Đề tài Bước đầu nghiên cứu môi trường lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 4

1.1. Tổng quan về môi trường lao động 4

1.1.1. Môi Trường: 4

1.1.1.1.Khái niệm chung về môi trường. 4

1.1.1.2.Các thành phần của môi trường. 5

1.1.1.3.Vai trò của môi trường : 6

1.1.2.Môi trường lao động 7

1.1.2.1. Khái niêm: 7

1.1.2.2. Tại sao phải nghiên cứu môi trường lao động? 8

1.1.3. Ô nhiễm môi trường lao động 9

1.2. Môi trường lao động trong ngành xây dựng 10

1.2.1. Đặc điểm của môi trường lao động trong ngành xây dựng. 10

1.2.2. Ô nhiễm môi trường trong ngành xây dựng 10

1.2.2.1. Tình hình ô nhiễm bụi 10

1.2.2.2. Tình hình ô nhiễm tiếng ồn. 12

1.2.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm: 13

1.2.2.4. Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường ngành xây dựng tới người lao động. 13

1.2.3 Kinh nghiệm cải thiện môi trường lao động 14

1.2.3.1 Biện pháp giảm tại nguồn. 14

1.2.3.2 Tái chế tái sự dụng chất thải 15

1.2.3.3 Biện pháp xử lý cuối đường ống. 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG & XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 17

2.1. Tổng quan về công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng. 17

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty. 17

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 18

2.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động của công ty: 18

2.1.2.2 Chức năng của công ty 18

2.1.2.3 Phạm Vi sản xuất kinh doanh của công ty 18

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 20

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 20

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 22

2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý Doanh nghiệp 23

2.1.4. Tình hình sản xuất- kinh doanh của Công ty 24

2.1.4.1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24

2.1.4.2. Tình hình sản xuất- kinh doanh của Công ty 28

2.1.5. Chiến lược phát triển của công ty 30

2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trưòng lao động tại công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng 32

2.2.1 Tình hình ô nhiễm bụi : 32

2.2.2. Tình hình ô nhiễm tiếng ồn 33

2.3. Các giải pháp cải thiện môi trường lao động tại công ty 34

2.3.1 Giải pháp chống bụi 34

2.3.2 Giải pháp chống nóng: 35

2.3.3. Các phương án chăm sóc sức khoẻ người lao động được áp dụng tại công ty. 35

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỚI SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 36

3.1. Ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khoẻ người lao động 36

3.1.1 Ảnh hưởng của bụi: 36

3.1.2 Ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung 37

3.1.3. Ảnh hưởng của thay đổi công nghệ tới sức khoẻ người lao động 38

3.2. Ảnh hưởng của môi trường lao động tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 41

3.2.1. Ảnh hưởng tới năng suất lao động 41

3.2.2. Ô nhiễm môi trường làm tăng chi phí sản xuất 42

3.3. Kiến nghị giải pháp cải thiện môi trường lao động 44

3.3.1 Giải pháp luật pháp chính sách: 44

3.3.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức 44

3.3.3. Đổi mới công nghệ 45

KẾT LUẬN 46

 

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu môi trường lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình cũng đang còn tồn tại và gây ra những bệnh nghề nghiệp như điếc.Công nhân tiếp xúc lâu với tiếng ồn thường cảm thấy đau và mệt mỏi. Không những thế điều kiện làm việc, sinh hoạt của công nhân xây dựng thường diễn ra ngoải trời.Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của công nhân. Do đặc thù của nghành xây dựng, nên công nhân thường phải ở tại các công trường, tại đây công nhân dựng lán trại để ở, các lán trại này thường là nơi ở tạm bợ co điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. Vào mùa đông các lán trại thường ẩm thấp, kèm theo là chăn màn không được gặt dũ thường xuyên nên tạo ra nhiều muỗi. Vào mùa hè, các lán trại thường rất nóng nực và khó chịu.Hơn nữa sau một ngày làm việc nặng nhọc, vất vả các công nhân không thể ngủ do nóng ảnh hưởng sức khoẻ lµm giảm năng suất lao động. 1.2.3 Kinh nghiệm cải thiện môi trường lao động Mục tiêu hoạt động của bắt cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường là tối đa hoá lợi nhuận,một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp là ô nhiễm môi trường lao động. Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ tạo ra các chi phí cho xã hội, mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho vấn đề này.Thêm vào đó là những áp lực về phía xã hội, cộng đồng và chính quyền buộc các doang nghiệp phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Những lựa chọn kinh tế đạt mục tiêu quản lý môi trường mà các doanh nghiệp có thể tiến hành để giảm thiểu chất thải, tăng hiệu quả sản xuất . 1.2.3.1 Biện pháp giảm tại nguồn. Những phương thức mà doang nghiệp tiến hành như thay đổi nguyên liệu thô cho đầu vào sản suất cải thiện dây truyền sản suất nhằm giảm hoặc loại bỏ sự sinh ra chất thải trong quá trình sản suất. Để thực hiện được nội dung này về mặt kỹ thuật người ta phải tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩn (LCA) theo quy trình 4 bước, bắt đầu bổ sung- khởi đầu, kiểm kê, tác động và cải thiện. Bao gồm việc nhận dạng và định dạng năng lượng do nguyên liệu xây dựng, chất thải môi trường, đánh giá tác động tới môi trường và cải thiện môi trường. Hình thức này hướng tới mục tiêu sản phẩm đầu ra không đổi, thậm chí còn tăng, nhưng sẽ giảm nguyên liệu đầu vào và giảm chất thải. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sẽ tăng lên và cải thiện môi trường lao động . 1.2.3.2 Tái chế tái sự dụng chất thải Đây là biện pháp được ưa chuộng trong các biện pháp giải quyết chất thải vì nó giúp tiết kiệm nguyên liệu và giảm lượng nguyên liệu bị đổ bỏ sau đó.Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích do tái chế mang lại thì ở những nước có trình độ công nghệ lạc hậu sẽ phần nào tăng thêm mức độ tác động tới môi trường do tái chế gây ra. Điều này thấy rõ nhất là tại các làng nghề truyền thống tái chế sắt thép như Đa Hội, tái chế giấy Dương ổ (Bắc Ninh ), tái chế nhựa và túi ni lông tại xã Minh Khai,Như Quỳnh… Do chất thải do có thể tái chế hay tái sử dụng mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thu của mình thông qua việc bán hoặc sử dụng lại chất thải, nghĩa là gián tiếp làm giảm chi phí trong hoạt động sản xuất. 1.2.3.3 Biện pháp xử lý cuối đường ống. + Xử lý nội vi :hay còn gọi là xử lý tại chỗ trong hàng rào của doanh nghiệp, chi phí cho việc àm này gồm xây dựng lò thiêu đốt, bãi chôn lấp, xử lý vật lý, xử lý hoá học, xử lý nước thải, tái chế, tái lọc các chất thải dầu mỡ. + Xử lý ngoại vi : Hay còn gọi là xử lý bên ngoài hàng rào của doanh nghiệp. Những chi phí này bao gồm lò thiêu,tái chế, phục hồi, tái sử dụng, bãi chôn lấp và các nhà máy chất thải thành phố. Đối với doang nghiệp thường phải trả một khoản chi phí chi dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc xử lý chất thải cuối cùng đường ống thường chi phí tốn kém, phần nào đạt hiểu quả môi trường nhưng tăng chi phí cho doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG & XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 2.1. Tổng quan về công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng. 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty. Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng Tên giao dịch quốc tế: Song hong construction development and import export join company (viết tắt: SHODEX) Giám đốc hiện tại: Ngô Quang Hào Địa chỉ công ty: Số 245 Đường Nguyễn Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội ĐT: 04-6340442 FAX: 04-6336648 Tài khoản: 21110000037856 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Công ty cổ phần phát triển và xuất nhập khẩu Sông Hồng là công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng Công ty cổ phần phát triển và xuất nhập khẩu sông hồng được thành lập vào năm 1999 tiền thân là chi nhánh của công ty xây dựng và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng Đến năm 2004, theo quyết định số 847/QĐ - HĐQT ngày 28/09/2004 về việc chuyển chi nhánh Công ty xuất khẩu và xây dựng thành Công ty phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Sau gần hai năm hoạt động và phát triển đến ngày 11/01/2006 Bộ xây dựng ra quyết định số 52/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty phát triển và xuất nhập khẩu sông hồng thành Công ty cổ phần phát triển và xuất nhập khẩu Sông Hồng (Trong đó: Cổ phần nhà nước là 2.400.000.000 chiếm 40% vốn điều lệ, cổ phần bán cho các thể nhân, pháp nhân khác là 3.600.000.000 chiếm 60% vốn điều lệ). 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 2.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động của công ty: Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tồn tại, phát triển, sinh lời theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tuân thủ pháp luật Các cổ đông của công ty cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm Vi số vốn góp vào công ty. Mở rộng lĩnh vực xây lắp, sản xuất, kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, bảo đảm lợi ích cá nhân người lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước. 2.1.2.2 Chức năng của công ty Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp xây dựng. Sản xuất các mặt hàng như chè, đá ... Kinh doanh dịch về khách sạn, lữ hành ... 2.1.2.3 Phạm Vi sản xuất kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh của công ty Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, nền móng hạ tầng kỹ thuật, thi công lắp đặt đường dây cao thế, hạ thế, lắp đặt trạm biến thế. Tư vấn thiết kế, giám sát thi công công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội ngoại thất. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và bất động sản. Dịch vụ cho thuê trụ sở, văn phòng làm việc và nhà ở, khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác. Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm. Thi công lắp đặt thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, gia công, lắp đặt thiết bị trong ngành công nghiệp, thủy lợi, giao thông và dân dụng. Kinh doanh dịch vụ hàng hóa tiêu dùng, trung tâm thương mại. Kinh doanh than, nhiên liệu, chất đốt, vận tải, bốc xếp vật tư, vật liệu xây dựng và các hàng hóa khác. Khai thác chế biến nông lâm sản và thực phẩm, đồ gỗ dân dụng và công nghiệp, các loại quặng phục vụ luyện gang thép, chế tạo lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử, kết cấu thép. Nạo sông hồ, kenh rạch, cảng sông và cảng biển, phun cát san lấp tôn tạo mặt bằng. Sửa chữa các loại phương tiện vận tải thủy. Khai thác và chế biến đá các loại, sản xuất và kinh doanh thép các loại. Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, nông lâm sản và thực phẩm, các loại hàng hóa mà công ty kinh doanh, xuất khẩu lao động. Sản xuất và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Khi cần thiết, đại hội đồng cổ đông quyết định việc chuyển đổi hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của công ty phù hợp với năng lực thực tế doanh nghiệp và quy định vủa pháp luật. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty được tổ chức một cách khoa học, hiện đại, từng bộ phận là một mắt xích quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động đến nhau. Từng bộ phận có chức năng, nhiệm vu riêng và được điều hành bởi đại hội đồng cổ đông. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty HĐ Cổ đông Đội xây dựng số 5 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 1 Chi nhánh phía nam Phòng thị trường Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật xây dựng Phòng tài chính Phòng kế hoạch đầu tư Phòng tổ chức hành chính Phó giám đốc phụ trách KD&XNK Phó giám đốc phụ trách xây lắp Phó giám đốc phụ trách sản xuất Giám đốc công ty Hội đồng quản trị công ty 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Đại hội đồng cổ đông: là pháp nhân hoặc cá nhân sở hữu một hoặc nhiều cổ phần công ty Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Lập chương trình công tác và phân công các thành viên thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động của công ty Giám đốc công ty: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quyết định các công việc thuộc phạm Vi quản lý chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Công ty về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ giao dịch của Công ty. Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty, quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế, các vấn đề tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao. Các phó giám đốc Công ty: Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về công việc được giao. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo các hoạt động sản xuất của công ty, xí nghiệp, lên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phó Giám đốc phụ trách xây lắp có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch của các đội công trình, quản lý chỉ đạo các hoạt động xây lắp các công trình công nghiệp cũng như dân dụng mà công ty thi công. Có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ mới, nghiên cứu thị trường, hướng dẫn và kiểm tra các phòng ban, xí nghiệp về các mặt kỹ thuật, xây lắp. Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và xuất nhập khẩu được giám đốc ủy quyền phụ trách các hoạt động kinh doanh và đối ngoại của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chỉ đạo các hoạt động về các lĩnh vực kinh tế, thống kê tài chính, vật tư vận tải, công tác đối ngoại. Ngoài ra còn có các phòng, ban có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý Doanh nghiệp Hệ thống bộ máy quản lý của Công ty cổ phần phát triển và xuất nhập khẩu Sông Hồng được tổ chức rất khoa học, giúp cho nhà lãnh đạo Công ty nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra quyết định chính xác và kịp thời. Là Công ty cổ phần hạch toán kinh tế độc lập, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng: Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, tiếp theo là phó Giám đốc, dưới là các phòng ban, dưới nữa là chi nhánh, xí nghiệp. Đây là một cơ cấu tối ưu hạn chế được những nhược điểm trong quản lý điều hành Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung toàn Công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các Giám đốc xí nghiệp và trưởn các phòng ban các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu và đề xuất biện pháp giải quyết. Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ Công ty là quan hệ hướng dẫn thực hiện trong phạm vi chức năng, quyền hạn đã quy định. Các bộ phận trong Công ty có trách nhiệm phối hợp, đề xuất biện pháp giải quyết cho Giám đốc, phó Giám đốc Công ty nếu vấn đề có liên quan giữa các phòng, không đùn đẩy công việc hay trách nhiệm cho phòng khác khi vấn đề giải quyết vượt quá phạm vi chuyên môn của mình. - Các máy móc trang thiết bị chuyên dụng được sử dụng với hiệu quả cao. Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu quản lý trực tuyến trên 2 cấp độ: Cấp công ty, cấp chi nhánh; cấp xí nghiệp 2.1.4. Tình hình sản xuất- kinh doanh của Công ty 2.1.4.1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Hoạt động xây lắp: Xây lắp là hoạt động chính của công ty. Các công trình xây dựng của công ty được thực hiện với quy trình, giai đoạn nghiêm ngặt, mang tính khoa học . Quy trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp Giai đoạn chuẩn bị thi công Giải phóng mặt bằng Lập kế hoạch nhân công, vật tư, thiết bị Giai đoạn thi công Thực hiện xây thô Xây hoàn thiện Giai đoạn hoàn thiện (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005) Giai đoạn chuẩn bị thi công: Các đội trực tiếp nhận quyết định giao việc của Công ty như nhận mặt bằng, HĐKT, BVTC, bản vẽ BPTC tổng thể, dự toán hoặc đơn giá khoán từ phòng kế hoạch đầu tư của Công ty để bổ sung và hoàn chỉnh. Lập dự trù vật tư, dự trù máy và thiết bị thi công, dự trù nhân lực và tiến độ cung ứng Lập chi tiết các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường Lập kế hoạch vốn Kiểm tra hiện trường: Các mốc trắc địa, tình hình giải phóng mặt bằng, tình hình điện nước phục vụ thi công, các tuyến giao thông và khu vực tâp kết vật tư. Chủ nhiệm công trình chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra và giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, tài liệu cho các cán bộ giúp việc Giai đoạn thi công: Giai đoạn này thực hiện theo những bước công nghệ do phòng kỹ thuật lập, quy trình thực hiện cho từng công trình được làm theo đúng kế hoạch đã lập ra Chỉ đạo triển khai, hướng dẫn theo dõi công việc được giao, phổ biến biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho từng người lao động Ghi nhật ký công trình theo tiến độ thi công, tập hợp tình hình thi công các hạng mục công trình về các vấn đề: Tiến độ công trình; chất lượng; công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường; các yêu cầu đảm bảo chất lượng và tiến độ do phía chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát cung cấp Vật tư thiết bị, máy móc, thiết bị thi công được chuyển về công trình Công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường được đảm bảo bằng các kế hoạch do cán bộ phụ trách an toàn lao động và vệ sinh môi trường và chủ nhiệm công trình phổ biến Kiểm tra và tiếp nhận vật tư, thiết bị làm theo qui định của công trường Giai đoạn hoàn thiện: Là giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp Kiểm tra, nghiệm thu công việc Cán bộ kỹ thuật kiểm tra công việc của các đội( tổ) nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu sửa chữa ngay. Khi các đội( tổ) hoàn thành trọn vẹn công việc thì cán bộ kỹ thuật tiến hành nghiệm thu; nếu đạt yêu cầu thì cho phép tiến hành công việc tiếp theo hoặc bàn giao công việc cho tổ khác trong dây chuyền sản xuất. Nếu chưa đạt yêu cầu thì đưa cách xử lý và yêu cầu xử lý ngay. Lập hồ sơ hoàn công sau khi hoàn thành toàn bộ công trình. Chủ nhiệm công trình tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu thi công công trình đặc biệt là nhật ký công trình và các bản nghiệm thu giai đoạn để lập hồ sơ hoàn công và chuẩn bị tài liệu cho tổng nghiệm thu. Xem xét toàn bộ công trình căn cứ trên hồ sơ hoàn công, Nếu khác thiết kế (oặc có khối lượng phát sinh) thì đã được cấp thẩm quyền phê duyệt chưa? Các biên bản nghiệm thu giai đoạn, các chứng chỉ thí nghiệm vật tư, chứng chỉ kiểm tra công trình kèm theo hồ sơ hoàn công đã đạt yêu cầu chưa? Có đảm bảo đầy đủ tính pháp lý chưa? Về nguyên tắc chỉ khi tất cả các lần nghiệm thu giai đoạn đạt yêu cầu thì mới tập hợp hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan là chính. Nếu hồ sơ công trình, hạng mục công trình đã đạt yêu cầu thì lập biên bản bàn giao công trình. - Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại tổng hợp, Công ty là một nhà phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm điện tử gia dụng cao cấp của các hãng danh tiếng trên thế giới. Hiện nay Công ty là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm điện tử gia dụng của tập đoàn toàn cầu danh tiếng NONAN. Các sản phẩm kinh doanh như: Máy phát hiện rò rỉ khí ga Máy sấy quần áo Máy hút bụi không dây Máy mài dao kéo điện tử Máy làm đá siêu tốc Máy tạo OZONE khử độc 2.1.4.2. Tình hình sản xuất- kinh doanh của Công ty Trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có những bước phát triển đáng kể. Mỗi năm hoàn thành hàng chục công trình xây dựng lớn nhỏ trong cả nước, góp phần xây dựng đất nước, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động . Mặt khác hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty cũng có bước phát triển đáng kể, thị trường được mở rộng ra khu vực và thế giới. Bảng 2.3:Tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2005, 2006 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối(%) Doanh thu bán hàng 102.651,355.070 125.915,525.767 23.264,170.697 23 Khoản giảm trừ 258,807.640 276,150.140 17,342.500 7 Doanh thu thuần 102.392,547.430 125.639,375.617 23.246,828.187 23 Gía vốn hàng bán 91.821,925.479 112.021,717.233 20.199,791.754 23 Lợi nhuận gộp 10.570,621.951 13.617,658.384 3.047,036.433 29 Số lao động bình quân 205 200 -5 2,4 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.104,788.691 1.725,663.710 620,875.019 56 Chi phí sản xuất 101.287,758.739 123.913,711.907 22.625,953.168 22 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005,2006) Từ bảng phân tích trên có thể thấy các mặt đã có sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2006 tăng 1.23 lần tương ứng 123% so với năm 2005. Khoản giảm trừ tăng 1.07 lần tương ứng 107% chứng tỏ công ty đã có những biện pháp hữu hiệu để cắt giảm những chi phí không cần thiết tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Như lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2005 đến 2006 đã tăng 1.29 lần tương ứng với 129%. Điều này minh chứng cho việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn trong việc sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho Công ty. Số lao động đã có sự giảm nhẹ trong năm 2006 là 200 người còn năm 2005 là 205 người. Công ty đã tận dụng được nguồn lao động. Phát huy tối đa năng lực của công nhân viên bằng việc sử dụng đúng người đúng việc nên đã giảm bớt phần nào lao động nhàn rỗi dư thừa. Về mặt chi phí sản xuất: Tăng 1.22 lần tương ứng 122% từ năm 2005 đến năm 2006. Đây không phải là do Công ty tận dụng hết nguồn nguyên liệu gây thừa hay lãng phí mà do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị cũng như đào tạo cán bộ quản lý và tay nghề công nhân viên. Ban lãnh đạo Công ty đã có tầm nhìn xa rộng đối với sự phát triển của công ty trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều phát triển.Tuy giá trị sản lượng công trình xây dựng có sự giảm nhẹ nhưng thay vào đó là giá trị các kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhanh, hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ thương mại đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty, thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể và cũng đóng góp một khoản tiền thuế tương đối lớn vào ngân sách nhà nước 2.1.5. Chiến lược phát triển của công ty Là một chi nhánh của Công ty xây dựng sông hồng, công ty đã ngày một phát triển rất nhanh. Có được những thành công đó là nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cán bộ trong công ty đã có những chiến lược rất đúng đắn về thu hút vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ một công ty chuyên về xây dựng đã dần đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, từ xây dựng các công trình dân dụng, các công trình công nghiệp... công ty đã mở rộng sản xuất sang kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thương mại. Trong những năm tới, công ty có những phương hướng, mục tiêu là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty sẽ trở thành một trong những công ty hàng đầu việt nam trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa có uy tín chất lượng cao. Từ những phương hướng đó công ty đã đưa ra những kế hoạch cụ thể khắc phục những khó khăn còn tồn tại đối với từng bộ phận như: Phải xây dựng một cơ cấu tổ chức hoành thiện, đội ngũ lao động phải có đạo đức và tay nghề cao, máy móc thiết bị phải hiện đại, nguồn vốn cung ứng và nguồn lực tài chính luôn đáp ứng kịp thời và phải có sự phân bổ một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất một cách tốt nhất. Ngày nay với sự phát triển rất nhanh của công nghiệp và đặc biệt là sự hội nhập kinh tế của việt nam đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải có sự nỗ lực hết mình để có thể đưa doanh nghiệp mình phát triển. nếu không có sự chỉ đạo đúng đắn, không có những hướng đi phù hợp với xu thế chung thì doanh nghiệp đó sẽ không thể phát triển. Một doanh nghiệp muốn phát triển được, muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp đó phải có uy tín trên thị trường. Một doanh nghiệp thực sự thành công là doanh nghiệp đó phải có hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập, mức sống cao cho người lao động. Muốn có được hiệu quả đó chắc hẳn doanh nghiệp phải thường xuyên chú trọng tới công tác quản lý kinh tế trong doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đối với công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, là một Công ty mới được thành lập,kinh nghiệm sản xuất kinh doanh chưa nhiều, người lao động có trình độ cao còn thiếu; tài sản, nguồn vốn sản xuất kinh doanh còn nhỏ bởi vậy vấn đề thu hút nguồn vốn, lao động tương đồng với vấn đề đảm bảo sự sử dụng nguồn vốn, lao động đó một cách hiệu quả nguồn vốn đó là một vấn đề quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Để nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải nâng cao các chỉ tiêu về doanh lợi, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu... Một vấn đề đặt ra là Công ty cần phải có những giải pháp, kế hoạch cụ thể để thực hiện những mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. 2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trưòng lao động tại công ty CP PTXD&XNK Sông Hồng 2.2.1 Tình hình ô nhiễm bụi : Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Trong các công trường xây dựng nồng độ bụi trong không khí là rất lớn , thường lớn hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép. Ở công ty xây dựng Sông Hồng vấn đề ô nhiễm bụi tại các công trường thi công cũng là vấn đề cần được quan tâm. mặc dù công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm ô nhiễm không khí, nhưng tình hình ô nhiễm vẫn tồn tại tại các công trường mà công ty thi công, nồng độ bụi trong không khí vẫn cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở công trường xây dựng chủ yếu là do trong quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu như xi măng, cát, sỏi,…trong khi vận chuyển vật liệu xây dựngvà thi công xây dựng thì rất khó tránh khỏi thất thoát vật liệu ra môi trường. Các vật liệu xây dựng khi thất thoát ra môi trường một phần bay lơ lửng trong không khí, làm tăng nồng độ bụi trong không khí, gây ô nhiễm không khí(ô nhiễm bụi), làm giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động . Thực tế tại các công trường xây dựng mức độ ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi toàn phần ở đây dao động từ 3,2-36,5(mg/m3) tăng từ 2-20 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi hô hấp tai các công trường xây dựng cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thường dao động từ 3-30(mg/m3). Điều đáng quan tâm ở đây là bụi tại các công trường xây dựng thường chứa hàm lượng SiO2 cao thường dao động từ 2.3-7.2 %. Chất này làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoe người lao động. 2.2.2. Tình hình ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn là các âm thanh có thể dẫn đến một sự tổn hại thích giác hoặc gây độc hại đối với sức khoẻ con người. Tiếng ồn trong ngành xây dựng chủ yếu phát sinh từ nhà máy sản xuất, các công trường xây dựng, từ các phương tiện vận tải,… Trong các cơ sở này âm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ở các công trường xây dựng tiếng ồn chủ yếu do các loại máy móc trong quá trình thi công tạo ra, ở đây các xe có trọng tải lớn chở đất đá làm ô nhiễm tiếng ồn và kèm theo đó là ô nhiễm bụi. Ở các khu vực xung quanh các công trường xây dựng ô nhiễm tiếng ồn là rất lớn , đặc biệt các hoạt động xây dựng thường được tiến hành 24/24 nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân cư xung quanh. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn là do trong quá trình thi công công trình, việc đào đất đá, vận chuyển nguyên, vật liệu được thực hiện bởi các loại máy xuc, máy ủi, các loại phương tiện vận tải có công suất lớn. Mặt khác do đặc thù của ngành xây dựng, phải làm việc 24/24 nên vào buổi tối cũng phải làm việc, ô nhiễm tiếng ồn lại càng lớn. Ô nhiễm tiếng ồn ở các công trường xây dựng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người lao động và dân cư xung quanh công trường xây dựng. Các thiết bị máy móc dùng trong thi công xây dựng như lu rung, đầm r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36630.doc
Tài liệu liên quan