LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 3
1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. 3
2. Các lý thuyết về hoạt động xuất khẩu. 5
2.1. Lý thuyết của trường phái trọng thương. 5
2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. 6
2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. 7
3. Các hình thức của hoạt động xuất khẩu. 9
3.1. Xuất khẩu trực tiếp 9
3.2. Xuất khẩu gia công uỷ thác 9
3.3. Xuất khẩu uỷ thác. 10
3.4. Buôn bán đối lưu. 10
3.5. Xuất khẩu theo nghị định thư. 11
3.6. Xuất khẩu tại chỗ. 11
3.7. Gia công quốc tế. 12
3.8. Tạm nhập tái xuất. 12
4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. 12
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 15
1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường. 15
2. Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức thu mua xuất khẩu 16
3. Lựa chọn đối tác kinh doanh. 17
4. Đàm phán và kí kết hợp đồng. 18
5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 19
5.1. Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá. 19
5.2. Mở và kiểm tra L/C. 20
5.3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu. 20
5.4. Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu 21
5.5. Thuê tàu. 21
5.6. Mua bảo hiểm. 21
5.7. Làm thủ tục hải quan: 22
5.8. Thanh toán hợp đồng. 23
5.9. Giải quyết tranh chấp. 24
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNG HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU. 24
1. Xu thế tự do hoá thương mại - Khu vực hoá và toàn cầu hoá. 25
2. Các nhân tố kinh tế, tài chính. 26
2.1. Các nhân tố kinh tế xã hội. 26
2.2. Cán cân thanh toán và chính sách tài chính. 27
3. Các nhân tố về quản lý nhà nước. 28
3.1. Thuế quan. 28
3.2. Hạn ngạch xuất khẩu (Quota) 29
4. Các yếu tố về công nghệ. 31
5. Các nhân tố khác. 32
5.1. Về nhân tố con người. 32
5.2. Nhân tố giá cả. 32
5.3. Nhân tố về dịch vụ. 33
6. Các nhân tố thuộc về quan hệ Kinh tế quốc tế. 34
IV. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CHÈ TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ
CỦA CÔNG TY AGREXPORT ĐÀ NẴNG TRONG
NHỮNG NĂM QUA. 38
I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY. 38
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 38
1.1. Quá trình hình thành của công ty. 38
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 39
1.2.1. Văn phòng Công ty. 40
1.2.2. Các đơn vị thành viên. 41
1.3. Chức năng, quyền hạn của Công ty. 42
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 44
1.4.1. Tình hình sản xuất chế biến. 45
1.4.2. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 46
2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu chè đối với sự phát triển
của Công ty. 48
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY AGREXPORT
ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM QUA. 49
1. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam
trong những năm qua. 49
1.1. Tình hình sản xuất, chất lượng, giá cả của chè Việt nam
trong những năm qua. 50
1.2. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua 54
1.3. Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam. 55
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Công ty
AGREXPORT Đà Nẵng. 58
2.1. Kim ngạch và số lượng chè xuất khẩu của Công ty. 58
2.2. Chất lượng và giá cả xuất khẩu. 60
2.2.1. Chất lượng chè xuất khẩu của Công ty. 61
2.2.2. Giá cả xuất khẩu. 62
2.3. Thị trường chè xuất khẩu của Công ty. 64
2.4. Phương thức thanh toán và hình thức xuất khẩu mặt hàng chè
của Công ty: 67
2.5. Hoạt động khai thác nguồn hàng phục vụ xuất khẩu 69
III. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, VÀ NGUYÊN NHÂN
CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY. 70
1. Thành công. 70
1.1. Những thuận lợi khách quan và của bản thân Công ty: 70
1.2. Thành công của Công ty trong hoạt động xuất khẩu chè. 72
2. Những khó khăn, hạn chế. 73
2.1. Những khó khăn 73
2.2. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu chè của công ty. 75
3. Những nguyên nhân làm hạn chế công tác thúc đẩy xuất khẩu chè
của công ty. 76
3.1.Nguyên nhân khách quan 76
3.2. Những nguyên nhân chủ quan. 78
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY AGREXPORT ĐÀ NẴNG 80
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHÈ VIỆT NAM. 80
1. Mục tiêu phát triển của nghành chè Việt Nam. 80
2. Những phương hướng cụ thể. 81
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH
MẶT HÀNG CHÈ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 83
1. Các hướng chung cho toàn Công ty. 83
2. Phương hướng đối với hoạt động xuất khẩu chè của công ty. 84
III. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 85
A. Giải pháp với công ty. 85
1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và công tác tiếp thị. 85
2. Nâng cao chất lượng hạ gía thành sản phẩm. 87
3. Chú trọng công tác tổ chức thu mua cung ứng mặt hàng xuất khẩu. 88
4. Huy động các nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 89
5. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty. 89
6. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ
xuất nhập khẩu. 90
B. Kiến nghị đối với nhà nước. 91
1. Hoàn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất khẩu. 91
2. Nhà nước cần có sự quan tâm chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư
sản xuất chè để có thể nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. 92
3. Có sự ưu đãi về thuế chè. 93
4. Tăng cường vai trò của các đại diện thưong mại Việt Nam
tại nước ngoài. 93
5. Có các biện pháp tài chính tín dụng để hỗ trợ xuất khẩu. 95
6. Các giải pháp khác. 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
112 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng trưởng phải đi đôi với phát triển bền vững, không vì chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà làm ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy sản xuất cũng như gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
1.4.2. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Kể từ khi được thành lập năm 1996 đến nay, Công ty tiến hành hoạt động xuất khẩu chủ yếu trong lĩnh vực nông sản như: chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. lạc nhân quế, hồi, kê... Quan điểm kinh doanh xuất khẩu của công ty là xây dựng đối tác chiến lược bằng cách thông qua chất lượng hàng hoá, dịch vụ bán hàng, xây dựng và giữ quan hệ làm ăn tin tưởng, lâu dài với một số thương nhân, doanh nghiệp có uy tín của Nhật Bản, Xingapo, EU. Hoa Kì... Để làm được điều này Công ty phải trực tiếp đầu tư xuống người nông dân, cho họ vay vốn đầu tư sản xuất ban đầu và giúp họ ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đồng thời bảo đảm đầu ra cho sản phẩm . Công ty luôn kiểm soát chặt chẽ khâu thu mua , vận chuyển, bảo quản, và sơ chế sản phẩm. Chính vì vậy công ty luôn có được nguồn hàng xuất khẩu ổn định chất lượng đảm bảo, từ đó tạo được ưu thế cạnh tranh rất lớn với các đối thủ cạnh tranh trong nước (đối thủ tiềm tàng) cùng kinh doanh những mặt hàng này.
Bên cạnh đó công ty cũng tiến hành nhập khẩu rất nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong đó chủ yếu là nguyên liệu sản xuất bia, máy thuỷ YAMAHA, các loại máy móc trang thiết bị, sắt thép, ôtô, xe máy Trung Quốc...Với kinh nghiệm và uy tín làm ăn của mình Công ty luôn có những bạn hàng đáng tin cậy cung cấp cho công ty nguồn hàng nhập khẩu trực tiếp không phải thông qua các khâu trung gian nên giá hàng hoá có rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại được các công ty khác nhập về. Mặt khác, Công ty có một đội ngũ nhân viên có khả năng tìm hiểu thị trường nhanh nhạy, nắm bắt và dự báo khá chính xác nhu cầu thị trường, giúp công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước. Do vậy hàng hoá của công ty khi nhập về hầu như đựợc tiêu thụ nhanh chóng, tạo khả năng quay vòng vốn nhanh , tiết kiệm chi phí bảo quản, thể hiện:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Agrexport Đà Nẵng (1997 - 2001)
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng kim ngạch XNK(1000USD)
560
5.240
11.350
16.340
17.330
Xuất khẩu (1000USD)
220
640
3.320
5.720
6.256
Nhập khẩu (1000USD)
340
4.600
8.030
10.620
11.074
KD nội địa (Tỷ VND)
2,5
12,3
18,8
24,5
61
Nộp ngân sách (Tỷ VND)
-
5,8
14,3
18,6
16,5
Lợi nhuận (Triệu VND)
- 0,42
360
1.100
1.450
650
Thu nhập bình quân (VND/người/tháng)
400.000
600.000
800.000
1.100.000
980.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty)
Qua bảng thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Agrexport Đà Nẵng ở trên ta có thể thấy từ khi thành lập đến nay Công ty đã có sự mạnh lớn không ngừng và nhanh chóng. Sau 5 năm hoạt động kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đã có những bước phát triển rõ rệt năm 2001 so với năm 1997 tăng 30,95 lần (đạt 17,330 triệu USD), tiền nộp ngân sách có giảm nếu năm 2000 là 18,6 tỷ đồng thì năm 2001 chỉ là 16,5 tỷ đồng. Công ty từ làm ăn thua lỗ tiến đến có lãi và lợi nhuận ngày càng tăng. Nhưng điều quan trọng nhất là mức sống của người lao động được đảm bảo, ổn định, tiền lương bình quân năm 2000 tăng gấp 2,75 lần so năm 1997 đạt 1.100.000 VND/ người/ tháng là khá cao so với nhiều doanh nghiệp nhà nước.Tuy nhiên năm 2001 một số chỉ tiêu của công ty có sự giảm sút điều này là do cơ cấu xuất nhập khẩu của công ty có sự thay đổi theo xu hướng xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm đã làm thay đổi các khoản nộp ngân sách, lợi nhuận ròng... Nhưng dù sao công ty cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này là do Nhà nước có những chính sách phù hợp giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường làm ăn và tăng quan hệ buôn bán với các đối tác trong và ngoài nước.
Ngoài ra Công ty luôn biết tận dụng thế mạnh của mình với bộ máy gọn nhẹ ở 3 miền đất nước nên luôn kịp thời nắm bắt, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đa dạng hoá các phương thức, ngành nghề kinh doanh, tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn, lợi thế sẵn có của Việt Nam. Với quyết tâm cao và những kinh nghiệm quý báu đã rút ra được sau một thời gian hoạt động chắc chắn Công ty sẽ đạt nhiều thành công hơn nữa trong quá trình phát triển của mình.
2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu chè đối với sự phát triển của Công ty.
Thành phố Đà Nẵng là nơi có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của miền Trung có tốc độ phát triển mạnh, có đầy đủ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thuận lợi. Với ưu thế cảng biển, cảng sông, sân bay Quốc tế Đà Nẵng có thể hình thành sân bay trung chuyển từ Tây sang Đông. Đường quốc lộ và đường sắt xuyên Việt - Đà Nẵng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng. Khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí có tầm quan trọng nên Đà Nẵng đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và tạo mọi điều kiện về chính sách đầu tư, quy hoạch, xây dựng.Với vị trí địa lí thuận lợi như vậy đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè nói riêng trong quá trình vận chuyển, lưu thông, trao đổi buôn bán của mình.
Hiện nay với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè đã đóng góp một phần tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ nhân viên công ty, củng cố tiềm lực tài chính của Công ty, tăng quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn Công ty.
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY AGREXPORT ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM QUA.
1. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua.
Chè là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và lâu năm, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Chè đã có ở Việt Nam hàng ngàn năm nay. Vì vậy nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của chè.
Chè là thức uống có nhiều công dụng, vừa giải khát vừa chữa bệnh. Người ta tìm thấy chè có tới 200 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ như: cefein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết cho cơ thể...
Chè được trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh tế tương đối cao. Vì thế có thể nói cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo, điều hoà hoạt động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi, bảo vệ an ninh biên giới.
Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng. Đồng thời trồng chè chính là phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào rãnh giữa các hành chè để giữ mùn, giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý...Ngành chè đã gắn kết được sự phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Theo đánh giá của FAO, Việt Nam là nước đứng thứ 8 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Vì thế, trong những năm qua sản xuất chè Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu chè uống cho nhân dân, mà còn xuất khẩu với một lượng với một lượng đáng kể, mỗi năm thu về hàng chục triệu USD cho đất nước, đóng góp một phần nhỏ vào hoạt động xuất khẩu Việt Nam.
1.1. Tình hình sản xuất, chất lượng, giá cả của chè Việt nam trong những năm qua.
a. Tình hình sản xuất.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu chè bởi ở đây có những điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp. Đặc biệt là diện tích đất đai phù hợp với khả năng phát triển trồng chè ở Việt Nam (hiện có 200.000 ha). Với ngành công nghiệp chế biến chè phát triển hơn 40 năm nay, hàng năm xuất khẩu từ 2 - 4 vạn tấn , đồng thời những vùng đất tốt để trồng chè được phân bổ ở hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Vì vậy Việt Nam luôn là vùng đất hứa với các nhà đầu tư trong sự quan tâm đến việc phát triển chè cùng với những chính sách kinh tế ưu đãi cũng như cơ hội thuận lợi về đầu tư.
Sản phẩm hiện nay gồm có các loại chè đen, chè xanh, chè ngọt, chè dược thảo, các loại chè suối Giàng, chè Tân Cương, chè lục, chè thái và các loại chè hương hoa sen, nhài, ngâu, ...Các sản phẩm chè này hiện nay được phân bố rộng khắp cả nước cụ thể ở các khu vực sau:
* Vùng trung du và miền núi phía Bắc: chiếm khoảng 60,3% với diện tích là 120,6 nghìn ha bao gồm các tỉnh: Vĩnh Phú, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Bắc Thái. Nhiều tỉnh ở trong vùng này đã xác định cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong những năm qua do có nhiều nguyên nhân, cây chè chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.
* Vùng khu 4:
Vùng đất trồng chè ở khu 4 có khoảng 12 nghìn ha chiếm 6,16% chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh; Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. Đây là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu gió Tây nam nhưng cây chè vẫn thích nghi tốt trong đều kiện được đầu tư chăm sóc thâm canh từ đầu. Năm 2000 Nghệ An là tỉnh có diện tích cây chè nhiều nhất, tiếp đến là Thanh Hoá, Hà Tĩnh, với sản lượng có khoảng 2,2 nghìn tấn chè khô. Dự kiến trồng mới trong 5 năm tới 4,6 nghìn ha nhằm đưa sản lượng chè khô đạt 5 nghìn tấn, đưa năng lực chế biến lên 5,8tấn/năm.
* Vùng Tây Nguyên:
Diện tích trồng chè toàn vùng có khoảng 45,6 nghìn ha chiếm 22,8%. Tuy nhiên đây lại là vùng có khả năng trồng được nhiều cây công nghiệp, nên xét về hiệu quả kinh tế thì cây chè có vị trí tương đối đứng thứ ba sau cà phê, cao su. Phát triển chè ở Tây nguyên gồm chủ yếu ở 2 tỉnh là Lâm Đồng và Gia Lai. Hướng lựa chọn là giữa quy mô ở Gia Lai và một phần ở Kontum không quá 5 nghìn ha , vùng này mùa khô khắc nghiệt điều kiện tưới tiêu khó khăn và tiêu tốn nhiều chi phí, cho nên năng suất không cao. Do đó chủ yếu phát triển chè ở Lâm Đồng (Bảo Lộc) là chính, với quy mô định hình khoảng 20 nghìn ha. Vùng đất này có điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, chế biến chè, giúp cây chè phát triển tốt, năng suất chè bình quân đạt cao nhất trong cả nước.
Diện tích chè Tây Nguyên năm 2000 có khoảng 20 nghìn ha trong đó Lâm Đồng chiếm 78%, sản lượng đạt 14 nghìn tấn chè khô, trong 5 năm tới trồng mới 4,6 nghìn ha để có diện tích lên tới 20,7 nghìn ha. Ngoài ra, năng lực chế biến là 10 nghìn tấn, trong đó chế biến xuất khẩu khoảng 6,5 – 7 nghìn tấn. Dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng thêm năng lực chế biến lên 8 nghìn tấn /năm với năng lực chế biến xuất khẩu là 5 nghìn tấn/năm.
* Vùng Duyên hải:
Đây là một trong những vùng có lịch sử phát triển chè rất sớm ở nước ta. Đến đầu thế kỷ 20 có nhiều vùng chè đã được hình thành ở Quảng Nam, các trung tâm chính như Đà Nẵng (1500ha), Duy Xuyên (1400 ha), Tam Kì (1000ha), dần dần mở rộng sang các vùng khác như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị. Tuy nhiên tính đến nay diện tích chè toàn vùng có khoảng 5 nghìn ha chiếm 2,4% diện tích chè cả nước trong đó chủ yếu ở ba tỉnh: Bình Định: 2176 ha , Quảng Ngãi: 961 ha, Quảng Nam Đà Nẵng đạt 1371 ha, năng suất trung bình là 1,9 tấn/ha.
Bảng 2: Diện tích - năng suất - sản lượng chè qua các thời kỳ:
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. DT cả nước
1000 ha
64,8
69,59
70.3
78,17
73
77,14
81,7
Diện tích chè kinh doanh
1000ha
62,46
63,12
65,43
74,56
71,4
70,2
70,2
Diện tích chè trồng mới
1000ha
1,530
1,268
2,85
2,31
2,6
4,35
4,55
2. Năng suất bình quân
Tấn tươi /ha
3,47
3,48
3,512
3,78
3,80
3,82
4,23
3. Sản lượng
1000 tấn
178,1
180
197,2
200,3
233,4
317,4
363,5
(Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam)
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của 1 ha chè kinh doanh
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
Sản lượng
Tạ/ha
38,7
43,1
46,12
48,1
Giá trị sản lượng
1000.đ
4611,3
4824,5
5223,6
6392,6
Chi phí sản xuất
1000.đ
3915,5
411,8
4389,3
4569,9
Thu nhập thuần
1000.đ
995,8
1443,3
1443,3
1822,7
Tổng thu nhập
2042,2
2019,9
2019,9
2942,8
Thu nhập ngày công
8,08
9,35
9,35
10,7
Tỉ suất lợi nhuận
25%
26,8%
21,9%
39,2%
(Nguồn: Cục Thống kê)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hiệu quả của việc sản xuất chè không phải là nhỏ, vì thế nếu chúng ta đầu tư một cách chính xác, hợp lý công nghệ chế biến hiện đại thì thu nhập ngành chè đạt được là rất lớn. Năm 2001 thị trường chè Thế giới đi vào ổn định và tỉ suất lợi nhuận của ngành chè Việt Nam đạt khoảng 39,2%. Điều này cho thấy rằng: năm 2001 chè Việt năm đã có những bước tiến đáng kể khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Để sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam thu được lợi nhuận cao nhất, tối ưu nhất chúng ta phải có những bước cải tổ lớn về đầu tư , quản lý đặc biệt là sự nâng cao đổi mới về mặt khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong sản xuất, đóng gói, chế biến và bảo quản.
b. Chất lượng, giá cả.
+ Chất lượng chè phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: khí hậu, giống, đất trồng...cũng như các công đoạn trong quá trình sản xuất chúng. Tuy nhiên giống chè và đặc biệt là công nghệ chế biến là vấn đề cơ bản để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.
Trong những năm gần đây các giống chè đã được nhiều nhà khoa học đưa vào nghiên cứu đặc biệt có sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài đã tạo ra những giống chè búp đạt tiêu chuẩn chất lượng chè xuất khẩu với nhiều tiêu thức khác nhau. Nhìn chung chất lượng chè Việt Nam chỉ đạt ở cấp độ trung bình và cấp thấp so với chất lượng chè thế giới. Trong những năm qua các mặt hàng chè xuất khẩu của nước ta chủ yếu là chè đen, chè xanh, chè lăn...Do chất lượng chè còn đạt ở mức thấp nên đa số chúng ta chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô so với chất lượng chè xuất khẩu của các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ...Với chất lượng chè như vậy một phần là do sự yếu kém trong công nghệ chế biến của Việt nam, chất lượng chè trung bình và tốt của ta chỉ chiếm được một phần rất nhỏ. Chính vì vậy, chè Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị trường với các nước xuất khẩu chè khác trên tghế giới. Điều này đã làm chúng ta giảm một lượng khá lớn về thu nhập cũng như lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè nói riêng và cho nền kinh tế quốc dân nói chung.
+ Về giá cả xuất khẩu chè trên thế giới, chè Việt Nam ngày càng nhích lại gần hơn với giá chè trên thế giới. Tuy nhiên do chất lượng chế biến thấp, xuất khẩu lại dưới dạng nguyên liệu nên giá chỉ đạt 60 - 70%, thậm chí là bằng 50% so với giá chè thế giới.
Bảng 4: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam so với thị trường thế giới
(Đơn vị : USD/tấn)
Năm
Giá chè XK của VN
Giá chè XK của TG
1996
1.188
1.697
1997
1.347
1.980
1998
1.433
2.205
1999
1.466
2.327
2000
1.239
1.697
2001
1.250
1.725
2002 (kế hoạch)
1.200
1.735
(Nguồn: Bộ thương mại)
Bên cạnh nguyên nhân là do chất lượng thấp thì đa số nước ta thường xuất khẩu chè qua qua các nước trung gian nên nhiều khi gía cả thường bị hạn chế, lợi nhuận thu được chưa tối ưu. Vì vậy để có được lợi nhuận tối đa thì chúng ta phải xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường trên thế giới và đạt được giá CIF, như vậy nó đòi hỏi chúng ta cần có những chuyên gia giỏi đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Mặt khác công nghệ sản xuất và chế biến hiện đại , kĩ thuật bảo quản một cách hoàn hảo chắc chắn chè Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận tối đa mà sẽ không bị lãng phí về các nguồn lực xuất khẩu.
1.2. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua
Do việc mở rộng quy mô sản xuất chè Việt Nam ngày càng tăng nên việc xuất khẩu chè cũng đang dần được cải thiện. Vì lẽ đó việc tăng cường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở nước ta hiện nay là việc có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Sản lượng chè năm 1991 đạt 32,2 nghìn tấn, xuất khẩu 16 nghìn tấn đạt gía trị là 25 triệu USD, năm 1996 nước ta xuất khẩu 17,401 nghàn tấn đạt trị giá là 21,026 triệu USD, năm 2001 cả nước thực hiện được xuất khẩu là 40,764 nghàn tấn tương đương với khoảng 50,955 triệu USD.Tuy nhiên khi so với thị trường thế giới thì hoạt động xuất khẩu chè nước ta năm 1991 chỉ đạt 1,5% lượng xuất khẩu chè thế giới, năm 1996 đạt 1,7% và năm 2001 đạt 2% . Điều này cho thấy hàng năm khối lượng chè được xuất khẩu ra thị trường thế giới của nước ta đang ngày càng tăng trưởng, do đó đã phần nào chứng tỏ ngành chè Việt Nam đang từng bước phát triển trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên do chất lượng thấp, giá rẻ nên thực tế vẫn còn phát sinh nhiều bất cập.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam (1995 - 2001)
Năm
Lượng chè XK (1000tấn)
Trị gía XK (Triệu USD)
1995
17,302
20,165
1996
17,041
21,026
1997
20,755
29,0
1998
32,292
47,91
1999
33,295
50,496
2000
36,440
45,145
2001
40,764
50,955
(Nguồn: Bộ thương mại)
Qua bảng trên ta thấy khối lượng và gía trị chè xuất khẩu của nước ta còn quá khiêm tốn so với tiềm năng, nguyên nhân chủ yếu ở đây là do giá chè xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Bên cạnh đó với điều kiện hiện nay của nước ta thì thiết bị, kĩ thuật chế biến còn cũ kĩ, lạc hậu , sản xuất tràn lan không tập trung làm cho chất lượng chè xấu không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường quốc tế. Ngoài ra do việc đầu tư không hiệu quả, quản lý kém của ngành chè đã làm cho sản xuất và xuất khẩu chè không đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên trong giai đoạn 1995 - 2001 xuất khẩu chè Việt Nam ngày càng tăng và tăng đều trong mỗi năm, mặc dù trị giá xuất khẩu còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch chung của cả nước, cũng như so với tiềm năng vốn có của mình, nhưng điều đó cho thấy hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam đang dần đi vào ổn định và tự khẳng địng vị trí của mình trên trường quốc tế.
1.3. Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng công ty chè Việt Nam, Ngành chè hiện nay đã xuất khẩu sang tới hơn 30 nước và có mặt ở 42 nước trong khu vực và trên thế giới chủ yếu là khu vực Châu Âu và Châu Á. Ngành chè Việt Nam đã có thêm công nghệ của Anh, Nga, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Vì thế, đến nay nước ta đã có các thị trường tiêu dùng chè Việt Nam là: Algeria, Bulgaria, Cuba, Czech, Germany, Hungary, India, Iran, Irac, Japan, Isvarel, Ivorycoast, Sorday, Kazakstan, Hybya, Monoco, Pakistan, Polan, Romania, Rusia, Singapore, Slovakia, Syria, Taiwan. Tajkistan, Turkey, Ukraina, United Kinhdom, ubekistan, USA, Yugoslaria.
Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam trước kia chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu. Do Liên Xô và Đông Âu biến động nên ta mất đi thị trường xuất khẩu lớn. Năm 1991 ta chỉ xuất khẩu được hơn 18 nghàn tấn chè sang thị trường này, đạt kim ngạch xuất khẩu là 19 triệu USD. Do đó, hiệp hội chè Việt Nam đã nhanh chóng thành lập Công ty hữu hạn cổ phần Việt – Anh (VII AS) tại London để xuất khẩu chè sang các nước thuộc khối liên hiệp Anh. Vì vậy, trong 3 năm qua chè Việt nam đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính như: Anh, Đức, Irac, ... đồng thời theo như VII AS khảo sát các thị trường Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Tây Âu thì chúng ta có thể xuất khẩu được 167 nghàn tấn thu về khoảng 225 triệu USD.
Bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ chè thế giới hiện nay là rất lớn, nhưng hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 2% của thế giới . Tuy nhiên thực tế cho thấy thị trường chè trên thế giới đang cạnh tranh gay gắt vì vậy với chè Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì Việt Nam vẫn có thể mở rộng thị trường chè của mình hơn nữa.
Những năm gần đây nhìn chung thị trường xuất khẩu chè Việt Nam chủ yếu là Châu Âu chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng chè cả nước xuất khẩu ra thị trường thế giới. Có thể nói đây chính là thị trường xuất khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Việt Nam trong việc xuất khẩu chè. Các thị trường khác như Châu Á , Châu Mĩ cũng có một tỉ lệ đáng kể. Và như vậy, tiềm năng với thị trường Châu Mĩ , Châu Phi, Châu Úc là rất lớn. Do đó chúng ta cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu hơn nữa để chè Việt Nam dần chiếm lĩnh nhiều hơn thị trường chè thế giới.
Bảng 6: Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành chè Việt Nam
Năm
Khu vực
1997
1998
1999
2000
2001
Châu Âu
70%
68,5%
80%
75,5%
74%
Châu Á
18%
15,55
13%
18%
20%
Châu Mĩ
3%
2%
2%
3.5%
2%
Vùng khác
9%
14%
5%
3%
4%
(Nguồn: Bộ thương mại)
Bảng 7: Lượng chè xuất khẩu đến một số nước chủ yếu
(Đơn vị: Tấn)
Năm
Nước
1997
1998
1999
2000
2001
Nga
10.075
15.704
12.040
16.475
17.862
Anh
1.304
2.050
1.740
2.133
1.834
Đài Loan
1.352
2.621
4.072
2.076
2.755
Irak
400
1.088
3.069
1.564
2.054
Hồng Kông
2.084
2.100
2.320
1.897
1.420
Trung Quốc
1.000
1.230
795
935
1.250
Angeria
300
1.003
768
1.800
1.865
(Nguồn: Cục hải quan)
Theo bảng trên ta thấy qua các năm thì Nga vẫn là nước nhập khẩu chè lớn nhất . Tuy nhiên nó không tăng đều trong các năm. Trong năm 2000 thì khối lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Nga là 16.47 tấn chiếm tỉ trọng 45%, năm 2001 đạt 17862 tấn, đã chứng tỏ tiềm năng của thị trường này cho xuất khẩu chè Việt Nam là rất lớn.
Trong việc đẩy mạnh xuất khẩu chè, Việt Nam đã và đang tiêu chuẩn hoá tất cả các khâu từ chế biến, mẫu mã đến chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy Nhà nước ta đã ra chủ trương đổi mới thiết bị, kĩ thuật công nghệ, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài để hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng chè vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu để từ đó ngành chè Việt Nam có thể tạo được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Công ty AGREXPORT Đà Nẵng.
Là một công ty mang tên Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng nên chức năng , nhiệm vụ chính của công ty được thể hiện đúng như tên gọi đó là xuất khẩu các mặt hàng nông sản. vì lẽ đó trong những năm qua Công ty luôn phát huy và giữ vững truyền thống là đơn vị làm ăn tương đối tốt. Trong đó việc xuất khẩu chè cũng có một phần đóng góp nhỏ trong sự phát triển chung của toàn Công ty . Mặc dù trong hoạt động xuất khẩu chè của mình Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại do những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác nhau, nhưng Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty vẫn nỗ lực tìm tòi, phấn đấu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè nói riêng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường.
2.1. Kim ngạch và số lượng chè xuất khẩu của Công ty.
Với vai trò xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều... thì mặt hàng chè cũng đang dần được xem là mặt hàng quan trọng của Công ty. Mặc dù trong 5 năm qua mặt hàng chè xuất khẩu của công ty chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty, nhưng không vì thế mà nó làm cho hoạt động xuất khẩu chè kém hiệu quả đi thể hiện :
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty
(Đơn vị: 1000 USD)
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu chè
Tỉ trọng(%)
1998
640
111,103
17,36
1999
3.320
635,68
19,15
2000
5.720
1.145,73
20,03
2001
6.256
1.106, 896
17,7
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh cuối năm của Công ty)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy quả thực quy mô xuất khẩu chè của công ty so với cả nước là quá nhỏ , nhưng so với tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty thì cũng có một tỉ trọng đáng nói. Rõ ràng là việc xuất khẩu chè của công ty đã tăng đều đặn qua các năm từ 111.103 USD năm 1998 đến năm 2001 đã lên đến 1.106.896 USD tăng gấp 9,96 lần. Điều đó cho thấy trong tương lai triển vọng của hoạt động xuất khẩu chè của Công ty sẽ còn phát triển hơn nữa.
Thực tế năm 1997 Nhà nước sắp xếp lại các loại hình doanh nghiệp, thực hiện cải cách hành chính , tình hình xuất khẩu nói chung là khó khăn và mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty cũng không nằm ngoài diễn biến này lại thêm vừa mới thành lập. Vì vậy nên trong tình trạng chung của cả nước với sự năng động trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty cũng chỉ đạt được một sự khởi đầu là rất nhỏ. Tiếp đến năm 1998 Công ty đã có sự rút kinh nghiệm của năm trước, đồng thời chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động của mình nên tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung và mặt hàng chè xuất khẩu nói riêng đã có bước chuyển dịch. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á nên tỉ trọng xuất khẩu chè của công ty còn rất khiêm tốn chỉ chiếm 17,36%, song dù sao đây cũng là một sự khẳng định dần vị thế mặt hàng chè của Công ty trên thị trường thế giới.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhưng sang năm 1999 công ty đã có sự tăng trưởng khả quan , điều này một phần là do uy tín, khả năng mở rộng quan hệ bạn hàng của Công ty đã thay đổi , nhưng bên cạnh đó một phần cũng là do tình hình phát triển sản xuất chè của Việt Nam đang tăng dần, ổn định và có chất lượng. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty đã tăng lên một số tương đối khả quan là 635.680USD chiếm 19,15 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Như vậy ta có thể nhận định được rằng tiềm năng của hoạt động xuất khẩu chè là rất lớn và sẽ phát triển nhanh trong tương lai.
Nhìn vào năm 2000 giá trị xuất kkhẩu chè của công ty đạt 1.145.730USD tăng 80,23 % so với năm 1999, đây quả là con số đáng kể so với hoạt động xuất khẩu của toàn Côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0390.doc