Đề tài Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp vận tải ô tô

Từ thực trạng công tác kế toán và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải ở các doanh nghiệp vận tải đã đưa ra ở trên, có thể thấy rằng: nhìn chung các quy định hiện hành của chế độ kế toán Việt Nam là phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải. Song bên cạnh đó, trong quá trình đi vào thực tế, chế độ kế toán vẫn bộ lộ một số hạn chế nhỏ có ảnh hưởng đến tính chính xác của công tác kế toán như việc kế toán số dư nhiên liệu trên phương tiện của dịch vụ vận tải hoặc việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho các tổ trưởng, đội trưởng các tổ đội xe.

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp vận tải ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập hợp chi phí và tính giá thành DVVT A- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn các loại chi phí vận tải cần được tập hợp. Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí chính là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp đối với các khoản chi phí vận tải tương ứng của từng loại hình vận tải, từng DNVT. Đối với vận tải ô tô, có thể tập hợp chi phí theo từng đoàn xe, đội xe hoặc theo từng nhóm hợp đồng. B- Phương pháp tập hợp chi phí vận tải Tập hợp chi phí vận tải là phương pháp hay hệ thống các phương pháp dùng để tập hợp các chi phí vận tải phát sinh trong phạm vi, giới hạn của đối tượng, tập hợp chi phí đã được lựa chọn. Căn cứ vào nội dung chi phí vận tải, phương pháp tập hợp chi phí vận tải bao gồm: a/ Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng. Vì vậy, hàng ngày khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến đối tượng nào, kế toán hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên các tài khoản kế toán hoặc sổ kế toán chi tiết. b/ Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng, cần phải tập hợp để phân bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung theo công thức sau: Chi phí chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí cần phân bổ __________________________________ Tổng tiêu chuẩn phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng *) Phương pháp tập hợp chi phí vận tải ô tô 1) Kế toán tập hợp chi phí nhiên liệu Trong giá thành DVVT, nhiên liệu là khoản chi phí trực tiếp có tỷ trọng cao nhất và quan trọng nhất. Chi phí nhiên liệu cấu thành nên giá thành dịch vụ vận tải được xác định theo công thức Chi phí về nhiên liệu tiêu hao = Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiền đầu kỳ + Chi phí nhiên liệu đưa vào sử dụng trong kỳ - Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện cuối kỳ - Để tập hợp chi phí nhiên liệu, kế toán sử dụng TK 621, TK 621 có thể mở chi tiết để ghi chép nhiên liệu trực tiếp cho từng hoạt động vận tải. *) Khi xuất nhiên liệu sử dụng cho phương tiện vận tải: Nợ TK 621 trị giá nhiên liệu Có TK 152 xuất dùng * Khi mua nhiên liệu đưa thẳng vào phương tiện: - Đối với hoạt động DVVT chịu VAT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 621 Giá mua NL chưa có VAT Nợ TK 133 VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 141: Số tiền theo giá thanh toán - Đối với hoạt động DVVT chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu VAT: Nợ TK 621 Số tiền theo giá thanh toán Có TK 111, 112, 331, 141 *) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhiên liệu trực tiếp theo từng hoạt động vận tải sang TK 154 để tính giá thành thực tế sản phẩm DVVT: Nợ TK 154 Chi phí nhiên liệu Nợ TK 154 chi phí nhiên liệu Có TK 721 trực tiếp 2) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trong DVVT, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, khoản tiền tính BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của lái xe, phụ xe hoặc tổ lái nói chung. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622. *) Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp kinh doanh DVVT Nợ TK 622 Tiền lương phải trả Có TK 334 *) Khi tính các khoản theo lương (kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT) Nợ TK 622 Các khoản tính Có TK 338 theo lương *) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành thực tế của DVVT Nợ TK 154 chi phí nhân công Có TK 622 trực tiếp 3) Kế toán chi phí săm lốp Chi phí săm lốp là khoản chi phí mang tính đặc thù của ngành vận tải ô tô. Khoản chi phí này bao gồm chi phí về mua săm lốp, hao mòn săm lốp, đắp lại lốp... Để giá thành dịch vụ vận tải hàng tháng không bị biến động đột ngột do ảnh hưởng của việc tính toán chi phí săm lốp vào chi phí vận tải, các DNVT phải tính trước chi phí săm lốp tính vào chi phí vận tải hàng thắng. Theo quy định hiện nay của ngành vận tải ô tô, chi phí săm lốp được tính trích trước vào chi phí theo một trong hai phương pháp sau: + Phương pháp thứ nhất: Chi phí săm lốp cho 1 tháng được tính theo công thức: Số trích trước chi phí = Tổng số tiền ước tính bộ săm lốp __________________________________________ Số tháng sử dụng + Phương pháp thứ hai: Công thức xác định: Số tiền trích trước chi phí săm lốp = Định mức chi phí săm lốp cho 100km xe chạy trên đường loại 1 x Số km thực tế xe chạy trong tháng x Hệ số tính đổi từ đường loại 1 - Để sử phản ánh tình hình trích trước chi phí săm lốp, kế toán sử dụng TK 335. *) Căn cứ số liệu đã tính toán trích trước vào chi phí DVVT ghi: Nợ TK 627 Số tiền Có TK 335 trích trước *) Khi thực tế phát sinh về chi phí săm lốp; kế toán ghi Nợ TK 335 Chi phí săm lốp Có TK 152, 111, 112 *) Cuối kỳ nếu khoản chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế đã phát sinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí: Nợ TK 335 Số chênh lệch Có TK 627 Ngược lại, chi phí trích trước nhỏ hơn thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được tính bổ sung. Nợ TK 627 khoản chênh lệch Có TK 142 *) Cuối kỳ, chi phí săm lốp tính vào chi phí vận tải được kết chuyển sang TK 154: Nợ TK 154 chi phí săm lốp Có TK 627 4) Kế toán chi phí vật liệu Chi phí vật liệu trong vận tải ô tô bao gồm dầu nhờn, mỡ, xà phòng, giẻ lau và các phương tiện khác dùng để bảo quản xe - TK sử dụng: TK 627. Cuối kỳ tổng hợp và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp. *) Khi xuất vật liệu sử dụng chung cho các phương tiện thuộc các hoạt động khác nhau Nợ TK 627 Trị giá nguyên liệu xuất dùng Có TK 152 *) Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa ngay vào sử dụng: - Đối với hoạt động dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 627; Giá mua NVL chưa có VAT Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền theo giá thanh toán - Đối với hoạt động dịch vụ chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu VAT: Nợ TK 627 Tổng số tiền theo giá thành Có TK 111, 112, 331 *) Cuối kỳ, tổng hợp và phân bổ cho từng hoạt động vận tải theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý: Nợ TK 154 chi phí vật liệu Có TK 627 5) Kế toán khấu hao phương tiện Trong doanh nghiệp vận tải ô tô, khấu hao phương tiện được tính trực tiếp theo từng xe và tổng hợp cho từng đội xe phù hợp với hoạt động vận tải. - Để phản ánh tình hình tính toán và phân bổ khấu hao vào chi phí vận tải, kế toán sử dụng tài khoản 627. Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao của phương tiện để tính ra khấu hao phương tiện. Để đơn giản cho việc tính toán, chỉ cần xác định số khấu hao tăng, giảm trong tháng và áp dụng công thức: Khấu hao phương tiện trích tháng này = Khấu hao phương tiện trích tháng trước + Khấu hao phương tiện tăng tháng này - Khấu hao phương tiện giảm tháng này *) Căn cứ vào kết quả tính trích khấu hao và phân bổ khấu hao phương tiện Nợ TK 627 Khấu hao phương tiện Có TK 214 Đồng thời ghi: Nợ TK 009. *) Cuối kỳ, kết chuyển khấu hao phương tiện theo từng hoạt động vận tải: Nợ TK 154 khấu hao phương tiện Có TK 627 6) Chi phí sửa chữa phương tiện Sửa chữa phương tiện vận tải bao gồm cả công việc bảo dưỡng phương tiện hàng ngày, bảo dưỡng kỹ thuật cấp I, bảo dưỡng kỹ thuật cấp II, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên. Để tránh sự biến động lớn của giá thành vận tải, DN phải trích trước chi phí sả chữa vào chi phí vận tải theo công thức: Số tiền trích trước chi phí sửa chữa 1 tháng = Số kế hoạch về sả chữa cả năm ________________________________ 12 tháng *) Căn cứ vào số tiền trích trước chi phí sửa chữa, kế toán ghi Nợ TK 627 Số tiền trích trước Có TK 335 *) Khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa, kế toán ghi Nợ TK 335 chi phí sửa chữa Có TK 111, 112, 152... *) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sửa chữa vào TK 154 7) Các chi phí khác: Ngoài các chi phí có thể hạch toan trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí trình bày ở trên, hoạt động vận tải còn gồm các khoản chi phí khác không hạch toán được trực tiếp như chi phí dịch vụ phà, chi phí thiệt hại do đâm đổ, bồi thường tai nạn giao thông... - Kế toán căn cứ vào khoản chi phí cụ thể để ghi vào các tài khoản cấp II thuộc TK 627. *) Khi phát sinh các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi: - Đối với hoạt động DVVT chịu VAT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 627 (6277) Trị giá mua chưa có VAT Nợ TK 133 - VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 - Tổng số tiền theo giá thanh toán - Đối với hoạt động DVVT chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu VAT Nợ TK 627 Giá mua theo giá Có TK 111, 112, 331 thanh toán *) Khi phát sinh các khoản chi phí thiệt hại, bồi thường, chi phí cầu phà, quảng cáo,... kế toán ghi: Nợ TK 627 (6278) Tổng trị giá theo Có TK 111, 112, 331 giá thanh toán *) Cuối kỳ, tổng hợp các khoản chi phí sản xuất chung theo công thức: Chi phí chung phân bổ cho từng hoạt động = Tổng chi phí chung cần phân bổ Tổng chi phí trực tiếp (hoặc doanh thu) x Chi phí trực tiếp (hoặc doanh thu) từng hoạt động Kế toán ghi: Nợ TK 154 chi phí sản xuất chung Có TK 627 8) Tổng hợp chi phí và kết chuyển giá thành sản phẩm DVVT - Tài khoản sử dụng: TK 154: *) Cuối kỳ, tổng hợp chi phí DVVT phát sinh trong kỳ Nợ TK 154 chi phí nhiên liệu Có TK 621 trực tiếp Nợ TK 154 chi phí nhân công Có TK 622 trực tiếp Nợ TK 154 chi phí sản xuất chung Có TK 627 *) Kế toán tính và kết chuyển giá thành thực té của sản phẩm DVVT đã hoàn thành: Nợ TK 632 giá thành thực tế Có TK 154 sản phẩm DVVT C- Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải là căn cứ quan trọng để kế toán mở các "phiếu tính giá thành". Đại bộ phận các Doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm của Doanh nghiệp cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo các khoản mục chi phí. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của Doanh nghiệp. Trong ngành vận tải hiện nay, đối tượng tính giá thành thường là tấn (hoặc 1000 tấn), km, đối với vận tải hàng hoá và người (hoặc 1000 người) km đối với vận tải hành khách. D- Phương pháp tính giá thành DVVT Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất, dịch vụ đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Trong kinh doanh vận tải thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: 1- Phương pháp tính giá thành giản đơn: Phương pháp này gọi là phương pháp tính trực tiếp, được áp dụng rộng rãi trong các Doanh nghiệp kinh doanh DVVT ô tô. Trên cơ sở số liệu về chi phí vận tải đã tập hợp được trong kỳ và trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện vận tải đầu và cuối kỳ để tính giá thành theo công thức: Giá thành sản phẩm = Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện đầu kỳ + Chi phí vận tải phát sinh trong kỳ - Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện cuối kỳ Giá thành đơn vị = Tổng giá thành __________________________________ Khối lượng vận tải hoàn thành 2- Phương pháp tính giá thành định mức: Phương pháp này áp dụng với những Doanh nghiệp đã có các định mức kỹ thuật tương đối ổn định và hợp lý, chế độ quản lý theo định mức đã được kiện toàn và có nền nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán tương đối cao, đặc biệt là thực hiện tốt chế độ hạch toán ban đầu Công thức xác định giá thành định mức là: Giá thành thực tế của DVVT = Giá thành định mức của DVVT ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức 3- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp ngày thường áp dụng đối với những doanh nghiệp vận tải hành khách và vận tải hàng hoá trong trường hợp nhận vận chuyển hành khách du lịch hoặc vận tải chọn lô hàng theo hợp đồng của khách hàng. Khi có khách hàng hợp đồng đặt hàng, kế toán phải trên cơ sở hợp đồng để mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đó. Khi dịch vụ hoàn thành cho từng hợp đồng hoặc 1 loạt hợp đồng, kế toán mới tính giá thành cho từng hợp đồng hoặc từng loạt hợp đồng đó. *) Kế toán chi phí DVVT ở các Doanh nghiệp kê toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1. Kế toán chi phí nhiên liệu trực tiếp Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ (cuối tháng) tính giá trị nhiên liệu xuất dùng theo công thức cân đối: Trị giá nhiên liệu xuất dùng = Trị giá nhiên liệu tồn đầu kỳ + Trị giá nhiên liệu nhập trong kỳ - Trị giá nhiên liệu tồn cuối kỳ Sau khi kiểm kê, xác định trị giá nhiên liệu xuất dùng trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 621 trị giá nhiên liệu Có TK 611 xuất dùng trực tiếp *) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhiên liệu trực tiếp sang TK 631 để tính giá thành thực tế của DVVT Nợ TK 631 Chi phí Có TK 621 nhiên liệu trực tiếp 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Được phản ảnh ở tài khoản 622 *) Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (tương tự phương pháp kê khai thường xuyên) *) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 631 để tính giá thành thực tế của DVVT. Nợ TK 631 chi phí nhân công Có TK 622 trực tiếp 3. Kế toán chi phí sản xuất chung - Được phản ảnh ở tài khoả 627 - Kế toán sản xuất chung bao gồm: + Chi phí săm lốp + Chi phí vật liệu + Khấu hao phương tiện + Chi phí sửa chữa phương tiện + Chi phí khác *) Kế toán tập hợp các chi phí sản xuất chung (tương tự phương pháp kê khai thường xuyên) *) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 631 Nợ TK 631 Chi phí sản xuất Có TK 627 chung 4. Tổng hợp chi phí và kết chuyển giá thành DVVT: Việc tổng hợp chi phí và tính giá thành thực tế sản phẩm DVVT được thực hiện trên TK 631. *) Đầu kỳ, kết chuyển chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ (nếu có) Nợ TK 631 Chi phí DVVT Có TK 154 dở dang đầu kỳ *) Cuối kỳ: - Tổng hợp chi phí DVVT phát sinh trong kỳ Nợ TK 631 chi phí Có TK 621 nhiên liệu trực tiếp Nợ TK 631 chi phí Có TK 622 nhân công trực tiếp Nợ TK 631 chi phí sản xuất chung Có TK 627 - Xác định và kết chuyển chi phí DVVT dở dang cuối kỳ (nếu có) Nợ TK 154 chi phí DVVT Có TK 631 dở dang cuối kỳ - Tính và kết chuyển giá thành thực tế DVVT đã hoàn thành trong kỳ Nợ TK 632 giá thành thực tế DVVT Có TK 631 hoàn thành trong kỳ Phần II Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở các dnvt và những ý kiến đề xuất I. Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở các doanh nghiệp vận tải . 1. Thực trạng của ngành vận tải Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta thay đổi kéo theo sự thay đổi về chất lượng và cơ cấu của các ngành kinh tế quốc dân. Ngành vận tải là một ngành dịch vụ quan trọng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp, đi lại, tham quan du lịch của dân cư cũng như cán bộ công nhân viên trên cả nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà đời sống nhân dân được cải thiện thì các nhu cầu đó cũng ngày một tăng lên. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp vận tải luôn tìm cách tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ, điều chỉnh giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, các doanh nghiệp vận tải cũng còn một số hạn chế cần khắc phục. + Ưu điểm. - Chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cao. Khách hàng có thể an tâm hơn về tính mạng cũng như tài sản của mình. - Thái độ phục vụ tận tình, phương thức giao dịch, thanh toán linh hoạt, đáp ứng nhu cầu khách hàng đúng thời gian và địa điểm cần thiết. - Tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ vận tải tương đối tốt, hoạt động hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. - Đang dần hình thành công tác kiểm toán trong các doanh nghiệp vận tải, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán và cơ chế tài chính hiện hành. + Nhược điểm - Chất lượng phương tiện chưa cao - Chưa tổ chức tốt các dịch vụ tại các bến xe như dịch vụ bốc xếp, dịch vụ ăn ở, bảo quản hành lý... 2. Thực trạng công tác kế toán và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành dịch vụ vận tải trong các doanh nghiệp vận tải. Trong những năm gần đây, nhà nước đang điều chỉnh và hoàn thiện chế độ kế toán nói chung, kế toán trong các doanh nghiệp vận tải nói riêng. Điều này đã làm cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp vận tải hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò quan trọng của mình trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ các kết quả phân tích do kế toán đem lại, người quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp thắng thế trong cạnh tranh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù, đã có những tiên bộ đáng ghi nhận đó, song cũng phải nói rằng công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế. Điều này đòi hỏi những người xây dựng chế độ kế toán, những nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán trưởng, kế toán viên trong các doanh nghiệp vận tải đều phải hết sức cố gắng để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải - Nhìn chung, chế độ kế toán và các cơ chế tài chính hiện hành là hợp lý, thuận lợi cho việc kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải, song vẫn còn một số nhược điểm bộc lộ trong thực tế làm giảm tính chính xác trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Người quản lý trong các doanh nghiệp vận tải đã nhận thức rõ được vai trò của công tác kế toán và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải từ đó đã có sự quan tâm thích đáng cho vấn đề này. Điều kiện làm việc của cán bộ kế toán ngày càng được nâng cao. - Kế toán trưởng và kế toán viên trong các doanh nghiệp vận tải là những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo phù hợp với hoạt động của nền kinh tế thị trường. Nhân viên kế toán tuân thủ những quy định của chế độ kế toán, cơ chế tài chính, công tác chứng từ được thực hiện hợp lệ. Tuy nhiên trong thực tế, nhân viên kế toán đôi khi vẫn có những sai sót vô tình hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến kết quả của công tác kế toán cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp vận tải đã bắt đầu hình thành nhằm theo dõi và kiểm tra sát sao công tác kế toán, nhanh chóng tìm ra và chấn chỉnh những sai sót của công tác kế toán, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải được cụ thể như sau: Doanh nghiệp vận tải Trường Sơn có hai hoạt động kinh doanh: vận tải hàng hoá và vận tải hành khách. Đối tượng tập hợp chi phí đã xác định là theo hoạt động vận tải. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 5/2000 có cá tài liệu sau đây: (Đ/v: 1000 đ) (1) Căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các phiếu xuất kho nhiên liệu sử dụng cho các hoạt động vận tải theo mức tiêu hao nhiên liệu đối với từng loại phương tiện, từng tuyến đường vận chuyển. - Nhiên liệu do vận tải hàng hoá 55.000 - Nhiên liệu cho vận tải hành khách 50.000 (2) Căn cứ vào các chứng từ của các lái xe mua nhiên liệu trên đường mà doanh nghiệp đã ứng trước cho lái xe. - Nhiên liệu cho phương tiện vận tải hàng hoá 25.000 theo giá chưa có VAT. Thuế suất VAT 10%. - Nhiên liệu phương tiện vận tải hành khách 15.000 theo giá chưa có VAT. Thuế suất VAT 10%. (3) Cuối tháng, doanh nghiệp phải xác định giá trị nhiên liệu tiêu hao định mức cho từng loại phương tiện để kết chuyển chi phí nhiên liệu thực tế sử dụng vào kinh doanh vận tải. Có toàn bộ số nhiên liệu nói trên theo định mức thực tế là: - Phương tiện vận tải hàng hoá: 75.000 - Phương tiện vận tải hành khách: 63.000 (4) Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của cán bộ vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, có: - Tiền lương lái xe, phụ xe vận tải hàng hoá 10.000 - Tiền lương lái xe, phụ xe vận tải hành khách 8.000 (5) Bảo hiểm xã hội trích 15%, bảo hiểm y tế trích 2%, kinh phí công đoàn trích 2% theo tiền lương thực tế. (6) Trích trước chi phí săm lốp - Vận tải hàng hoá 721,55 - Vận tải hành khách 648,45 (7) Căn cứ vào số liệu tổng hợp các phiếu xuất kho vật liệu dùng cho hoạt động vận tải, có vật liệu xuất dùng: - Cho vận tải hàng hoá 400 - Cho vận tải hành khách 350 (8) trong tháng 8/N, mua thêm 1 ôtô vận tải Nguyên giá 30 trđ, tỷ lệ khấu hao 11%; đồng thời nhượng bán 1 ôtô du lịch loại 4 chỗ ngồi, nguyên giá 50 trđ, tỷ lệ khấu hao 9%. Số tiền khấu hao tháng 8/N: 10.000 - Vận tải hàng hoá 6.500 - Vận tải hành khách 3.500 (9) Theo kế hoạch sửa chữa phương tiện vận tải đã được giám đốc duyệt cho cả năm, tính toán số trích trước về sửa chữa phương tiện trong tháng như sau: - Phương tiện vận tải hàng hoá 1.200 - Phương tiện vận tải hành khách 800 (10) Giấy báo nợ của ngân hàng về số tiền doanh nghiệp trả tiền điện, nước tháng 9/N: 6160 (Thuế suất VAT = 10%). (11) Các chi phí khác phát sinh trong tháng - Trả bằng tiền gửi ngân hàng 2.300 - Trả bằng tiền mặt 1.400 Căn cứ vào số liệu trên, kế toán lập định khoản * Chi phí nhiên liệu trực tiếp: + Số nhiên liệu còn lại của phương tiện vận tải hàng hoá là: (55.000 + 25.000) - 75.000 = 5.000 + Số nhiên liệu còn lại của phương tiện vận tải hành khách là: (50.000 + 15.000) - 63.000 = 2.000 (1) Ghi nghiệp vụ xuất kho nhiên liệu: Nợ TK 621 105.000 Chi tiết 621-HH 55.000 621 - HK 50.000 Có TK 152 105.000 (Chi tiết nhiên liệu trong kho) (2) Ghi nghiệp vụ lái xe mua nhiên liệu trên đường thanh toán bằng tạm ứng: Nợ TK 621 40.000 Chi tiết 621 - HH 25.000 621-HK 15.000 Nợ TK 133 4.000 Có TK 141 44.000 (3) Khi tính toán được mức nhiên liệu tiêu hao thực tế: Nợ TK 154 138.000 Chi tiết 154 - HH 75.000 154 - HK 63.000 Có TK 621 138.000 Chi tiết 621 - HH 75.000 521 - HK 63.000 Cách hạch toán chi phí nhiên liệu như trên là khá chính xác, tuy nhiên lại phát sinh một thực tế rằng: TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" là tài khoản không có số dư, trong khi đó thì nhiên liệu đã xuất kho hoặc đã mua còn lại trên phương tiện không thể đem về nhập kho. Nếu tính cả số nhiên liệu này vào giá thành thì sẽ làm cho giá thành dịch vụ vận tải tính được không chính xác, còn nếu để lại trên TK 621 thì lại trái với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Đây là một mâu thuẫn cần được giải quyết trong quá trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành văn hoá vận tải. * Chi phí nhân công trực tiếp (4) Căn cứ vào số tiền lương nhân công trực tiếp Nợ TK 622 18.000 Chi tiết 622 - HH 10.000 622 - HK 8.000 Có TK 334 18.000 (5) Trích BHXH, BHYT, KFCĐ Nợ TK 622 2.520 Chi tiết 622 - HH 1.400 622 - HK 1.120 Nợ TK 338 2.520 Chi tiết 3382 3383 3384 Trong thực tế, ở một số doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, xuất hiện tình trạng là tổ trưởng, nhóm trưởng của các tổ đội xe đôi khi lại trực tiếp thực hiện hoạt động dịch vụ vận tải. Điều này có nghĩa là: bình thường thì những người này làm công việc điều hành, sắp xếp, quản lý hoạt động trong tổ, nhóm mình, nhưng khi cần, họ lại trực tiếp lái xe thực hiện kinh doanh dịch vụ vận tải. Điều đó gây khó khăn cho công tác kế toán bởi vì không biết tiền lương và các khoản trích theo lương của họ đưa vào tài khoản nào, tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung" hay tài khoản 622 "Chi phí nhân công trực tiếp". Thực chất, vấn đề này không ảnh hưởng đến giá thành dịch vụ vận tải nhưng lại vi phạm nguyên tắc chính xác của công tác kế toán, đòi hỏi phải đưa ra giải pháp hợp lý để giải quyết. (6) Kế toán trích trước chi phí săm lốp: Nợ TK 627 1.370 Chi tiết 627 - HH 721,55 627 - HK 648,45 Có TK 335 1.370 *Chi phí sản xuất chung (7) Ghi nghiệp vụ xuất kho vật liệu cho hoạt động vận tải Nợ TK 627 750 Chi tiết 627 - HH 400 627 - HK 350 Có TK 152 750 (Chi tiết cho từng loại vật liệu). (8) Tính toán số khấu hao trích tháng này: - Cho vận tải hàng hoá 30.000 x 0,11 6.500 + ________________ = 6775 12 - Cho vận tải hành khách: 50.000 x 0,09 3.500 - ________________ = 3.125 12 Kế toán ghi: Nợ TK 627 (6.775 + 3125) = 9.900 Chi tiết 627 - HH 6.775 627 - HK 3.125 Có TK 214 9.900 Nợ TK 009 10.650 (9) Phản ánh số tiền trích trước về chi phí sửa chữa Nợ TK 627 2.000 Chi tiết 627 - HH 1.200 627 - HK 800 Có TK 335 2.000 (10 + 11) Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác Giả sử doanh nghiệp chọn tiêu chuẩn chi phí nhiên liệu và nhân công trực tiếp để phân bố. Ta có tổng chi phí trực tiếp cua doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu Bộ phận vận tải HH Bộ phận vận tải HK Cộng - Chi phí nhiên liệu trực tiếp 80.000 65.000 145.000 - Chi phí nhân công trực tiếp 11.400 9.120 20.520 Cộng 91.400 74.120 165.520 Dịch vụ mua ngoài chưa có VAT = = 5.600 - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho vận tải hàng hoá x 91.400 = x 91.400 = 5.135,5 Trong đó: + Dịch vụ mua ngoài là: x 91.400 = 3.092 + Chi phí khác là: x 91.400 = 2.043,5 - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho vận tải hành khách x 74120 = 4.164,5 Trong đó: + Dịch vụ mua ngoài là: x 74.120 = 2.508 + Chi phí khác là: x 74.12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1078.doc
Tài liệu liên quan