Đề tài Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I:Cơ sở lý luận của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 3

1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 3

1.1. Khái niệm về điều kiện lao động 3

1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động 3

1.2.1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động 3

1.2.2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường 4

1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động 4

1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội 4

1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi 5

1.3. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 5

2. Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động 6

2.1. Phương pháp khảo sát 6

2.2. Phương pháp thống kê 7

3. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh trong sản xuất 8

3.1. Chiếu sáng trong sản xuất 8

3.1.1. Ý nghĩa của chiếu sáng trong sản xuất 8

3.1.2. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý 9

3.2. Tiếng ồn 10

3.2.1. Phân loại tiếng ồn 10

3.2.2. Tác hại của tiếng ồn 10

3.3. Rung động trong sản xuất 11

3.4. Vi khí hậu trong sản xuất 12

3.4.1. Những yếu tố của vi khí hậu 12

3.4.2. Tác hại của vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh 13

3.5. Bụi 14

3.5.1. Phân loại bụi 14

3.5.2. Tác hại của bụi đối với cơ thể 15

3.6. Hoá chất độc 16

3.6.1. Đường xâm nhập của hóa chất độc vào cơ thể người 16

3.6.2. Tác hại của hóa chất độc 16

4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 17

5. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động 18

5.1. Biện pháp về mặt kỹ thuật 18

5.2. Biện pháp giáo dục 19

5.3. Biện pháp hành chính 19

5.4. Biện pháp về mặt kinh tế 20

6. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 20

Chương II:Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21

1. Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21

1.1. Khái lược về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 22

1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 31

1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty 31

1.2.3. Chức năng của các phòng ban 35

1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 36

1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty 38

1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức lao động 41

2. Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 43

2.1. Quan điểm chung về cải thiện điều kiện lao động trong Công ty 43

2.2. Thực trạng điều kiện lao động trong Công ty 45

2.2.1. Tiếng ồn, ánh sáng và vi khí hậu trong sản xuất 48

2.2.2. Bụi, hơi khí độc 51

2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 53

2.3.1. Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 53

2.3.2. Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động 55

2.3.3. Tình trạng sức khoẻ của người lao động sau khi làm việc 57

2.4. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới năng suất lao động của người lao động trong Công ty 59

Chương III:Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương 61

1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 61

2. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 62

3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 65

3.1. Cải thiện hệ thống chiếu sáng 65

3.2. Cải thiện hệ thống thông hút gió chung 65

3.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn 67

3.3. Biện pháp phòng chống bụi, hơi khí độc 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng, giá vật tư lên cao, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm,…. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tổ chức mới thay đổi, song Công ty vẫn quyết tâm thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc cổ phần hóa, Đảng bộ, Ban lãnh đạo Công ty đã tập trung chỉ đạo lập kế hoạch, phân công phân nhiệm rõ ràng, làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, phát huy dân chủ để cán bộ công nhân viên hiểu và tích cực ủng hộ. Do đó, các bước cổ phần hóa đã được thực hiện đúng pháp luật, có chất lượng cao, đạt yêu cầu về thời gian. Đến tháng 01/2004, Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương và đi vào hoạt động theo Quyết định Số 07/2004/QĐ – BCN ngày 12/11/2004 của Bộ Công nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0403000144. Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật gần 100 người có trình độ đại học chuyên nghiên cứu thiết kế công nghệ. Bên cạnh đó Công ty còn có một đội ngũ đông đảo công nhân tay nghề cao có kinh nghiệm chế tạo các thiết bị thủy khí có yêu cầu kỹ thuật cao bằng các vât liệu như gang hợp kim gang cầu, thép không gỉ, kim loại màu,… cùng các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, tư vấn các công trình sử dụng thiết bị thủy khí, kinh doanh thiết bị, vật tư phục vụ cho công trình. Sản phẩm bơm Hải Dương hiện không những chiếm phần lớn thị phần trong nước mà còn được xuất sang các nước trong khu vực và châu Âu, châu Phi. Sản phẩm của Công ty đã hai lần đoạt giải chất lượng vàng Việt Nam, Cúp ngôi sao chất lượng, đạt nhiều Huy chương vàng tại Hội chợ trong nước, quốc tế; thương hiệu của Công ty đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004, giải “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” và Cúp vàng thương hiệu Việt Nam năm 2005; Công ty cũng đã nhận được nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ, Tỉnh, Ngành. Tất cả những giải thưởng, bằng khen đó đã minh chứng cho chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hoàn hảo của Công ty. Cùng với sự phát triển đi lên đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty thường xuyên đầu tư bổ sung nhiều thiết bị mới, hiện đại như các lò nấu kim loại 500, 750, 2000 kg/mẻ, dây chuyền đúc Furan, thiết bị làm khuôn, phun bi làm sạch, sơn tĩnh điện,…. Các công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng như: nấu luyện các mác gang, thép hợp kim, thép không gỉ, hợp kim đồng. Đặc biệt Công ty đã có quan hệ hợp tác liên doanh với những tập đoàn lớn của các nước phát triển như: Ebara (Nhật Bản), AVK (Đan Mạch) để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, duy trì và liên tục cải tiến nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. Với hàng trăm loại mẫu mã, kiểu dáng liên tục được cải tiến phù hợp với các điều kiện sản xuất, các địa hình khác nhau, sản phẩm của Công ty đã khẳng định được vị trí số 1 trên thị trường hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay Công ty cũng đang gặp phải một số khó khăn, thử thách mới như: Sự hòa nhập thị trường quốc tế ở mức độ cao, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường Việt Nam sẽ được mở rộng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt; vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất liên tục tăng giá,…. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, bắt đầu từ những tháng ngày đầy gian khổ, song bằng sự nỗ lực của Công ty, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. 1.1.2. Sản phẩm dịch vụ chính - Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại máy bơm, van nước, quạt công nghiệp, tuốc bin nước, các sản phẩm cơ khí. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh. - Xây lắp và sửa chữa các công trình cấp thoát nước, các hệ thống máy bơm, van và các sản phẩm khác của Công ty. - Chế tạo, cung cấp vật tư, thiết bị và lắp đặt các công trình điện hạ thế. - Sản phẩm chính của Công ty là các loại bơm dùng cho nông nghiệp và các loại máy bơm dùng cho ngành công nghiệp và phục vụ dân sinh; Van nước và quạt công nghiệp các loại dùng trong các hệ thống đường ống cấp thoát nước. Bơm phục vụ nông nghiệp bao gồm bơm Hỗn lưu (HL) và bơm Hướng trục đứng (HTĐ), bơm hút hai phía, bơm nhiều tầng cánh,… có lưư lượng từ 100 – 36000 m3/giờ. Bơm phục vụ công nghiệp có nhiều loại như bơm Ly tâm (LT, LV,…), bơm nhiều tầng (LTC), bơm hút hai phía LT2, bơm bùn cát ly tâm sệt (LTS),… dung cho khai thác mỏ, công nghệ sản xuất giấy, đường, công nghệ hoá học, khai thác dầu khí và cấp thoát nước. Các loại Van nước dùng trong hệ thống cấp thoát nước phục vụ dân sinh, các loại quạt công nghiệpdùng trong các hệ thống thông gió trong sản xuất công nghiệp. - Các dịch vụ chủ yếu là tư vấn về thiết kế sản phẩm, chọn lựa sản phẩm, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, đào tạo công nhân vận hành,… 1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ - Quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm là một trong những điểm trọng yếu để phát triển của doanh nghiệp, quyết định số lượng và chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Sự hiện đại và phát triển của dây chuyền công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành tiêu thụ sản phẩm. Tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương sản phẩm sản xuất theo một quy trình khép kín phức tạp và đa chủng loại. Do đó, tùy theo từng loại sản phẩm sản xuất mà có các bước công nghệ khác nhau. Tuy vậy, hầu hết các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo một quy trình chung như sau: Từ nguyên vật liệu (gang, sắt, thép,…) qua giai đoạn tạo khuôn mẫu đúc ra phôi của sản phẩm, sau đó được gia công cơ khí hoặc được gia công nhiệt luyện, gò hàn rèn tùy theo tính chất của chi tiết cần gia công hay sản phẩm cần tạo ra ở từng khâu. Tại đây, sản phẩm được gia công sẽ được kết hợp với một số bán thành phẩm và thành phẩm mà Công ty không sản xuất như vòng bi, động cơ,… Tiếp theo, chúng được chuyển sang lắp ráp chạy thử và hiệu chỉnh. Tại bước công nghệ này sản phẩm được đo kiểm kê các thông số kỹ thuật xem có đạt hiệu quả hay không; sản phẩm nào đạt yêu cầu thì chuyển sang bước tiếp theo là matít, sơn trang trí và hoàn thiện sản phẩm, sau đó được đem nhập kho thành phẩm. Sơ đồ 1 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến thành phẩm Nguyên vật liệu (gang, sắt, thép,…) Lắp ráp, sau đó tải và sơn mattít trang trí Sản phẩm hoàn thành nhập kho Bán thành phẩm mua ngoài (vòng bi, động cơ) Cơ khí lắp ráp Gò – hàn – rèn Mạ nhiệt luyện Gang Đúc Vòng bi Động cơ Sắt thép - Công tác tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty: Ngoài công tác tổ chức sản xuất, Công ty luôn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục. Điều này là do lãnh đạo Công ty luôn ý thức được rằng nếu tổ chức kinh doanh tốt thì việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ đạt hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho Công ty, đồng thời nâng cao được đời sống của người lao động. Theo đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty thì mọi hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty được tổ chức tập trung thông qua phòng chuyên môn, đó là Phòng Kinh doanh. Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu của khách hàng, xây dựng giá thành, tiến hành xâm nhập thị trường, mở rộng thị trường và mạng lưới tiêu thụ; đồng thời thực hiện bán hàng cho khách, bao gồm cả giao hàng tại kho Công ty hay vận chuyển hàng đến chân công trình cho khách hàng. Mọi nhu cầu của khách hàng đều được đưa tới Phòng Kinh doanh. Nếu là hàng truyền thống và thông dụng thì nhân viên bán hàng có nhiệm vụ viết hóa đơn bán hàng cho khách, sau đó đưa đến ngành quản lý kho; ngành quản lý kho có nhiệm vụ xuất hàng cho khách theo hóa đơn bán hàng. Trong trường hợp sản phẩm đặt theo yêu cầu của khách hàng thì bộ phận bán hàng nhận đơn đặt hàng của khách, sau đó đưa đến Phòng Thiết kế công nghệ và hẹn ngày giao hàng cho khách. Phòng Thiết kế công nghệ sẽ thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng và đưa thiết kế xuống xưởng đúc hay xưởng gò – hàn – rèn để làm phôi, sau đó đưa sang xưởng cơ khí lắp ráp để gia công lắp ráp. Bước tiếp theo sản phẩm được đưa đi chạy thử để kiểm tra xem có đạt yêu cầu của khách hàng không. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đưa sang khâu sơn trang trí, giao thẳng cho khách hàng hay nhập kho thành phẩm giao cho khách sau. Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất – kinh doanh sản phẩm Hợp đồng của khách hàng Phòng Kinh doanh Kho Khách hàng Lắp ráp chạy thử Mattít hoàn thiện Mẫu - Đúc Gia công cơ khí Phòng Thiết kế công nghệ Gò hàn rèn - Nhiệt luyện Sơ đồ 3 : Khái quát quy trình sản xuất Vât liệu Đúc Bán hàng Trang trí sản phẩm Gò hàn rèn Lắp ráp sản phẩm Gia công cơ khí Nhập kho Thử nghiệm sản phẩm 1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến Công ty Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị để quản lý Công ty trong nhiệm kỳ, bầu Ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành Công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty Điều hành hoạt động của Công ty là Tổng Giám đốc. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Điểm nổi bật của mô hình này là nhiệm vụ được phân định rõ ràng, mỗi phòng ban có chức năng riêng biệt, hiệu quả tác nghiệp cao, dơn giản hoá việc đào tạo chuyên gia. Bên cạnh đó nhược điểm của mô hình này là mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng thường coi trọng lĩnh vực của mình, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, chuyên môn hoá quá mức, hạn chế phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên. Sơ đồ 4 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Đại hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Phó tổng giám đốc kĩ thuật Phó tổng giám đốc kinh doanh Phó tổng giám đốc sản xuất P. TKCN P. KD P. KH P. KTCĐ P. TCKT P. VT PX. Đúc V.phòng công ty PX. CKLR PX. GHR P. TC-LD P. QLCL Chú thích P. KH Phòng kế hoạch P. TCKT Phòng Tài chính Kế toán P. VT Phòng vật tư V. Phòng Văn phòng PX. Đúc Phân xưởng Đúc P. TC-LĐ Phòng Tổ chức lao động PX. CKLR Phân xưởng Cơ khí lắp ráp P. QLCL Phòng Quản lý chất lượng PX. GHR Phân xưởng Gò hàn rèn P. TKCN Phòng Thiết kế công nghệ P. KD Phòng Kinh doanh P. KTCĐ Phòng Kỹ thuật cơ điện 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo 1.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông - Thông qua định hướng phát triển của Công ty; - Quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán và quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát; - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất của Công ty; - Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần đuợc quyền chào bán theo quy định của Điều lệ Công ty; - Thông qua Báo cáo tài chính hàng năm; - Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; - Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty; - Quyết định việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty; - Các quyền và nhiệm vụ khác theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11. 1.2.2.2. Hội đồng quản trị - Quyết định chiến lược phát triển của Công ty; - Kiến nghị loại và số lượng cổ phần được chào bán cho từng loại; - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn bằng các hình thức khác; - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn; - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 120 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng cũng như quyết định mức lương và các quyền lợi khác của họ; - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty,quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; - Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; - Kiến nghị mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh; - Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; - Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; - Quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần đã bán của từng loại; - Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty. 1.2.2.3. Ban Kiểm soát - Xem xét báo cáo của Công ty về hệ thống kiểm soát nội bộ khi Hội đồng quản trị chấp thuận, xem xét kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của Ban quản lý điều hành Công ty; - Thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý và điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng; - Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông; - Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc lập sổ kế toán, ghi chép, lưu giữ chứng từ và Báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty, báo cáo về tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; - Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; - Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ. 1.2.2.4. Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. - Tổng Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, điều hành chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là người chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động của Công ty, từ việc huy động vốn, đảm bảo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho công nhân đến việc quyết định phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Phó Tổng Giám đốc: là người trợ giúp cho Tổng Giám đốc, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Công ty có 3 Phó Tổng Giám đốc được phân công chịu trách nhiệm phụ trách quản lý, điều hành một tổ hợp phòng ban, phân xưởng có chức năng tương tự để hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm: Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách công tác khoa học kỹ thuật, trực tiếp quản lý các phòng ban liên quan đến lĩnh vực này như: Phòng Thiết kế công nghệ, Phòng Kỹ thật cơ điện. Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ, tình hình tài chính, trực tiếp quản lý Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính kế toán. Phó Tổng Giám đốc sản xuất: Trực tiếp điều hành quá trình sản xuất, từ khâu mua sắm, dự trữ, bảo quản vật tư, xuất vật tư cho sản xuất, quá trình chế tạo sản phẩm đến khi lắp ráp, sơn mạ sản phẩm hoàn thành nhập kho, trực tiếp quản lý các phòng ban liên quan như: Phòng Kế hoạch, Phòng Vật tư vận tải, các xưởng Đúc, Cơ khí lắp ráp, Gò – Hàn – Rèn,…. 1.2.3. Chức năng của các phòng ban - Văn phòng Công ty: quản lý hành chính văn thư, quản lý vật dụng nhà ở, các công việc chung của toàn Công ty. - Phòng Kinh doanh: xây dựng giá thành kế hoạch, xúc tiến thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, khảo sát thăm dò thị trường, tiêu thụ sản phẩm. - Phòng Tổ chức Lao động: ban hành các quyết định, định mức và quản lý các định mức về lao động, quản lý tính toán, thanh toán về tiền lương cho cán bộ CNV. Phụ trách công tác tổ chức lao động và giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản trong Công ty, quản lý thời gian công tác của cán bộ công nhân viên trong Công ty qua các thẻ ra vào cổng. - Phòng Tài chính kế toán: theo dõi, quản lý về mặt tài chính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hạch toán kế toán, thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bảo đảm cung cấp vốn kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. - Phòng Thiết kế công nghệ: có chức năng thiết kế, quản lý công nghệ sản xuất sản phẩm. - Phòng Kế hoạch: xây dựng định mức vật tư, điều động sản xuất các mặt hàng, quản lý xuất nhập kho bán thành phẩm. - Phòng Quản lý chất lượng: có trách nhiệm quản lý vật tư mua về kho kế hoạch của Phòng Kế hoạch, đồng thời cùng với các phân xưởng giám sát kiểm tra chất lượng các sản phẩm dở dang sau khi kết thúc quá trình sản xuất ở phân xưởng này chuyển sang phân xưởng tiếp theo. Phòng quản lý chất lượng còn có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng thành phẩm sau khi đã trải qua tất cả các khâu công nghệ trước khi nhập kho thành phẩm. - Phòng Kỹ thuật cơ điện: có nhiệm vụ theo dõi chế độ làm việc và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của Công ty. - Phòng Vật tư: căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty, phòng có nhiệm vụ cung cấp, tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất của Công ty, vận chuyển nguyên liệu mua về và vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ nếu khách yêu cầu. Có nhiệm vụ bảo quản vật tư, thành phẩm và thực hiện nhâp - xuất – giao vật tư cho các xưởng sản xuất theo yêu cầu điều động vật tư, đồng thời xuất sản phẩm giao cho khách hàng theo hóa đơn bán hàng của Phòng Kinh doanh. - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: là văn phòng trực thuộc Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tìm kiếm, khai thác khách hàng khu vực phía Nam, bán, sản xuất và bảo hành các sản phẩm của Công ty, hạch toán phụ thuộc Công ty. 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh Sự phát triển và lớn dần của Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản 3 năm gần đây như sau : Bảng 1 : Số liệu tài chính của Công ty giai đoạn 2007 - 2009 Năm 2007 2008 2009 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (VNĐ) Doanh thu 50.847.743.176 53.555.318.638 66.213.784.837 Lợi nhuận trước thuế 6.155.816.329 6.269.923.275 6.476.355.104 Lợi nhuận sau thuế 5.294.001.989 5.392.133.990 5.569.665.389 Bảng cân đối kế toán (VNĐ) Tổng tài sản 52.002.792.891 59.424.725.839 62.782.808.807 Vốn chủ sở hữu 24.941.653.045 26.885.433.990 27.955.642.532 Vốn chủ sở hữu đầu tư 17.143.300.000 17.143.300.000 17.143.300.000 Tổng nợ 29.535.200.187 32.326.702.109 34.687.325.210 Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh thu - 5,32 23,64 Lợi nhuận trước thuế - 1,85 3,29 Lợi nhuận sau thuế - 1,85 3,23 Khá năng sinh lời (%) Lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu 24,68 23,32 23,16 Lợi nhuận trước thuế /vốn chủ sở hữu đầu tư 35,91 36,57 37,77 Rủi ro tài chính Tổng nợ / tổng tài sản 0,570 0,544 0,553 Tổng nợ / vốn chủ sở hữu 1,184 1,202 1,241 Nguồn :Số liệu báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 Năm 2008, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và lạm phát trong nước nên giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu chính cho sản xuất như : gang thép, đồng, niken,... liên tục tăng cao, lãi suất ngân hàng cao gây khó khăn cho sản xuất. Sự cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm với hàng trong và ngoài nước rất quyết liệu gây ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Vì vậy, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2008 là 23,32% và 2009 là 23,16% đều giảm so với năm trước là 24,68%, còn rủi ro tài chính lại tăng. Tuy nhiên sản phẩm và thương hiệu của Công ty ngày càng được củng cố và phát triển tốt trên thị trường, do đó việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi và sản xuất – kinh doanh của Công ty được giữ vững, ổn định. Ngoài ra Công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, công nhân lao động có trình độ tay nghề gắn bó với Công ty và được trưởng thành. Công tác điều hành và quản lý theo tiêu chuẩn ISO có nề nếp, được tiếp tục giữ vững và cải tiến, đạt hiệu quả tốt ở nhiều mặt, hạn chế những ảnh hưởng xấu của tình hình chung đến sản xuất kinh doanh của Công ty Bởi vậy nên Công ty luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, có sự tăng trưởng, doanh thu năm 2008 tăng 5, 32% so với 2007, năm 2009 tăng 23,64% so với năm 2008 tương ứng là 3,358 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế tăng theo từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 2, 57% / năm, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển, các nguyên tắc quản lý tài chính được duy trì. 1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Từ con số 106 người khi mới thành lập, có lúc số cán bộ công nhân viên của Công ty lên tới hàng nghìn người. Đến nay do chuyển đổi hình thức sở hữu, phương pháp quản lý được sử dụng triệt để, quy trình công nghệ cũng như máy móc thiết bị liên tục được đổi mới, số cán bộ công nhân viên của Công ty đến nay là hơn 300 người, quy mô lao động của Công ty trong 3 năm vừa qua không có biến động lớn. Năm 2008 tăng 23 người tương ứng với 7,80%. Năm 2009 chỉ tăng 3 người tương ứng với 0,94%. Hiện nay tỷ lệ nam/nữ của Công ty là 3/1, số lao động nam chiếm tỷ trọng cao do đặc thù sản xuất của Công ty khá nặng nhọc và việc phân bố này cũng liên quan đến tình trạng sức khỏe người lao động trong Công ty. Đặc thù của Công ty là ngành cơ khí nên số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá đông đảo, chiếm 67,91% tổng số lao động trong Công ty. Tuy nhiên số lao động gián tiếp trong các phòng ban khá lớn chiếm 1/3 tổng số lao động cho thấy cơ cấu này chưa hợp lý theo tính toán khoa học và gây áp lực trong việc trả lương, khả năng sử dụng sẽ không đạt hiệu quả tối đa nên Công ty cần có chính sách bố trí, sắp xếp cũng như cải thiện cơ cấu tổ chức sao cho hợp lý. Đa số người lao động trực tiếp đều có trình độ tay nghề khá. Số lượng công nhân có tay nghề vững (bậc 3/7, 4/7 và 5/7) chiếm tỷ trọng lớn, 72,02%. Số lượng người lao động trực tiếp có chuyên môn giỏi (bậc 6/7 và 7/7) chiếm tỷ trọng khá cao, 23,39%. Theo số liệu thống kê thì trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp mỗi năm đều được cải thiện do Công ty thường xuyên tổ chức thi nâng bậc cho người lao động khi có điều kiện. Về trình độ lao động, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khối phòng ban đều có trình độ từ cao đẳng trở lên. 100% người lao động trực tiếp đều có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên. Trình độ chuyên môn của người lao động trong Công ty không ngừng được tăng lên chứng tỏ công tác đào tạo và tuyển dụng của Công ty rất có hiệu quả. Cơ cấu lao động trong Công ty là vừa phải, nhóm lao động có tuổi đời trong khoảng 31 – 50 tuổi chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 62% giúp Công ty có đội ngũ lao động kế cận lớn. Nhóm lao động có tuổi đời dưới 30 và trên 50 chiếm khoảng 19 %. Do cơ cấu lao động trong Công ty nên số lao động có tuổi nghề từ 5 – 25 năm chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 58,26%, đây sẽ là đội ngũ lao động kế cận có kinh nghiệm. Bảng 2 :Quy mô và cơ cấu lao động trong Công ty Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Số lượng (người) T ỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Tổng số lao động 295 100 318 100 321 100 Theo giới tính Nữ Nam 75 220 25,4 74,6 77 241 24,2 75,8 79 242 24,61 75,39 Theo chức năng và bậc thợ Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp ≤ bậc 2/7 bậc 3/7 bậc 4/7 bậc 5/7 bậc 6/7 bậc 7/7 95 200 11 31 38 73 44 3 32,2 67,8 102 216 9 37 43 77 46 4 32,08 67,92 103 218 10 37 42 78 47 4 32,09 67,91 Theo trình độ chuyên môn Đại học Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật 57 10 19 209 19,32 3,39 6,44 70,85 59 11 19 229 18,55 3,46 5,98 72,01 62 12 32 215 19,31 3,94 9,97 66,98 Theo tuổi đời Dưới 30 tuổi 31 – 40 tuổi 41 – 50 tuổi 51- 60 tuổi 57 112 73 53 19,32 37,97 24,75 17,96 58 119 80 61 18,24 37,42 25,16 19,18 61 119 80 61 19,00 37,07 24,93 19,00 Theo thâm niên Dưới 5 năm 5 - 15 năm 16 – 25 năm Trên 25 năm 45 109 63 78 15,25 36,95 21,36 26,44 50 116 71 81 15,72 36,48 22,33 25,47 51 118 69 83 15,89 36,76 21,50 25,85 Nguồn : Số liệu phòng Tổ chức lao động 1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức lao động Phòng Tổ chức lao động được hợp nhất từ 2 phòng là phòng Tổ chức bảo vệ và phòng Lao động tiền lương. Cơ cấu phòng Tổ chức lao động như sau : Trưởng phòng T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương.DOC
Tài liệu liên quan