vào lớp là quan trọng.
Có 8,0 % GV cho rằng việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc kiểm tra quy chế ra vào lớp là không quan trọng.
Điều này chứng tỏ rằng GV đã có nhận thức và đánh giá rất cao vai trò của việc kiểm tra của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế ra vào lớp của đội ngũ GV hàng ngày.
Khi hỏi một số giáo viên: Tại sao thầy/cô lại cho rằng kiểm tra quy chế ra vào lớp lại ít quan trọng hơn và không quan trọng bằng kiểm tra quy chế soạn bài, giảng bài? Thì GV phân tích và trả lời: Việc ra vào lớp đã có hiệu lệnh bằng trống hoặc chuông, thông thường nghe thấy là mọi người tự giác lên lớp hoặc dời lớp, ít khi mọi người vào muộn hoặc ra sớm. Các trường hợp vào muộn hoặc ra sớm sẽ phát hiện được ngay vì lứa tuổi học trò không bao giờ chịu ngồi yên mà các em quay ra nói chuyện, đùa nghịch... do đó Hiệu trưởng không cần kiểm tra cũng phát hiện được qua chính học sinh.
Như vậy nội dung của quy chế chuyên môn cũng có sự coi trọng khác nhau, qua phỏng vấn cho thấy nhận thức của giáo viên đối với các nội dung soạn bài và giảng bài vẫn được coi trọng hơn chấm chữa bài, vào điểm và nền nếp ra vào lớp.
2.3. Thực trạng công tác kiểm tra của Hiệu trưởng đối với thực hiện quy chế chuyên môn.
2.3.1. Thực trạng về kế hoạch kiểm tra chuyên môn:
Các trường đều có kế hoạch kiểm tra chuyên môn theo đúng quy định. Tuy nhiên có Hiệu trưởng thường phân cấp kiểm tra cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn. Kế hoạch kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng chưa thật chi tiết ở các nội dung thực hiện quy chế chuyên môn.
Trong kế hoạch kiểm tra thiếu phần kế hoạch kiểm tra lại sau khi kiểm tra dẫn đến hiệu lực kiểm tra chưa thật tốt.
2.3.2. Thực trạng về nội dung kiểm tra, đánh giá:
Trong công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng có nội dung còn chung chung, chưa thật chi tiết, cụ thể ở từng nội dung.
Các tiêu chí kiểm tra cũng như chỉ báo ở từng tiêu chí chưa rõ ràng.
* Thực trạng về hình thức kiểm tra, đánh giá:
Các hiệu trưởng thường xuyên sử dụng các hình thức kiểm tra: trực tiếp, gián tiếp và phối hợp.
Tuy nhiên hình thức kiểm tra trực tiếp còn sử dụng chưa nhiều mà phần lớn là kiểm tra gián tiếp và phối hợp nhưng lại ủy quyền cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó hoặc nhóm trưởng chuyên môn thực hiện
* Thực trạng về phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Phương pháp kiểm tra chuyên môn của các Hiệu trưởng đã tuân thủ đúng theo kế hoạch, quy trình kiểm tra. Tuy nhiên phần kĩ thuật kiểm tra chưa thực hiện đảm bảo.
Có Hiệu trưởng chưa thật quan tâm tới phương pháp kiểm tra, nên trong quá trình kiểm tra chưa phát hiện hết thiếu sót, tồn tại trong thực hiện quy chế chuyên môn cũng như thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên.
Hầu hết các hoạt động quản lý về chuyên môn Hiệu trưởng thường phân cấp cho PHT và TT chuyên môn đảm nhận còn Hiệu trưởng chỉ vạch kế hoạch và đôn đốc thực hiện chứ không trực tiếp tham gia. Để tìm hiểu số lần kiểm tra và so sánh số lần kiểm tra của HT, PHT,TT trong các nội dung tôi tiếp tục xử lý các phiếu điều tra và sổ kiểm tra của CBQL.
Phiếu điều tra có nội dung: Ba năm học (2008-2009; 2009-2010; 2010-2011) ở mỗi nội dung sau đây thầy/cô được kiểm tra trực tiếp mấy lần? do ai kiểm tra? (Ghi số lượng vào ô tương ứng).
2.3.3. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế soạn bài:
Bảng 2.10: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện
quy chế soạn bài.
Người kiểm tra
Tổng số lần kiểm tra
Hiệu trưởng
PHT CM
Tổ trưởng, tổ phó
3
9
24
36
Số lần kiểm tra bài soạn một GV trong ba năm là tương đối nhiều 36 lần. Tuy nhiên chủ yếu là Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra 24/36. Hiệu trưởng chỉ kiểm tra mỗi năm một lần.
Khi hỏi Hiệu trưởng các trường về những vấn đề trên thì các Hiệu trưởng các trường cho rằng: Việc kiểm tra bài soạn được phân công cho PHT và TT, TP CM vì họ có chuyên môn hơn Hiệu trưởng, hơn nữa họ có ít việc phải làm như Hiệu trưởng (làm báo cáo, đi công tác...). Thông thường mỗi học kỳ trường kiểm tra hồ sơ đồng loạt 1 lần, tổ kiểm tra 4 lần và mỗi năm kiểm tra toàn diện 1/3 GV, kiểm tra theo chuyên đề số GV còn lại vì vậy trong 3 năm trung bình mỗi GV được kiểm tra bài soạn 12 lần, ngoài ra còn kiểm tra toàn diện, đột xuất, theo chuyên đề mỗi người 2 lần / năm.
Hầu hết công việc kiểm tra bài soạn Hiệu trưởng các trường thường giao cho Tổ trưởng chuyên môn, hoặc nhóm trưởng thực hiện.
Việc kiểm tra bài soạn thường mới chỉ tập trung vào những vấn đề mang tính hành chính như: Ngày soạn, ngày dạy, tiết theo phân phối chương trình, các bước lên lớp...có đủ không mà chưa chú ý đúng mức tới các yêu cầu cao hơn về chất lượng của bài soạn như: kiến thức trọng tâm của bài, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn, các câu để hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài, các bài tập củng cố, hay soạn theo hướng đổi mới phương pháp...
Việc báo cáo kết quả kiểm tra cũng thường rất sơ lược, được thể hiện trên một nửa trang giấy với các đầu mục đã đề ra, nên khi Hiệu trưởng cần tổng hợp thông tin cũng nghèo nàn, chủ yếu là lấy kết quả xếp loại.
Khi Hiệu trưởng thông báo kết quả cho các GV cũng rất chung chung, sơ sài, ít có sự so sánh chất lượng bài soạn ở từng GV và giữa các GV với nhau. Cuối cùng là xếp loại.
Hầu hết các Hiệu trưởng chưa quy định cụ thể những yêu cầu mà người kiểm tra phải thực hiện cho mỗi loại kiểm tra hồ sơ, chưa thống nhất các yêu cầu về báo cáo sau khi kiểm tra hồ sơ.
Nhiều Hiệu trưởng còn lúng túng vì thiếu cơ sở đánh giá, so sánh chất lượng soạn bài của cá nhân và của tập thể với những quy định hiện hành, so sánh sự tiến bộ của các tập thể, cá nhân qua các học kỳ, năm học, so sánh chất lượng hồ sơ giữa các cá nhân GV với nhau ở cùng một thời điểm.
Vẫn còn GV chủ quan khi soạn bài chuẩn bị lên lớp.
Nhận định chung của một số GV về việc thực hiện quy chế soạn bài còn mang tính hành chính, thiếu tính tự giác, không có sự đầu tư.
2.3.4. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài:
Bảng 2.11: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài
Người kiểm tra
Tổng số lần kiểm tra
Hiệu trưởng
PHT CM
Tổ trưởng, tổ phó
6
6
9
21
Nhìn chung số lần kiểm tra quy chế giảng bài còn rất ít bình quân được 3 giờ/kỳ, trong khi GV đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc Hiệu trưởng kiểm tra quy chế giảng bài của GV. Kết quả khảo sát số lượng kiểm tra như trên ta thấy những GV giảng dạy còn hạn chế ít có cơ hội được góp ý giúp đỡ để kịp thời khắc phục những hạn chế của mình để tiến bộ. Cuối học kỳ, cuối năm khi xem xét đánh giá xếp loại về chuyên môn giảng dạy sẽ khó khách quan và công bằng vì chỉ căn cứ vào rất ít giờ dự để đánh giá, nếu kiểm tra xếp 1 giờ giỏi sẽ được đánh giá tốt, nếu giờ đó yếu sẽ bị xếp yếu.
Về số lượng, số giờ dự của cán bộ quản lý các trường còn quá ít, số giờ dự của Hiệu trưởng càng ít hơn. Trong khi đánh giá của tất cả các đối tượng về mức độ quan trọng thì việc kiểm tra nội dung này được đánh giá rất quan trọng có tỷ lệ cao nhất. Khi xây dựng kế hoạch cũng ít và khi thực hiện cũng ít.
Hầu hết Hiệu trưởng chưa có thời gian chuẩn bị cho tiết dự giờ, nhất là giờ đó không trùng với chuyên môn của mình. Đa số các Hiệu trưởng đều phối hợp với các TTCM để dự giờ mà ít khi dự giờ độc lập một mình. Một số Hiệu trưởng dự giờ nhưng không tham gia rút kinh nghiệm và đánh giá với GV được dự giờ.
Phần lớn GV khẳng định “Nếu được người dự giờ góp ý đúng và chân thành thì người dạy rất có lợi, nhưng nếu người dự không cùng chuyên môn với người dạy, chưa từng là dạy giỏi...dễ làm phiền hà cho người dạy và cho học sinh”.
Hầu hết đều cho rằng hiệu trưởng là người đáng tin cậy nhất của GV vì có kiến thức, phương pháp giảng dạy khá trở lên, lại có điều kiện dự nhiều giờ ở các bộ môn khác nhau nên có nhiều kinh nghiệm trong việc so sánh khả năng giảng dạy của GV, những góp ý của hiệu trưởng, nhất là các hiệu trưởng có chuyên môn giỏi là những điều rất có lợi cho GV.
Có nhiều GV cho rằng nếu hiệu trưởng thiếu thời gian chuẩn bị dự giờ thì nên giao cho phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn vì những người này có số giờ thực dạy nhiều, nắm chắc được những yêu cầu giảng dạy đang thực hiện lại cùng chuyên môn, đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng đối với đội ngũ giúp việc cho mình.
GV còn nêu các điều kiện đối với hiệu trưởng khi dự giờ phải: chuẩn bị, dự kết hợp với nhiều người để tránh chủ quan, chuẩn bị câu hỏi để khảo sát học sinh sau khi dự giờ...
Từ những kết quả trên cho thấy, hiệu trưởng cần phải tăng cường hơn nữa cả về số lượng và chất lượng kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài, có sự chuẩn bị trước khi dự và không nên đi dự độc lập mà đi cùng người có chuyên môn vững vàng của bộ môn cần dự.
2.3.5. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài:
Bảng 2.12: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài
Người kiểm tra
Tổng số lần kiểm tra
Hiệu trưởng
PHT CM
Tổ trưởng, tổ phó
3
3
6
12
Nếu số lần kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài đã ít thì việc kiểm tra quy chế GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài còn ít hơn, thậm chí trung bình 4 lần / năm (2 lần/học kỳ).
Khi trao đổi vấn đề này với các hiệu trưởng thì nhận được câu trả lời: không có quy định về việc kiểm tra quy chế chấm bài, trong các mẫu báo cáo kiểm tra GV cũng không có phần mục này, chỉ khi nào có phản ánh về vấn đề này mới kiểm tra thôi.
Việc kiểm tra quy chế chấm, chữa bài cũng như kiểm tra quy chế soạn bài thường được hiệu trưởng uỷ quyền cho tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn là chủ yếu. Rất ít hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra việc chấm bài của GV, chỉ kiểm tra khi có dư luận hay những phản ánh không chính xác, công bằng khi GV chấm chữa bài.
Nhiều GV và cả cán bộ quản lý chưa thấy hết các yếu tố trong quy trình kiểm tra học sinh, chưa xác định được số lượng và thứ tự công việc cần làm khi kiểm tra học sinh.
Sau khi kiểm tra thực hiện quy chế chấm, chữa bài hiệu trưởng thường chưa có nhận xét cụ thể: về khả năng xác lập mục đích, yêu cầu, nội dung, kỹ thuật kiểm tra, việc ra đề, tổ chức các hình thức kiểm tra phù hợp hay chưa phù hợp, ma trận đề, kỹ thuật lập đáp án, xây dựng biểu điểm...
Nhiều GV đã nhận thức được việc hiệu trưởng kiểm tra thực hiện quy chế chấm bài không chỉ giúp phát hiện người làm sai quy chế mà còn so sánh được phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của các GV, đánh giá được mức độ đúng đắn trong những thống kê về điểm kiểm tra do các GV báo cáo lên.
Việc chấm bài, ghi điểm, cộng điểm, xếp loại...vẫn còn có sai sót nhưng việc kiểm tra các khâu từ xây dựng ma trận, ra đề, làm đáp án, lập biểu điểm, tính chính xác của đề chưa được hiệu trưởng quan tâm đúng mức.
Việc ra đề, làm đáp án, lập biểu điểm vẫn chưa trở thành nội dung tập huấn của nhà trường cũng như thảo luận kỹ ở các tổ, nhóm chuyên môn.
Thực tế các đoàn kiểm tra chuyên môn cũng thường tránh dự các tiết chữa bài. Hiệu trưởng cũng ít khi quan tâm đến việc chữa bài của GV gần như bỏ qua việc kiểm tra nội dung này. Hiệu trưởng không cùng chuyên môn với GV cần kiểm tra nên nếu kiểm tra đều thông qua các thành viên ủy quyền và cũng ít kiểm tra trực tiếp tiết chữa bài mà thường xem xét thông qua bài kiểm tra lưu của học sinh nên kết quả kiểm tra cũng khó phản ánh đúng việc chũa bài của GV.
Một số ít môn trong phân phối chương trình có tiết chữa bài nhưng GV vẫn chưa tận dụng triệt để mục đích của tiết chữa bài mà lấy tiết này làm việc khác như luyện tập, các GV đó cho rằng luyện tập cũng là hình thức chữa bài. GV chưa chịu khó phát hiện những lỗi phổ biến hay cá biệt và tìm hiểu các nguyên nhân của chúng để sửa cho học sinh. GV cũng chưa chú ý đến các tái phạm của các lỗi mà mình đã sửa cho học sinh ở các lần trước có lặp lại hay không để đánh giá sự tiếp thu nội dung chữa bài của HS đến đâu.
Một số GV vẫn cho rằng học sinh làm bài không đạt yêu cầu và mắc nhiều lỗi là do học sinh quá kém không hiểu bài, không hiểu đề...
Tuy nhiên, cũng có nhiều GV nghiêm túc và sáng tạo sử dụng việc chữa bài để nâng cao hiệu quả dạy học (dù phân phối chương trình không có tiết này) bằng cách lập sổ ghi lại lỗi của từng học sinh để giúp các em tiến bộ, không vấp lại sai lầm cũ.
Sở Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức các chuyên đề về việc chấm và chữa bài kiểm tra, chưa giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm nào về chuyên đề này, phần lớn các cán bộ quản lý coi việc chấm lại bài đã chấm là cách duy nhất để kiểm tra việc chấm bài.
Các trường Sư phạm cũng chưa bồi dưỡng cho sinh viên nắm vững mục đích, nội dung, kỹ thuật kiểm tra kiến thức từng bộ môn.
Qua đây tôi thấy nếu có điều kiện thì kiểm tra nhiều về GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài thì rất có tác dụng cho cả GV và HS.
2.3.6. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế vào điểm:
Bảng 2.13: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện
quy chế vào điểm
Người kiểm tra
Tổng số lần kiểm tra
Hiệu trưởng
PHT CM
Tổ trưởng, tổ phó
0
3
6
9
Số lần kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài đã ít thì việc kiểm tra quy chế GV thực hiện quy chế vào điểm còn ít hơn, thậm chí trung bình 3 lần / năm.
Khi trao đổi vấn đề này với các Hiệu trưởng thì nhận được câu trả lời: không có quy định về việc kiểm tra quy chế vào điểm, trong các mẫu báo cáo kiểm tra GV cũng không có phần mục này, chỉ khi nào có phản ánh về vấn đề này mới kiểm tra thôi.
Việc kiểm tra quy vào điểm cũng như kiểm tra quy chế soạn bài, chấm chữa bài thường được hiệu trưởng uỷ quyền cho tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn là chủ yếu. Rất ít hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra việc vào điểm của GV, chỉ kiểm tra khi có dư luận hay những phản ánh không chính xác, sửa nhiều, thay sổ khi GV vào điểm.
Các đoàn kiểm tra chuyên môn cũng ít kiểm tra việc vào điểm có đúng tiến độ của quy định. Hiệu trưởng cũng ít khi quan tâm đến việc vào điểm của GV gần như bỏ qua việc kiểm tra nội dung này.
Một số GV vẫn cho rằng việc vào điểm cứ đến cuối học kỳ có đủ số con điểm quy định là được.
Tuy nhiên, cũng có nhiều GV thực hiện rất tốt quy chế việc vào điểm, sau khi trả bài, giải đáp các thắc mắc, lấy điểm vào sổ điểm cá nhân là vào điểm sổ của nhà trường ngay, tránh để dồn vào cuối kỳ.
2.3.7. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế ra vào lớp:
Bảng 2.14: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện quy chế ra vào lớp
Người kiểm tra
Tổng số lần kiểm tra
Hiệu trưởng
PHT CM
Tổ trưởng, tổ phó
0
2
4
6
Số lần kiểm tra GV thực hiện quy chế ra vào lớp rất ít, trung bình 2 lần/ năm. Chỉ có phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ chuyên môn kiểm tra.
Khi trao đổi vấn đề này với các hiệu trưởng thì nhận được câu trả lời: Việc kiểm tra quy chế ra vào lớp trong các mẫu báo cáo kiểm tra GV cũng không có mục này, nếu giáo viên vào muộn sẽ có học sinh xuống tìm thầy/cô lên để dạy thì phát hiện được luôn. Còn trường hợp ra sớm thì lại càng dễ thấy vì được ra sớm học sinh ồn trong khi trống báo hết giờ chưa đánh, lúc đó kiểm tra và nhắc nhở ngay.
Việc kiểm tra quy chế ra vào lớp cũng như kiểm tra quy chế soạn bài, chấm chữa bài, vào điểm thường được hiệu trưởng uỷ quyền cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn là chủ yếu. Hiếm khi hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra việc ra vào của GV.
Ngoài những nội dung trên, để nắm rõ hơn thực trạng tôi tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn ở ba vấn đề sau:
Vấn đề 1: Về hình thức kiểm tra.
Nội dung phiếu điều tra: Trong ba năm học đã qua mỗi nội dung sau thầy/ cô đã được kiểm tra bởi những hình thức nào? Mỗi hình thức đã được kiểm tra mấy lần (ghi số vào ô tương ứng)?
Bảng 2.15: Kết quả thống kê về các hình thức kiểm tra GV thực hiện QCCM
TT
Nội dung
Số lần kiểm tra
Trực tiếp
Gián tiếp
Phối hợp
1
Soạn bài
6
10
20
2
Giảng bài
6
5
10
3
Chấm chữa bài
3
4
5
4
Vào điểm
4
3
2
5
Ra vào lớp
4
2
0
Về hình thức kiểm tra GV thực hiện QCCM chủ yếu là hai hình thức trực tiếp và phối hợp.
Khi được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Iện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.doc