Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng chạm khắc trong sản xuất đồ mộc truyền thống qua quá trình tìm hiểu ở ba làng nghề- Van Điểm (Hà Tây)
Tìm hiểu nghề chạm khắc gỗ 1.1.1. Khái niệm chung Nghề chạm khắc gỗ có ở nhiều nước trên thế giới với phong cách khác nhau, ở nước ta ckạm khắc gỗ là một nghề mang tính cổ truyền của nhân dân ta. Nó được hình thành và phát triển qua nhiều thời đại và kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác để chế tác các sản phẩm từ gỗ mang những nét đặc trưng về văn hoá dân tộc, với việc sử dụng nguyên liệu, thủ pháp chạm khắc có tính truyền thống riêng. Trong nghề chạm khắc gỗ, phấn lớn dùng công cụ thủ công như chàng tách, các loại đục. Toạ ra các bức văn hoa, phù điêu, lèo, bệ tủ chè, bệ sập, tượng người, con giống. Nghề chạm khắc gỗ là nghề dân giã nhưng cũng là nghề mỹ thuật tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng hàng ngày, vừa có giá trị thẩm mỹ góp phần nâng cao giá trị sử dụng của gỗ trong nền kinh tế quốc dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Ngoài những sản phẩm chạm khắc gỗ thuần tuý bằng đục, chạm nhiều loại sản phẩm mộc chạm khắc được kết hợp với khảm xà cừ hay công nghệ trang sức bằng sơn mài rất đặc sắc. Các sản phẩm chạm khắc gỗ rất đa dạng và phong phú, phần lớn là những đồ dùng hay những đồ vật trang trí không gian nội thất có tính thẩm mỹ đạec biệt tạo ra sự trang trọng mà con ngươuì dễ cảm nhận được. Hiện nay nghề chạm khắc gỗ để sản xuất hàng hoá là các vật dụng như giường, tủ, bàn nghế cũng như các mặt hàng khác có giá trị văn hoá đang có xu hướng phát triển tương đối mạnh tại mtj số làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất trên cả nước. 1.1.2. Quá trình phát triển nghề chạm khắc gỗ 1.1.2.1. Nghề chạm khắc gỗ trongh các giai đoạn lịch sử trước đây Nghgề chạm khắc gỗ là một nghề có từ lâu đời và có nhiều nrts truyền thống của dân tộc. Nó được phát triển qua nhiều thời đại đặc biệt là từ đời nhà Lý đến nay còn lưu truyền lại nhiều tác phẩm chạm khắc có giá trị. Nhiều đình chùa, miếu cổ được chạm trổ rất tinh vi, những hioa văn trang trí, những con rồng, phượng. Nhiều kho tượng phật bằng gỗ được bàn tay tài hoa của nghệ nhân sáng tạo rất độc đáo có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao. Có thể nói sản phẩm chạm khắc gỗ ở Việt Nam có nét tương đồng với Trung Quốc Do sự giao lưu văn háo giữa hai dân tộc. Từ xưa đến nay chúng ta đều tiếp thu từ Trung Quốc về mẫu mã bằng nhiều cách sau đó phát triển thành những sản phẩm có những nét độc đáo riêng sinh động và phong phú.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp nâng cao chất lượng chạm khắc trong sản xuất đồ mộc truyền thống qua quá trình tìm hiểu ở ba làng nghề- Van Điểm (Hà Tây), La Xuyên (Nam Địn.doc