Đề tài Các vấn đề cơ bản về rủi ro lãi suất

Vấn đề tài sản đến hạn: Trong phần trước chúng ta đã giả sử toàn bộ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đều đến hạn trong vòng 01 năm hoặc là toàn bộ khoản tín dụng dài hạn có thế chấp với lãi suất cố định được hoàn trả sau 10 năm. Trong thực tế thì ngân hàng thường xuyên cho vay mới và thu hồi nợ cũ đối với tín dụng tiêu dùng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn có thế chấp, giống như ngân hàng luôn huy động vốn mới và thanh toán những khoản huy động đến hạn. Trong thực tế những khoản tín dụng dài hạn có thế chấp thường được trả góp định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.Do đó ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được này trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa là các khoản thu được trong năm thuộc tài sản có nhạy cảm với lãi suất. Nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng xử lý trường hợp trả góp trong mô hình định giá lại bằng cách xác định được tỷ lệ thu hồi vốn trong năm của từng tài sản thuộc loại này.

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các vấn đề cơ bản về rủi ro lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h là ổn định, thậm chí ngay cả trong trường hợp lãi suất có kỳ hạn thay đổi đáng kể, thì nhà quản trị có thể loại bỏ chúng ra khỏi danh mục tài sản nhạy cảm với lãi suất. Ngược lại, nếu số dư trên tài khoản giao dịch bị ảnh hưởng bởi sự biến động của lãi suất , thì trong trường hợp này coi tài khoản tiền gửi giao dịch thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Câu trả lời đúng và phù hợp với thực tiễn là sự kết hợp cả hai lý lẽ trên. Chúng ta quay lai với bảng số liệu trên, ta thấy: Gọi l CGAP là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ nhạy cảm với lãi suất có kỳ hạn định giá là một năm. Ta có CGAP = RSA – RSL = 155 – 140 = 15 triệu USD Biểu diễn kết quả ở dạng phần trăm như sau: CGAP/A = 15/270 = 0,056 = 5,6% Bằng cách biểu diễn ở dạnh % này cho ta thấy tính chất của rủi ro lãi suất ( CGAP là dương hay âm), và mức chênh lệch tài sản có tài sản-nợ trên quy mô tài sản của ngân hàng là như thế nào. Trong ví dụ của chúng ta, ngân hàng có tài sản có nhạy cảm với lãi suất nhiều hơn tài sản-nợ trong kỳ hạn 1năm là 5,6%. Nếu lãi suất tăng 1%, thì thu nhập ròng từ lãi suất sẽ thay đổi trong năm là: dNii = CGAP * dR = 15 * 0.01 = 150.000 USD Chúng ta hãy xem xét tỷ lệ % chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ nhạy cảm với lãi suất , thời hạn định giá lại là một năm, từ năm 1992 đến năm 1994 của ngân hàng Westpae Bank của úc như sau: Năm Tài sản có nhạy Tài sản nợ nhạy Chênh lệch Chênh lệch/TSC(%) cảm với lãi suất cảm với lãi suất 1992 43571 38857 4714 10,82 1993 52479 51344 1135 2,16 1994 55116 52574 2542 4,16 Qua bảng trên thấy rằng chênh lệch giữa tài sản có và tài sản-nợ nhạy cảm với lãi suất luôn là số dương, do đó nếu trong thời kỳ 1992 đến 1994 lãi suất tăng thì ngân hàng Westpae sẽ tăng thêm được thu nhập từ lãi suất . Nhưng trong thực tế thì trong thời kỳ 1992-1994 lãi suất lại giảm, do đó Westpae đã phải chịu rủi ro lãi suất . Qua phân tích trên, mô hình định giá lại có thể là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất . Tuy nhiên thì mô hình này cũng bộc lộ nhiều điểm yếu: 1.Hiệu ứng của giá trị thị trường:Như chúng ta đả tìm hiểu ở trên, sự thay đổi của lãi suất ngoài ảnh hưởng đến thu nhập lãi suất , cón ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản-nợ . Mô hình định giá lại chie đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Do đó, mô hình định giá lại chỉ phản ánh được một phần của rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thôi. 2. Vấn đề kỳ định giá tích luỹ: Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có tài sản-nợ trong cùng một nhóm. Ví dụ, giá trị tài sản có và tài sản-nợ trong cùng một nhóm có cùng một kỳ hạn đến hạn có thể bằng nhau, nhưng tài sản-nợ có thể được đánh giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá và trong lúc đó tài sản có lai được định giá vào thời điểm đầu của kỳ định giá. Giả sử, trong cùng một nhóm tài sản có kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng, số lượng tài sản có và tài sản-nợ là bằng nhau là 50 triệu USD, theo mô hình định giá lại thì chênh lệch trong kỳ hạn này là: 50-50 = 0. Nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là từ 3 đến 4 tháng , trong khi cơ cấu tài sản-nợ là từ 5 đến 6 tháng, rõ ràng là kỳ hạn đến hạn giữa tài sản-nợ và tài sản có là không cân xứng với nhau, trong khi đó theo mô hình định giá lại lại coi như không có vấn đề gì đối với thu nhập lãi suất ròng. Rõ ràng là nếu kỳ định giá càng mau thì những hạn chế của kỳ định giá tích luỹ càng nhỏ. Nếu kỳ định giá được tính toán hàng ngày thì sẽ cho ta một bức trang chân thực về sự thay đổi thu nhập lãi suất ròng. Hiện nay các ngân hàng lớn được mối mạng nội bộ đã cho phép ngân hàng định giá tài sản trong bất kỳ một thời điểm nào. Xét từ góc độ này mô hình định giá lại trở nên có ý nghĩa hơn trong thực tế. Vấn đề tài sản đến hạn: Trong phần trước chúng ta đã giả sử toàn bộ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đều đến hạn trong vòng 01 năm hoặc là toàn bộ khoản tín dụng dài hạn có thế chấp với lãi suất cố định được hoàn trả sau 10 năm. Trong thực tế thì ngân hàng thường xuyên cho vay mới và thu hồi nợ cũ đối với tín dụng tiêu dùng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn có thế chấp, giống như ngân hàng luôn huy động vốn mới và thanh toán những khoản huy động đến hạn. Trong thực tế những khoản tín dụng dài hạn có thế chấp thường được trả góp định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.Do đó ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được này trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa là các khoản thu được trong năm thuộc tài sản có nhạy cảm với lãi suất. Nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng xử lý trường hợp trả góp trong mô hình định giá lại bằng cách xác định được tỷ lệ thu hồi vốn trong năm của từng tài sản thuộc loại này. 3 .Mô hình thời lượng – The Duration Model. So với hai mô hình vừa trình bày ở trên thì mô hinhg thời lượng hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản-nợ đối với lãi suất , bởi vì nó đề cập đến những yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạnđến hạn của tài sản-nợ và tài sản có, chúng ta xem xét ví dụ với giả thiết: một khoản tín dụng có kỳ hạn 1 năm lãi suất 15% năm, gốc và lãi được thanh toán 6 tháng một lần. Luồng tiền( Cash flow_CF) mà ngân hàng thu về từ khoản tín dụng này tại thời điểm cuối tháng 6 và cuối năm được mô tả như trên đồ thị sau: Luồng tiền của khoản tín dụng 1 năm: CF1/2 = $ 57,5 CF1 = $53,75 1/2 năm 1 năm CF1/2 bao gồm: gốc 50$ và lãi là 7,50$ CF1 bao gồm: gốc 50$ và lãi là 3,75$ Để có thể tính được thời lượng( Duratinon ) của hai luồng tiền trên chúng ta phải quy giá trị của chúng về cùng tại một thời điểm, đó là thời điểm 0, ta có: CF1/2 = $57,50 à PV1/2 = 57,50/(1 + 0,075) = $53,49 CF1 = 53,75 à PV1 = 53,75/(1 + 0,075)² = $46,51 CF1/2 + CF1 = $111,25 à PV = PV1/2 + PV1 = $100 Cần lưu ý rằng luồng tiền CF1/2 là luồng tiền thu được tại thời điểm sau 6 tháng do đó tỷ lệ chiết khấu là ( 1+R/2 ) nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu của luồng tiền CF1 tại thời điểm cuối năm là ( 1+R/2)². Điều này có nghĩa là, do CF1/2 được thu hồi sớm hơn CF1, nên: (1 + 1/2R) < (1 + 1/2R)² Vậy bằng thuật ngữ chuyên ngành chúng ta có thể định nghĩa thời lượng như sau: Thời lượng của một tài sản là một thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.Dựa vào những số liệu chúng ta đã tính toán ở trên , ta xác định được tỷ trọng giá trị hiện tại của hai luồng tiền: Thời hạn Tỷ trọng(X = PVi/PV) 1/2 năm 0,5349 = 53,49% 1 năm 0,4651 = 46,51% Cộng 1 = 100% Xét từ khhía cạnh giá trị hiện tại ta có 53,49% khoản tiền tín dụng được thu hồi tại thời điểm nửa năm và 46,51% được thu hồi tại thời điểm cuối năm. Với đặc điểm này cho nên tổng tỷ trọng các giá trị hiện tại bằng 1. Từ đặc điểm này suy ra từ hợp đồng tín dụng đang xét tương đương với hai hợp đồng tín dụng độc lập: Hợp đồng thứ nhất có giá trị là $53,49 thời hạn 6 tháng, hợp đồng thứ hai có giá trị $46,51 thời hạn 1 năm trả lãi 6 tháng một lần. Bây giờ chúng ta tính thời lượng(D) của khoản tín dụng bằng cách sử dụng tỷ trọng giá trị hiện tại của các luồng tiền như sau: DL = 1/2 * X1/2 + 1 + X1 = 1/2 * 0,5349 + 0,4651 = 0,7326 năm. Như vậy, trong khi kỳ hạn của tín dụng là một năm, thì thời lượng của nó chỉ là 0,7326 năm. Thời lượng nhỏ hơn kỳ hạn đến hạn bởi vì xét từ góc độ giá trị hiện tại thì có tới 53,79% các luồng tiền được thu hồi sớm ( tại thời điểm nửa năm ). Hay nói cách khác, hợp đồng tín dụng đang xét là tương đương với hợp đồng tín dụng khác có giá trị 100$ và thời hạn là 0,7326 năm. Để biết được tại sao ngân hàng luôn phải chịu rủi ro lãi suất trong khi đa làm cho các kỳ hạn đến hạn của tài sản có và tài sản-nợ cân xứng với nhau, chúng ta sẽ tính thời lượng của một chứng chỉ tiền gửi có thời hạn là một năm lãi suất 15%năm để so sánh. Do ngân hàng cam kết thanh toán cả gốc lẫn lãi tại thời điểm cuối năm nên CF1 = 115USD. Giá trị hiện tại của nó được tính như sau: PV1 = CF1/( 1+0,15) = 115/1,15 = 100 Bởi vì toàn bộ luồng tiền thu được tại thời điểm cuối năm, cho nên X = PV/PV = 1, do đó thời lượng của chứng chỉ tiền gửi là: DD = X1 * 1 = 1 năm Như vậy, chỉ khi tất cả các luồng tiền của tài sản-nợ và tất cả các luồng tiền của tài sản có phải trả hoặc cùng nhận được tại một thời điểm thì bảng cân đối tài sản mới có thời lượng bằng kỳ hạn đến hạn. Ví dụ này cũng nói lên một điều rằng tuy kỳ hạn đến hạn của tín dụng và chứng chỉ tiền gửi đều là một năm, nhưng thời lượng của chúng lai khác nhau: MD – ML = 1-1 = 0 DD – DL = 1- 0,7326 = 0,2674 Qua ví dụ trên ta thấy để tính toán và phòng ngừa rủi ro lãi suất thì ngân hàng cần thiết phải quản lý được chênh lệch về thời lượng hơn là chênh lệch về kỳ hạn đáo hạn. * Những đặc điểm quan trọng của mô hình thời lượng : - Giữa thời lượng và kỳ hạn của tài sản: Thời lượng tăng lên cùng với kỳ hạn của tài sản có hoặc nợ có thu nhập cố định, nhưng với một tỷ lệ giảm dần - Giữa thời lượng và mức lãi suất thị trường hiện hành: Khi lãi suất thị trường tăng, thì thời lượng giảm. - Giữa thời lượng và lãi suất Coupon: lãi suất Coupon càng cao, thì thời lượng càng giảm. Tức là khi lãi suất Coupon càng cao thì luồng tiền thu càng nhanh và do đó tỷ trọng giá trị hiện tại của các luồng tiền càng lờn được dụng để tính thời lượng. Mối quan hệ trực tiếp giữa thời lượng và thị giá của danh mục tài sản của ngân hàng khi lãi suất thay đổi: Thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản có và tài sản-nợ đối với lãi suất . Hay nói cách khác, thời lượng của tài sản có hay tài sản-nợ càng lớn thì giá trị của tài sản càng nhạy cảm với lãi suất *** Mô hình thời lượng và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng thì việc sử dụng mô hình thời lượng để quản trị rủi ro lãi suất là một giải pháđịnh giá lại thích hợp. Một chức năng quan trọng của mô hình thời lượng là cho phép các ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với toàn bộ hay một bộ phận riêng lẻ của bảng cân đối tài sản. Chúng ta sẽ xem xét các ví dụ để tìm hiểu các NHTM đã sử dụng mô hình thời lượng trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất như thế nào. 1)Mô hình thời lượng và vấn đề khả năng thanh toán. Việc duy trì mức độ thanh khoản tối ưu là bài toán đặc thù đối với một ngân hàng . Các nhà quản trị luôn phải đối mặt với vấn đề cơ cấu của danh mục tài sản để họ có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản tiền gửi khi đến hạn. Một ví dụ thuộc loại này là trường hợp ngân hàng huy động vốn băng phương thức phát hành trái phiếu với kỳ hạnối lượng lớn, kỳ hạn dài và lãi suất cố định. Nhà quản trị ngân hàng phải đối mặt với rủi ro trong trường hợp danh mục đầu tư có kỳ hạn ngắn và khi lãi suất thị trường giảm. Do lãi suất thị trường giảm dẫn đến thu nhập từ danh mục đầu tư có thể không dủ để trang trải chi phí vốn huy động. Do đó, ngân hàng phải dùng đến quỹ dự trữ và vốn tự có để bù đắđịnh giá lại khoản lỗ này. Giả sử, vào thời điểm năm 1994, ngân hàng huy động trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 5 năm, tức là sẽ thanh toán gốc và lãi một lần vào năm 1999. Để đơn giản chúng ta giả sử mệnh giá của trái phiếu chiết khấu là 1.469USD.Để phòng ngừa rủi ro lãi suất ngân hàng phải xác định được một cơ cấu danh mục đầu tư đảm bảo chắc chắn rằng sau 5 năm sẽ thu được khoản tiền cả gốc lẫn lãi là 1.469USD, cho dù lãi suất thị trường có thay đổi như thế nào trong suốt thời gian đầu tư. Để làm được điều này ngân hàng có thể đầu tư vào trái phiếu chiết khấu kỳ hạn cũng 5 năm hoặc là đầu tư vào trái phiếu Coupon có thời lượng là 5 năm. Hai cách đầu tư này đều đảm bảo cho ngân hàng sẽ thu được một khoản tiền là 1.469USD sau thời hạn 5 năm ứng dụng mô hình thời lượng vào phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với bảng cân đối tài sản. Như trên chúng ta đã tìm hiểu về việc ứng dụng mô hình thời lượng vào phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với trái phiếu, một công cụ tái chính đơn lẻ. Mô hình này cũng có thể được dùng để đánh giá rủi ro lãi suất một cách tổng thể, nghĩa là đo mức chênh lệch về thời lượng của tài sản có và tài sản-nợ của bảng cân đối tài sản từ đó xác định sự thay đổi tài sản của ngân hàng như thế nào. Phương pháp tính chênh lệch thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản của ngân hàng: - Chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản-nợ được điều chỉnh bởi tỷ lệ đòn bẩy (DA – DL * k). Chênh lệch thời lượng được tính bằng năm, phản ánh sự không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Đặc biệt, chênh lệch này lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao. - Quy mô của ngân hàng, tức tổng tài sản có: Quy mô tài sản của ngân hàng càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng này càng cao - Mức thay đổi lãi suất : Mức thay đổi lãi suất càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao Như vậy, chúng ta có thể biểu diễn rủi ro lãi suất đối với vốn tự có của ngân hàng, như sau: DE = - Chênh lệch thời lượng đã điều chỉnh * Quy mô tài sản * Mức thay đổi lãi suất Cần chú ý rằng, trong khi ảnh hưởng của yếu tố lãi suất dR/(1+R) thường mang tính chất ngoại sinh đối với ngân hàng, bởi vì sự thay đổi lãi suất thường là sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHTW, còn đối với mức chênh lệch thời lượng và quy mô tài sản của NH được đặt dưới sự kiểm soát của NH. 3) Những hạn chế của mô hình thời lượng : Những nhà phê bình mô hình thời lượng thường phàn nàm rằng rất khó áp dụng mô hình này vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mặc dù vậy, chúng ta thấy rằng việc áp dụng mô hình thời lượng vào việcphòng ngừa rủi ro lãi suất là rất hiệu quả trong hầu hết các trường hợp của thực tiễn hoạt động ngân hàng. Một bằng chứng cho thấy ở một số nước như Mỹ, úc…đã và đang bắt đầu sử dụng mô hình này vào việc giám sát và quản lý rủi ro lãi suất đối với ngân hàng . Sau đây chúng ta se nêu những hạn chế của mô hình thời lượng và các giải pháđịnh giá lại mà các nhà quản trị ngân hàng hiện đại sử dụng để xử lý những khiếm khuyết của mô hình này trong thực tiễn: Cân xứng thời lượng hai vế bản cân đối tài sản là rất tốn kém: Những nhà phê bình thường lập luận rằng, về mặt nguyên tắc nhà quản trị có thể thay đổi DA ,DL để phòng ngừa rủi ro lãi suất được tốt hơn, nhưng việc cơ cấu lại bản cân đối tài sản bao gồm một danh mục tài sản lớn và phức tạp có thể tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc. Lập luận này chỉ có thể đúng trong quá khứ, ngày nay việc mở rộng các nghiệp vụ trên thị trường như: Mua bán vốn, chứng khoán hoá tài sản và thị trường mua bán lại nợ đã làm đơn giản và tăng tốc độ và giảm được chi phí giao dịch rất nhiều trong việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. Hơn nữa trong thực tế nhà quản trị ngân hàng có thể sử dụng mô hình này thông qua giao dịch nghiệp vụ như: Forwards; Futures; Options;và Swaps mà không nhất thiết phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. - Vấn đề biến động của mô hình thời lượng : Thứ nhất, khi xây dựng mô hình thời lượng, chúng ta đã giả thiết rằng lãi suất thị trường thay đổi ngay lập tức sau khi mua trái phiếu. Trong thực tế thì không phải lúc nào cungd như vậy, mà lãi suất thị trường có thể thay đổi bất cứ lúc nào trong suốt thời hạn của trái phiếu. Thứ hai, thời lượng của trái phiếu thay đổi theo thời gian, nghĩa là càng gần đến ngày đến hạn thì thời hạn của trái phiếu càng giảm. Ví dụ: Như trên đã đề cập , để vào năm 1999 có đủ số tiền là 1469$, thì năm 1994 ngân hàng phải mua một trái phiếu mệnh giá 1000$ kỳ hạn 6 năm, lãi suất Coupon cố định là 8%năm và thời lượng được tính 5 năm. Giả sử sau 1 năm lãi suất thị trường vẫn không thay đổi nhưng thời lượng của trái phiếu chỉ còn 4,31 năm. Chúng ta thấy rằng thời hạn còn lại để thanh toán tiền gửi của khách hàng chỉ có 4 năm, trong khi đó thời lượng của trái phiếu còn lại là 4,31 năm, do đó xuất hiện sự không cân xứng về thời lượng giữa khoản tiền sẽ phải thanh toán và khoản tiền sẽ nhận được sau 4 năm. Điều này nói lên rằng theo mô hình thời lượng thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro vè lãi suất. Để phòng ngừa rủi ro về lãi suất, nhà quản trị ngân hàng phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản của mình sao cho thời lượng của khoản tiền sẽ nhận được từ việc chuyển nhượng trái phiếu vào cuối năm thứ 5 trùng với thời hạn phải thanh toán tiền gửi là 4 năm. Ví dụ này chứng minh một điều rằng phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên mô hình thời lượng là một chiến lược linh hoạt. Về mặt lý thuyết thì mô hình này yêu cầu nhà quản trị phải thường xuyên cơ cấu lại bảng cân đối tài sản để cho thời lượng của tài sản có và tài sản-nợ cân xứng với nhau, nhưng việc làm này không phải lúc nào cũng làm được và rất tốn kém, do đó trong thực tế những nhà quản trị trong tính toán thời lượng của 2 vế bản cân đối tài sản theo định kỳ. Trên cơ sở tính toán họ sẽ diều chỉnh và cơ cấu lại hai vế bảng cân đối tài sản sao cho chênh lệch của chúng là tối ưu. - Vấn đề lãi suất thay đổi lớn và tính lồi của mô hình: Mô hình thời lượng cho phép do chính xác sự thay đổi thị giá của chứng khoán có thu nhập cố định khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức lớn hơn, ví dụ từ 2 đến 200 điểm thì mô hình thời lượng trở lên kém tin cậy, nó không dự đoán được sự thay đổi thị giá của chứng khoán một cách chính xác. Mô hình thời lượng dự đoán rằng, mối quan hệ giữa sự thay đổi thị giá chứng khoán và lãi suất là quan hệ tuyến tính. Nhưng thực tế bằng cách tính toán trực tiếp, chúng ta thấy rằng khi lãi suất tăng mạnh thì mô hình thời lượng đã dự đoán thì giá của chứng khoán giảm nhiều hơn so với thực tế có nghĩa là mối quan hệ lãi suất- thị giá là quan hệ phi tuyến tính, gọi là tính lồi trong quan hệ lãi suất-thị giá tài sản.Cần lưu ý tính lồi là một đặc điểm tốt với những ai nắm giữ tài sản bởi vì khi lãi suất thị trường tăng thì thị giá của tài sản giảm nhưng giảm chậm hơn so với thị giá tăng khi lãi suất giảm Vì đây là vấn đề kỳ hạná phức tạp nên tôi chỉ xin đưa ra những đắc điểm cơ bản của tính lồi: + Tính lồi là một đặc điểm mong muốn của người nắm giữ tài sản. Tính lồi càng lớn( độ sai số càng lớn) thì rủi ro lãi suất càng được bảo hiểm, nghĩa là khi lãi suất tăng thì thị giá tăng, nhưng với cùng một sự thay đổi lãi suất (giảm hoặc tăng) thì tốc độ tăng giá là lớn hơn tốc độ giảm giá của tài sản. + Tính lồi và thời lượng lãi suất thay đổi càng lớn và tính lồi của tài sản càng lớn thì nhà quản trị phải đối mặt với sai số càng lớn trong khi sử dụng mô hình thời lượng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. + Tất cả các chứng khoán có thu nhập cố định đều có tính lồi - Vấn đề tuyến lãi suất nằm ngang Mô hình thời lượng mà chúng ta nghiên cứu từ đầu đến giờ thuộc loại mô hình đơn, hay còn gọi là mô hình thời lượng Macauley, tên nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu và phát triển mô hình này. Trong mô hình thời lượng đơn, một giả thiết cơ bản mà chúng ta sử dụng đó là tuyến lãi suất hay cấu trúc kỳ hạncủa lãi suất là nằm ngang, không thay đổi theo kỳ hạn của trái phiếu. Trong thực tế, tuyến lãi suất có rất nhiều hình dạng khác nhau nhưng trong đó chỉ có tuyến gần như dạng nằm ngang chứ không có dạng nằm ngang hoàn toàn. Nên khi sử dụng mô hình thời lượng đơn thì tiềm ẩn một sai số đáng kể trong việc đo đọ nhạy cảm của giá trị tài sản so với sự thay đổi lãi suất. - Ngoài ra còn nhiều vấn đề liên quan nhưng tôi chỉ xin được đề cập đến những vấn đề chính và quan trọng nhất như trên. iV Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất . Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu việc ngân hàng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất như thế nào. Các nghiệp vụ phái sinh bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn( Forwards), hợp đồng tương lai(Futures), hợp đồng quyền chọn(Options) và hợp đồng hoán đổi (Swaps). Trong thực tế, nghiệp vụ phái sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản( có hay nợ),hay được sủ dụng một cách chọn lọc đối với một bộ phận tài sản nhất định. Đồng thời một ngân hàng có thể quyết định phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với tài sản này( hay nhóm tài sản này) và kỳ hạnông phòng ngừa đối với tài sản khác( hay nhóm tài sản khác), nếu ngân hàng muốn đầu cơ lãi suất . Phòng ngừa rủi ro lãi suất là việc các ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh để cho giá trị của tài sản là cố định, cho dù lãi suất thị trường thay đổi như thế nào. 1. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn. Một số khái niệm Để hiểu được bản chất và các đặc trưng khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, chúng ta tiến hành so sánh chúng với hợp đồng giao ngay - Hợp đồng giao ngay _Spot Contract: Là sự thoả thuận giữa người mua và mgười bán tại thời điểm t=0, khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng được ký kết. Như vậy, một đặc điểm duy nhất của thị trường giao ngay là sự trao đổi đồng thời và ngay lập tức giữa hàng hoá và tiền tệ, do đó các giao dịch giao ngay còn gọi là giao hàng để đổi lấy thanh toán(D/P). Tuy nhiên trong thực tế các hợp đồng giao ngay thường được hoàn tất sau hai ngày ký kết hợp đồng. -Hợp đồng kỳ hạn : là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t= 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thoả thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. - Hợp đồng tương lai: là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t=0 rằng việc thanh toán và giao nhận hàng hoá được tiến hành bởi một thời điểm xác định trong tương lai. Như vậy hợp đồng tương lai rất giống với hợp đồng kỳ hạn. Sự khác nhau giữa chúng có thể tóm tắt như sau: + Hợp đồng tương lai được giao dịch một cách có tổ chức trên sở giao dịch, trong khi đó hợp đồng kỳ hạn là sự thoả thuận song phương được thực hiện trên thị trường phi tổ chức(OTC). + Giá của hợp đồng kỳ hạn được ấn định cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng còn đối với hợp đồng tương lai thì giá của hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh sự thay đổi của các lực lượng cung cầu trên thị trường. Do đó, hàng ngày người mua người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi giá trị của hợp đồng để phù hợp với thay đổi của thị trường. + Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng tuỳ ý, phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, trong khi các hợp đồng tương lai lại là những hợp đồng được tiêu chuẩn hoá. + Các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương là đối tượng chịu rủi ro tín dụng của đối tác tham gia hợp đồng, trong khi rủi ro tín dụng đối với hợp đồng tương lai được giảm một cách đáng kể bởi sự đảm bảo của sở giao dịch tương lai. Nội dung ý nghĩa hợp đồng kỳ hạn. Để thấy được tác dụng to lớn của hợp đồng kỳ hạn trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất , chúng ta xét một ví dụ đơn giản sau: Giả sử nhà quản trị ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản là một triệu USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Bình thường tại thời điểm t = 0, các trái phiếu này có thị giá 97$/100$ mệnh giá, tức tổng trị giá trái phiếu là 970.000$. Tại thời điểm t = 0, nhà quản trị nhận được tin dự báo rằng lãi suất dự tính tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới. Với sự hiểu biết rằng khi lãi suất thị trường tăng lên nghĩa là thị giá trái phiếu sẽ giảm xuống và nhà quản trị nên tính toán thời lượng của trái phiếu có kỳ hạn 10 năm chính xác là 6 năm.Như vậy nhà quản trị có thể dự tính được khoản lỗ vốn hay sự giảm giá trái phiếu(dP) theo phương trình thời lượng như sau: dP/P = -D * dR/1+R Trong đó: dP là khoản lỗ của trái phiếu P là thị giá trái phiếu D là thời lượng của trái phiếu dR là mức thay đổi lãi suất dự tính Thay số phù hợp vào ta có: dP = - 103.427,32$ Kết quả là nhà quản trị ngân hàng dự tính sẽ chịu một khoản lỗ từ việc nắm giữ trái phiếu do lãi suất thị trường tăng là 103.427,32$ hay gia trái phiếu giảm là 10,66%. Tức là giá trái phiếu giảm từ 97$ xuống còn 86,657$ trên 100$ mệnh giá. Để có thể bù đắđịnh giá lại được sự thua lỗ này, tức là giảm rủi ro lỗ xuống số 0, nhà quản trị có thể tiến hành thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng bằng cách bán kỳ hạn 1triệu $ mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn 3 tháng. Giả sử tại thời điểm t = 0, nhà quản trị tìm được đối tác sẵn sàng mua với giá 97$/100$ mệnh giá bằng hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. Cai đó sẽ xảy ra nếu lãi suất thực sự tăng 2% sau thời gian 3 tháng? đó là giá trái phiếu sẽ giảm 10,66%, tương đương với khoản lỗ vốn là 103.427,32$. Mặt khác, sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị ngân hàng có thể mua 1 triệu $ mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá 866.573$ và giao số trái phiếu mua được này cho đối tác theo hợp đồng kỳ hạn. Cần nhớ rằng giá trái phiếu kỳ hạn 3 tháng của 1 triệu $ mệnh giá là 970.000$. Do đó lợi nhuận thu đợc từ hợp đồng kỳ hạn là: 970.000$ - 866.573$ = 103.427$ Do đó, sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản là 103.427$ sẽ được bù đắđịnh giá lại đầy đủ bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán kỳ hạn.Như vậy, rủi ro lãi suất đối với ngân hàng được phòng ngừa, tức bằng 0. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai. Bên cạnh phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn, thì hầu hết các ngân hàng s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28075.doc
Tài liệu liên quan