3
Mục lục 59
Chương I Vốn kinh doanh - nhân tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTM trong nền kinh tế thị trường 1
I.Tầm quan trọng của vốn kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1
1.Khái niệm về vốn kinh doanh 1
2.Phân loại vốn kinh doanh 1
3.Đặc điểm của vốn kinh doanh 3
4.Tầm quan trọng của vốn kinh doanh. 4
II.Công tác huy động, quản lý sử dụng vốn và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTM. 5
1.Yêu cầu về vốn 5
2. Công tác huy động vốn, quản lý sử dụng và sử dụng vốn kinh doanh: 7
3.Vai trò của công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 15
Chương II Thực trạng huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở các DNTM Nhà nước và ở Công ty Kinh doanh thép Vật tư Hà nội 17
I.Tầm quan trọng về DNTM Nhà nước 17
II. Công tác huy động vốn kinh doanh 25
1. Nguồn vốn từ ngân sách. 25
2. Nguồn vốn từ ngân hàng. 26
3. Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. 27
4. Vốn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu. 28
5. Liên doanh liên kết. 29
III. Tình hình sử dụng vốn cố định. 29
1. Cơ cấu tài sản cố định và sự biến động của nó. 29
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. 30
3. Khấu hao tài sản cố định 31
4. Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty: 33
5. Tình hình sử dụng tiền và khả năng thanh toán của Công ty. 34
6. Tình hình dự trữ của Công ty. 35
Chương 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở DNTM 39
I. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và quản lý 39
II . Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý lao động 40
III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 40
1.Đối với vốn cố định 40
2. Đối với vốn lưu động 44
3.Hoàn thiện chương trình Marketing 50
IV. Cổ phần hoá doanh nghiệp 53
V. Giải pháp về phía Nhà nước 55
Kết luận 58
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước và công ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NTMNN phân theo tỷ suất lợi nhuận so với vốn (vốn CSH ).
Năm
1997
6 tháng 1998
Số doanh nghiệp
1566
1566
Tỷ suất<0
75
640
=0
70
72
0-2%
197
328
2-4%
97
135
4-6%
68
94
6-8%
48
61
8-10%
43
52
10% trở lên
285
178
Qua bảng trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được thấp. Số lượng doanh nghiệp lỗ vốn và hoà vốn quá lớn. số doanh nghiệp có mức tỷ suất từ 0-25là 197, doanh nghiệp chiếm 12,85%. Số doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận so với vốn trên 105 là 285 doanh nghiệp, chiếm 18,19% so với tổng số doanh nghiệp. Còn lại số doanh nghiệp phân bố rải rác với mức tỷ suất tứ 4-10%. điều này chứng tỏ, phần trăm lợi nhuận trong doanh thu là nhỏ, chưa sử dụng hiệu quả chi phí và vốn.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, biểu hiện tập trung nhất là lỗ và mất vốn do các nguyên nhân sau:
1.Hiện nay cơ chế chính sách và tổ chức quản lý còn kém đồng bộ, thiếu ổn định trong một thời gian cần thiết, tổ chức của TMQD đang phân tán và manh mún.
Tổ chức và biên chế nhiều doanh nghiệp chưa được sắp xếp hợp lý, nhất là đội ngũ lao động chưa thích ứng với cơ chế mới. Công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng và cơ quan bảo vệ pháp luật đối với doanh nghiệp còn nhiều mặt chưa thích hợp, chưa thực sự coi doanh nghiệp là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại của đất nước để chăm lo, giúp đỡ và hướng dẫn. Thậm chí có nơi có lúc chỉ xem doanh nghiệp như là đối tượng chỉ để kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy doanh nghiệp e ngại trong triển khai mở rộng hoạt động và mất nhiều thời gian phục vụ không cần thiết.
Các DNTMNN vốn kinh doanh bị phân tán, có nhiều DNNN chỉ có mấy trăm triệu đồng vốn. Do thiếu sự hướng dẫn, điều hành phân công, phối hợp chung giữa các DNNN dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, phân tán, cục bộ, tranh mua, tranh bán làm suy yếu lẫn nhau.
2.Vốn Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước quá thiếu, công tác điều hành quản lý vốn chưa linh hoạt và kém hiệu quả.
Nhà nước chưa có chính sách vốn thoả đáng đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng phải mua theo thời vụ. Vốn lưu động của các doanh nghiệp này chủ yếu là lãi suất cao không thể dùng để đầu tư, phát triển sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để dự trù lưu thông với số lượng cần thiết.
Hiện nay có doanh nghiệp thừa hàng chục tỷ đồng vốn, trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn không vay được tiền của ngân hàng để duy trì từ sản xuất kinh doanh đến không bỏ đảm được mức thu nhập trung bình cho người lao động.
3.Chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh, chưa có phương hướng kinh doanh rõ ràng, tạo thế ổn định về mặt hàng và thị trường.
Các doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh để tạo ra mặt hàng, thị trường và bạn hàng ổn định. Công tác quản lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn yếu.Việc thực hiện chế đọ khoán trong kinh doanh do quản lý không tốt nên xảy ra không ít trường hợp thua lỗ, thất thoát tài sản. Thậm chí cũng còn trường hợp để các thành phần kinh tế khác núp bóng TMNN,làm cho hoạt động của bản thân doanh nghiệp thiếu lành mạnh và suy yếu. Nhiều doanh nghiệp chỉ lo “buôn chuyến”, “đánh quả” từng đợt ngắn, từng thương vụ nên hiệu quả ản xuất kinh doanh còn bấp bênh, không ổn định, không gây được tín nhiệm với khách hàng và có lúc đã làm mất bạn hàng.
4.Thiếu sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại.
Các cơ quan quản lý cấp trên chưa quan tâm đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất,tạo nguồn hàng xuất khẩu, hướng dẫn và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ trong vaaf ngoài nước.
5.Đội ngũ cán bộ chậm được đổi mới, đào tạo và đào tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, một bộ phận khong nhỏ bị thoái hoá biến chất, không được xử lý kịp thời và kiên quyết đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của sản xuất kinh doanh.
Một số doanh nghiệp còn bị động, lúng túng, chỉ đủ sức lo cuộc sống cán bộ công nhân viên đông đảo do lịch sử để lại nên chưa có đều kiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của mình để thích ứng với cơ chế mới.
II - Công tác huy động vốn kinh doanh
Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, trước tiên đòi hỏi nguồn tài chính phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Công tác huy động vốn phải đạt được các yêu cầu sau:
Một là huy động được càng nhiều càng tốt, không nên định giới hạn cho việc huy động vốn, kể cả vốn nước ngoài; phát huy nội lực là chính nhưng không tự thít lại nguồn vốn ngoài.
Hai là vốn huy động càng rẻ và an toàn càng tốt, tránh việc huy động vốn bằng mọi giá.Tránh việc trả giá cho vốn lưu động bởi những chi phí phát sinh khó lường.
Ba là huy động vốn càng đồng bộ càng tốt, cả về nguồn vốn lẫn biện pháp huy động. Bảo đảm bình đẳng,gắn bó,tạo điều kiện hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm tiêu chuẩn cao nhất đo lường lợi ích các nguồn vốn.Bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ ổn định để giữ được lòng tin và kích thích các chủ sở hữu vốn hăng hái đầu tư.
Bốn là ngày càng đa dạng hoá và hiện đại hoá hình thức huy động vốn.
1. Nguồn vốn từ ngân sách.
Đối với các DNTMNN khi thành lập được Nhà nước cấp vốn từ ngân sách.Đây là nguồn vốn không chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn của doanh nghiệp nhưng chính nó lại đóng vai trò rất quan trọng,tạo ra cốt vật chất cần thiết cho doanh nghiệp có vốn đầu tư kinh doanh. Đề nghị Nhà nước cấp bổ sung đủ 30% vốn lưu động định mức cho những doanh nghiệp có phương án và chiến lược kinh doanh rõ ràng ở cả tầm ngắn,trung và dài hạn.Đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh ở ngành hàng mũi nhọn, Nhà nước cần nới lỏng cơ chế khi cấp phát vốn.
Trong những trường hợp đặc biệt, Nhà nước có thể vận dụng cấp cho các doanh nghiệp này lượng vốn lớn hơn định mức. Trong quá trình kinh doanh, nếu xét thấy các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khi cần thiết Nhà nước có thể xem xét, đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp.Các DNTMNN có nghĩa vụ nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực Nhà nước giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn .
2. Nguồn vốn từ ngân hàng.
Vốn lưu động của các doanh nghiệp được coi là một yếu tố vật chất không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục cần phải cung cấp đủ vốn lưu động.Số vốn này trước hết được tài trợ bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, số còn lại phải huy động từ các nguồn khác mà trong đó nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là chủ yếu.
Song giữa ngân hàng và doanh nghiệp luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định và hiện nay nó cũng là mối quan tâm,trăn trở của các doanh nghiệp, các cấp bởi hiện tại các ngân hàng thương mại đang có vốn mà không giám cho vay trong khi các doanh nghiệp lại rất cần vốn vay để bổ sung vốn lưu động thiếu nhưng lại không được.Theo kết quả điều tra, hầu hết các DNNN không được cấp đủ vốn lưu động nên có tới 80% đến 90% vốn lưu động của doanh nghiệp là đi vay ngân hàng, hay đây chính là tình trạng “Tín dụng ngân hàng thương mại bị đóng băng”.
Hiện tượng này là do còn những vướng mắc trong việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp.Hầu hết các tài sản tại các doanh nghiệp đều đã lạc hậu, giá trị trên sổ sách còn lớn (do thực hiện mức khấu hao thấp) nhưng giá trị còn lại theo đơn giá thực tế để cho vay lại rất nhỏ.Các thiết bị của doanh nghiệp chưa có giấy tờ sở hữu(trừ phương tiện vận tải ), tài sản là bất động chiếm tỷ lệ nhỏ ( chủ yếu là trụ sở làm việc), còn tình trạng cùng một số tài sản đang thế chấp vay ở nhiều nơi hoặc những tài sản khó bán, giá cả không ổn định. Từ đó giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của các doanh nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu vay vốn.
Ngân hàng với tư cách là nguồn kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên rất qua tâm đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là điều kiện quan trọng nhất để xem xét cho vay bởi vì việc kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có điều kiện trả vốn và lãi cho ngân hàng. Kinh doanh không có hiệu quả tức là không có lãi thì ngay cả việc trả vốn gốc cho ngân hàng đã là điều hết sức khó khăn chứ chưa nói tới phần trả lãi.Nhưng việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do số liệu kế tons mà các doanh nghiệp cung cấp nhiều khi không trung thực ( đây là hình thức để đối phó khi muốn vay vốn ngân hàng) và trình độ phân tích tài chính của cán bộ ngân hàng còn rất hạn chế; đặc biệt về khả năng phân tích, dự báo sự biến động tình hình tài chính trong tương lai, dẫn đến việc đánh giá, nhận định tình hình của các doanh nghiệp không chính xác.
Một nguyên nhân nữa khiến việc vay vốn của doanh nghiệp không thuận lợi là do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, khó khăn trong việc phân định trách nhiệm của các bên khi gặp những vụ tín dụng lớn bị vỡ nợ như vụ Minh Phụng Epco... và do đó cũng làm cho tâm lý của ngân hàng còn ngần ngại khi đầu tư.
Vì vậy để huy động và sử dụng hựp lý các nguồn vốn vay ngân hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các phương án kinh doanh rõ ràng, tính khả thi cao, tính toán trước được mức đọ rủi ro của từng phương án, trong từng kỳ kế hoạch để có giải pháp phân tán rủi ro cho từng nhiệm vụ đầu tư, từng hình thức huy động.Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng trình độ và năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng ngân hàng và đội ngũ cán bộ kiểm toán nhằm nắm bắt thông tin và nhận định chnhs xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở tin cậy để ngân hàng cho vay, không ngừng bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan đến ngân hàng để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng đồng thời phân định rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia.
3. Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn.Các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu với kỳ hạn khác nhau để huy động vốn. Hiện nay ở nước ta Tổng công ty xi măng Việt Nam đã được Bộ Tài Chính cho phép phát hành( lần đâùtiên) các trái phiếu với kỳ hạn 5 năm.Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của công ty và tình hình trên thị trường tài chính.Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu.
Các doanh nghiệp thương mại có thể phát hành:
-Trái phiếu có lãi suất cố định:lãi suất danh nghĩa được ghi ngay trên mặt phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó.
-Trái phiếu có thể thu hồi: công ty có thể mua lại những trái phiếu vào một thời gian nào đó. Loại trái phiếu này có ưu điểm là được sử dụng như một cách điều chỉnh vốn khi cần thiết.
-Trái phiếu có thể chuyển đổi : là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định của cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cổ phiếu trên thị trường tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lơị nhuận cao nhờ việc hoàn chuyển trái phiếu thân cổ phiếu. Việc huy động vốn bằng cách bán ra các trái phiếu có thể chuyển đổi có một số ưu điểm như công ty có thể gắn bó người mua trái phiếu một cách lâu dài và đến một thời gian thích hợp, họ có thể mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty; và do hấp dẫn hơn nên có thể hạ thấp lãi suất của trái phiếu, tức là giảm được chi phí lãi vay.
Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu còn mới mẻ nên có nhiều vấn đề đặt ra như: lãi suất của trái phiếu là bao nhiêu? thời hạn huy động là bao lâu? được sử dụng vào những mục đích gì và đặc biệt là giới hạn huy động bao nhiêu?... đều chưa được qui định chi tiết. Do đó dẫn đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn này không thể tránh khỏi sự tuỳ tiện và mức đọ rủi ro lớn. Trên thực tế doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng với tư cách là chủ nợ, các ngân hàng thường giám sát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, mục đích sử dụng tiền vay cho đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Còn việc các doanh nghiệp huy động vốn theo phương thức này thì các chủ sự không thể kiểm soát được nên dể gây rủi ro.
Để giảm bớt sự rủi ro và việc huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua phát hành trái phiếu đạt hiệu quả cao thì lạm phát phải được kiềm chế ở mức thấp nhất và mức lãi suất huy động với một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả.
4. Vốn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu.
Đây chính là hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp. Cổ phần hoá là một trong những hình thức cơ bản để tạo vốn trong các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì có thể tiến hành cổ phần hoá theo hình thức giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
Còn đối với những doanh nghiệp làm ăn không thuận lợi có thể tiến hành cổ phần hoá theo hình thức bán một phần giá trị thuộc Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, hoặc tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá hoặc bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.
Theo thống kê, đến tháng 11/1999 có khoảng 267 DNNN đã cổ phần hoá xong, các doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần hoạt động đều có hiệu quả. Bình quân 16 công ty cổ phần đầu tiên đã hoạt động được trên một năm về vốn, tăng 299% so với trước khi cổ phần hoá. Về doanh thu tăng 237%, lợi nhuận sau thuế tăng 305%/năm, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tăng 260%.
Nhưng trên thực tế, quá trình cổ phần hoá ở nước ta còn tiến triển chậm do phương thức cổ phần hoá tuy đã được cải tién nhưng vẫn còn phức tạp, phương án cổ phần hoá tốn nhiều thời gian công thức mà chỉ là hình thức, ít tác dụng; và vì nó vấp phải sự phản đối từ nhiều phía trong đó có những người được hưởng lợi từ hiện trạng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Một lý do không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hoá đó là một số doanh nghiệp cổ phàn hoá phản ánh tình trạng chưa được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Nhà nước khi vay vốn tại ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.
Vì vậy phải tạo môi trường luật pháp và thể chế thuận lợi cho việc cổ phần hoá DNNN .
5. Liên doanh liên kết.
Tìm đối tác liên doanh liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một nguồn để huy động vốn.Nhưng để thực hiện được điều này còn khó khăn trong điều kiện hiện nay.
III - Công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội .
1 . Tình hình sử dụng vốn cố định.
1.1 Cơ cấu tài sản cố định và sự biến động của nó.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là một DNNN , loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh thương mại nên vốn cố định của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh cũng như vốn chủ sở hữu. Điều này được thể hiện trong số liệu trong bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn cố định của Công ty
Đơn vị Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
1
Vốn chủ sở hữu
50766,47
60.766,47
2
Vốn cố định
7041,8
8033,74
3
Tổng vốn kinh doanh
161.321,69
149.836,83
4
VCĐ/Tổng vốn kinh doanh(%)
4,34
5,36
5
VCĐ/Vốn chủ sở hữu(%)
13,87
13,22
Từ số liệu trên ta thấy, vốn cố định của công ty chỉ chiếm dưới 15% vốn chủ sở hữu. Như vậy vốn cố định của Công ty được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn và thường xuyên ổn định. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với Công ty, nó giúp cho công ty tự chủ trong việc sử dụng vốn cố định của mình cũng có nghĩa là Công ty có thể tự do lựa chọn phương án sử dụng vốn cố định sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Vốn cố định của Công ty năm 1998 tăng lên so với năm 1997 gần 1 tỷ đồng, chứng tỏ qui mô kinh doanh của Công ty tăng lên đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cũng phải được nâng cao và hiện đại hoá. Tuy vậy, số vốn cố định tăng thêm chủ yếu là tăng do mua sắm thêm tài sản cố định phục vụ cho sản xuất; còn việc tăng tài sản có định phục vụ cho hoạt động của Công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Bảng 2.5:Tình hình biến động TSCĐ hữu hình của Công ty.
Đơn vị Triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
Nguyên giá
Chênh lệch
Nguyên giá
Chênh lệch
ĐN
CN
ĐN
CN
1
Đất
994
994
0
994
954
-47
2
Nhà cửa,vật kiến trúc
3942
5835
+1893
5835
6680
+845
3
Máy móc, thiết bị
1751
2869
+1118
2869
3081
+212
4
Tổng TSCĐ
6687
9698
+3011
9698
10803
+1114
Như vậy vốn cố định của Công ty tăng thông qua việc mua sắm đất đai, nhà xưởng và máy móc thiết bị, trong đó chủ yếu là mua sắm và xây dựng thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng.Điều này cho thấy sự biến động tài sản cố định của Công ty là hợp lý bởi Công ty hoạt động kinh doanh thương mại nên dự trữ hàng của Công ty có thời điểm rất lớn, hoạt động chuyên chở và bảo quản diễn ra liên tục. Như vậy nhu cầu về nhà xưởng, xe ô tô và một số máy móc thiết bị này rất cao. Tuy nhiên Công ty có thể thuê kho bãi, nhà xưởng, xe ô tô ở những thời kỳ kinh doanh cao điểm nhưng về lâu dài, Công ty nên có những tài sản cố định này.Bời vì nó giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh, đồng thời Công ty cũng có thể cho thuê những tài sản cố định đó khi Công ty chưa cần đến.
1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.
Để đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng vốn cố định, chúng ta phải xem một số chi tiết phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Đơn vị Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
1
Tổng doanh thu thuần
433.759
652.701
2
Nguyên giá bình quan TSCĐ
8130
10.251
3
Lợi nhuận thuần
-1200
756
4
Lãi gộp
14.395
22.714
5
Giá trị TSCĐ tăng theo kỳ
2945
1738
6
Giá trị TSCĐ giảm theo kỳ
15
633
7
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
2061
1738
8
Sức sản xuất của TSCĐ (1)/(2)
53,35
63,67%
9
Sức sinh lợi của TSCĐ
Theo lợi nhuận(3)/(2)
Theo lãi gộp (4)/(2)
-14,76%
177,1%
7,375%
221,58%
10
Sức hao phí TSCĐ (2)/(1)
1,87%
1,57%
11
Hệ số tăng TSCĐ (5)/(2)
36,23%
16,95%
12
Hệ số giảm TSCĐ (6)/(2)
0,18%
6,175%
13
Hệ số đổi mới TSCĐ (7)/Giá trị TSCDD cuối kỳ
29,258%
21,71%
Qua số liệu bảng 2.6, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 1998 cao hơn năm 1997. Trong việc sử dụng TSCĐ, vấn đề cần quan tâm đối với Công ty đó là việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, cải tiến và ngày càng hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa sức sản xuất cũng như sức sinh lời của TSCĐ. Thật vậy, sức sản xuất và sức sinh lời của tài sản cố định năm 1998 tuy đã cao hơn năm 1997 nhưng nhìn chung tỷ lệ này còn thấp và Công ty hoàn toàn có khả năng nâng cao hơn nữa tỷ lệ này trong thời gian tới với điều kiện Công ty phải có chế đọ quản lý và bảo quản tốt TSCĐ ; những tài sản cố định đã quá lạc hậu , đã cũ, sức sản xuất thấp, Công ty nên nhanh chóng thanh lý hoặc nhượng bán để đầu tư những tài sản cố định mới có sức sản xuất cao.
1.3. Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là một trong những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, cụ thể ở đây là việc góp phần và đầu tư mới tài sản cố định. Việc tính khấu hao hợp lý, theo qui định sẽ phản ánh được thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, tài sản cố định luôn bị hao mòn dưới hai hình thức : hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được chuyển hoá vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ,số tiền khấu hao có thể được sử dụng để tái đầu tư tài sản cố định( nếu có nhu cầu). Song trên thực tế các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt qiũi khấu hao được tích luỹ hàng năm phục vụ cho nhu cầu khấu hao của mình.
Do chức năng, tác dụng và giá trị của mỗi loại tài sản cố định khác nhau, vì vậy để phản ánh đúng hao mòn tài sản cố định theo định kỳ thì mỗi loại tài sản cố định phải được trích khấu hao với một tỷ lệ nhất định hù hợp.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội đã áp dụng phương pháp khấu hao bình quân cho tài sản cố định hữu hình.
Mức tính khấu hao trung bình năm
Công ty đã áp dụng mức khấu hao thấp nhất là 5% cho nhà xưởng và trung bình 10-12% đối với máy móc thiết bị, xe ô tô.
Trong việc trích khấu hao tài sản cố định, có rất nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp đang cảm thấy lúng túng. Đó là việc xác định hao mòn của tài sản cố định vô hình. Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua giá trị hao mòn đó. Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội cũng nằm trong số doanh nghiệp này. Có thể đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định vô hình không đáng kể thì việc không trích khấu hao tài sản cố định vô hình không có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp; nhưng đối với các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao thì hao mòn vô hình diễn ra từng giờ, từng phút với giá trị rất cao. Đối với Công ty, tuy giá trị hao mòn hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nhưng khi nèn kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng hiện đại hoá và cạnh tranh diễn ra gay gắt thì giá trị hao mòn tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp cũng đóng một tỷ trọng đáng kể.
Hiện nay theo qui định của Bộ Tài Chính, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các tài sản cố định là quá thấp. Điều đó không đảm bảo cho các doanh nghiệp tái đầu tư tài sản cố định, theo cả chiều rộng và chiều sâu. Việc tính khấu hao hợp lý là một trong những vấn đề rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp đánh giá được một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời nó cũng đảm bảo cho doanh nghiệp tái đầu tư tài sản cố định.
2. Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty:
Vốn lưu động của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 1997, vốn lưu động chiếm 95,66% tổng vốn kinh doanh: năm 1998, chiếm 94,64%, đạt trên dưới 150 tỷ đồng. Như vậy nguồn tài trợ cho vốn của Công ty không chỉ từ nguồn vốn chủ sở hữu mà còn từ nguồn vay ngắn hạn của ngân hàng, nguồn tín dụng thương mại.
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn.
Đơn vị :Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng / ồVLĐ
Số tiền
Tỷ trọng / ồVLĐ
1
Nguồn vốn CSH
43.725
28.34%
52.733
37.18%
+9008
2
Nguồn vốn vay
21.324
15.12%
24.305
17.14%
+2981
3
Nguồn chiếm dụng
89.188
56.54%
64.795
45.68%
-24392
Tổng VLĐ
154280
141833
-12403
Qua số liệu bảng trên ta thấy,vốn lưu động của Công ty năm 1998 giảm hơn so với năm 1997 khoảng 12,4 tỷ, tức là giảm 7,23%. Phần giảm này chủ yếu là do nguồn chiếm dụng giảm mạnh (giảm 27,35%), mặc dù vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng có tăng lên.
Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là rất phổ biến, nhiều doanh nghiệp lượng vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng khá lớn đã làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn,hoạt động kinh doanh không ổn định do hoạt động cho nguồn vốn này cũng không ổn định. Nếu trong trường hợp Công ty không đi chiếm dụng được trong khi nguồn vốn bị chiếm dụng cao sẽ làm cho Công ty không những khó khăn trong thanh toán mà còn khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
2.1 Tình hình sử dụng tiền và khả năng thanh toán của Công ty.
ở nước ta, việc các doanh nghiệp mua chứng khoán để dự trữ thay tiền mặt là chưa phổ biến.Đối với Công ty thép và vật tư Hà Nội, hoạt động này cũng chư phổ biến. Do vậy, số vốn bằng tiền của Công ty chủ yếu là tiền để lại Công ty và tiền gửi ngân hàng.
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêuvề tiền mặt của Công ty.
Đơn vị: Triệu đồng.
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
1
Tổng vốn bằng tiền
11.780
15.148
2
Tổng TSCĐ
154.280
141.833
3
Nợ ngắn hạn
115.859
93.587
4
Tỷsuất thanh toán của VLĐ (1)/(2)
0,076
0,1068
5
Tỷ suất thanh toán tức thời (1)/(3)
0,102
0,162
Từ số liệu trên ta thấy, tỷ suất thanh toán của vốn lưu động của Công ty là khá lớn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy, chỉ tiêu này sẽ không tốt nếu lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Đối với tỷ suất thanh toán tức thời, thực tế cho thấy nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì thanh toán của Công ty tương đối khả quan; còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì Công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên nếu tỷ suất này quá cao sẽ phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn bằng tiền sẽ chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Theo kết quả bảng trên thì Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; song Công ty lại gặp khó khẳn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành ( nợ đến hạn, nợ quá hạn). Vì thế đơn vị phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ; phải thu sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán của mình.
2.2. Tình hình dự trữ của Công ty.
Vì là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại nên hàng tồn kho của Công ty còn tuỳ thuộc vào thị trường ; hơn nữa sản phẩm của Công ty có tính mùa vụ. Do đó có lúc hàng tồn kho của Công ty rất lớn nhưng cũng có lúc hàng tông kho còn lại ít do nó vưà được tiêu thụ hoặc vào mùa mà nhu cầu về hàng hoá trên thị trường giảm. Tóm lại, Công ty nên tuân thủ nguyên tắc “mua nhanh, bán nhanh”, và không nên để mất cơ hội khi nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0086.doc