Lời mở đầu 1
Phần nội dung 2
Chương I. 2
Những vấn đề chung về buôn lậu và gian lận thương mại 2
I. kinh tế thị trường - Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại : 2
1. Kinh tế thị trường 2
2. Khái niệm buôn lậu. 4
3. Khái niệm về gian lận thương mại. 6
4. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại 9
II. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại 11
1.Nguyên nhân xuất hiện 11
Chương II. 13
Thực trạng và những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 13
I. Thực trạng về buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam 13
1. Những phương thức và thủ đoạn trong buôn lậu 15
2. Một số hình thức gian lận thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay 17
2.1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của nhà nước 17
2.2. Gian lận thương mại qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu 17
2.3. Gian lận thương mại trong việc khai báo sai số lượng trọng lượng, phẩm cấp của hàng hóa xuất nhập khẩu. 17
2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá. 18
2.5. Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư. 18
2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu. 19
II. Những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại đến kinh tế xã hội nước ta 19
1. Tác động đến các chủ thể kinh tế 19
2. Tác động đến văn hoá xã hội 22
3. Tác động đến chính trị 23
III. Những mặt đã làm được và chưa làm được trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 23
1. Những mặt đã làm được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại . 23
2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 29
Chương III . 34
Một số giải pháp trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 34
I- Các giải pháp cấp Nhà nước. 34
1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống pháp luật. 34
2. Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng tổ chức: 35
3. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính. 36
4. Biện pháp về kỹ thuật nghiệp vụ 37
5. Hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan của các nước trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại. 37
6. Dán tem hàng hoá phải thực sự hiều quả. 38
7. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. 38
8. Cải cách chính sách lương thưởng. 38
9. Phải có những chính sách phát triển kinh tế vùng biên: 38
51 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4153 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính sách thuế của nhà nước
Trong các hoạt động gian lận thương mại có lẽ hành vi gian lận qua lợi dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu là loại hình gian lận đặc thù nhất ở Việt Nam. Vì thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm nhiều sắc thuế gộp lại là thuế quan, thuế doanh thu, thuế phụ thu, thuế thu điều chỉnh bình ồn giá. Nên thuế xuất nhập khẩu của chúng ta thường cao như ô tô du lịch, xe máy, rượi bia hàng điện tử...do thuế suất cao nên sự chênh lêch giữa giá phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực cho các cơ quan kiểm tra kiểm soát nhà nước với lợi nhuận kiếm được do gian lận thương mại là rất lớn. Thuế suất là một trong những lĩnh vực hấp dẫn gian thương, điể hình là trong thời gian gần đây việc khai thác sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu, các gian thương đã tìm mọi cách để biến tướng, gây nhầm lẫn trong khai báo mã hàng để gian lận thương mại trốn thuế.
2.2. Gian lận thương mại qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu
Theo tính toán của chính phủ thất thu thuế qua giá là rất lớn, ước tính thất thu thuế là khoảng 25% trong tổng số thu thuế xuất nhập khẩu. Chống gian lận thương mại qua giá ở nước ta cũng như trên thế giới đang là vấn đề được hải quan các nước đặc biệt quan tâm, vì đây là hoạt động gian lận thương mại tinh vi nhất, khó phát hiện nhất.
2.3. Gian lận thương mại trong việc khai báo sai số lượng trọng lượng, phẩm cấp của hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đây cũng là hình thức gian lận thương mại xuất nhập khẩu khá phổ biến ở Việt Nam. Cácchủ hàng thường lợi dụng chính sách thông thoáng, mở cửa của nhà nước thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành hải quan bằng các biện pháp đơn giản hoá các thủ tục này. do đó đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, giải phóng hàng hoá tại cửa khẩu. Các cửa khẩu với lực lượng có hạn, trình độ cán bộ còn hạn chế trong khi đó lượng hàng hoá luân chuyển qua cửa khẩu ngày càng lớn, các lực lượng hải quan không thể kiểm soát chi tiết từng lô hàng được. đây cũng là nguyên nhân để bọn gian thương lợi dụng bằng các thủ đoạn như khai một phần, khai không đúng.
2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá.
Xác định xuất xứ hàng hoá là vấn đề liên quan đến kỹ thuật phức tạp, có vị trí quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia. Đây là vấn để rất mới mẻ ở Việt Nam. Xuất xứ hàng hoá liên quan đến hai vấn đề chính là: thuế xuất nhập khẩu và chính sách ưu đãi thuế giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau. Từ mối liên quan giữa việc xác định xuất xứ hoặc xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ giả, khai không đúng xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu để trốn thuế.
2.5. Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư.
Theo quy địng của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 18/CP ngày 14/4/1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, máy móc phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh và các nguyên liệu vật tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định. Điều này có nghĩa là với những hàng hoá thuộc loại này Hải quan không cần quan tâm đến giá trị hàng hoá (để tính thuế), và như thế hải quan dễ dàng cho qua các loại hàng hoá này như vậy đã vô hình để bọn gian thương lợi dụng kẽ hở này để tiến hành hành vi gian lận. Qua tiến hành giám định việc khai giá nhập khẩu thiết bị của 12 xí nghiệp liên doanh đầu tư, thì đã có 6 xí nghiệp có hiện tượng nâng giá thiết bị nhập khẩu với giá trị cao so với giá trị thực tế là 14 triệu USD.
2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu.
Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã kí kết. Theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu, hàng thuộc đối tượng này được miễn thuế. Trên cơ sở các hợp
đồng gia công và văn bản cho phép của Bộ thương mại cấp cho các đơn vị sản xuất, Hải quan kiểm tra định mức tiêu dùng nguyên phụ liệu đã nhập cho đến khi kết thúc hợp đồng, phần thừa không dùng hết mới phải nộp thuế. Song trong thực tế có những hợp đồng gia công kéo dài từ 5 dến 10 năm, nguyên phụ liệu nộp vào sản xuất và sản phẩm gia công hoàn chỉnh được xuất khẩu phải thực hiện trong một thời gian dài, bằng rất nhiều chuyến hàng, qua nhiều cửa khẩu. Đây là kẽ hở để các chủ sản xuất lợi dụng. Thủ doạn của bọn chúng là nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng sử dụng để sản xuất thì không hết, đa số phần lớn là bán lại cho các cơ sở sản xuất khác trong nước với giá cao hơn để thu lợi.
Ngoài ra còn rất nhiều thủ đoạn và cách thức mà bon gian lận sử dụng như lợi dụng chính sách và cơ chế hoạt động của thuế,qua hoạt động của văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, gian lận thương mại qua hàng kinh doanh chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng đổi hàng...
Như vậy có thể thấy, gian lận thương mại ở nước ta hiện nay hết sức đa dạng và phức tạp khó kiểm soát với xu hướng ngày càng nhiều các phương thức gian lận tinh vi.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NẠN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA
1. Tác động đến các chủ thể kinh tế
Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại xâm hại đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá. Như ta đã biết: thuế quan là các mức thuế đấnh trên hàng hoá xuất nhập khẩu nhắm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để làm giảm sức cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước hoặc kích thích sản xuất tại nội địa. Vì vậy các hành vi buôn lậu,trốn thuế xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thương mại, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế đã xâm haị đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá.
Buôn lậu và gian lận thương mại gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất trong nước, làm điêu đứng các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại. đối với các người sản xuất trong nước. Việc hàng ngoại tràn ngập thị trường với chất luợng cao hơn giá rẻ hơn, thực sự là mối đe doạ trực tiếp đến tương lai của hàng nghìn công nhân trong các xí nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp mới còn non trẻ. Nguyên nhân là nhữmg xí nghiệp sản xuất trong nước vẫn còn phải nhập một số nguyên phụ liệu, nhiên liệu... và phải nộp thuế nhập khẩu số hàng hoá này. trong quá trính sản xuất ra sản phẩm để đem bán trên thị trường, họ còn phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu. Trong khi hàng ngoại do trốn được thuế nên giá rẻ hơn, vì vậy làm cho hàng nội không tiêu thụ đựơc, dẫn đến đọng vốn, nợ chồng chất rồi đi đến phá sản. đối với doanh nghiệp thương mại do giá cả hàng hoá mua vào cao hơn nên không thể cạnh tranh được với hàng lậu trốn thuế. Những doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ bị những doanh nghiệp kinh doanh trái phép, gian lận trồn thuế cạnh tranh chèn ép không thể phát triển được. Nói về vấn đề này một số doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp đã lên tiếng. Ông Đỗ Quang Chiêu Phó tổng giám đốc Tổng công ty hoá chất Việt Nam cho rằng “sản phẩm của chúng tôi phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu từ bên ngoài, điều này chẳng những thất thu cho ngân sách, thiệt hại đến người tiêu dùng mà còn gây không ít khó khăn cho sản xuất trong nước”. Công ty xe đạp Thống nhất dự tính “mỗi năm có tới 600.000 – 700.000 xe đạp nhập lậu vào nước ta, trong khi trong nước chỉ sản xuất và tiêu thụ được từ 250.000 – 300.000 chiếc. Do hàng nhập lậu, trốn thuế nên giá bán rất rẻ đã nảy sinh một sức ép lớn, một sự cạnh tranh bất bình đẳng trong thị trường, làm cho sản phẩm nội địa không thể tiêu thụ được, gây ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động”.
Buôn lậu và gian lận thương mại là hình thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến mội trường kinh doanh trong nước. Môi trường kinh doanh kà nhân tố tác động mạnh mẽ tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như kích thích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. chính vì vậy khi môi trường đó không còn trong sạch, bất bình đẳng thì nó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Như vậy buôn lậu và gian lận thương mại đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế trong nước.
Không những ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong nước mà buôn lậu và gian lận thương mại còn ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gây ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong báo Văn hoá số 24 ra tháng 12/1999 đã ghi lại lời phát biểu của đại diện công ty Việt Nam – Suzuki: “số lượng xe máy nhập lậu và gian lận thương mại ước lượng bình quân 7- 8 chiếc/năm. Nhu cầu hiện nay là 350.000 chiếc /năm. trong khi các công ty liên doanh hoặc có vốn đầu tư 100% nước ngoài chỉ sản xuất và tiêu thụ được khoảng 23.000 chiếc do bị xe nhập lậu giá rẻ cạnh tranh. Nếu so sánh thì xe nhập lậu chiếm 30% thị phần trong khi năng lực sản xuất của các công ty này là hơn 1 triệu xe. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì liệu nền công nghiệp chế tạo xê máy sẽ đi về đâu”. Thực trạng này còn làm cho thị trường hàng hóa mất ổn định, làm mất cân bằng cục bộ giữa cung và câu, gây tâm lý hoang mang cho các nhà sản xuất trong nước, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng. Với người tiêu dùng, hàng ngoại tràn ngập thị trường với giá rẻ sẽ tạo nên thị hiếu ưa dùng hàng ngoại. Song người tiêu dùng không thấy được nguồn cung của hàng ngoại này là rất bấp bênh do phải trốn thuế gian lận trong qua trình nhập cảnh, và không phải lúc nào cũng trốn thuế được. Do đó trong từng thời kỳ sẽ nảy sinh các cơn sốt về giá, về mức cung gây đảo lộn trên thị trường, làm mất ổn định nhà nước không kiểm soát được.
Buôn lậu và gian lận thương mại cũng làm thất thoát ngiêm trọng nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất nhập khẩu làm ảnh hưởng đển quá trình tích luỹ vốn của nhà nước để tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Đối với các nhà thống kê kinh tế thì buôn lậu và gian lận thương mại lại tạo ra một con số giả tạo của lượng tiêu thụ trong nền kinh tế. Mà những con số này lại có tác động trực tiếp đến những quyết định về chủ trương chính sách của Nhà Nước về kinh tế của đất nước, như vậy việc những thông tin và dự báo của các nhà thống kê dựa trên các số liệu như vậy sẽ không chính xác, thiếu thực tê, không mang lại tác dụng cho nền kinh tế mà có khi còn gây ảnh hưởng sấu đến nền kinh tế.
2. Tác động đến văn hoá xã hội
Buôn lậu và gian lận thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục đích của buôn lậu và gian lận thương mại là làm thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất với mọi thủ đoạn bất chính, vì vậy đã làm giảm giá trị và làm sói mòn hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mặt khác từ những đồng tiền thu lợi từ những việc làm bất chính đó đã xuất hiện những kẻ tha hoá đạo đức trầm trọng khi chúng tham gia vào những tụ điểm tệ nạn, gây mất an ninh trật tự xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, tác động nghiêm trọng đến nhân cách văn hoá của nhiều người trong mọi tầng lớp nhân dân. Điều này có thể thấy rõ qua thực tế hiện nay là ngày càng có những tay “anh chị”, “bảo kê” kiểu xã hội đen trong thế giới buôn lậu, hàng loạt xã vùng biên giới có nhiều nhân dân do hiểu biết còn hạn chế vì hoàn cảnh đã tham gia vận chuyển tiếp tay cho bọn buôn lậu. Đây là những vấn đề bức xúc mà Nhà Nước ta đang phải giải quyết nhằm duy trì một nền văn hoá lành mạnh đậm đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng một xã hội công bằng văn minh.
3. Tác động đến chính trị
Buôn lậu và gian lận thương mại len lỏi vào từng nhà dân vùng biển, đồng thời lôi kéo, tấn công và làm sa ngã một bộ phận cán bộ Nhà Nước trong nhiều hoạt động từ kinh doanh xuất nhập khẩu đến vận tải, từ hải quan, biên phòng đến các ngành tư pháp. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành quốc nạn cùng với tham nhũng được đánh giá như là trong những nguy cơ lớn đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và vững mạnh của chế độ, an ninh quốc gia. Tội phạm gia tăng trên các lĩnh vực gây ra hậu quả to lớn đến hình ảnh của Đảng và Nhà Nước trước con mắt của thế giới và làm giảm uy tín và lòng tin của nhân dân vào vai trò quản lý của Nhà Nước.
Như vậy có thể thấy buôn lậu và gian lận thương mại đã tác động tiêu cực và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với cả lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, không những cho hiện tại mà còn kéo dài cho mai sau. chính vì thế mà việc tìm ra giải pháp khắc phục xoá bỏ tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại đã và đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với Nhà Nước và toàn thể nhân dân ta cũng như đây là vấn đề quốc tế.
III. NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ CHƯA LÀM ĐƯỢC TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1. Những mặt đã làm được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại .
Trước tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát như vậy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để khắc phục hậu quả và chống lại vấn nạn này. Nhà Nước đã ban hành chính sách dán tem hàng hoá nhằm tăng hiệu quả quản lý thị trường, chống hàng lậu, sản phẩm gian lận. Theo đánh giá của các lực lượng chống buôn lậu kể từ khi thực hiện chính sách này tình hình nhập lậu các mặt hàng thuộc diện phải dán tem đã giảm đáng kể. Cùng với đó là tình hình sản xuất các mặt hàng đó trong nước đã có nhiều cải thiện tích cực. Các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại đã giảm một phần. Đối với chính sách của Nhà Nước cũng đã có những sửa đổi và ban hành những luật mới nhằm thay thế những điều luật cũ lạc hậu không con theo kịp tình hình thực tế, mục đích là giảm tình tràng buôn lậu và gian lận thương mại. Đối với thuế xuất nhập khẩu Nhà Nước cũng đã có những điều chỉnh và đặc biệt là Nhà nước đã ban hành áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm xác định xuất sứ của các loại hàng hoá, giảm đáng kể được hàng nhập lậu trên thị trường.
Ngoài ra Nhà nước cũng có nhiều chính sách khác như chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhân dân vùng biên để kích thích đầu tư sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng nhân dân còn tiếp tay cho bọn buôn lậu. chính sách khuyến khích, động viên qua lương thưởng đối với lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 11 diễn ra vào tháng 5/1997 của Nhà nước ta đã thông qua luật thương mại. Nó là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân. Luật thương mại còn quy định rõ ràng nhiệm vụ của Nhà nước trong việc quản lý thị trường, buôn lậu và gian lận thương mại. Điều 245-khoản 12 trong luật thương mại có nêu nội dung quản lý Nhà nước về thương mại là: “Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành luật thương mại. Xử lý các vi phạm về luật thương mại, tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn lậu hàng cấm, hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm khác trong luật thương mại”. Bộ luật này ra đời đã đóng góp đáng kể vào quá trình chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Ngoài ra việc ban hành Nghị quyết số 85/CP- ngày 11/7/1997 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu, ngày 16/7/1997 Thủ tướng chính phủ đã có công điện số 5 về việc đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Đồng thời Chính phủ còn ban hành chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới đã góp phần tích cực vào cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Có rất nhiều vụ buôn lậu và gian lận thương mại đã bị bắt dữ và xử lý. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt nhiều kết quả tốt đã góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước. Báo cáo của các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng bị hàng lậu chèn ép cho thấy tình hình tiêu thụ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt doanh thu cao.
Chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan cũng đã có những kết quả lớn. Do nhận rõ được tính chất nghiêm trọng của gian lận thương mại lãnh đạo ngành Hải quan đã tập trung chỉ đạo công tác chống gian lận thương mại bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng vi phạm. Tổng cục hải quan đã ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình, nghiệp vụ, các thủ tục Hải quan, cải cách thủ tục hải quan, nâng cao trình độ sắp xếp bộ máy quản lý làm việc...nhằm khắc phục, hạn chế những sơ hở trong cơ chế, chính sách mà bọn gian thương có thể khai thác lợi dụng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao ngành đã nghiên cứu đề xuất những giải pháp góp phần thiết thực vào công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại như :
Tổng cục Hải quan đã tích cực các bộ ngành liên quan ,kiến nghị Chính phủ có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc quy định thuế suất căn cứ vào mục đích sử dụng mà không căn cứ vào tính chất mặt hàng, mặt khác Tổng cục hải quan cũng kiểm tra việc nhập khẩu của các doanh nghiệp về một số mặt hàng dễ lợi dụng chính sách thuế.
Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu. Nhà nước đã bổ xung thêm các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý tính thuế và giao cho Hải quan có trách nhiệm xác định giá tính thuế hiện nay có 20 nhóm mặt hàng nhập khẩu trong tổng số 97 nhóm mặt hàng được Nhà nước thông qua bộ tài chính quy định giá tối thiểu. Như vậy việc gian lận qua giá cơ bản đã được ngăn chặn thông qua việc áp dụng bảng giá tối thiểu này.
Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua việc cố ý khai sai số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hoá. Để chống hình thức gian lận này lực lượng hải quan đã ban hành các quy trình, quy định tỉ lệ kiểm tra đối với từng loại hàng hoá, kể cả có trường hợp kiểm tra chi tiết 100. Đối với phẩm cấp hàng hoá nếu khó xác định, Hải quan yêu cầu giám định chất lượng xuất nhập khẩu của các cơ quan chức năng. Đồng thời Hải quan cũng đã tích cực đề nghị Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng giám định hàng hoá, quy định rõ ràng các tiêu chuẩn giải quyết, xử lý các trường hợp gian lận thương mại trong việc cố ý khai báo sai chủng loại và phẩm cấp hàng hoá.
Ngăn chặn gian lận thương mại qua việc lợi dụng làm thủ tục Hải quan cho hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Với hình thức gian lận này lự lượng hải quan đã ban hành nhiều chỉ thị, quy chế về hàng chuyển tiếp. Trong đó quy định chặt chẽ việc kiểm tra, áp tải, quản lý của hải quan đối với hàng chuyển tiếp, quy định tiêu chuẩn về hàng hoá, kho bãi để được đưa về làm thủ tục chuyển tiếp, đồng thời tăng cường công tác tái kiểm tra, thanh tra nên phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại thông qua việc lợi dụng hàng chuyển tiếp.
Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư . Tổng cục Hải quan quy định cho các đơn vị của các địa phương khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá cho các đối tượng thuộc diện liên doanh đầu tư nước ngoài phải chú ý kiểm tra giá trị khai báo của máy móc thiết bị, phụ tùng và các phương tịên sản xuất kinh doanh, vật tư để đầu tư xây dựng cơ bản, hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tái sản cố định, để so sánh đối chiếu với giá cả thực tế trên thị trường quốc tế. Phải lập sổ theo dõi hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu của từng công trình, thanh khoản được chính xác số hàng được miễn thuế. Đồng thời Nhà nước cũng thông qua các công ty giám định kiểm toán để thẩm định lại giá trị hàng hoá được miễn thuế mà các xí nghiệp liên doanh đầu tư vốn nước ngoài đã nhập vào Việt Nam, những việc làm cu thể và hợp lý này đã mang lại kết quả là đã ngăn chặn được phần nào việc gian lận thương mại của các chủ đầu tư liên doanh trong xuất nhập khẩu hàng hoá.
Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công xuất khẩu. Lực lượng hải quan đã tiến hành kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu, có sổ theo dõi hàng nhập khẩu nguyên liệu của từng mặt hàng gia công. Đây là cơ sở thang khoản các hợp đồng được chính xác, không để các chủ hàng sản xuất hàng gia công nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng lại xuất thành phẩm ít nhằm tiêu thụ số nguyên liệu thừa cho mục đích khác thu lợi bất chính.
Ngoài ra Tổng cục Hải quan còn áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp , tăng cường công tác kiểm tra, tái kiểm tra, bổ xung điều chỉnh các quy định vè nghiệp vụ hải quan cho phù hợp với tùng giai đoạn, chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc của cán bộ nhân viên hải quan cơ sở, xử lý nghiêm những vụ tiêu cực, cố ý làm trái quy định, nên đã phát hiện và hạn chế được khá nhiều vụ gian lận thương mại tinh vi phức tạp.
Theo kết quả của Tổng cục Hải quan về tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại của nước ta trong những năm vừa qua được thể hiện qua các số liệu cụ thế sau:
Kết quả chống gian lận thương mại:
Năm 1991 phát hiện và xử lý 4000 vụ với tổng giá trị thu hồi là 35 tỷ đồng Việt Nam trong đó có 28 vụ khởi tố hình sự.
Năm 1992 phát hiện và xử lý 7.207 vụ với tổng giá trị gian lận là 87 tỷ đồng.
Năm 1993 phát hiện và xử lý 7.337 vụ với tổng trị giá gian lân là 87 tỷ đồng, khởi tố hình sự 49 vụ.
Năm 1994 phát hiện vử lý 8.500 vụ với tổng giá trị 290 tỷ đồng, khởi tố hình sự 53 vụ.
Năm 1995 phát hiện vử lý 3000 vụ với tổng giá trị 70 tỷ, khởi tố hình sự 21 vụ.
Năm 1996 phát hiện và xử lý 12.463 vụ với tổng trị giá là 320 tỷ, khởi tố hình sự 52 vụ.
Năm 1997 phát hiện và xử lý 16.000 vụ với tổng giá trị 530 tỷ đồng, khởi tố hình sự 51 vụ.
Năm 1998 phát hiện và xử lý 10.839 vụ với tổng giá trị 250 tỷ, khởi tố hình sự 56 vụ.
Năm 1999 phát hiện và xử lý 19.102 vụ.
Kết quả chống buôn lậu:
Năm 2003, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 120.365 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại với tổng số thu hơn 443 tỷ đồng, cụ thể như sau:
Lực lượng công an: Đã kiểm tra, xử lý 8.652 vụ vi phạm, trong đó có 5.016 vụ buôn lậu và buôn bán hàng cấm. trị giá hàng tịch thu hơn 300 tỷ đồng, đã truy thu, phạt thuế nộp ngân sách 81,8 tỷ đồng.
Lực lượng quản lý thị trường: Đã kiểm tra, xử lý 64.680 vụ, trong đó có 16.774 vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu. Tổng thu hơn 153 tỷ.
Lực lượng Hải quan: Đã xử lý gần 13.000 vụ, thu nộp ngân sách trên 70 tỷ đồng.
Lực lượng biên phòng: Đã kiểm tra, xử lý 2.688 vụ, tổng thu hơn 41 tỷ, thu giữ 164 phương tiện, khởi tố điều tra 25 vụ.
Lực lượng bảo vệ thực vật : Đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 18.900 lượt cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện 1.739 cơ sở vi phạm, thu giữ 100 kg và 115 lít thuốc cấm sử dụng, 574 kg và 369 lít thuốc quá hạn sử dụng, tổng số tiền phạt trên 624 triệu đồng.
Lực lượng kiểm lâm : Đã kiểm tra , xử lý 34.588 vụ vi phạm, trong đó xử lý hành chính 34.154 vụ, xử lý hình sự 394 vụ. Tịch thu 3.393 phương tiện vi phạm, hơn 40 nghìn mét khối gỗ, 44.103 kg và 21.466 con động vật hoang giã cùng nhiều loại lâm sản khác. Thu nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng.
Các trạm kiểm lâm liên hợp đã kiểm tra và xử lý 2.724 vụ vi phạm với tổng số thu gần 32 tỷ, các trạm có số thu lớn như Km15 - Quảng Ninh, trạm Dốc Quýt – Lạng Sơn , Tân hợp – Quảng trị.
Có được kết quả trên là sự cố gắng của các lực lượng, các ngành chức năng cùng nhau phối hợp trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Việc phối kết giữa các tổ chức, bộ phận , các ngành có liên quan đã tăng cường khả năng đối phó và chống lại các hình thức vi phạm tinh vi của bọn tội phạm, giúp cho Nhà nước phát hiện và xử lý được nhiều vụ vi phạm kinh tế lớn giảm thiệt hại cho Nhà nước, tạo được sự chuyển biến tích cực, có chiểu sâu, đánh chúng nhiêu băng ổ, đường dây buôn lậu và gian lận thương mại có quy mô lớn. Tăng niềm tin của nhân dân vào sự quản lý của Nhà nước, góp phần đẩy lùi nạn buôn lậu và gian lận thương mại, làm thông thoáng môi trường kinh tế, tạo điều kiện tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của nước ta trong thời gian vừa qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều vấn đề phát sinh từ các chính sách của Nhà nước chưa được giải quết triệt để. Cụ thể :
Luật pháp nước ta còn nhiều kẽ hở, điều này đã được chứng minh qua việc ngày càng có nhiều những vụ gian lận thương mại xuất phát từ các kẽ hở của luật. chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ, quản lý pháp luật của Nhà nước còn bị buông lỏng, việc thể chế hoá đường lối chính sách còn châm chạp, pháp luật chưa thực sự tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh thậm chí còn có lúc mâu thuẫn nhau nên còn để gian thương lợi dụng xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại có trường hợp còn tuỳ tiện, chủ quan do chưa có những điều luật chặt chẽ nên còn bỏ sót nhiều vụ gian lận. Đơn cử như trường hợp các văn bản pháp quy chưa có văn bản nào quy định rõ ràng đầy đủ loại hành vi gian lận thương mại mà chủ yếu mới đề cập chung chung trong tội danh buôn lậu như tại điều 97 Bộ luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoặc cho gian lận thương mại là một loại hành vi vi phạm hành chính nên việc bắt giữ và xử lý các hành vi gian lận thương mại còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0672.doc