Đề tài Các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Việt Nam thời gian qua

Mục lục

Phần I: Cơ sở lý luận 1

1. CÁC KHÁI NIỆM: 1

1.1 Cổ tức ( Dividend) 1

2.1 Chính sách cổ tức (Dividend policy) 1

2. ĐO LƯỜNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC: 1

2.1. Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức (Dividend payout ratio) 1

2.2. Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) 2

2.3. Tỷ lệ bảo chứng cổ tức (Securities dividend rate) 2

3. QUÁ TRÌNH TRẢ CỔ TỨC: 3

4. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC: 3

4.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động: 3

4.2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định 4

4.3. Các chính sách chi trả cổ tức khác: 5

5. PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC: 6

5.1. Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt: 6

5.2. Phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu: 7

5.3. Phương thức chi trả cổ tức bằng tài sản khác: 8

6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MỘTCHÍNH SÁCH CỔ TỨC 8

6.1. Các hạn chế pháp lý: 8

6.2. Các điều khoản hạn chế 9

6.3. Các ảnh hưởng của thuế 9

6.4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản 9

6.5. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn 10

6.6. Ổn định thu nhập 10

6.7. Triển vọng tăng trưởng 10

6.8. Lạm phát 10

6.9. Các ưu tiên của cổ đông 11

6.10. Bảo vệ chống loãng giá 11

7. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO LÝ THUYẾT M & M: 11

7.1. Các giả định của lý thuyết MM: 12

7.2. Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp theo lý thuyết MM: 12

Phần II: THỰC TRẠNG 16

1. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: 16

1.1. Tình hình chi trả cổ tức ở Mỹ: 16

1.1.1. Cổ tức Mỹ trước khủng hoảng 16

1.1.2. Cổ tức Mỹ trong thời kì khủng hoảng: 19

1.2. Tình hình chi trả cổ tức của các nước Châu Âu 21

1.3. Tình hình chi trả cổ tức ở các nước G7: 23

2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆPỞ VN 24

3. TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 27

3.1. Chính sách cổ tức từ 1994 – 2000: 27

3.2. Chính sách cổ tức từ 2001 – 2003: 27

3.3. Chính sách cổ tức từ năm 2004 – đầu năm 2008 28

3.3.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận 28

3.3.2. Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) 31

3.3.3. Hình thức chi trả cổ tức 33

4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM THỜI GIAN QUA: 40

4.1. Các yếu tố ngoại vi 40

4.1.1. Các hạn chế pháp lý 40

4.1.2. Các ảnh hưởng của thuế 41

4.1.3. Ảnh hưởng của lạm phát 42

4.1.4. Lãi suất ngân hàng 43

4.1.5. Yếu tố thị trường 44

4.1.6. Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng) 46

4.1.7. Bảo vệ chống loãng giá 46

4.1.8. Nội dung thông tin của các thông báo về cổ tức 47

4.2. Các yếu tố nội vi 48

4.2.1. Đặc điểm giai đoạn phát triển của doanh nghiệp 48

4.2.2. Các dự án đầu tư, cơ hội tăng trưởng vốn 49

4.2.3. Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn: 50

4.2.4. Vấn đề phát tín hiệu 51

4.2.5. Tình hình luồng tiền của công ty 52

5.HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO GIAI ĐOẠN2009-2011 53

5.1. Vậy thế nào về chính sách trả tiền mặt ở mức cao hợp lý? 53

5.1.1. Trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao hợp lý là: 53

5.1.2. Nhà đầu tư cần đòi hỏi 1 chính sách cổ tức cao ở mức hợp lý : 54

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Việt Nam thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm cổ tức là cuộc khủng hoảng tín dụng hiện đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới và đặc biệt nghiêm trọng tại Mỹ. Ngành dịch vụ tài chính là ngành có nhiều công ty giảm cổ tức nhất vì họ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tín dụng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 30 của thế kỷ trước. Nhiều ngân hàng đã phải giảm cổ tức để bảo toàn vốn do thất thoát vốn vay tiếp tục tăng và lợi nhuận hoạt động ngân hàng tiếp tục giảm. Capital One Financial Corp, JPMorgan Chase & Co, Wells Fargo & Co, PNC Financial Services Group Inc.và U.S.Bancorp là những hãng tài chính cắt giảm cổ tức mạnh nhất trong quý I. Việc hàng loạt công ty giảm cổ tức có thể chấm dứt tại đây, nhưng đợt giảm mạnh tiếp theo có thể sẽ vào sau tháng 8 và 9/2009, khi các công ty xem xét ngân sách và chi tiêu cho năm tài chính 2010. Sau đây là số liệu tham khảo về sự cắt giảm cổ tức hàng loạt của các công ty lớn ở Mỹ vào đầu năm 2009 Các công ty lớn cắt giảm cổ tức Tên công ty Thay đổi cổ tức (%) Motorola (MOT) -100% Macy's (M) -62% Newell Rubbermaid (NWL) -50% Pfizer (PFE) -50% Fifth Third Bancorp (FITB) -93% Constellation Energy Group (CEG) -55% Bank of America (BAC) -97% State Street (STT) -96% Citigroup (C) -96% Penske Automotive (PAG) -100% (Nguồn: Thời báo Businessweek) 1.2 Tình hình chi trả cổ tức của các nước Châu Âu Liên minh Châu Âu được biết đến với nền kinh tế phát triển vào hàng nhất nhì trên thế giới, với 15 quốc gia hùng mạnh. Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu của hơn 3400 công ty kinh doanh, ta xem xét những quyết định chi trả cổ tức từ năm 1989 đến năm 2003 trong các nước thành viên của EU. Như ở Hoa Kỳ, một phần nhỏ các doanh nghiệp Châu Âu đã từ chối chi trả cổ tức đáng kể trong giai đoạn này, khoảng 62% các công ty được tham khảo, trong khi thực tế tổng cổ tức phải thanh toán trong tổng lợi nhuận của các công ty này tăng đáng kể.Cổ tức và lợi nhuận cũng được xem xét một cách chặt chẽ giữa các doanh nghiệp này, cũng như cân nhắc tăng số cổ tức được chi trả hay giữ lại một lượng lớn phần lợi nhuận giữ lại trong chính sách cổ tức Việc thực hiện chi trả cổ tức các công ty của các nước Từ biểu đồ trên cho thấy số lượng các doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức ngày càng nhiều, điển hình như chỉ có 1077 công ty chi trả cổ tức cho cổ đông, đã tăng lên 2900 doanh nghiệp vào năm 2001. Mặc dù bên cạnh đó vẫn có những công ty thực hiện chính sách cổ tức này bằng cách không chi trả mà giữ lại 100% lợi nhuận giữ lại, hoặc có các doanh nghiệp đang chi trả cổ tức bỗng ngừng việc chi trả, kể cả không chi trả cổ tức cho cổ đông.Vì nhiều nguyên nhân và đặc điểm mà các công ty này có những chính sách cổ tức khác nhau Tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện chi trả tiền mặt của các nước Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ của các doanh nghiệp của các nước EU mà phải thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền mặt trong một giai đoạn, rõ ràng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 1989 rất cao, tuy nhiên càng về sau phương thức dùng tiền mặt chi trả giảm dần ở các nước này, đặc biệt là tại Đức từ 92% năm 1989 xuống chỉ còn 44% trong năm 2003. Nguyên nhân của việc từ chối chi trả cổ tức này có thể từ nhiều phía, có thể ở thị trường các nước này có rất nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao, hoặc cũng có thể các nhà đầu tư ở đây thích lãi vốn hơn do tỷ suất thuế trên cổ tức quá cao…. Tuy nhiên, việc chi trả này diễn ra không ổn định ở các nước này 1.3 Tình hình chi trả cổ tức ở các nước G7: Giống như ở Mỹ, cổ tức ở các nước G7 cũng ổn định và tùy thuộc vào lợi nhuận.Hình sau mô tả tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ở các nước G7 trong năm 1982-1984 và trong năm 1989-1991 HÌNH 1.8.3 Cổ tức ở các nước G7 tại thời điểm 1982-84 và 1989-91 (Nguồn: Chương 10-Damodaran) Nhìn vào đồ thị ta thấy, tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức qua các năm ở các doanh nghiệp trong khối G7 thay đổi không lớn lắm, có thể được xem là ổn định.Chính sách chi trả cổ tức ổn định được thực hiện nhằm mục đích giúp doanh nghiệp duy trì vị thế của mình trong ngành bằng cách gia tăng hiệu quả hoạt động và làm hài lòng các cổ đông với khoản cổ tức nhận được hằng năm.Các nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty này bởi vì đây thường là những công ty lớn, ổn định và có thương hiệu mạnh. Do vậy, đây là những khoản đầu tư có rủi ro thấp.Hơn thế nữa, các công ty này lại có khuynh hướng duy trì việc chi trả cổ tức đều đặn. Đây có vẻ là nơi an toàn mà nhà đầu tư tìm kiếm để đa dạng hoá đầu tư vào thị trường vốn cổ phần mà không có rủi ro cao như khi đầu tư vào các công ty tăng trưởng Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam: Những kết kuận của MM cho rằng chính sách cổ tức hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, và kết luận này được khẳng định dựa trên những giả định trong một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo. Nhưng thực tế thì hẳn ai cũng biết, rõ ràng thị trường không hoàn hảo, và các bất hoàn hảo của thị trường đã đem lại những suy luận và những quyết định về chính sách cổ tức cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp vì thực chất nó có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cổ tức thật sự rất quan trọng, bởi lẽ một chính sách cổ tức được đưa ra sẽ hàm chứa rất nhiều thông tin, và nó có khả năng phát tín hiệu rất lớn dẫn đến những hiệu ứng khác nhau của khách hàng khi nhìn nhận thông tin từ những hướng khác nhau. Và từ nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các thay đổi trong chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá cổ phần, nhưng MM lại lập luận rằng, nội dung hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá cổ phần chứ không phải mô hình chi trả cổ tức. Mặt khác, các học giả thuộc trường phái khác lại cho rằng giá trị cổ phần thực sự chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Mặc dù có rất nhiều sự tranh cãi, tuy nhiên chúng ta không thể không khẳng định rằng chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giả cổ phần của doanh nghiệp cho dù bên mảng hàm chứa thông tin hay vì vốn cổ phần từ bên ngoài tốn kém hơn vốn cổ phần giữ lại... Ta có thể xét biểu đồ giá cả của hai sàn HOSE và HASTC như sau: Biểu đồ 2.1.1 VN-INDEX từ năm 2000-10/04/2009 (Nguồn: Dữ liệu Vietstock) Biểu đồ 2.1.2 HASTC từ năm 2005-10/04/2009 (Nguồn: Dữ liệu Vietstock) Nhìn vào hai biểu đồ trên ta có thể thấy rằng vào các thời điểm chi trả cổ tức giá cổ phiếu có nhiều xu hướng tăng tại những thời điểm này, mặc dù việc tăng giá này có thể do nhiều nguyên nhân mang lại như nền kinh tế ổn định, hay tâm lý “bầy đàn” của các nhà đầu tư ham thích cổ tức cao, hoặc các tin tốt về lợi nhuận của việc mua bán cổ phiếu... Nhưng ta có thể thấy khẳng định rằng giữa cổ tức và giá cổ phiếu có mối quan hệ với nhau trong thời gian qua.Các công ty niêm yết vừa qua có tỷ lệ chi trả cổ tức khá hấp dẫn (thường cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng).Chính điều này làm tăng nhu cầu của nhà đầu tư, dẫn đến làm tăng giá cổ phiếu. Hơn nữa, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các công ty niêm yết trong các năm vừa qua luôn khả quan và luôn có nhiều số liệu lợi nhuận tốt được công bố Thêm vào đó, các công ty niêm yết thời gian qua rất quan tâm đến việc sử dụng công bố chi trả cổ tức như một việc phát tín hiệu về tình hình phát triển cũng như triển vọng của bản thân công ty, và chính sách cổ tức có thể được xem như một công cụ đánh bóng hình ảnh một cách khá hiệu quả của nhiều công ty trong tình trạng bất cân xứng thông tin như thị trường Việt Nam hiện nay. Cổ tức đã làm tăng lòng tin của nhà đầu tư vào công ty, vào ban quản lý của công ty. Qua đó, ta có thể đưa ra nhận xét là chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp trong thực tế Việt Nam, mặc dù mức độ tác động và cách thức tác động là khác nhau đối với từng cổ phiếu riêng biệt, từng thị trường khác nhau. Ở Việt Nam, các công ty thường thực hiện chia cổ tức vào 2 đợt: Đợt 1 (thường là vào tháng 3,4): đây là thời điểm sau khi kết thúc năm tài chính,các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi nhuận, cổ tức (sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua). Đợt 2 (thường là vào tháng 7,8): các công ty sau khi có kết quả nửa năm (2 quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm. TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1 Chính sách cổ tức từ 1994 – 2000: Thời kỳ trước năm 1994, có rất ít công ty cổ phần đại chúng. Số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá là hiếm hoi; số công ty cổ phần tư nhân, kể cả các ngân hàng thương mại cổ phần hay các công ty cổ phần có vốn góp của pháp nhân doanh nghiệp nhà nước là không nhiều. Từ năm 1994, thời kỳ này cũng chưa có thị trường chứng khoán và chưa có chính sách tài chính cho công ty cổ phần nên hầu như việc trả cổ tức chỉ tiến hành theo phương thức trả bằng tiền mặt. Do chưa có thị trường chứng khoán, cộng với những rủi ro của thời kỳ “hợp tác xã tín dụng” xảy ra trong những năm 1980, nên nhà đầu tư không mặn mà tham gia góp vốn cổ phần để thành lập những công ty cổ phần mới hay tham gia mua cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Những người đã tham gia mua cổ phần, nhất là tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thì cũng sợ rủi ro mất vốn nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, nên họ luôn có tâm lý đòi ban quản lý phải chia cổ tức cao nhằm nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. Trong thời kỳ này, việc thu hồi vốn đầu tư chỉ được tiến hành bằng chính sách trả cổ tức cao, còn việc chuyển nhượng cổ phần là vô cùng khó khăn và tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt là cao nhất. 3.2 Chính sách cổ tức từ 2001 – 2003: Do sự ra đời của thị trường chứng khoán nên việc chuyển nhượng cổ phiếu OTC đã được cải thiện. Đã xuất hiện hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng nhằm mục đích : Cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu. Gia tăng thu nhập cho các cổ đông và tránh áp lực cho Ban điều hành. Trong thời kỳ này, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa huy động vốn dưới tác động của thị trường chứng khoán do: Thị trường chứng khoán mới ra đời đã bị khủng hoảng và nhà đầu tư mất niềm tin. Việc xuất hiện hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu diễn ra không nhiều và hầu hết các doanh nghiệp lại áp dụng chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao. Tiến hành khảo sát tại 25 công ty niêm yết từ năm 2000 đến năm 2003 cho thấy, việc chi trả cổ tức tại các công ty cổ phần hiện nay thường cao hơn lãi suất ngân hàng (thông thường12%/ năm). Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ bị hạn chế. Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Việc chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông. Việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu, giảm tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhìn chung trong thời kỳ này, các doanh nghiệp cổ phần vẫn duy trì mức cổ tức từ 12%- 30% năm ; các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả duy trì mức cổ tức tiền mặt ở mức từ 18% - 30%, tuy nhiên quy mô vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả còn thấp. 3.3 Chính sách cổ tức từ năm 2004 – đầu năm 2008 3.3.1 Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận a. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) Thống kê tỷ lệ cổ tức trên lợi nhuận tại HOSE qua các năm % cổ tức/ lợi nhuận Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Số lượng công ty % Số lượng công ty % Số lượng công ty % 0% - 20% 13 12,5 18 19,15 4 12,5 20%-40% 32 30,77 26 27,66 8 25 40%-60% 33 31,73 32 34,04 12 37,5 60%-80% 22 21,15 13 13,83 5 15,63 80%-100% 4 3,85 3 3,19 2 6,25 > 100% 0 0 2 2,13 1 3,12 Tổng cộng 104 100 94 100 32 100 Nhìn vào đồ thị ta thấy: qua 3 năm đa số các công ty có mức chi trả cổ tức trên lợi nhuận là 20% - 60%. Đặc biệt, một số công ty duy trì tỷ lệ khá cao trong lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông. Ví dụ, công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (PMS) cố gắng duy trì tỷ lệ cổ tức 12%/cổ phần/năm qua các năm. Vì thế, dù hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động qua các năm nhưng tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức vẫn được duy trì ở tỷ lệ cao: 75% (năm 2003), 63,59% ( năm 2004), 63,56% ( năm 2005), 8485% ( năm 2006), 71,01% ( năm 2007). Hay như công ty cổ phần nước giải khát Sài gòn (TRI) cũng cố gắng duy trì một chính sách cổ tức ổn định từ 15-18%/cổ phần/năm. Ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức của công ty được duy trì khá cao: 75,91% (năm 2004), 119,52% (năm 2005), 78,53% (năm 2006) và 63,29% (năm 2007). Có nhiều công ty lựa chọn chính sách cổ tức ổn định qua các năm cộng thêm số lượng cổ phần lớn do phát hành thêm nên dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ngày càng cao. Nhìn chung, tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận của hầu hết các công ty trên sàn HOSE hiện nay khá cao nhưng vẫn nằm ở tỷ lệ hợp lý, đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hợp lý cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. b. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hà nội (HASTC) Sàn HASTC bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2005 nên đến cuối năm 2005 chỉ mới có một vài công ty niêm yết tại sàn này. Nhưng sang năm 2006 thì xu hướng các công ty lên sàn niêm yết tăng lên rõ rệt với con số 83 công ty vào cuối năm 2006. Thống kê tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức tại HASTC qua các năm % cổ tức/ lợi nhuận Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng công ty % Số lượng công ty % Số lượng công ty % 0% - 20% - - 7 7,78 7 9,21 20%-40% - - 34 37,78 24 31,58 40%-60% 1 25 17 18,89 23 30,26 60%-80% - - 23 25,56 15 19,74 80%-100% 2 50 5 5,55 5 6,58 > 100% 1 25 4 4,44 2 2,63 Tổng cộng 4 100 90 100 76 100 Nhìn vào đồ thị ta thấy: các công ty niêm yết trên sàn HASTC trong 3 năm vừa qua có mức chi trả cổ tức trên lợi nhuận là từ 20% - 60%. Năm 2006 có mức chi trả 20% - 40% chiếm đa số. Qua đến năm 2007 thì con số này vẫn cao nhất nhưng số lượng công ty có mức chi trả từ 40% - 60% tăng lên rõ rệt và khoảng cách giữa hai mức này không còn xa nhiều như năm 2006. Về mặt trung bình, trong năm 2005 các công ty có tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức tới gần 85%, trong khi 2 năm gần đây chỉ khoảng 45%. Nguyên nhân là số lượng công ty lên sàn năm 2005 (năm đầu tiên đi vào hoạt động của sàn HASTC) là quá ít. Hơn nữa, các công ty này có chỉ số EPS khá thấp (chỉ khoảng 1.000 – 3.000 đồng/cổ phần). Những năm sau thì số lượng các công ty lên niêm yết cũng tăng nhiều và chất lượng của các công ty này cũng được cải thiện nhiều (nhiều các công ty mới làm ăn hiệu quả). Các công ty trên sàn HASTC thường có quy mô nhỏ nên việc đảm bảo một nguồn vốn lợi nhuận giữ lại là rất cần thiết. 3.3.2 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) Tỷ suất cổ tức là tỷ lệ cổ tức với giá của cổ phiếu trên thị trường, phản ánh mức độ thu hồi vốn tương đối từ cổ tức của các cổ phiếu qua các năm. a. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) Ta thấy trung bình tỷ suất cổ tức của các công ty niêm yết qua các năm có xu hướng giảm đáng kể. Trong 4 năm từ 2002-2005 thì tỷ suất cổ tức ở mức từ 5% - 8%, nhưng trong 2 năm gần đây 2006 và 2007 thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 2% - 2,5%. Điều này là do giá cổ phiếu của tất cả các công ty trên thị trường có nhiều đột phá mạnh mẽ so với những năm đầu (nhất là sau đợt xuống dốc của thị trường năm 2003). Đặc biệt, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2007, chỉ số VN-INDEX tăng từ khoảng 300 điểm lên đến hơn 1.000 điểm làm cho hiệu suất thu hồi vốn tương đối của nhà đầu tư đã có sự sụt giảm đáng kể. Nói cách khác, về so sánh mặt tương đối thì các nhà đầu tư mới có phần thiệt hơn các cổ đông cũ vì mức giá mà họ phải bỏ ra là cao hơn để thu được một đồng cổ tức; dẫn đến tỷ suất sinh lợi từ cổ tức giảm. Hơn nữa, các nhà đầu tư trong giai đoạn này thường bỏ qua phần lợi nhuận từ cổ tức đem lại mà chỉ toàn chú trọng đến phần lãi vốn do chênh lệch giá với kỳ vọng thu được lợi nhuận khổng lồ, siêu lợi nhuận. Số liệu thống kê tỷ suất cổ tức theo ngành trên sàn HOSE ( Nguồn: báo cáo về TTCKVN của JP Morgan ngày 6/12/2007) Bảng số liệu trên cho thấy, hai ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong hai năm gần đây là ngành năng lượng và ngành công nghệ thông tin. Tỷ suất cổ tức của ngành năng lượng năm 2007 là 5,5% cao gấp 2,3 lần so với năm 2006 hay ngành công nghệ thông tin là 8,9% cao gấp 3,4 lần. Một con số khá là cao và điều này cũng dễ hiểu vì đây là 2 ngành mũi nhọn, nằm trong chiến lược phát triển quốc gia nên có nhiều ưu đãi trong các chính sách thu hút đầu tư . b. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hà nội (HASTC) Ta thấy trung bình tỷ suất cổ tức của các công ty trên sàn HASTC qua 3 năm ở mức 5,39%/năm. Và tỷ lệ trung bình này giảm mạnh qua các năm (khoảng hơn 9% năm 2005, 4% năm 2006 và chỉ còn khoảng 2% năm 2007). Nguyên nhân cũng do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán với số lượng công ty lên niêm yết và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đều tăng mạnh. 3.4 Hình thức chi trả cổ tức a. Giai đoạn từ năm 2004 đến giữa năm 2008 Nền kinh tế phát triển nhanh và nóng, các công ty có nhiều dự án đầu tư nên cần huy động một nguồn vốn lớn. Vì vậy, nhà đầu tư ít quan tâm đến tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt, không đòi hỏi doanh nghiệp trả cổ tức cao nhằm tập trung vốn cho phát triển doanh nghiệp để tăng lãi vốn. Và đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là bước vào giai đoạn “hoàng kim” từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Với sự tham gia mạnh mẽ của khối đầu tư nước ngoài, giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN-Index lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/3/2007, các doanh nghiệp đua nhau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và các cổ đông cũng hân hoan đón nhận khoản cổ phiếu này. Vì sao? Khi thị trường chứng khoán ( TTCK ) trong xu thế đi ngang và giảm tụt thì trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ dẫn đến tình trạng loãng giá gây sụt giảm giá cổ phiếu. Nhưng với tình hình sốt giá cổ phiếu như thời gian qua thì lượng cổ phiếu mới niêm yết trở lại thị trường từ việc chi trả cổ tức sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu. Các cổ đông cũng được hưởng lợi từ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu giá rẻ. Điều quan trọng của các cổ đông nói chung không phải là cổ tức được nhận mà là tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận thu về của công ty. Các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK hầu hết là những người kinh doanh ngắn hạn cho nên trả cổ tức nhiều, ít không quan trọng. Thêm nữa, sau ngày chốt danh sách cổ đông, giá cổ phiếu sẽ bị trừ đúng bằng số tiền họ được nhận cổ tức. Đối với các cổ đông chiến lược lâu dài, mục đích chính là giá trị thực tăng trưởng của công ty qua các năm chứ không phải cổ tức được nhận hằng năm là bao nhiêu. Các công ty tùy theo tình hình kinh doanh, mục đích kinh tế hay từng giai đoạn phát triển mà có thể chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phần và cũng có thể là kết hợp cả hai. Ví dụ như là: Công ty cổ phần Container Việt Nam (mã CK: VSC Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng) Ngày giao dịch không hưởng quyền: 06/08/2008 Ngày đăng ký cuối cùng: 08/08/2008 Mục đích: Trả cổ tức đợt 1 năm 2008 bằng tiền mặt Tỉ lệ thực hiện: 20 % mệnh giá ( 2000 đồng / 1 cổ phiếu ) Thời gian thưc hiện: 29/8/2008 Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng) Ngày giao dịch không hưởng quyền: 05/06/2008 Ngày đăng ký cuối cùng: 09/06/2008 Mục đích: Chi trả cổ tức đợt 3 năm 2007 bằng cổ phiếu Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 1.587.466 CP Năm 2007, chiếm phần lớn trong tỷ lệ cổ tức của các doanh nghiệp là cổ tức cổ phần. Chẳng hạn như, công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm có tỷ lệ chi trả cổ tức là 100% bằng hình thức cổ phần; công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi trả 50%, bằng hình thức cổ phần là chủ yếu… Và một ví dụ điển hình nữa là, Công ty Bibica theo kế hoạch năm 2006 trả cổ tức 12% bằng tiền mặt. Sau khi đã trả 5% đợt 1 đã quyết định thay đổi trả cổ tức đợt 2 bằng cổ phiếu là 12% bằng mệnh giá (nghĩa là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu thì được nhận cổ tức là 12 cổ phiếu). Mặc dù tổng lợi nhuận sau thuế của Bibica năm này là 19,3 tỉ đồng (vượt 60% so với kế hoạch đề ra) nhưng Công ty Bibica vẫn quyết định giữ lại tiền mặt để trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sở dĩ như vậy vì hiện công ty đang cần rất nhiều vốn để thực hiện các dự án, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp công ty có thêm vốn để phát triển sản xuất, tăng vốn điều lệ và các cổ đông cũng được hưởng lợi từ giá cổ phiếu đang tăng lên theo xu hướng chung trên TTCK hiện nay. Một số công ty niêm yết tại HOSE trả cổ tức cổ phần năm 2007 STT Mã CK Tên công ty Cổ tức MG Loại cổ tức TM CP 1 UNI CTCP VIỄN LIÊN 17,00% 500 100:12 2 HPG CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 40,00% 1.000 100:30 3 MCP CTCP IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU 14,00% 100:14 4 REE CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH 40,00% 100:40 5 COM CTCP VẬT TƯ XĂNG DẦU 15,00% 900 100:6 6 PAC CTCP PIN ẮC QUY MIỀN NAM 15,00% 500 100:10 7 TYA CTCP DÂY VÀ CÁP ĐIỆN TAYA VIỆT NAM 5,00% 100:5 8 SHC CTCP HÀNG HẢI SÀI GÒN 15,00% 500 100:10 9 SFI CTCP ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI 15,00% 100:15 10 HBC CTCP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH 12,00% 100:12 11 BT6 CTCP BÊ TÔNG 620 CHÂU THỚI 18,00% 1.000 100:8 12 SC5 CTCP XÂY DỰNG SỐ 5 30,00% 1.000 100:20 13 VSC CTCP CONTEINER VIỆT NAM 39,00% 1.900 100:20 14 NAV CTCP NAM VIỆT 20,00% 100:20 15 SDN CTCP SƠN ĐỒNG NAI 18,40% 100:18 16 PVD TỔNG CTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ 38,51% 1.851 100:20 17 SJD CTCP THỦY ĐIỆN CẦN ĐƠN 15,00% 100:15 18 RIC CTCP QUỐC TẾ HOÀNG GIA 10,00% 100:10 19 VTB CTCP ĐIỆN TỬ TÂN BÌNH 18,00% 1.000 100:8 20 KDC CTCP KINH ĐÔ 40,00% 1.800 100:22 21 BHS CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 18,00% 800 100:10 22 BBC CTCP BIBICA 14,00% 800 100:6 23 NKD CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC 40,00% 1.800 100:22 24 LAF CTCP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 7,00% 100:7 25 CLC CTCP CÁT LỢI 30,00% 100:30 26 ITA CTCP ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 30,00% 100:30 27 TDH CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC 20,00% 1.000 100:10 28 NTL CTCP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM 100,00% 100:100 29 SSI CTCP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 50,00% 3.000 100:20 30 BMP CTCP NHỰA BÌNH MINH 30,00% 1.000 100:20 31 SMC CTCP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SMC 15,00% 500 100:10 32 VID CTCP GIẤY VIỄN ĐÔNG 10,00% 100:10 33 HAP CTCP HAPACO 15,00% 100:15 34 VTC CTCP VIỄN THÔNG VTC 12,00% 100:12 Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy có những công ty không trả cổ tức bằng tiền mặt nhưng tất cả đều trả cổ tức bằng cổ phần hoặc là kết hợp cả hai. Điều này chứng tỏ cổ tức bằng cổ phần rất được ưa chuộng trong thời gian qua. b. Giai đoạn cuối năm 2008 Từ khoảng cuối năm 2008 trở lại đây, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào thời kỳ đen tối, Vn-Index rơi từ ngưỡng hơn 1.100 điểm xuống dưới 300 điểm, việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao lại đang được nhiều nhà đầu tư hưởng ứng. Vì sao? Bởi trong tình hình hiện nay, khi giá cổ phiếu đã xuống quá thấp còn chỉ còn một phần ba hay một phần tư thời cao điểm thì việc tăng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ góp phần cải thiện thu nhập của nhà đầu tư. Ngoài ra, trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ tạo điều kiện cho cổ đông tận dụng nhiều cơ hội tái đầu tư vào thị trường chứng khoán khi mà giá nhiều cổ phiếu quá rẻ, giúp cho họ cân bằng lại giá vốn đầu tư. Chúng ta có thể nhìn một cách trực quan hơn về việc các doanh nghiệp Việt Nam trả cổ tức cao trong năm 2008 qua bảng số liệu sau: Top 10 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất trên Hose năm 2008 Tên DNNY Mã CK Cổ tức mệnh giá CTCP Xuất nhập khẩu Cửu Long An Giang ACL 35% Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định BMC 35% Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre ABT 30% Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VNM 29% Công ty Cổ phần FPT FPT 26% Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh GIL 25% Công ty Cổ phần Cát Lợi CLC 20% Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long CAN 19% Công ty Cổ phần Nam Việt ANV 18% Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc NKD 18% Công ty Cổ phần Kinh Đô KDC 18% (Nguồn: www.cafef.vn) Quyết định chia cổ tức tiền ở mức cao như hiện nay có thể được coi là phản ứng của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông của mình. Về phía các cổ đông, do thị trường chứng khoán đi xuống trong một thời gian dài nên đa số đều hào hứng với việc sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể từ cổ tức tiền mặt. Đặc biệt, vào cuối năm 2008, thị trường hiện rộ lên phong trào tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt hoặc chia cổ phiếu thưởng từ các khoản thặng dư vốn cho cổ đông, trước khi quy định đánh thuế thu nhập chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2009 ( theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân, cổ tức, lãi trái phiếu, tín phiếu trừ lãi trái phiếu Chín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTCDN - Chính sách chi trả cổ tức.doc
Tài liệu liên quan