MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Phạm vi nghiên cứu 1
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Bố cục của báo cáo 2
PHẦN I 3
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3
1. Lý luận chung về thơ và tác động của thơ đối với con người 3
1.1. Định nghĩa và đặc trưng thơ 3
1.2. Tác động của thơ đối với con người 4
2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5
2.1. Đặc điểm ngôn ngữ trẻ em 5
2.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các thời kỳ 6
2.3. Vai trò của thơ ca đối với nhận thức và phát triển ngôn ngữ trẻ 7
3. Lý luận về từ vựng 8
3.1. Quan điểm về từ 8
3.2. Từ đơn 10
3.3. Từ ghép 10
3.4. Từ láy 11
PHẦN II 13
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGÔN NGỮ THƠ PHẠM HỔ 13
1. Đặc điểm thơ Phạm Hổ 13
1.1. Hệ thống đối tượng miêu tả 13
1.2. Nghệ thuật thơ Phạm Hổ 15
1.2.1. Bút pháp miêu tả 15
1.2.2. Hình thức hỏi đáp 16
1.2.3. Thể thơ 17
1.2.4. Độ dài của các bài thơ 17
2. Khảo sát từ vựng 19
2.1. Số lượng từ 19
2.2. Vấn đề nghĩa của từ 20
2.3. Phân loại từ theo phạm trù định danh 22
2.4. Phân loại từ dựa vào cấu tạo 23
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3788 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên sự thay đổi trật tự này cũng còn phụ thuộc và chịu sự chi phối của qui tắc từ , cho phép từ này có thể hoặc không thể thay đổi trật tự các yếu tố trong từ ghép.Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập so với ý nghĩa của các tiếng trong từ ghép có tính chất tập hợp, khái quát hơn. Chính ý nghĩa khái quát ấy là một trong những điểm làm cho từ ghép đẳng lập khác với từ ghép chính phụ.
Từ ghép chính phụ là từ ghép trong đó thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, trong đó thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn các từ: tàu hỏa, cà chua, dưa hấu, xanh lè, là những từ ghép chính phụ. Xét về tính chất, từ ghép chính phụ do quan hệ chính phụ sinh ra nên trật tự của nó là trật tự cố định, không dễ thay đổi.Ví dụ “hải quân” không thể đảo ngược trật tự thành “quân hải”. Về mặt ngữ nghĩa, nếu các tiếng cấu tạo từ ghép có cùng tính chất thì nghĩa của thành tố chính qui định ý nghĩa chung của toàn tổ hợp, nghĩa của thành tố phụ có vai trò thu hẹp phạm vi nghĩa của thành tố chính (ví dụ:: tàu hỏa, cỏ gà). Trong trường hợp, các tiếng có tính chất khác nhau, thì nghĩa của thành tố chính quyết định nghĩa của cả từ, ví dụ từ “thí điểm”.
Nhận diện từ ghép không phải là một vấn đề đơn giản đối với trẻ. Chính vì thế, với nhận thức lý luận về từ ghép như vậy, sẽ giúp ta lựa chọn chính xác những từ ghép trong thơ Phạm Hổ làm phong phú thêm vốn từ vựng cho các em.
3.4. Từ láy
Nếu phương thức tổ hợp các tiếng dựa trên mối quan hệ về nghĩa cho ta các từ ghép, thì phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy(còn gọi là từ kép láy, từ láy âm). Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về từ láy như sau:
“Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy. Đó là phương thức láy toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết(với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi,thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa.”. [4;40]
GS.Nguyễn Thiện Giáp đã định nghĩa về từ láy:
“Ngữ láy âm là đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay sự lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có.Chúng vừa có sự hài hòa về mặt ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả”.[3;86]
Các định nghĩa trên, đã chứng tỏ một điểm chung trong quan niệm của các nhà Việt ngữ học về từ láy. Họ đều lấy tính chất giống nhau ỏ một mức độ nào đó về mặt âm tiết trong cấu tạo từ là cơ sở để nhận diện về từ láy. Từ láy trong tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng còn có loại ba tiếng. Trong đó láy hai tiếng là loại tiêu biểu cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt. Một số nhà ngôn ngữ học không nói đến tính chất lặp mà còn nói đến sự biến đổi (còn gọi là đối) trong từ láy. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (ví dụ như: người người, ngành ngành) sẽ không thể trở thành từ láy được. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy bao gồm: từ láy hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi), láy ba tiếng và từ láy bốn tiếng. Trong từ láy đôi có láy hoàn toàn và láy bộ phận. Từ láy hoàn toàn là những tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tố như: ầm ầm, ào ào, oang oang, chiêm chiếp. Từ láy bộ phận là những từ láy có sự khác nhau hoặc ở âm đầu hoặc ở âm chính, thanh điệu bao giờ cũng trùng nhau. Ví dụ như: lún phún, lúng túng, ngô nghê. Trong tiếng Việt hình thức láy ba, láy tư không nhiều, thậm chí nhiều trường hợp được xây dựng trên cơ sở các từ láy đôi bộ phận .
Việc sử dụng các từ láy là rất hữu ích cho trẻ. Bởi lẽ, trong cách nói năng hay miêu tả, từ láy sẽ góp phần làm cụ thể hóa đối tượng chúng ta muốn con trẻ hướng đến. Không những thế, còn làm tăng vốn từ cho các em, tăng khả năng phát âm và tăng khả năng nhận thức cho các trẻ.
PHẦN II
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGÔN NGỮ THƠ PHẠM HỔ
1. Đặc điểm thơ Phạm Hổ
1.1. Hệ thống đối tượng miêu tả
Bất cứ một ngành nghệ thuật nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo, bởi lẽ sự khắc nghiệt của thời gian không cho phép những tác phẩm không có “cái tôi”, không có dấu ấn, được tồn tại. Thi ca cũng là một trong số những ngành nghệ thuật luôn đòi hỏi sức sáng tạo từ những ngòi bút. Sáng tác thi ca đã khó, nhưng viết thơ cho thiếu nhi còn khó hơn. Thế giới của các em phong phú, luôn đầy ắp những bất ngờ thú vị, tâm hồn các em luôn khao khát hướng ra thế giới muôn màu sắc bên ngoài. Viết thơ cho thiếu nhi là một mảnh đất màu mỡ cho những ai yêu thích con trẻ cầm bút. Nhưng điều tưởng chừng rất dễ ấy lại khó thực hiện biết bao. Bởi lẽ nhận thức, suy nghĩ của trẻ còn hạn chế, làm thế nào để trẻ chấp nhận, yêu thích những sáng tác của mình điều ấy phụ thuộc vào tài năng người nghệ sỹ. Thơ cho thiếu nhi có nhiều, nhưng đứng được với thời gian, con số ấy không nhiều. Phạm Hổ nhà thơ đã dành cả cuộc đời mình để đem lại niềm vui cho các em - là một trong số ít những nhà thơ mà tiếng thơ của ông có ảnh hưởng khá lớn đến các em thiếu nhi.
Chúng tôi đã tiến hành khẻo sát 104 bài thơ vioết cho thiếu nhi của Phạm Hổ và nhận thấy cả một thế giới phong phú đa dạng biết bao đang hiện dần ra trước mắt mình. Này đây là “ngôn ngữ bạn ồn ào”, “ngôn ngưqx người bạn im lặng”, “này đây là chú vịt bông” rất đỗi dễ thương, này đây là “những người bạn nhỏ” xinh xắn, rồi sau đó là cả một không gian rộng với đất nước Việt Nam tươi đẹp, với những người “em thích em yêu”. Ngòi bút giản dị nhưng tinh tế của Phạm Hổ đã cung cấp cho các em những hiểu biết giản dị và cơ bản nhất về thế giới vạn vật xung quanh. Đó là thế giới của các loài quả như: quả "Khế", quả "na", quả dứa...,các loài vật đáng yêu "gà con và quả trứng", "Ngỗng và vịt"... Đến với thơ Phạm Hổ các em như được bước vào một không gian rực rỡ sắc màu, tràn ngập âm thanh. Nghệ thuật mô phỏng âm thanh tự nhiên đã làm cho không gian trong thơ Phạm Hổ đầy chất sống. Trẻ thơ tiếp xúc với thế giới xung quanh bằng các giác quan của mình, các em lắng nghe, quan sát, sờ mó, để được thấy, được biết, được hiểu và ghi nhận những âm thanh, những hình ảnh từ thế giới bên ngoài vào trong tâm hồn mình. Phạm Hổ hiểu được điều đó và ông đã bước những bước chân với những nhịp tuyệt vời để đưa vào trong thơ mình những âm thanh sống động của cuộc sống đó là cách tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất tới giác quan của trẻ nhỏ. Qua đó các em có thể nghe thấy rất nhiều tiếng động tiếng kêu, hình dung được nhiều động, tác hành động được miêu tả trong bài. Đây là tiếng "ấm và chảo", kia là tiếng còi tí...te,tí...te của "Xe chữa cháy".
Thơ Phạm Hổ không chỉ tái hiện một thế giới mới lạ với vô vàn điều lý thú trước mắt các em nhỏ, mà thơ ông còn đáp ứng những mong muốn, nhu cầu tình cảm của các em khi đến với thơ. Trẻ nhỏ đọc thơ Phạm Hổ, yêu thích thơ ông bởi lẽ thơ Phạm Hổ đã đáp ứng đúng nhu cầu tình cảm, những mong muốn của các em khi đến với thơ. Những yếu tố bất ngờ ngộ nghĩnh và hóm hỉnh đã giúp cho nhà thơ truyền đạt trọn vẹn thông điệp của mình đến với các em. Trẻ nhỏ luôn làm cho chúng ta bị bất ngờ bởi lối suy nghĩ và tư duy riêng của chúng. Vốn sống của các em còn ít ỏi, có những điều tưởng như giản đơn đối với chúng ta nhưng trẻ cũng chưa hiểu được, và nếu có hiểu, chúng hiểu theo cách riêng của chúng. Đôi khi những suy nghĩ đó còn sai lầm, đi ngược với quy luật thông thường. Sự hóm hỉnh, ngộ nghĩnh và đầy chất bất ngờ ấy xuất hiện trong thơ Phạm Hổ khi mọi trật tự logic thông thường đôi lúc biến mất, cũng như lời trẻ nhỏ nhiều khi không cũng không có chỗ cho sự logic tồn tại. Này đây là cảnh cả đàn gà con nhao nhao trả lời "Ngủ rồi đấy ạ" khi nghe gà mẹ hỏi "đã ngủ chưa đấy hả". (Bài "Ngủ rồi").
Những cảm nhận ngây thơ, những hiểu biết hồn nhiên, những suy nghĩ trong sáng ấy ai cũng đã từng trải qua một lần và sẽ không trở lại lần thứ hai, nên đến với thế giới viết cho thiếu nhi trong thơ Phạm Hổ, dường như trong mỗi chúng ta đều thêm yêu trẻ, tâm hồn mỗi người như trở nên trong sáng hơn, tinh khiết hơn, nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Trong thế giới của các em chúng ta sẽ tìm lại được những cái mà trong cuộc sống hôm nay, ở thế giới người lớn này chẳng thể nào tìm thấy được. Tạo ra những yếu tố bất ngờ, hóm hĩnh và ngộ nghĩnh Phạm Hổ đã làm phong phú và giàu có thêm thế giới tuổi thơ của các em. Một cách vô tình ông đã thực hiện những bài học trực quan lý thú và đáng ghi nhớ cho các em hiểu hơn thế giới con người và xã hội.
1.2. Nghệ thuật thơ Phạm Hổ
1.2.1. Bút pháp miêu tả
Thơ Phạm Hổ mở ra trước mắt các em một thế giới phong phú, tràn đầy sức sống của thiên nhiên, tạo vật. Những âm thanh, màu sắc, hình ảnh tươi mới đó đến với các em một cách tự nhiên bởi lẽ Phạm Hổ đã miêu tả chúng bằng bút pháp chân thực, nhưng vẫn không làm mất đi sự sinh động. Đọc thơ ông, trẻ có thể hình dung được đối tượng mà nhà thơ miêu tả, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thơ Phạm Hổ đã kích thích trí tưởng tượng trẻ nhỏ. Đối với những đứa trẻ đã nhìn thấy sự vật đó, thì những câu thơ của Phạm Hổ một lần nữa khắc sâu vào trí nhớ các em phạm trù khái niệm mà từ miêu tả. Ví dụ, bài thơ “Củ cà rốt” (trong “Những người bạn nhỏ”) . Nhà thơ đã giúp các em nhận diện được từ màu sắc bên ngoài “lá xanh”, “củ đỏ” cho đến cachs chúng nảy nở, phát triển:
… “lớn nhỏ
Bên nhau
Đất đội
Ngập đầu
Nhảy lên…”
Thêm một nét đặc sắc trong bút pháp miêu tả đấy là cách Phạm Hổ đặt các đối tượng cụ thể vào một hệ thống đề tài chung nhất định. Điều này vừa làm rõ đối tượng miêu tả, vừa làm tăng khả năng liên hệ giữa cái cụ thể với cái chung của đứa trẻ.
Các tập thơ trong “Tuyển tập Phạm Hổ” có những cái tên rất đáng yêu: “Bạn trong vườn”, “Những người bạn im lặng”, “ Những người bạn ồn ào”… Những bài thơ trong mỗi tập thơ đều nhằm mục đích làm rõ hơn tính chất được nêu ra trong tên các tập thơ này. Nói đến “Bạn trong vườn”, Phạm Hổ miêu tả những chú gà con, cây na, cây ổi, cây khế... Nói đến những người bạn im lặng là các em nhớ ngay đến cái chổi, cái thước, cái rế, cái cầu chì hay chỉ cần nghe thấy tiếng máy khâu, tiếng bay gấp gáp của các trực thăng, các em biết ngay đó là “ những người bạn ồn ào”. Điều quan trọng không chỉ thể hiện ở sự khéo léo, tinh tế của Phạm Hổ khi sắp xếp các đối tượng theo từng chủ điểm, mà quan trọng hơn là ông đã tăng khả năng tư duy và liên hệ của trẻ nhỏ với thực tế theo một trường liên tưởng nhất định. Chẳng hạn nói đến “ vườn” là các em biết có những loại cây nào, những con vật nào trong vườn. Cách miêu tả này của Phạm Hổ cũng phù hợp với quy luật phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Đặt đối tượng miêu tả trong một hoàn cảnh cụ thể với những từ ngữ cụ thể gắn với những đặc trưng của mỗi đối tượng sẽ giúp cho các em có thể vận dụng vào giao tiếp một cách thành thạo và chính xác. Từ đó, việc học từ và nhớ nghĩa của từ cũng trở nên đơn giản hơn.
1.2.2. Hình thức hỏi đáp
Tất cả những giá trị nội dung trong thơ Phạm Hổ đã được truyền đạt đến các em bằng một hình thức thơ đa dạng. Thơ Phạm Hổ không chỉ dạy cho các em những hiểu biết ban đầu về thế giới xung quanh mà còn dạy cho trẻ những điều hay lẽ phải. Những bài học ấy được thể hiện khéo léo thông qua hình thức những cuộc trò chuyện, những lời hỏi đáp của trẻ với người lớn. Trẻ em lớn dần lên và tiếp xúc rộng hơn với thế giới xung quanh và lần đầu tiên được bước chân vào thế giới nhiều màu sắc như vậy đứa trẻ nào chẳng lạ lẫm. Tất nhiên chúng sẽ đặt ra muôn vàn câu hỏi: “cái này là cái gì”, “tại sao lại như thế”, “như thế để làm gì”…Phong Lê từng có nhận xét: “ Trước thế giới bao la ngày càng rộng mở lý thú, các em hăm hở mà băn khoăn trước muôn vàn câu hỏi, không thể tính cả cuộc đời có bao nhiêu câu hỏi?” Phạm Hổ đã lắng nghe những câu hỏi của trẻ thơ, giải đáp những thắc mắc của các em bằng cách riêng của ông. Không có những lý thuyết khô khan chỉ có những câu hỏi ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ và những câu trả lời cũng không kém phần hồn nhiên; Bới lẽ Phạm Hổ đã cảm nhận thế giới bằng trực giác và trí tưởng tượng rất đỗi hồn nhiên, bay bổng của trẻ thơ. Những câu hỏi ấy có khi được thể hiện trực tiếp trong cuộc đói thoại giữa 2 nhân vật ("Lúa và gió"), có khi chúng lại được thể hiện thông qua việc mượn giọng của nhân vật thứ ba ("Thuyền và cá", "Bàn tay như búp non"...)
1.2.3. Thể thơ
Tiến hành khẻo sát 104 bài thơ chúng tôi thấy các thể thơ Việt Nam đã được vận dụng triệt để. Trong đó: thơ hai chữ ba bài (củ cà rốt, thước, mưa), thơ ba chữ 4 bài (Bắp cải xanh, na, ổi, một ông trăng), thơ lục bát một bài ( sầu riêng) chiếm số lượng lớn trong thơ Phạm Hổ là các thể loại 3, 4, 5 chữ. Thậm chí có bài là sự kết hợp của thơ 3 chữ, 4 chữ…chẳng hạn bài “Bông hoa gì bạn hỡi”. Việc vận dụng nhiều thơ vào trong sáng tác của mình như vậy Phạm Hổ đã tạo ra sự đa dạng phong phú về nhịp điệu. Những câu thơ mang âm hưởng đồng dao, dân ca phù hợp với tâm lý rộn ràng, vui tươi của con trẻ. Thậm chí âm hưởng của những bài thơ 4 chữ còn gọi cho chúng ta nhớ đến những bài vè những bài hát vui chơi của trẻ em khi xưa:
“Nghé hành nghé hẹ
Nghé chả theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn…”
1.2.4. Độ dài của các bài thơ
Qua 9 tập thơ chúng tôi khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng từ ngữ của nhà thơ rất phóng khoáng. Có những bài thơ có độ dài ngắn, số lượng từ ngữ rất ít (Bài "Mắt"), nhưng cũng có những bài thơ dài, số lượng câu nhiều, số lượng từ được sử dụng trong bài thơ cũng khá lớn. Bài thơ “ Gà con và quả trứng” (trích trong tập thơ “ Bạn trong vườn”) dài 102 câu, sử dụng 356 từ hay bài “ Đôi dép thần kỳ” ( trích tập “Chú vịt bông”) dài 71 câu, sử dụng 292 từ... có thể coi là những ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng một lượng từ khá lớn trong sáng tác của Phạm Hổ. Sự khác nhau về độ dài mỗi câu thơ, số lượng câu từ trong mỗi bài không phải là một sự ngẫu nhiên. Mỗi bài thơ viết về một đề tài khác nhau, do vậy, không thể gò ép số lượng câu trong vài vào một cái khuôn nhất định. Nhưng điều quan trọng là do đối tượng tiếp nhận chi phối. Thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi ở các lứa tuổi khác nhay, vì vậy dung lượng của mỗi bài thơ không giống nhau.Vì nhận thức của các em ở mỗi lứa tuổi là khác nhau... do vậy, hướng đến đối tượng tiếp nhận nào thì bài thơ phải có sự tương ứng trong cách cấu tạo đoạn thơ cũng như sử dụng từ ngữ.
Mục đích của các sáng tác viết cho thiếu nhi đấy là tăng cường khả năng hiểu biết về cuộc sống cho trẻ nhỏ, tăng vốn từ ngữ và từ đó bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Nhưng làm thể nào để có thể thực hịên điều này một cách hiệu quả, thì lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự tinh tế trong cảm nhận, trong cách viết của mỗi tác giả. Phạm Hổ không chỉ là một nhà thơ, mà dường như ông còn là một nhà tâm lí tài năng, khi ông tỏ ra là người có khả năng hiểu được tâm lí trẻ. Điều này thể hiện ở ngòi bút thơ Phạm Hổ. Nếu ai đã từng đọc và yêu thơ Phạm Hổ chắc chắn sẽ nhận thấy trong thơ Phạm Hổm từ ngữ rất giản dị khi miêu tả các đối tượng. Những từ ngữ này không xuất hiện một cách khô cứng như trong giao tiếp của người lớn, mà nó được dùng theo tâm lí trẻ em ví dụ: âm thanh của tiếng máy khâu chạy lại được nhà thơ biến thành một lời hứa “ Sắp xong rồi! Sắp xong rồi”, miêu tả cái máy bay nhà thơ ví nó như một “con chim sắt” lớn, Nhà thơ còn nhân hóa cả những sự vật tưởng như vô hồn của thiên nhiên vì thế mới có “ ngựa cha, ngựa con”, mới có cái nũng nịu đòi bú của chú bê nhỏ. Nghệ thuật nhân hóa ấy đã làm cho các thực thể tưởng vô hồn bỗng trở nên sống động, có những hành động, tính cách như con người vậy. Điều này đã làm cho cảm nhận của các em về thế giới xung quanh trở nên tươi đẹp hơn.
Tiểu kết
Bằng tâm hồn tinh tế nhạy cảm với những xúc cảm trẻ thơ, Phạm Hổ đã tạo cho thơ mình một nét riêng dễ nhận, nét trong trẻo hồn nhiên như tâm hồn con trẻ. Đó không phải là điều mà bất kỳ nhà thơ nào cũng làm được. Không chỉ là một nhà thơ, Phạm Hổ còn giống như một người họa sỹ bằng nét bút tài hoa vẽ lên từng bức tranh: Bức tranh về loài cây, loài quả tràn đầy nhựa sống, bức tranh về thế giới con vật đáng yêu rồi những con người “em yêu em thích” là mẹ, là chị, cho đến mỗi bức tranh rộng lớn về đất nước Việt Nam xinh đẹp... Để rồi từ những bức tranh riêng lẻ đó ông mở ra một thế giới phong phú, nhiều màu sắc trước mắt các em. Ông đã chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng của các em bay cao hơn trong thế giới muôn vàn màu sắc và âm thanh. “Trẻ em lớn lên, cùng với việc tiếp xúc vứi con người, các em còn tiếp xúc với cả một thế giới tự nhiên kỳ diệu. Phải lâu lắm các em mới hiểu hết và tiếp xúc với những cảnh ngộ, những nỗi niềm và số phận con người”. (Vũ Đình Minh- thiên nhiên trong thơ viết cho thiếu nhi). Vậy thì hãy đặt bàn tay các em vào những bàn tay rộng lớn hơn mà chứa chan lòng nhân ái, hãy dẫn dắt những bước đi chập chững ban đầu của các em vào cuộc đời, hãy để tâm hồn còn trong trắng và mong manh như thủy tinh của các em đến với thế giới tươi đẹp này. Những câu thơ giản dị, âm điệu vui tươi rộn ràng ấy sẽ mãi còn ngân lên trong lòng các em.
2. Khảo sát từ vựng
2.1. Số lượng từ
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 104 bài thơ trong “Tuyển tập Phạm Hổ” . Nhà thơ đã sử dụng 4743 từ. "Bắt đầu từ thời kỳ 2 tuổi trở đi, trẻ nhanh chóng học nắm vốn từ trong tiếng mẹ đẻ. Vốn từ của trẻ tăng lên hàng ngày. Hầu như mỗi ngày trẻ lại học nắm được một số từ ngữ mới. Nếu như lúc 2 tuổi trẻ sử dụng được khoảng 500 từ, thì đến 2,5 tuổi có đến 1000 từ và 3 tuổi có khoảng 2000 từ.[7,90]. Số lượng từ ngữ của trẻ ngày càng tăng lên qua các thời kỳ. Bắt đầu tuổi đến trường, vốn từ của trẻ chẳng những được cung cấp trong quá trình giao tiếp hàng ngày mà còn được bổ sung một cách có bài bản qua hệ thống sách vở. Theo phân tích và thống kê, “ số lượng từ mà Sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 cung cấp cho các em là 9361 từ, trong đó Sách giáo khoa lớp 1 cung cấp cho các em 2052 từ, lớp 2 là 3198 từ và lớp 3 là 4111 từ .” [8, ].
Với 4743 từ đã sử dụng trong 104 bài thơ như vậy, thì những bài thơ của ông không chỉ phù hợp với các em nhỏ lứa tuổi mầm non, mẫu giáo mà còn thực sự bổ ích ngay cả với những học sinh tiểu học. Bởi lẽ, theo thời gian cùng với sự thay đổi về mặt sinh lí là sự thay đổi về mặt tư duy và trí tuệ. Vỡ thế, không chỉ vốn từ của các em tăng lên mà khả năng hiểu được nghĩa của từ của các em cũng được mở rộng. Đặc biệt là những bài thơ của Phạm Hổ, mỗi bài thơ đều hướng đến một đối tượng cụ thể cho nên từ ngữ rất dễ hiểu và phù hợp với tâm lí con trẻ.
2.2. Vấn đề nghĩa của từ
Phần lớn các từ ngữ trong thơ Phạm Hổ đã khảo sát đều là những từ chỉ sự vật, hoạt động, hiện tượng quen thuộc với thường ngày. Có những sự vật thường ngày chung nhất cho tất cả các em như cái “giường”, cái “đình”, “dao và kéo”. Cũng có những sự vật thường ngày rất quen thuộc với trẻ em nôgn thôn, đọc lên đã thấy không khí của ruộng đồng, làng mạc, ví dụ như hình ảnh ngộ nghĩnh của “chú bò tìm bạn”, “bê đòi bú”, “ngựa con”… hay khu vườn xanh mướt với các loại cây quả “bắp cải xanh”, “củ cà rốt”. Cũng có sự vật thường ngày rất quen thuộc với trẻ em thành phố như “nhà tập thể”… Tất cả những đối tượng này đều được miêu tả với ngôn từ trong sáng, giản dị, không hề tồn tại một nét nghĩa xấu nào làm ảnh hưởng đến đầu óc non nớt của trẻ. Trong 104 bài thơ chúng tôi khảo sát, chỉ có 02 bài có sự xuất hiện sự chuyển nghĩa của từ, trong 102 bài thơ còn lại các từ đều xuất hiện với tư cách từ đơn nghĩa.
Ngay trong phạm vi 102 bài thơ có tính chất đơn nghĩa như vậy, cũng không hoàn toàn thống nhất, mà chúng còn có sự phân loại. Có những bài thơ chỉ một nghĩa đơn thuần, ví dụ những bài thơ miêu tả các loại quả như quả “dứa”, quả “khế”, quả “na” hay những bài thơ mang tính chất truyền dạy cho các em những bài học đầu tiên trong cuộc đời. Ví dụ “nói điều hay”, “ban tay như búp lan”…. Tính chất đơn thuần về nghĩa thể hiện ở chỗ các từ ngữ sử dụng trong bài đều nhằm mục đích miêu tả, làm nổi rõ tính chất, đặc điểm của một đối tượng cụ thể. Điều này có ảnh hưởng tích cực đối với nhận thức của trẻ nhỏ, vì qua cách miêu tả cụ thể của Phạm Hổ, khi đi vào thực tế, các em có sự nhận thức chính xác, đầy đủ về vật thể.
Cũng trong phạm vi 102 bài thơ có tính chất đơn nghĩa, còn xuất hiện những trường hợp nội hàm chỉ có một nghĩa nhưng đối tượng thuộc vào ngoại diên của khái niệm đó lại khá rộng.
(Ví dụ: bài “Thuyền và cá”). Phạm Hổ dạy cho các em biết:
“Thuyền đi trên nước
Ta nói: thuyền trôi
Cá đi trong nước
Ta bảo : cá bơi.”
Nhưng sau này khi tiếp xúc nhiều hơn với thực tế các em sẽ nhận ra nhiều đối tượng, nhiều thực thể thoả mãn những tính chất vừa được nêu ra trong bài thơ. Ví dụ, sau này khi nói “đi trên nước”, không chỉ có thuyền mà các em cũn biết thờm nhiều loại phương tiện khác, cũng như các em sẽ biết thêm tên nhiều loại cá khác nhau. Như vậy, qua 102 bài thơ hoa có tính chất đơn nghĩa này, nhà thơ đã cung cấp cho các em nhỏ những cách hiểu, khái niệm cơ bản ban đầu làm vốn cho nhận thức của các em về sau.
Trong 9 tập thơ viết riêng cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chỉ có 02 bài thơ xuất hiện sự chuyển nghĩa của từ . Có thể lấy bài thơ “Na” làm mọt ví dụ trong cách sử dụng từ ngữ có hiện tượng chuyển nghĩa của Phạm Hổ.
“Na non xanh
Mũi loắt choắt
Na mở mắt”.
Hay trong bài thơ “Mặt” cũng có hiện tượng chuyển nghĩa tương tự: “xe có mắt đèn/chân người: mắt cá/mắt chim hình tròn/mắt người hình lá.
Có lẽ các em sẽ thắc mắc không hiểu “ Na mở mắt” nghĩa là như thế nào. Liệu đó có phải là đôi mắt thông thường - một cơ quan thị giác có chức năng để nhìn như các em vẫn thường được nghe, vẫn thường được biết hay không? Lúc này rất cần sự giải thích của người lớn để giúp trẻ nhỏ hiểu được “mắt na”, “mắt chân” nghĩa là như thế nào. Điều thú vị là không phải tác giả tạo ra sự chuyển nghĩa với dụng ý nghệ thuật, mà nhằm giải thích sự chuyển nghĩa của từ “mắt na”, “mắt chân” trong thực tế. Đây chỉ là một hiện tượng chuyển nghĩa trong vô vàn những hiện tượng chuyển nghĩa mà các em sẽ còn gặp sau này. Nó là biểu hiện cho tính chất đa nghĩa của từ.
Như vậy, Phạm Hổ không chỉ làm giàu thêm vốn từ cho các em mà còn làm giàu thêm khả năng hiểu các mặt nghĩa khác của từ cho trẻ, nó giúp các em làm quen với những tình huống khác nhau của cùng một từ. Từ đó các em có thể nhận biết một cách toàn vẹn, sau sắc về sự đa dạng, phong phú đến kì diệu của ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây cũng chính là tiền đề đầu tiên và cơ bản giúp cho các em có thể hoà nhập linh hoạt với cộng đồng giao tiếp xã hội.
2.3. Phân loại từ theo phạm trù định danh
Xét về mặt nghĩa định danh, đối tượng mà lượng từ trong thơ Phạm Hổ phản ánh cũng rất đa dạng, phong phú. Chúng tôi đã tiến hành thống kê tỉ lệ phần trăm phạm trù định danh chính trong thơ Phạm Hổ như sau:
Nội dung
Số lượng từ
Tỉ lệ
Từ chỉ động vật
124
2,6%
Từ chỉ thực vật
189
4,0%
Từ xưng hô
Từ chỉ bộ phận cơ thể
Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên
125
2,63%
Từ chỉ số lượng
87
1,83%
Từ chỉ thời gian
71
1,5%
Từ chỉ tính chất, trạng thái, màu sắc
Từ bảng thống kê trên chúng ta rút ra kết luận những đối tượng mà thơ Phạm Hổ nhắc đến phần lớn thuộc khung phạm trù nội dung cơ bản của từ. Trong đó các từ Phạm Hổ đã trang bị, cung cấp cho các em những từ ngữ cơ bản và kiến thức cần yếu nhất về cuộc sống, để từ đó làm thành những bước đệm vững chắc giúp các em hòa nhập vào môi trường xã hội. Những từ ngữ ấy lại được đặt trong một văn cảnh cụ thể, trong những cấu trúc cụ thể…. Hay nói cách khác những từ ngữ này khi xuất hiện đều gắn với một đối tượng nào đó thuộc một chủ điểm nhất định. Trong giao tiếp giữa người lớn với trẻ con, người lớn thường giải thích về vật này điều kia, tức là người lớn giúp trẻ nhận thức về mối quan hệ nhất định giữa các sự vật và hiện tượng. Trong thực tế của việc giao tiếp với trẻ, người lớn thường cố gắng xây dựng các văn cảnh cụ thể, có đối chiếu so sánh nhằm giúp cho đứa trẻ dễ dàng hơn trong việc nhận biết sự vật, hiện tượng. Nói cách khác trong giao tiếp với người lớn, đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với mối quan hệ giữa các đối tượng của thế giới khách quan. Hơn nữa, khoảng từ 2,5 tuổi trở đi, trẻ có khả năng quan sát đồng thời nhiều hiện tượng và các hành động kế tiếp nhau, nhận biết được ở các mức độ khác nhau về mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh.
2.4. Phân loại từ dựa vào cấu tạo
Chúng tôi đa tiến hành thống kê số lượng từ đơn, từ ghép, từ láy mà nhà thơ đã sử dụng và thu được kết quả như sau:
Từ loại
Số Lượng
Tỉ lệ
Ví dụ
Từ đơn
4017
84,7%
Từ ghép
628
13,2%
Từ láy
98
2,0%
Qua bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy trong thơ Phạm Hổ chiếm phần nhiều là từ đơn, từ ghép chiếm một tỉ lệ vừa phải, còn từ láy chiếm tỉ lệ thấp, hầu như không đáng kể. Có những bài thơ chỉ hoàn toàn là từ đơn, không có một từ ghép nào:
“Mẹ, mẹ ơi cô bảo
Đ Đ Đ Đ Đ
Thuyền đi trên nước
Đ Đ Đ Đ
Ta nói: Thuyền trôi
Đ Đ Đ Đ
Cá đi trong nước
Đ Đ Đ Đ
Ta bảo cá bơi”
Đ Đ Đ Đ
(Thuyền và cá)
Cũng có những bài thơ xuất hiện cả từ đơn, từ láy, từ ghép tuy nhiên sự xuất hiện này là không đáng kể.
“ Thỏ con múa đẹp
G Đ Đ
Nên được quay phim
Đ Đ G
Hôm nay thấy mình
G Đ Đ
Mưa trên màn ảnh
Đ Đ G
Thỏ con ngẩn ngơ
G L
Quay hỏi bạn bè
Đ Đ G
Mình với thỏ kia
Đ Đ Đ Đ
Thỏ nào thật nhỉ”
Đ Đ Đ Đ
(Thỏ được quay phim)
Bài thơ có trên 26 từ, song chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nn01t (3).doc