LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
1.1. Dự án đầu tư. 3
1.1.1. Khái niệm. 3
1.1.2. Vai trò của dự án đầu tư. 3
1.1.3. Chu trình của dự án. 3
1.2. Thẩm định dự án đầu tư. 5
1.2.1. Khái quát về thẩm định dự án đầu tư. 5
1.2.2. Căn cứ và quy trình thẩm định dự án đầu tư. 7
1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 8
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNO&PTNT QUẬN BA ĐÌNH 39
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quận Ba Đình 39
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 39
2.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng 41
2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình 47
2.2.1. Các văn bản có tính pháp lý trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình 47
2.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình. 47
2.2.3.Ví dụ minh hoạ 49
2.2.4. Nhận xét việc thẩm định dự án đầu tư nói trên tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình. 70
2.3. Nhận xét chung về chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình 73
2.3.1. Những kết quả đạt được 73
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại: 75
2.3.3. Nguyên nhân. 78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHN0 & PTNT QUẬN BA ĐÌNH 83
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Quận Ba Đình trong thời gian tới. 83
3.1.1. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng đến năm 2005. 83
3.1.2. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh trong thời gian tới. 85
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN0 & PTNT Ba Đình 85
3.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. 85
3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh. 86
3.3. Một số kiến nghị. 96
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 96
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 97
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 99
3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT thành phố Hà Nội. 99
3.3.5. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan 100
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
108 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổn định, nhất là khi cácdự án của doanh nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế thường có của khách hàng kinh doanh, doanh thu ổn định như công ty in Tài chính, công ty Xuất nhập khẩu y tế… Đến 31/12/2002, dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 20.190 triệu đồng tăng 128 triệu đồng so với 31/12/2001, tốc độ tăng 0,6%.
Cho vay công ty TNHH, công ty cổ phần tăng mạnh từ 2.170 triệu đồng năm 2001 lên 12.440 triệu đồng vào năm 2002, tốc độ tăng 473,3%; cho vay hộ cá thể cũng tăng mạnh 7.765 triệu đồng, tốc độ tăng 391,2%. Cho vay khác (cầm cố giấy tờ có giá, tiêu dùng) chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cho vay dưới hình thức này có rủi ro thấp nhất mà lãi suất lại lớn hơn các loại cho vay khác. Chi nhánh đã tổ chức công tác xác minh, thẩm định đầy đủ và chính sách khách hàng hợp lý nên đã thường xuyên có được số khách hàng truyền thống và cho vay tiêu dùng có mức dư nợ tăng hơn. Cho vay tiêu dùng áp dụng chủ yếu đối với cán bộ công nhân viên Nhà nước, nhất là trên địa bàn Thủ đô có hàng ngàn doanh nghiệp Nhà nước với hàng chục vạn cán bộ công nhân viên đang công tác và có nhu cầu về phương tiện sinh hoạt, nhà ở… là rất cao.
2.1.2.3. Một số hoạt động kinh doanh khác
Trong năm 2000 NHNo&PTNT Quận Ba Đình đã tiến hành các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tổng số món bảo lãnh:95 món với số tiền bảo lãnh là 5 tỷ đồng. Đồng thời tiến hành mở L/C cho một số doanh nghiệp nhập hàng hoá, máy móc thiết bị, số L/C mở là 6 món, với số tiền thanh toán là 3.260 triệu đồng.
2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình
2.2.1. Các văn bản có tính pháp lý trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình
1. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng- Trung tâm đào tạo- NHNo&PTNT Việt Nam.
2. Quy chế cho vay đối với khách hàng- NHNo&PTNT Việt Nam-1998
3. Cẩm nang tín dụng - NHNo&PTNT Việt Nam
4. Quyết định số 1963/NHNN- 05 ngày 18/8/2000 của NHNo&PTNT Việt Nam về việc phân loại khách hàng.
2.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình gồm các bước sau:
* Bước1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn như sau:
- Hồ sơ pháp lý:
+ Quyết định thành lập (đối với DNNN, doanh nghiệp công ích)
+ Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là giấy phép đầu tư)
+ Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)
+ Người đại diện (theo pháp luật hoặc điều lệ quy định)
+ Người được uỷ quyền (nếu có)
+ Giấy phép hành nghề (nếu có)
+ Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư)
+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh)
+ Các thủ tục về kế toán theo quy định của ngân hàng; đăng ký mẫu dấu, chữ ký, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay
- Hồ sơ kinh tế:
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch
- Hồ sơ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Dự án phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống
+ Các chứng từ có liên quan đến hoạch sản xuất kinh doanh
+ Các chứng từ có liên quan
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
* Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi đến cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn (thẩm định cho vay). Thẩm định cho vay là nội dung quan trọng nhất trong quy trình cho vay, đó chính là việc thẩm định các điều kiện vay vốn. Tuỳ theo loại hình khách hàng (pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…), tuỳ từng loại cho vay (ngắn hạn, trung dài hạn); tuỳ hình thức cho vay (từng lần, hạn mức, dự án); tuỳ đối tượng cho vay (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống)...để có một nội dung thẩm định thích hợp. Nội dung cơ bản gồm các mặt sau:
Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
Thẩm định mục đích vay vốn
Thẩm định dự án, phương án kinh doanh
Thẩm định tài sản làm bảo đảm nợ
* Bước 3: Trưởng phàng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình giám đốc quyết định.
* Bước 4: Giám đốc chi nhánh ngân hàng căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
2.2.3.Ví dụ minh họa
Để thấy được thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Quận Ba Đình, chúng ta đi vào ví dụ cụ thể sau:
“dự án nghiên cứu khả thi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc”
I. Giới thiệu khách hàng
Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư tên giao dịch đối ngoại là IMPORT- EXPORT AND INVESTMENT CORPORATION viết tắt là IMEXIN.
Tiền thân công ty là công ty Tổng hợp cấp I được thành lập từ năm 1970 theo quyết định số 204/HT-TC ngày 10/4/1970 của bộ nội thương nay là Bộ thương mại.
Đến tháng 10 năm 1994 theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ thương mại bàn giao công ty về Liên minh HTX Việt Nam. Tháng 12/1994 công ty thành lập lại với tên gọi như hiện nay:Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư. Quyết định thành lập số 4286/QĐ-UB ngày 29/12/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200597 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 03/01/1995.
Trụ sở công ty: 62 Giảng Võ, Hà Nội
Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: kinh doanh XNK, thương mại nội địa, sản xuất chế biến nông lâm hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng. Ngoài ra còn kinh doanh ăn uống giải khát và khách sạn, dịch vụ tư vấn đầu tư thương mại và du lịch lữ hành, kinh doanh thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Vốn đăng ký kinh doanh là 3.782.000.000đ.
Trong đó: Vốn cố định: 1.531.000.000đ.
Vốn lưu động: 2.251.000.000đ
II. Thẩm định hồ sơ pháp lý
- Quyết định thành lập số 4286/QĐ-UB ngày 29/12/1994 của UBND thành phố Hà Nội.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200597 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 03/01/1995.
- Người đại diện:
+ Giám đốc: Lê Tiến Chiến.
+ Kế toán trưởng: Nguyễn Thanh Cảnh.
+ Bà Phạm Thị Tản- Phó giám đốc- giấy uỷ quyền số 42/2001 ngày 10/10/2001.
+ Bà Lê Mai Hoa- Phó phòng kế toán.
Đã mở tài khoản và quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Ba Đình từ năm 2000 đến 2003. Quan hệ tín dụng sòng phẳng.
+ Báo cáo tài chính năm 2001, 2002
III.Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
Trên cơ sở các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến cho ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành tính toán như sau:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
A- Tình hình tài chính
I. Tài sản
23.817
22.252
1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
21.563
19.239
- Tiền
1.134
411
- Phải thu
11.414
377
- Tồn kho
7.378
8.478
- TSLĐ khác
1.245
487
2. TSCĐ và đầu tư dài hạn
2.253
3.012
- TSCĐ
1.918
1.770
- chi phí XDCB dở dang
57
1.002
II- Nguồn vốn
23.817
22.252
1. Nợ phải trả
21.329
19.190
- Nợ ngắn hạn
21.010
19.190
- Nợ khác
318
-
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
2.487
3.062
B- Tình hình SX kinh doanh
1.Tổng doanh thu
200.790
152.896
2. Doanh thu thuần
200.790
152.896
3. Giá vốn hàng bán
196.565
149.838
4. Tổng chi phí
200.702
152.324
5. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
88
570
6. Lợi tức hoạt động T. chính, bất thường
393
133
7. Lợi nhuận trước thuế
160
553
8. Lợi nhuận sau thuế
109
376
C- Các chỉ tiêu kinh tế
1. Hệ số tự tài trợ
10,44%
13,76%
2. Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,03
1,00
3. Hệ số thanh toán nhanh
61,58%
4,1%
4.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
0,05%
0,24%
5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
4,38%
12,27%
6.TSCĐ trên tổng tài sản
8,05%
7,95%
7.Vòng quay hàng tồn kho
22
24
8. Vòng quay các khoản phải thu
14
12
Nhận xét của cán bộ thẩm định:
- Về tình hình tài chính của công ty: Tổng tài sản của công ty giảm so với năm 2001 do tiền mặt giảm và các khoản phải thu giảm. Tiền mặt giảm do phải thanh toán các khoản nợ phải trả. Ngược lại, các khoản phải thu giảm và nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do lãi chưa phân phối tăng.
- Về tình hình kinh doanh của công ty: Doanh thu của năm 2002 giảm so với năm 2001 là 48 tỷ do giá vốn hàng bán giảm 38 tỷ và doanh thu từ xuất khẩu giảm 10 tỷ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2002 là 22 vòng, của năm 2003 là 24 vòng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2002 là 14 vòng, năm 2003 là 12 vòng.
- Về tình hình các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính của công ty đều đảm bảo qua các năm. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty bình thường và doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Cụ thể hệ số tài trợ năm 2002 là 10,44%, năm 2003 là13,76% ; hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2002 là 1,03, năm 2003 là 1.00 ; hệ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2002 là0,05%, năm 2003 là 0,24%; hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2002 là 4,38%, năm 2003 là 12,27%.
Nhận xét chung của cán bộ thẩm định về phần thẩm định khách hàng: Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư có đầy đủ tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh ổn định.Tỷ suất lợi nhuận trên đầu doanh thu là hơi thấp, tỷ suất này của năm 2001 là 0.05 %, đến năm 2002 là 0.24 % chứng tỏ một đồng doanh thu mất khá nhiều chi phí. Điều này do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao đặc biệt là chi phí quản lý
IV. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc
1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc
+ Đơn xin vay vốn
+ Bảng báo giá của công ty nhập khẩu thiết bị
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
+ Báo cáo đánh giá tác động của môi trường
+ Các tài liệu liên quan khác
2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
Nước ta là nước nông nghiệp (70% dân số là nông nghiệp) có tiềm năng về lao động, đất đai, điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhưng nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển, năng suất nông nghiệp thấp. Tại quyết định số 166/2001/QĐ-TTG ngày 26/01/2001 Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2005 sẽ xuất khẩu 80.000 tấn thịt lợn/ năm và các năm tiếp theo tiến tới mỗi năm xuất khẩu trên 100.000 tấn thịt lợn.
Để thực hiện những chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu thì phải có đủ số thịt lợn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Muốn vậy thì công tác tổ chức chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có thể nói là mấu chốt, là khâu đột phá quan trọng trong thực trạng chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Căn cứ vào chính sách phát triển chăn nuôi của Đảng, Nhà nước và kết quả khảo sát thực tế của IMEXIN. Qua những tài liệu, thông tin của cơ quan quản lý ngành chăn nuôi có thể khẳng định thị trường thức ăn chăn nuôi là rất lớn, cung nhỏ hơn cầu.Qua những phân tích trên IMEXIN thấy việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi là một định hướng đúng đắn và mang tính khả thi cao.
3. Thẩm định kỹ thuật
a. Hình thức đầu tư
Thị trường thức ăn chăn nuôi rất lớn nên việc đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi đối với IMEXIN là phù hợp và hoàn toàn có đủ điều kiện.
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế về chính sách đầu tư, khả năng đầu tư IMEXIN lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp trong nước. IMEXIN là chủ dự án đồng thời là chủ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với hình thức đầu tư mới 100% gồm hai mục chính:
- Xây dựng mới 100% nhà xưởng kho tàng.
- Nhập khẩu thiết bị, dây chuyền sản xuất đồng bộ thức ăn chăn nuôi mới 100% với quy mô vừa và nhỏ, công suất thiết kế 1,2 vạn đến 2 vạn tấn/ năm. Quy trình công nghệ hiện đại và tiên tiến, có tính tự động hoá cao, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, có sức thuyết phục và gây được tín nhiệm với người tiêu dùng. Công nghệ phải đạt được yêu cầu tiên tiến nhất hiện nay là phối trộn nguyên liệu tự động, lập trình công thức trên máy vi tính (phần mềm tự động phối trộn nguyên liệu).
Căn cứ vào các hồ sơ công nghệ và thông báo dự án của các hãng chào hàng, công ty thông qua các cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật về máy móc thiết bị để tư vấn lựa chọn đối tác, công nghệ, thiết bị.
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước rất lớn như (ngô, sắn, đậu tương, bột cá,...). Một số nguyên liệu khác và các vi lượng có trong thành phần thức ăn chăn nuôi hiện nay đã được sản xuất theo quy mô công nghiệp tại Việt Nam, với giá rất ổn định.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Như vậy cả 2 điều kiện cơ bản là công nghệ máy móc thiết bị và nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi đều thuận lợi.
b. Phương án địa điểm, kiến trúc và xây dựng
Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi được tiến hành xây dựng mới 100%. Địa điểm xây dựng tại:
- Ngã tư Biên Hoà, thôn Mã Lão, Xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
- Thôn Thịnh Châu, Thị xã Phủ Lý, Hà Nam.
* Mặt bằng xây dựng
Trên diện tích 10.000 m2, căn cứ vào quy mô thiết bị máy móc, nhà máy được xây dựng trên 1 khuôn viên trên 1 vạn m2 với các hạng mục và hệ thống phụ trợ công trình sử dụng. Cụ thể :
1. Nhà sản xuất chính
500 m2
2. Kho hàng hoá
1.500 m2
3. Nhà làm việc điều hành sản xuất
200 m2
4. Xưởng, kho cơ khí, phụ tùng.
100 m2
5. Nhà bếp, nhà ăn ca
200 m2
6. Nhà xe
150 m2
7. Tập kết
1.000 m2
8. Hệ thống đường nội bộ
1.000 m2
9. Phòng thí nghiệm, câu lạc bộ
100 m2
10. Hệ thống tường rào, thoát nước, cây xanh sinh thái, hồ nước, khu văn hoá thể thao...
5.250 m2
* Giải pháp xây dựng: Một số hạng mục chính:
(1) Nhà sản xuất chính:
- Có mặt bằng xây dựng 500m2 đây là khu nhà chính và quan trọng nhất được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo tính ổn định bền chắc cao; việc thiết kế khu nhà sản xuất do nhà cung cấp máy thiết kế và giám sát thi công, quan trọng nhất của khu nhà này là xử lý phần móng thiết kế thông tầng dự kiến cao 25m và một hệ thống tầng hầm 100200 m2. Toàn bộ máy móc được đặt trên hệ thống cột bê tông cốt thép chịu lực, chịu rung liên kết từ tầng hầm lên sàn.
- Nhà sản xuất được thiết kế cột bê tông, móng bê tông, xây gạch, tường nhà xây cao 810 m để giảm chi phí đầu tư và giảm bớt tải trọng. Phần trên được bịt tôn Ausnam với hệ thống cửa chính và phụ, phần mái lợp tôn Ausnam vì kèo thép định hình.
(2) Kho hàng hoá có diện tích 1.500 m2 dự kiến đợt một xây dựng 500 m2 được thiết kế móng bê tông cốt thép, khung thép mái tôn Ausnam, nền bê tông đảm bảo để xe chuyển hàng, nâng xuống hàng hoạt động (theo kiểu nhà tiền chế), có hệ thống thông hút gió, hệ thống theo dõi nhiệt cho một số loại nguyên liệu vi lượng.
(3) Nhà điều hành sản xuất: Được bố trí hợp lý để tiện việc giao dịch đối ngoại đối với khách hàng đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất. Khu nhà này với diện tích 200 m2 được xây dựng 1 tầng.
(4) Hệ thống đường nội bộ: Được xử lý đệm đá đổ bê tông đoạn rộng nhất 4,5 m và đoạn hẹp nhất 3 m.
(5) Hệ thống điện (có trạm biến thế 500 KVA), hệ thống cấp điện nguồn trong nhà máy được chôn ngầm.
(6) Hệ thống cấp nước, thoát nước:
- Hệ thống cấp nước: Gần nguồn nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt và đời sống (lấy qua hệ thống máy nước hoặc giếng khoan) với hệ thống bể (bồn chứa nước) được dựng cao 1015m, dung tích bể luôn đầy 30 m3.
- Hệ thống thoát nước: Được thiết kế và bố trí hợp lý cho toàn khu vực nhà máy bảo đảm thoát nước nhanh nhất khi mưa bão, hệ thống thoát xây ngầm, kín phải đảm bảo vệ sinh.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Qua khảo sát thực tế ở một số địa phương cũng như một số địa điểm tại tỉnh Hà Nam, công ty đã lựa chọn địa điểm trên là hợp lý. Do Hà Nam nằm trong vùng định hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; là tỉnh có đường giao thông thuỷ, bộ, sắt thuận tiện, có và cận kề các vùng nguyên liệu, lực lượng lao động dồi dào...Giải pháp xây dựng hợp lý.
c. Thẩm định môi trường
Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Tiếng ồn của máy móc thiết bị khi vận hành, môi trường không khí, nồng độ bụi không gây ảnh hưởng đến môi trường; nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất hầu như không có, hợp vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, động thực vật...
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Dự án không có tác động xấu đến môi trường, bảo đảm đủ tiêu chuẩn do bộ Khoa học công nghệ môi trường quy định (có báo cáo đánh giá tác động của môi trường do Bộ khoa học công nghệ ký).
d. Thẩm định công nghệ máy móc thiết bị
Quy trình công nghệ tiên tiến, tự động hoá, dây chuyền công nghệ được phối liệu tự động. Được điều khiển bằng máy tính với ít nhất 9 đến 12 cấu tử phối liệu (Phần mềm kỹ thuật tự động phối trộn)
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Nguyên liệu thô --> Làm sạch--> Silo chứa -->Nghiền--> Chia táchà
-->Cân nguyên liệu à Bổ sung nguyên liệu --> Trộn --> Hỗn hợp -->
Phụ gia 1 Cân đóng sản phẩm rời --> Nhập kho.
Phụ gia 2 à Tạo hạt qua hệ thống hơi nước àLàm lạnh àCân đóng gói sản phẩm viên àNhập kho.
Qua thông tin và giao dịch với một số nhà sản xuất của một số nước Châu Âu, Châu á, công ty đã nghiên cứu chi tiết và được cơ quan chuyên ngành về thiết bị máy móc tư vấn trên cơ sở thực tiễn hiện tại và điều kiện của công ty. Công ty đã chủ trương nhập máy móc thiết bị của Nhật.
Công ty có biểu chi tiết hạng mục như sau:
Hạng mục
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
A- Máy móc thiết bị
5.300.000
1. Máy móc
3.800.000
2. Hệ thống Silo chứa liệu
1.400.000
3.Thiết bị phân tích CLSP
100.000
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Máy móc thiết bị là khâu có liên quan và quyết định chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm. Thiết bị của Nhật tuy có giá thành cao hơn các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,... nhưng chất lượng tốt đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
4. Thẩm định thị trường
* Về thị trường
Tình hình thực tế và thị trường thức ăn chăn nuôi hiện nay theo Cục khuyến nông, khuyến lâm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2001 cả nước có 131 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó có 110 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, đậm đặc và 21 cơ sở sản xuất vi sinh. Năm 1995 cả nước sản xuất được trên nửa triệu tấn. Năm 1998 đạt 1,4 triệu tấn thức ăn gia súc các loại. Năm 2001 tổng sản lượng sản xuất đạt 2,7 triệu tấn. Cũng theo tính toán của cục Khuyến nông, Khuyến lâm năm 2005 nhu cầu về thức ăn chăn nuôi thị trường cần tới 67 triệu tấn và đến 2010 là trên 10 triệu tấn. Khả năng thực tế hiện nay của các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mới chỉ đáp ứng được 40%50% nhu cầu của thị trường. Trong số này các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài có công suất lớn như Prôconco (Việt-Pháp); Cagil (Mỹ); Cipi (Thái lan)... có công suất đạt tới 180.000 tấn đến 200.000 tấn/năm, các hãng khác có công suất 50.000 đến 60.000 tấn/ năm. Sản xuất dây chuyền với công nghệ tiên tiến, quy mô lớn, tự động hoá cao. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài này chiếm tới 60% sản lượng cung ứng trên thị trường. Đối với các cơ sở sản xuất trong nước hầu hết là quy trình công nghệ bán tự động hoá nên sản lượng, năng suất thấp. Trước khả năng cung cầu của thị trường, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất máy móc thiết bị, xây dựng lắp đặt thêm cơ sở sản xuất mới (như Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Việt Trì-Phú Thọ, Thanh Hoá...).
* Về sản phẩm
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung sản xuất thức ăn cho các loại lợn và gà. Mỗi loại thức ăn được sản xuất thành 2 dạng là đậm đặc và hỗn hợp, với 3 loại viên, vụn và bột. Mỗi loại thức ăn được sản xuất sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng giai đoạn phát triển của con vật nuôi, tuỳ theo nhu cầu của thị trường có thể tỷ trọng, cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với từng loại, từng độ tuổi của chúng. Ngoài ra nhà máy còn sản xuất thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm khác như: bò sữa, ngan, vịt và cá...
Lịch trình sản xuất:
Chỉ tiêu
Năm thứ nhất
Năm thứ 2+3
Năm thứ 4 và các năm tiếp theo
Công suất
60%
75%
100%
Sản lượng (tấn)
8.400
10.500
14.000
Về sản phẩm như đã nêu ở trên, nhà máy có thể sản xuất được đa dạng thức ăn cho gia súc, gia cầm, và thuỷ sản; đậm đặc và tổng hợp với các loại viên, vụn và bột, các loại sản phẩm thức ăn khác được sản xuất phù hợp với từng độ tuổi của từng loại với từng thời gian sinh trưởng và nạc hoá gia súc, gia cầm, đảm bảo phục vụ yêu cầu đòi hỏi yêu cầu chất lượng thực phẩm tiêu dùng trong nước ngày một cao hiện nay và phục vụ cho xuất khẩu. Chính vì điều đó yêu cầu các thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi đều phải được phối liệu tự động hoá mới đảm bảo chất lượng.Chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thành phần cơ bản, chỉ tiêu chất lượng phải phù hợp với từng loại thức ăn ( như độ ẩm, năng lượng trao đổi, Prôtêin thô, xơ thô, mỡ thôi, canxi, P tổng hợp, NaCl, L-Lýine.v.v... và nghiêm ngặt với một số yêu cầu chất, tạp chất không cho phép như vi khuẩn gây bệnh, hoá chất độc hại, hormal...
* Về nguyên liệu
Trên cơ sở tính toán của ngành chăn nuôi một cách khoa học và thực tế khảo sát ở một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (Đabaco Bắc Ninh; công ty Viamin Yên Viên Gia Lâm-Hà Nội; Đại Yên Quán Gánh Hà Tây...).
Quy mô của nhà máy công suất 14.000 tấn/ năm thì yêu cầu nguyên liệu chính cho sản xuất trong năm dự kiến:
Ngô
5.000 5.500 tấn
Cám gạo
600 700 tấn
Khô đỗ tương
4.000 5.000 tấn
Bột cá
2.500 3.000 tấn
Các chất bổ sung khác
2.000 2.500 tấn
Nguồn nguyên liệu chính nêu trên chủ yếu được khai thác ở thị trường Việt Nam (riêng cho nguyên liệu ngô hạt với nhu cầu 5.0005.500 tấn/năm. Nếu tính trung bình 2,5 tấn/ha như năng suất ngô hiện nay thì diện tích trồng ngô cần 2.0002.500 ha). Để chủ động với kế hoạch sản xuất công ty sẽ có biện pháp bám sát thị trường để thu mua và khai thác dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, bảo đảm sản xuất được liên tục. Đồng thời có kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu của một số nước trong khu vực khi cần thiết. Thực tế trong những năm qua việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi diễn ra rất thuận lợi, bảo đảm kế hoạch sản xuất và định mức giá thành.
Vốn là khâu quan trọng bậc nhất của toàn bộ tiến trình tổ chức đầu tư sản xuất. Công ty sẽ có kế hoạch cụ thể, khả thi để làm việc với các tổ chức tín dụng trong khâu hỗ trợ vốn, bảo đảm kế hoạch tài chính hợp lý, hiệu quả nhất, không bị động về tài chính. Công ty sẽ bảo đảm tiến độ đầu tư, tiến độ và kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên khi nhà máy bước vào sản xuất ổn định, có thị phần trên thị trường thì công ty sẽ huy động đa dạng nguồn tài chính một cách tối ưu nhất vào sản xuất cho nhà máy.
* Tiêu thụ sản phẩm
Ngoài công nghệ, tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất, tác động và thúc đẩy sản xuất sản phẩm. Thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi hiện nay là thị trường hết sức sôi động, phong phú nhưng cũng rất quyết liệt do phải giành giật thị trường, thị phần.
Công ty là doanh nghiệp đã nhiều năm nay hoạt động trên lĩnh vực thương mại; Nhất là hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng, thị trường hoạt động của công ty nhiều năm nay đã gắn với thị trường nông thôn, sản phẩm nông nghiệp hàng năm chiếm tới 5060% tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Hệ thống các đơn vị trực thuộc công ty ở các vùng, khu vực đang hoạt động ổn định thực sự đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Có đội ngũ cán bộ chuyên môn thị trường, nhạy bén, năng động có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.
Hoạt động của công ty không chỉ chuyên về thương mại, liên doanh liên kết sản xuất mà còn trực tiếp tổ chức sản xuất hàng hoá tiêu dùng (các xí nghiệp sản xuất trực thuộc công công ty) do vậy kinh nghiệm để tổ chức có hiệu quả một đơn vị sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm đối với công ty là khả quan, hiện thực.
Đó là những thế mạnh riêng của công ty, tuy nhiên trong sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi là một mặt trận sản xuất mới công ty xác định đây là loại sản phẩm hàng hoá tập trung tiêu thụ chủ yếu ở vùng sản xuất nông, lâm nghiệp. Do vậy công ty sẽ chủ động lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất bao gồm các bước:
+ Quảng cáo sản phẩm với tên riêng đặc trưng cùng với thương hiệu của công ty trên các phương tiện thông tin công cộng ở khu vực nông thôn vùng sản xuất nông, lâm nghiệp.
+ Tổ chức tiếp thị và quảng bá những thông tin về thức ăn chăn nuôi của công tín dụng ngay từ khi xây dựng nhà máy bằng các kênh, hình thức tiếp thị. Đặc biệt coi trọng hệ thống phát thanh, truyền thanh của xã, huyện với bà con nông dân.
+ Tổ chức tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, tổ chức và phát triển thị trường.
+ Xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm: Sản xuất- đại lý cấp I- đại lý cấp II- tiêu dùng, hoặc sản xuất - đại lý- tiêu dùng; sản xuất- tiêu dùng tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của các vùng, miền để xây dựng các kênh tiêu thụ cho hợp lý và hiệu quả nhất, kết hợp với liên minh HTX các tỉnh, thông qua hệ thống các HTX cơ sở như HTX nông nghiệp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0236.doc