MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
1.1. Sơ lược về vấn đề nghiên cứu 10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1. Giáo dục 12
1.2.2. Giáo dục mầm non 14
1.2.3. Xã hội hóa giáo dục 18
1.2.4. Xã hội hóa giáo dục mầm non 20
1.2.5. Quản lý giáo dục 24
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non 25
1.4. Mục tiêu - Nguyên tắc - Nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non. 32
1.4.1. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục mầm non. 32
1.4.2. Nguyên tắc xã hội hóa giáo dục mầm non. 36
1.4.3. Nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non. 39
1.5. Quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non. 42
1.5.1. Kế hoạch hóa - Chu trình kế hoạch hóa. 43
1.5.2. Tổ chức thực hiện 43
1.5.3. Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối 43
1.5.4. Kiểm tra 44
1.5. Thông tin 44
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG HN 46
2.1. Khái quát về giáo dục của Quận Hai Bà Trưng 46
2.2. Thực trạng giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng 48
2.2.1. Giáo dục mầm non ở Hà Nội 48
2.2.2. Giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng 49
2.2.3. Giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng: Mạng lưới các nhà trường 51
2.3. Thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 54
2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 54
2.3.2. Những hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non mà Quận và nhà trường đã thực hiện
2.4. Đánh giá chung về xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 64
2.4.1. Đánh giá chung 64
2.4.2. Những ưu điểm, nhược điểm về xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 66
2.4.3. Những thuận lợi và khó khăn XHH GDMN trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 68
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON Ở ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG (HÀ NỘI) ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 70
3.1. Định hướng phát triển giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non Quận Hai Bà Trưng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay 71
3.2. Các biện pháp tăng cường xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 72
3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non cho mọi lực lượng chính trị, xã hội của Quận. 73
3.2.2. Phát huy sứ mạng của trường mầm non vào đời sống cộng đồng, vào việc nôi dạy trẻ thơ đúng phương pháp khoa học. 76
3.2.3. Huy động cộng đồng tham gia tích cực vào việc nâng cao chất lượng sự nghiệp giáo dục mầm non và trường mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 80
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phối hợp nhà trường và cộng đồng, phối hợp ngành giáo dục và cơ quan hữu quan để thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 83
3.2.5. Tổng kết kinh nghiệm tiên tiến về xã hội hóa giáo dục mầm non và có phương thức nhân điển hình 85
3.3. Kiểm chứng sự nhận thức tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp nêu ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác động vào đời sống cộng đồng vào cha mẹ các cháu theo các mục tiêu nuôi dạy trẻ; phải đưa đường lối quan điểm của của Đảng vào đời sống cộng đồng, chứ không phải chờ cộng đồng đến tiếp nhận chủ trương của ngành.
c) Xã hội hoá giáo dục mầm non thực hiện theo nguyên tắc tính tự nguyện, đồng thuận của cộng đồng.
Một trong các công việc cần thiết là tăng cường sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội cho sự phát triển của các nhà trường mầm non. Song mọi sự huy động phải dựa trên sự đồng thuận tự nguyện của nhân dân cộng đồng, của cha mẹ các cháu. Tuyệt đối không được ép buộc các sự đóng góp, không được lạm thu làm trái các qui định Nhà nước đã ban hành.
d) Xã hội hoá giáo dục mầm non thực hiện theo nguyên tắc căn cứ vào tình hình thực tiễn.
Phải căn cứ vào thực tiễn, vào tình hình cụ thể của mỗi nhà trường mà thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục. Tuyệt đối không vì tính hình thức, vì các thành tích ảo mà thực hiện các nội dung không đem lại các lợi ích thiết thực cho sự phát triển của nhà trường mầm non.
e) Xã hội hoá giáo dục mầm non đặt trên nguyên tắc tính hiệu quả
Mọi phương thức tiến hành, mọi việc làm về xã hội hoá giáo dục mầm non đều phải nhằm vào tính hiệu quả. Hiệu quả ở đây được hiểu là sự tăng kết quả so với trạng thái ban đầu.
Hiệu quả trước hết phải nhằm vào sự phát triển của trẻ cả tâm hồn, thể chất và trí tuệ.
Hiệu quả nhằm vào sự phát triển của nhà trường. Sự gia tăng chất lượng đội ngũ cô nuôi dạy, cơ sở vật chất sư phạm của nhà trường.
Hiệu quả nhằm vào sự tăng cường hiểu biết kiến thức nuôi dạy trẻ trong cư dân, cộng đồng.
Nguyên tắc tính hiệu quả đòi hỏi bất cứ làm việc gì đều phải ngăn ngừa thái độ chạy theo hình thức, thành tích ảo. Phải lấy mục tiêu cao nhất là sự phát triển nhân cách của trẻ và hạnh phúc gia đình của trẻ.
Hiệu quả của xã hội hóa giáo dục mầm non còn nhằm vào việc nâng cao tính hiệu lực quản lý ngành học, quản lý trường học trong việc thực hiện sứ mệnh của ngành, sứ mệnh của trường trước yêu cầu phát triển xã hội.
Hiệu lực quản lý có thể tiếp cận chủ yếu theo hai nhân tố năng lực và quyền lực, làm cho năng lực của ngành, năng lực của trường gia tăng trong đời sống cộng đồng; làm cho năng lực của ngành, năng lực của nhà trường (Theo mục tiêu giáo dục mầm non) được gia tăng có thực chất trong đời sống xã hội.
1.4.3. Nội dung xã hội hoá giáo dục mầm non
Nội dung xã hội hoá giáo dục mầm non bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
a) Thường xuyên nâng cao nhận thức của các lực lượng trong xã hội về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ.
Nâng cao nhận thức cho mọi người về giáo dục mầm non là vấn đề rất quan trọng. Nhiều ý kiến cho rằng vấn đề này thường mang tính hình thức, song trong thực tế lại là vấn đề rất quan trọng.
Nhiều gia đình, nhiều tổ chức xã hội, nhiều cán bộ quản lý cộng đồng thường có quan điểm hạn hẹp cho rằng chỉ có giáo dục phổ thông hoặc giáo dục ở các bậc học cao mới quan trọng, còn giáo dục mầm non thì làm được chừng nào hay chừng ấy. Các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học mới cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách.
Đây là một quan niệm rất sai lầm và nó làm trở ngại rất nhiều việc thực hiện đường lối của Đảng về giáo dục mầm non.
Những năm tháng của tuổi mầm non là những năm tháng đặt các tiền đề thiết yếu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong suốt cuộc đời. Hiện nay đất nước ta còn nghèo nên chưa giành được nhiều kinh phí cho công việc này, nhưng quyết không vì thế mà coi nhẹ công tác giáo dục mầm non.
Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non thực ra là công việc của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền, song cũng do đặc thù của nước, ta một số cán bộ Đảng và Chính quyền ít am hiểu về chuyên môn của lĩnh vực này nên ngành giáo dục (Trước hết là bộ phận chuyên môn phụ trách mầm non và các trường mầm non phải tham mưu cho Đảng và Chính quyền và khi đã tạo ra sự đồng tình thì phải hiến kế ngay về chương trình hành động).
b) Nhà trường mầm non thực hiện việc truyền thông giáo dục kiến thức nuôi dạy trẻ đúng với khoa học cho cha mẹ của trẻ và nhân dân và cán bộ quản lý cộng đồng.
Như Bác Hồ đã chỉ ra giáo dục nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục gia đình, giáo dục xã hội thì cũng không hoàn toàn.
Phải kết hợp ba môi trường giáo dục và nhà trường phải có vị trí chủ đạo trong sự phối hợp này.
Một bộ phận cha mẹ có con đi học trường mầm non thường có tư tưởng khoán trắng cho Nhà trường. Khi con đi học về do bận bịu công việc cũng ít quan tâm đến sự biểu hiện nhân cách của bé.
Cũng có khi do không đủ kiến thức nên có những việc làm lệch hướng so với nội dung đã dược hình thành tại nhà trường.
Nếu nhà trường mầm non không tác động vào gia đình, phổ biến cho gia đình các kiến thức sơ đẳng về giáo dục trẻ thì kết quả giáo dục trẻ thơ sẽ hạn chế.
Ngoài môi trường gia đình còn có môi trường xã hội. Dù nhà trường có tích cực, gia đình rất quan tâm nhưng xã hội lại thờ ơ thì kết quả cũng không tốt.
Hiện nay, ở nhiều cộng đồng có các trung tâm học tập cộng đồng hoặc sinh hoạt các đoàn thể: Thanh niên, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh...Nhà trường mầm non thông qua các tổ chức này có kế hoạch truyền thông kiến thức nuôi dạy trẻ, thì điều này mang lại nhiều hiệu quả cho công tác giáo dục.
c) Huy động cộng đồng đầu tư nguồn lực cho mục tiêu và yêu cầu phát triển các trường mầm non.
Nguồn lực ở đây bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài lực.
Ngoài ba nguồn lực hiển thị và có thể lượng hoá như đã nêu ra, ngày nay người ta còn nói đến hai nguồn lực: Tâm lực và tin lực.
Tâm lực có thể hiểu là tấm lòng, là tâm huyết của nhân dân của cộng đồng, của cha mẹ trẻ mong muốn hiến kế cho sự phát triển nhà trường.
Nhiều trường mầm non hiện nay đã biết dựa vào lực lượng cán bộ về hưu trên địa bàn dân cư tham gia vào công việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, dẫn trẻ đi tham quan, làm quen với môi trường tự nhiên và xã hội mà trẻ đang sống, tham gia cùng nhà trường bảo vệ trẻ, trông trẻ khi cha mẹ chưa đón kịp.
“Tin lực” đó là các thông tin về khoa học giáo dục mầm non mà các gia đình hoặc những người hiểu biết trong cộng đồng mang đến cho nhà trường.
Sự phát triển của thông tin ngày nay đa dạng và diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Các cô giáo mầm non cũng là những công dân, đội ngũ này cũng cần phải được nâng cao hiểu biết chung để có thái độ công dân đúng đắn về nghiệp vụ chuyên môn sư phạm mầm non.
Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú cho mục tiêu này, nếu nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả.
d) Xây dựng cơ chế hợp lý để gắn kết các nhà trường mầm non và nhà trường phổ thông, gắn kết các cơ quan, các cơ sở sản xuất, các đoàn thể xã hội theo mục tiêu nâng cao hiệu quả giáo dục mầm non.
Sự phát triển các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân khiến ngày nay ở bất cứ một vùng lãnh thổ cũng có mạng lưới nhà trường của Hệ thống giáo dục Quốc dân.
Các nhà trường này dù đa dạng về hình thức: Công lập, ngoài công lập song đều chịu sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong mối liên hệ tương tác với nhau.
Trường mầm non có nhiệm vụ chuẩn bị cho sản phẩm của mình thích ứng vào lớp 1 của trường phổ thông. Như vậy, là trường mầm non có mối liên hệ chặt chẽ với trường tiểu học trên địa bàn.
Trường mầm non cũng có mối liên hệ gián tiếp với các nhà trường khác trên địa bàn. Ngoài ra nhà trường còn có các mối liên hệ với các đoàn thể chính trị xã hội khác trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương.
Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện hiệu quả các mục tiêu xã hội hoá giáo dục là điều rất cần thiết.
Các nhà trường mầm non trên cùng một địa bàn trước hết phải phối hợp với nhau thông qua sự điều phối chung của bộ phận chuyên môn ở cấp trên là phòng giáo dục để tạo ra cơ chế phối hợp với các thiết chế xã hôị chính trị khác trên địa bàn nhằm huy động sự tài trợ của cộng đồng, tránh các sự chồng chéo, trùng lặp lấn sân nhau, gây ra các hiệu quả tiêu cực.
1.5. Quản lý xã hội hoá giáo dục mầm non
Quản lý xã hội hoá giáo dục mầm non đặt trên cơ sở phương pháp luận của quản lý và giáo dục học mầm non.
Phương pháp luận quản lý có nhiều cách tiếp cận, song cách tiếp cận cơ bản nhất là tiếp cận chức năng và tiếp cận mục tiêu. Tiếp cận chức năng đòi hỏi phải bao quát tối thiểu năm vấn đề sau:
1.5.1. Kế hoạch hoá- Bất cứ chương trình xã hội hoá giáo dục mầm non nào của nhà trường cũng phải đưa vào chu trình kế hoạch hoá.
Chu trình này quán triệt các yêu cầu:
- Phân tích được tình hình, nêu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường về công tác xã hội hoá; phân tích được khó khăn, thuận lợi của nhà trường về công tác xã hội hoá.
- Xác định được các nhu cầu trong xã hội hoá
- Vạch ra được mục tiêu trong xã hội hoá
- Cụ thể hoá thành các nhiệm vụ cần tiến hành.
- Gắn nhiệm vụ vào trục thời gian.
1.5.2. Tổ chức thực hiện
- Phân công, phân nhiệm các mục tiêu nhiệm vụ đề ra ứng với các tổ chức con người cụ thể có trong trường.
- Phát hiện được các nguồn lực cần huy động
- Tổ chức huy động được nguồn lực
- Phân phối nguồn lực huy động được theo các đơn vị mà nhà trường hình thành.
1.5.3. Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối
- Chỉ dẫn mọi thành viên trong đơn vị thực hiện các công việc đề ra về xã hội hoá giáo dục.
- Điều phối, điều chỉnh các nhiệm vụ để công việc tiến hành nhịp nhàng.
Nếu nhiệm vụ có khối lượng quá lớn mà năng lực thực hiện bình thường thì phải hạ bớt khối lượng hay yêu cầu.
Nếu nhiệm vụ có khối lượng còn thấp so với khả năng công việc thì phải bổ sung nhiệm vụ.
1.5.4. Kiểm tra
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, đối chiếu kết quả đạt được so với yêu cầu đặt ra để xem công việc đề ra đã đạt kết quả đến mức nào.
Nên có một sự đánh giá qua việc lượng hoá kết quả (Định lượng kết quả qua các phép đo hiện hành như chiều cao, cân nặng, phát triển của trẻ, sự cải tiến về về chất lượng và số lượng của đội ngũ; sự cải tiến về chất lượng và số lượng của cơ sở vật chất sư phạm nhà trường).
1.5.5. Thông tin
Thông tin là thể nền của quản lý. Không có thông tin, không thể thực hiện các mục tiêu của quản lý nói chung và quản lý xã hội hoá giáo dục nói riêng một cách có kết quả.
Những dòng thông tin phục vụ cho công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non bao gồm:
Thông tin về sự phát triển của các cháu (Phát triển thể lực, trí lực, tâm lựctheo các số đo về tâm sinh lý lứa tuổi).
Thông tin về gia đình các cháu (Gia cảnh và các thông số khác của đời sống gia đình).
Thông tin về đội ngũ nhà trường
Thông tin về cơ sở vật chất sư phạm của nhà trường.
Thông tin về chương trình và việc thực hiện chương trình.
Thông tin về các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ sở sản xuất, các nhà trường có liên quan đến trường.
Tổng hợp các dòng thông tin trên giúp cho cấp quản lý nhà trường đề ra các yêu cầu xã hội hoá giáo dục phù hợp với mục tiêu phát triển nhà trường và năng lực thực tế của nhà trường.
Chương II
Phân tích thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn quận hai bà trưng hà nội
2.1. Khái quát về giáo dục của Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng nằm về phương nam của thành phố Hà Nội. Đây là Quận đang trong quá trình đô thị hoá và phát triển.
Diện tích : 14,65 km2
Số phường : 25 phường
Số dân : 42 vạn dân
Năm 2004 một phần của Quận chuyển về quận mới nên:
Diện tích mới: 10,09 km2
Số phường : 19 phường
Số dân : 32 vạn dân
Quận Hai Bà Trưng có nhiều cố gắng phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh có sự phát triển hài hoà. Năm 2005 kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên 14%, chiếm 37 % trong quá trình sản xuất trên địa bàn Quận, trên 20% giá trị của cả thành phố.
Quận tích cực thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo và đấu tranh giảm các tệ nạn xã hội.
Quận đã hỗ trợ cho các tổ chức gia đình, cá nhân tự tạo việc làm cho mình và cộng đồng thông qua 237 dự án với 18,34 tỷ đồng vốn vay từ Quỹ Quốc gia, 6 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân. Quận ủy áp dụng nhiều biện pháp khác như dạy nghề, bố trí sắp xếp địa điểm bán hàng…tạo điều kiện tự giới thiệu giải quyết việc làm cho 36.141 lao động.
Cuộc vận động xoá đói giảm nghèo đã được xã hội hoá thông qua các phường, dòng họ, cộng đồng. Các tổ chức chính trị xã hội đã quyên góp trên 2 tỷ đồng vào “Quỹ vì người nghèo”, qua đó giúp các hộ nghèo tự nâng cao đời sống, vượt nghèo. Đến nay đã giảm 1.497 hộ nghèo và hoàn thành xoá đói giảm nghèo đối với hộ gia đình thuộc diện chính sách. Các trường hợp cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mô côi, người tàn tật được quan tâm xem xét hưởng trợ cấp và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Thực hiện các chính sách đối với người có công với Cách mạng: Quận rất quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các hoạt động "Đền ơn, đáp nghĩa" đến mọi tầng lớp nhân dân.
Quận đã tặng 3.478 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số tiền 705,6 triệu đồng.
Sự nghiệp giáo dục được quan tâm phát triển toàn diện. Quận đã chú trọng tập trung cho mục tiêu phát triển bền vững tiểu học. Hiện đã có trên 70% số học sinh tiểu học 2 buổi/ngày.
Chỉ tiêu phổ cập phổ thông trung học đạt trên 70%. Quận đã đầu tư nâng cấp trung tâm dậy nghề của Quận để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Quận đã tập trung xây dựng mô hình các trường công lập và trường ngoài công lập đạt chất lượng cao như trường Ngô Gia Tự, trường Mầm non Bách Khoa.
Phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" không ngừng phát triển và đi vào chiều sâu. Chất lượng giáo dục trong các trường được nâng lên rõ rệt trong thời kỳ đổi mới giáo dục.
Số lượng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi hàng năm ở mỗi ngành học đều tăng, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học luôn luôn giữ vững ở mức cao và ổn định.
Môi trường sư phạm các nhà trường ngày càng được cải thiện, trường lớp ngày càng khang trang sạch đẹp hơn.
2.2. Thực trạng giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng
2.2.1. Giáo dục mầm non ở Hà Nội
Khi phân tích giáo dục mầm non của quận Hai Bà Trưng, cần có cái nhìn bao quát về giáo dục mầm non của toàn Thành phố Hà Nội.
Nhà trẻ: Tổng số nhà trẻ và nhóm trẻ là: 996, đã huy động được 21.636 cháu, chiếm 16,7% trong số cháu từ 1- 3 tuổi.
Trường mầm non: có 336 trường.
Trong đó có 130 trường mầm non công lập, số còn lại là các trường ngoài công lập.
Riêng khu vực nông thôn có 119 trường đều là các trường ngoài công lập. Có 27 trường đạt hiệu quả.
Tổng số cháu được huy động ra trường mầm non là 96.722 cháu đạt tỷ lệ 82.3% số cháu trong độ tuổi mầm non.
Riêng các cháu 5 tuổi là 35.840 cháu, chiếm 96,8% số cháu trong độ tuổi 5 tuổi.
Hà Nội có thành tựu lớn về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở tuổi mầm non.
Hiện nay, tổng số trẻ khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 1.167 cháu.
Hà Nội đã huy động học hoà nhập cho trẻ khuyết tật được 756 cháu, đạt 64,8%.
Hà Nội rất chú ý đến việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: thể hiện rõ nét là nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổng số trẻ mầm non được tổ chức ăn tại trường: 84.904 cháu chiếm 87,8%
Số cháu suy dinh dưỡng hiện chỉ còn 7.016 cháu chiếm tỷ lệ 6,2% của cả nước. Đó là một tỷ lệ rất thấp so với các tỉnh thành khác.
Hà Nội làm tương đối tốt việc phối hợp với các ban ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và của các Bộ ngành về công tác phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức các hội thi Bé khoẻ, Bé ngoan, ….. dinh dưỡng, tiêm chủng, tháng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các nhà trường mầm non.
2.2.2 Giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng
Nằm trong bối cảnh chung của Hà Nội, giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng có sự phát triển tốt so với các quận huyện trong toàn thành phố.
Mẫu giáo: Toàn Quận có 7 trường mẫu giáo
Tổng số 172 lớp
Trong đó có 140 lớp công lập và 32 lớp ngoài công lập
Trong 32 lớp ngoài công lập có 21 lớp do tư nhân quản lý.
Quận đã huy động được 7.014 cháu ra lớp đạt trên 80% số cháu trong độ tuổi.
Nhà trẻ:
Toàn Quận có 60 nhóm trẻ:
Công lập 43 nhóm
Ngoài công lập 17 nhóm
Quận đã lập được 1.803 cháu ra nhóm đạt trên 17,5% cùng độ tuổi
Công tác duy trì số lượng đã trở thành nền nếp. Ngay từ những tháng hè các trường đã báo cáo kế hoạch tuyển sinh với lãnh đạo Phường và Hội đồng giáo dục của phường. Thông qua tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư vận động đưa trẻ tới lớp; đồng thời tạo khung cảnh sư phạm, môi trường sạch đẹp để thu hút các bé yêu thích tới trường. Các trường đều quản lý chặt chẽ công tác số lượng các cháu phải nghỉ học, từ đó nhà trường đều liên hệ với gia đình để tìm hiều nguyên nhân và có kế hoạch giúp đỡ gia đình sớm cho cháu đến lớp học.
Nhờ đó số lượng cháu ra lớp tăng, những cháu thuộc diện suy dinh dưỡng đã được khắc phục. Thể hiện qua bảng thống kê phân loại sức khỏe sau:
Nội dung
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Tổng số trẻ
1.136
1.803
6.078
7.014
Số trẻ được cân
1.136
1.803
6.078
7.014
Đạt %
100%
100%
100%
100%
Kênh A
1.015
1.756
5.494
6.901
Nội dung
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đạt %
89,4%
97,4%
90,4%
98,4%
Kênh B
110
43
541
108
Đạt %
9,7%
2,4%
8,9%
1,54%
Kênh C
11
3
43
4
Đạt %
0,9%
0,2%
0,7%
0,06%
2.2.3. Giáo dục mầm non Quận Hai Bà Trưng - mạng lưới các nhà trường
Trường mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng có mặt tại tất cả các phường hoặc trực thuộc vào các xí nghiệp.
Các trường công lập:
Trường mầm non công lập Bách Khoa
Trường mầm non công lập Đồng Tâm
Trường mầm non công lập Hoa Phượng
Trường mầm non công lập Hoa Thuỷ Tiên
Trường mầm non công lập Lạc Trung
Trường mầm non công lập Lê Quý Đôn
Trường mầm non công lập Minh Khai
Trường mầm non công lập Nhà Máy dệt 8/3
Trường mầm non công lập Nguyễn Công Trứ
Trường mầm non công lập Ngô Thì Nhậm
Trường mầm non công lập Quỳnh Lôi
Trường mầm non công lập Quỳnh Mai
Trường mầm non công lập Trương Định
Trường mầm non công lập Vĩnh Tuy
Trường mầm non công lập Hải Châu
Trường mầm non công lập Tam Thiên Mẫu
Trường mầm non công lập May Thăng Long
Trường mầm non công lập Tuổi Hoa
Trường Việt Bun, một dạng trường ngoài công lập (trước đây gọi là bán công) đặt trên địa bàn Quận nhưng do Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội quản lý. Đây là một trường khá hiện đại của đất nước.
Ngoài ra có các trường tư thục:
- Tư thục mầm non Hướng Dương
- Tư thục mầm non Hoa Sữa
- Tư thục mầm non Chíp Chíp
- Nhóm trẻ tư thục đường phố
- Nhóm trẻ khối cơ quan xí nghiệp.
Như vậy trên đại bàn Quận Hai Bà Trưng có mạng lưới giáo dục mầm non như sau:
- Tổng số trường là: 22
- Tổng số lớp là: 239
Trong đó nhà trẻ có 82 lớp và mẫu giáo có 157 lớp.
- Tổng số cháu đi học là: 9.047 cháu
Trong đó nhà trẻ có 2.131 cháu và mẫu giáo có 6.915 cháu.
- Tổng số cô nuôi dạy là: 482 cô
Trong đó cô nuôi dạy trẻ có 162 cô và cô giáo dạy mẫu giáo có 220 cô.
(Nguồn thống kê năm học 2005 - 2006 của Phòng giáo dục đào tạo Quận Hai Bà Trưng).
2.3. Thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng.
a) Để đánh giá được thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, học viên đã tìm hiểu các văn bản của Đảng bộ Quận, của Phòng giáo dục Quận, hồ sơ của các nhà trường.
Văn bản quan trọng là Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIII (2005 – 2010) được tiến hành vào tháng 10/2005.
Các văn bản của Phòng giáo dục - đào tạo Quận về tình hình giáo dục mầm non các năm học trong thời kỳ đổi mới và năm học vừa kết thúc: Năm học 2005 - 2006.
b) Học viên cũng đã tiếp xúc với các nhà trường phát phiếu thăm dò về nhận thức công tác xã hội giáo dục mầm non, các nội dung mà nhà trường tiến hành xã hội hoá giáo dục mầm non, phân tích mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện xã hội hoá giáo dục mầm non trên phạm vi nhà trường và trên địa bàn toàn Quận.
Phiếu thăm dò đã trưng cầu ý kiến về các biện pháp để tăng cường xã hội hoá giáo dục mầm non trên toàn Quận và trong từng nhà trường.
Qua sự khảo sát thực tiễn học viên rút ra một số nhận xét sau:
2.3.2. Những hoạt động xã hội hoá giáo dục mầm non mà Quận và Nhà trường đã thực hiện
a) Quận đã có những biện pháp khẩn trương khi thực hiện Quyết định số 161/TTg và Kế hoạch 55/kh-ub của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Phổ biến tinh thần các văn bản quan trọng này tới các ngành, cơ quan và nhân dân các phường.
Quyết định 161/2002/QĐ-TTg do Thủ tướng ban hành ngày 15/11/2002 đề cập tới Chính sách giáo dục mầm non trong tình hình đổi mới. Tiếp đó là Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT của Bộ giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ngày 24/2/2003 nhằm hiện thực hoá tinh thần Quyết định 161 của Thủ Tướng.
Ngày 26/11/2003, Thành phố Hà nội đã ban hành Kế hoạch số 55 để triển khai khi việc thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ - TTg.
Trên tinh thần các văn bản quan trọng này, Quận Hai Bà Trưng đã có sự quán triệt và có nhiều cố gắng triển khai xuống các phường, các trường mầm non trong toàn Quận. Những kết quả tích cực được thể hiện ở một số điểm như sau:
- Đại đa số cán bộ giáo viên và nhân dân đã có nhận thức sâu sắc hơn về vị trí vai trò của giáo dục mầm non trong Hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương khi xây dựng và triển khai các kế hoạch chung đều đã lưu ý đến kế hoạch phát triển giáo dục mầm non.
Xây dựng trường lớp, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, công tác chăm sóc giáo dục trẻ được chú ý nhiều hơn.
Tuy nhiên trong khâu nhận thức vẫn chưa đồng đều ở cấp chỉ đạo. Nếu người lãnh đạo là cán bộ giáo dục trưởng thành lên thì có nhận thức tốt, song nếu người lãnh đạo là cán bộ các ngành khác thì nhận thức chưa thật sâu sắc. Có một thực tế là do nhiệm kỳ của cấp phường, quận hai năm một lần cán bộ chủ chốt được bầu lại hay bổ nhiệm lại nên hầu như việc nâng cao nhận thức phải là một quá trình liên tục.
Những nội dung Quyết định 161 và Kế hoạch 55 lại rất phong phú không phải cứ một lần truyền thông là cán bộ cơ sở nắm được ngay. Đó là chưa kể về năng lực của người truyền thông. Nếu không có phương pháp giải thích rõ ràng thì tác dụng cũng còn hạn chế.
Dù sao phải nhận định khi quán triệt các văn bản chỉ đạo nêu trên, Quận Hai Bà Trưng đã có sự nhạy bén truyền thông kịp thời tới các đối tượng cần thiết trong phạm vi Quận quản lý. Về đến cấp trường thì mỗi nhà trường lại cô đọng nội dung để truyền thông lại cho cha mẹ của trẻ.
Có một sự thuận lợi là Hà Nội sau khi có các văn bản 161 và 55 đã ban hành các chỉ thị riêng cho hợp với hoàn cảnh địa phương.
Quyết định số 01/2005/QĐ-UB ngày 5/1/2005 qui định tổ chức và hoạt động của trường mầm non bán công.
Văn bản số 438/HD-CSGD&ĐT/NV/TC ngày 11/10/2004 hướng dẫn thực hiện việc thành lập trường mầm non bán công; chuyển trường mầm non công lập sang mô hình bán công.
Liên Sở DG&ĐT, Tài chính, Nội vụ đã trình Thành phố về chế độ thu - chi trong các loại hình trường mầm non và ra qui định tạm thời.
Liên Sở DG&ĐT, Tài chính, Nội vụ đã đề xuất một số chế độ chính sách cho giáo viên mầm non bán công và hướng dẫn thực hiện.
Uỷ Ban nhân dân Thành phố ra văn bản chỉ đạo xoá phòng học cấp 4 ở ngành học mầm non vào năm 2006.
Các văn bản này kịp thời được truyền thông tới các trường. Có một điều hiện nay đang gây lúng túng cho các trường bán công vì hiện nay theo Luật giáo dục 2005 sẽ không tồn tại loại hình trường này trong tương lai. Các trường bán công sẽ phải chuyển sang loại hình trường công lập tự hạch toán hoặc trường dân lập, tư thục....Tuy nhiên, lộ trình cho sự chuyển này như thế nào thì chưa rõ ràng nên Quận Hai Bà Trưng sẽ có nhiều thách thức khi thực hiện chủ trương này của Nhà nước.
b) Sự tham gia của cộng đồng cho phát triển trường mầm non
Như đã trình bày ở phần trên, Quận Hai Bà Trưng là quận có trạng thái phát triển giáo dục mầm non ở mức tốt trong các quận nội thành.
Số trẻ ra lớp trường vượt chỉ tiêu so với mục tiêu đề ra.
Mặc dù so với một số quận khác mức thu nhập của nhân dân chưa cao, trình độ dân trí còn chưa đồng đều. Nhưng hầu tất cả các điểm dân cư trong toàn Quận đều có trường lớp mầm non ngay cả trong những ngày khó khăn.
Trường mầm non ở phường Bách Khoa (Nơi có trường Đại học Bách Khoa), Trường mầm non ở phường Đồng Tâm (Nơi có Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học xây dựng), Trường mầm non của Nhà máy dệt 8/3 nhiều năm liền là các trường mầm non tiên tiến xuất sắc của Thành phố. Tại các trường này cũng đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm giáo dục tốt, kinh nghiệm quản lý tốt.
Điểm đặc biệt của các trường này là sự huy động được nhân dân, cộng đồng dân cư trong phường (Do trình độ dân trí thuận lợi) để phát triển nhà trường. Trường mầm non ở khu Nhà máy dệt 8/3 có thiết kế tương đối hiện đại, đi đầu trong quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa.
ở các cơ sở này có sự gắn bó 3 mặt:
Xã hội hóa
Chuẩn hóa
Hiện đại hóa
Tuy nhiên, do địa bàn Quận rất đa dạng thành phần dân cư, một số khu dân cư làm chưa thật tốt vấn đề này. Ví dụ: Khu xóm liều Thanh Nhàn, khu của trường mầm non Sao Sáng tọa lạc.
Điều dễ nhận thấy nơi nào dân trí còn thấp thì còn nhiều khó khăn cho việc phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.DOC