Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán hay một món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dài hạn. Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên;
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cách tiếp cận và vị trí chủ thể trong hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh sách nhóm Phùng Thị Hạnh Nguyễn Thị Lan Hương Trần Thị Mai Phạm Thị Bích Thuỷ 5. Lê Thị Hồng Thắm 6. Phạm Minh Hoàng 7. Nguyễn Trọng Vũ Linh 8. Lê Sỹ Minh Tuấn HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Nội dung Phần I : Các cách tiếp cận HTTC Phần 2: Vị trí các chủ thể trong HTTC Phần I: Các cách tiếp cận HTTC Có 3 cách tiếp cận HTTC: thông qua 3 quan điểm Quan điểm 1 Hệ thống TC là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng thống nhất với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhừng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể KT-XH Sơ đồ Hệ thống Tài chính Vai trò NSNN đóng vai trò chủ đạo. Tài chính DN, các tổ chức XH và hộ gđ là cơ sở. Tín dụng bảo hiểm là trung gian. Thị trường tài chính là môi trường - Hệ thống tài chính của một quốc gia do nhiều khâu tài chính hợp thành. Trong một khâu tài chính có các tiêu thức sau: + Thứ nhất: Một khâu tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính, là nơi thực hiện việc “bơm” và “hút” các nguồn tài chính. + Thứ hai: được coi là một khâu tài chính nếu ở đó các hoạt động tài chính, sự vận động các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với một chủ thể phân phối cụ thể, xác định. + Thứ ba: được xếp vào cùng một khâu tài chính nếu các hoạt đọng tài chính có cùng tính chất, đặc điểm vai trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động. (VD: có nhiều loại hình DN, nhưng đều cùng chung của các quỹ tiền tệ là gắn liền với SXKD) => Khâu tài chính là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động. Quan điểm 2 Hệ thống tài chính HTTC được kiểm soát HTTC tự do Lãi suất được ấn định và kiểm soát và gần như cố định Tỉ lệ dự trữ bắt buộc được duy trì ở mức cao Chính sách tín dụng: Phân bổ và chỉ định tín dụng Lãi suất ngân hàng được ấn định, Lãi suất do thị trường quyết định theo quy luật cung cầu tín dụng - Tỉ lệ dự trữ bắt buộc thấp Chính sách tín dụng: Không tồn tại phân bổ và chỉ định tín dụng + Mục đích: ổn định kinh tế, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển. + Nơi áp dụng: một số nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi. + Ưu điểm: - Ổn định kinh tế vĩ mô. - Thâm hụt ngân sách thấp. + Hạn chế: -Các tài sản tài chính k có tính lỏng hoặc tính lỏng thấp. -lãi suất thực âm. -Gây sự khác biệt về lãi suất tín dụng. -Gây nên tình trạng tập trung đầu tư vào các tài sản không bị ảnh hưởng bởi lạm phát: vàng, bất động sản.... nên gây nên tình trạng thếu vốn đầu tư phát triển kinh tế -Gây ra tâm lý ỷ lại vào nhà nước. -Nhà đầu tư phải dựa vào phần lớn vốn tự có để kinh doanh. Quan điểm 3 Theo cách thức cung ứng vốn cho nền KT. HTTC là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lí- kĩ thuật và các tổ chức giám sát và điều hành HTTC để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế. Các bộ phận của HTTC Hệ thống tài chính Thị trường tài chính Các định chế tài chính trung gian Cơ sở hạ tầng pháp lý – kỹ thuật Các tổ chức giám sát và điều hành HTTC Sơ đồ dòng tiền Phần 2: Vị trí của các chủ thể trong hệ thống tài chính Thị trường tài chính. Trung gian tài chính. Cơ sở hạ tầng pháp lí kĩ thuật. Các tổ chức điều hành, quản lí HTTC 1. Thị trường tài chính +Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước. Vai trò : +Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư; +Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính; Cấu trúc của thị trường TC Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu. Thị trường tiền tệ: Là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm) Căn cứ theo thời hạn luân chuyển vốn: Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính: Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán hay một món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dài hạn. Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên; Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ). Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính: Thị trường sơ cấp: Là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng;87 Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành. Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì người vừa bán chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thu được tiền nữa, một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp. Căn cứ vào tính chất pháp lý: Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận của thị trường tài chính, mà tại đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính, mà ở đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định. 2. Trung gian tài chính Khái niệm: trung gian tài chính là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, làm trung gian giữa những chủ thể có vốn và các chủ thể cần vốn, giúp cho đồng vốn được luân chuyển có hiệu quả. Các trung gian tài chính bao gồm: ngân hàng thương mại, Các tổ chức tín dụng,Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí, các tổ chức đầu tư khác…. 2.2 Trung gian tài chính CÔNG TY TÀI CHÍNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM CÁC TỔ CHỨC ĐẦU TƯ QUỸ HƯU TRÍ TỔ CHỨC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hiện ở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm hơn 70% thị phần tín dụng và huy động vốn; 37 ngân hàng cổ phần đô thị và nông thôn, chiếm 11% thị phần tín dụng và huy động vốn; 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huy động vốn và tín dụng. Tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt nam. Hiện có 5 công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty lớn. Các công ty tài chính này chủ yếu là dàn xếp tài chính cho tổng công ty mà nó trực thuộc. Ngoài ra trước năm 2003 còn có Công ty tài chính Sài gòn là một đơn vị độc lập không thuộc bất kỳ một tổng công ty nào. Nhưng do những hạn chế của mô hình này hiện đã chuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á. Hiện có khoảng 24 công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó có 4 doanh nghiệp nhà nước, 7 công ty bảo hiểm cổ phần, 7 công ty bảo hiểm liên doanh và 6 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) chiếm thị phần chủ yếu. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Bảo Việt, Prudential và AIA. Các công ty bảo hiểm hoạt động theo Luật bảo hiểm và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính. hiện Việt Nam chưa có quỹ lương hưu, nhưng có một quỹ rất lớn đó là bảo hiểm xã hội Việt Nam. Phần thặng dư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ yếu chuyển sang Quỹ Hỗ trợ phát triển Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức cấp tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (tín dụng chỉ định) cho các dự án. Quỹ này trực thuộc Bộ tài chính. Các quỹ đầu tư phát triển địa phương trực thuộc các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Các quỹ này có nhiệm vụ cho vay các dự án theo định hướng phát triển của từng địa phương. Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển của các địa phương hoạt động không chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và không chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước 3. Cơ sở hạ tầng pháp lí kĩ thuật Hệ thống pháp luật và quản lí nhà nước Nguồn lực và cơ chế giám sát thực thi Cung cấp thông tin Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán Hệ thống pháp luật và quản lí nhà nước Hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ,hoàn thiện và giữ vị trí quan trọng hàng đầu để quản lý nền kinh tế nói chung và HTTC nói riêng Nguồn lực và cơ chế giám sát thực thi Nguồn nhân lực được chú trọng cả về số lượng và chất lượng Hệ thống kiểm toán phát triển Cung cấp thông tin Hiện trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đảm nhận nhiệm vụ này. Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch CK Thanh toán không dùng tiền mặt do các NH trung gian cung cấp để phục vụ cho các giao dịch CK trên thị trường CK. 4. Các tổ chức giám sát điều hành HTTC Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia Là cơ quan quan trọng nhất trong việc giám sát hoạt động HTTC. Ngân hàng trung ương Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. - Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam Bộ tài chính Là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tài chính như: NSNN Thuế Phí Các khoản phải thu của NSNN ..... Bộ Tài chính Việt Nam Uỷ ban CK nhà nước Là tổ chức thuộc bộ tài chính chịu trách nhiệm trước bộ trưởng bộ tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước về CK và thị trường CK trực tiếp quản lí giám sát Quản lí các hđ dịch vụ công thuộc lĩnh vực CK và thị trường CK Uỷ ban CK nhà nước Việt Nam Trong năm qua, UBCKNN đã từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý, chính sách và thể chế cho hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán. Cụ thể, UBCKNN (Bộ Tài chính) đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán vào ngày 24/11/2010, góp phần từng bước thu hẹp thị trường tự do, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, góp phần thúc đẩy thị trường công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả Các tổ chức tài chính quốc tế Tóm lại Trong thời kì tiến bộ khoa học-kĩ thuật ngày càng phát triển, các điều kiện của thị trường liên tục thay đổi vì vậy hệ thống tài chính cũng được thay đổi để phù hợp với sư phát triển của xã hội. Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, hệ thống tài chính được nhìn nhận ở một góc độ khác nhau, quản lý và khai thác một cách khác nhau phù hợp với hiện trạng của giai đoạn đó. Nhưng nhìn chung hệ thống tài chính ngày càng phát triển và mở rộng không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đặc biệt đó là nhu cầu kích thích tăng trưởng kinh tế, tìm kiễm lợi nhuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2003.ppt