Mức hưởng và thời gian được hưởng
Người được BHTN sẽ được trợ cấp thất nghệp với mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 thàng liền kề trước khi thất nghiệp. về thời gian được hưởng cụ thể là: 3 thàng đối với người lao động có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đã đóng BHTN; 6 tháng đối với người lao động có đủ 36 tháng tới 72 tháng đã đóng BHTN; 9 tháng đối với người lao động có đủ 72 tháng tới 144 tháng đóng BHTN; và 12 tháng nếu người lao động đã đóng đủ BHTN từ 144 tháng trở lên.
Người lao động được hưởng BHTN sẽ được hưởng nguyên chế độ bảo hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người thất nghiệp không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Người được hưởng BHTN sẽ được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí.
Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng thàng và không quá tổng thời gian mà lao động đó được hưởng trợ cấp.
Người được hưởng BHTN sẽ được hỗ trợ học nghề nhưng không quá 6 tháng. Mức hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp băng mức chi phí cho học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Để được hưởng những quyền lợi trên, người thất nghiệp phải trực tiếp đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang làm việc để đăng ký và được hướng dẫn làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thời hạn là trong vòng 7 ngày kể từ ngày bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc.
21 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4765 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và chế độ bảo hiểm ngắn hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối tượng.
Phù hợp với mục đích , đối tượng bảo hiểm y tế nói chung ở các nước đều xác định là mọi thành viên của xã hội từ 16 đến 65 tuổi đều có nhu cầu
Tuy nhiên thời kì đầu mới hình thành , thông thường chỉ áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà Nước , dần dần mở rộng cho các thành viên khác có nhu cầu
Bảo hiểm y tế Việt Nam được thành lập theo nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của hội đồng bộ trưởng . Bảo hiểm y tế Việt Nam bước đầu chỉ mới tiến hành bảo hiểm cho các đối tượng cán bộ công nhân viên chức đang làm việc , nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp , các tổ chức Đảng và đoàn thể có hưởng
lương từ ngân sách , trong các doanh nghiệp quốc doanh , doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê từ 10 lao động trở lên , các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động Việt Nam.
d, Hình thức tổ chức bảo hiểm y tế(BHYT).
Bảo hiểm y tế các nước được tổ chức theo hai hình thức :
-BHYT Nhà Nước - một bộ phận của bảo hiểm xã hội.(mô hình trực tiếp)
-BHYT tư nhân - một bộ phận của bảo hiểm kinh doanh .(mô hình gián tiếp)
Đây là hai hình thức bảo hiểm sức khoẻ thông dụng hiện nay . Hai hình thức bảo hiểm sức khoẻ này có mục đích giống nhau . Nhưng cũng có những đặc trưng cơ bản khác nhau như sau :
BHYT thuộc bảo hiểm xã hội
BHYT thuộc bảo hiểm kinh doanh
1.Đối tượng tham gia
Người lao động làm công hưởng lương
Những người từ 16 đến 65 tuổi có nhu cầu
2.Phương thức tiến hành
Bắt buộc
Tự nguyện
3.Cơ quan quản lí
Cơ quan BHYTdo nhà nước quản lí
Các công ty bảo hiểm kinh doanh của Nhà Nước , tư nhân , công ty cổ phần
4.Tính chất bảo hiểm
Tính nhân đạo, tính cộng đồng
Hạch toán kinh tế, cân đối thu chi và làm nghĩa vụ đối với Nhà Nước
5.Nguồn quỹ BHYT
Người sử dụng lao động, người lao động đóng góp theo tỉ lệ %quỹ lương và tiền lương có sự hỗ trợ của ngân sách
Người tham gia bảo hiểm nộp phí bảo hiểm theo các mức thoả thuận
6.Phương thức và mức thanh toán tiền BHYT
Chủ yếu chuyển thẳng cho cơ sở y tế đảm nhận khám và chữa bệnh theo quy định của cơ quan BHYT . Mức thanh toán theo quy định của những bệnh thông thường
Trả cho người được bảo hiểm hoặc bệnh viện đã kí hợp đồng với công ty bảo hiểm . Mức chi trả theo mức đã kí hợp đồng
e, Điều kiện được hưởng chăm sóc y tế.
Trường hợp ốm đau: Bao gồm chi phí y tế cho việc điều trị đa khoa hoặc chuyên khoa, nội trú hoặc ngoại trú ….
Trường hợp thai nghén, sinh đẻ và các hậu quả tiếp theo: bao gồm các chi phí chăm sóc trước, trong và sau khi sinh đẻ do các nhân viên y tế có bằng cấp tiến hành cũng như các chi phí nằm viện (nếu có)
f, Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Mức trợ cấp chế độ chăm sóc y tế phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chế độ nghĩa là việc chi trả ché độ được dựa trên cơ sở chi phí y tế phát sinh trong thời gian điều trị và chăm sóc sức khoẻ.
Thời gian được hưởng trợ cấp thường được quy định theo thâm niên tham gia BHXH và giới hạn tối đa là 26 tuần(hay 6 tháng) trong 1 năm. Riêng đối với trường hợp ốm đau , đặc biệt trong một số loại bệnh quy định và được thừa nhận là cần được chăm sóc lâu hơn, có thể gia hạn thời gian được hưởng trợ cấp theo chế độ chăm sóc y tế.
g,Hoạt động tổ chức quản lý BHYT
BHYT Việt Nam mới thành lập , do Nhà Nước tổ chức và quản lí
Hoạt động BHYT ở Việt Nam cũng theo hai hình thức tổ chức :
BHYT có tính chất bảo hiểm xã hội của bộ y tế quản lí , thực hiện theo hình thức bắt buộc đối với các đối tượng quy định.
BHYT có tính kinh doanh do tổng công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành với hình thức tự nguyện
BHYT do bộ y tế quản lý là hoạt động chính hiện nay. Điều lệ BHYT đã quy định rõ nguồn quỹ , nguyên tắc sử dụng quỹ , trách nhiệm và quyền lợi các bên tham gia bảo hiểm.
Tổ chức của hệ thống BHYT VN
Hệ thống BHYT Việt Nam hiểu theo nghĩa rộng là một hệ thống các quan hệ ba bên: Tổ chức BHYT , người tham gia BHYT và cơ sở khám chữa bệnh theo hợp đồng với BHYT , trong đó người tham gia BHYT gồm 3 đối tượng là người sử dụng lao động kết hợp với người lao động và người tham gia BHYT tự nguyện , được thể hiện trong đồ hình dưới đây:
Quan hệ 3 bên trong hệ thống BHYT
BHYT Người đóng BHYT
(đóng tiền) + người lao động
+ người sử dụng lao động
(Quản lý quỹ và + nhà tài trợ
Tài trợ)
Cơ sở khám chữa bệnh
( Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh)
Hiểu theo nghĩa hẹp , hệ thống BHYT chỉ gồm các bộ phận và các quan hệ trong nội bộ BHYT
Nguồn quỹ được hình thành do người sử dụng và người lao động đóng góp
-Cán bộ nhân viên hành chính …. mức đóng 10%tổng quỹ lương, trong đó cơ quan đóng 2/3, cán bộ công nhân viên đóng 1/3.
-Cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, các tổ chức quốc tế , mức đóng 3% tổng thu nhập của người lao động , trong đó doanh nghiệp đóng 2/3 quỹ lương.
- Đối với người nghỉ hưu, mất sức, cơ quan bảo hiểaox hội đóng 10% lương hưu và trợ cấp mất sức
Nguyên tắc sử dụng quỹ BHYT.
Theo điều lệ các đối tượng bắt buộc nộp vào quỹ BHYT tỉnh, thành phố, các đối tượng tự nguyện nộp vào các đại lý BHYT xã, phường, các đại lý được trích lại 20% trong đó 15% dung mua thuốc và trang bị y tế, 5% phụ cấp cho người làm BHYT , 80% tập trung về quỹ BHYT tỉnh, thành phố
Quỹ BHYT tỉnh, thành phố hình thành do 2 nguồn :
-Các đối tượng bắt buộc nộp
-80% từ các đại lý BHYT tự nguyện
Quỹ BHYT tỉnh, thành phố được sử dụng:
-90% cho khám và chữa bệnh
- 8% cho quản lý hành chính
-2% nộp BHYT Việt Nam, trong số này : 1,5% dung để điều tiết cho BHYT các địa phương khi gặp rủi ro khách quan , 0,5% chi cho sự nghiệp BHYT
Điều lệ cũng quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHYT ( của người tham gia, của cơ quan BHYT, của cơ sở khám và chữa bệnh
Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó là chi phí khám chữa bệnh bình quân cho một lượt bệnh nhân không những cao so với mức thu nhập của người tham gia BHYT mà còn tăng lên. Mức chi phí khám ngoại trú của đối tượng BHYT bắt buộc có thấp hơn chút ít so với mức bình quân tức thấp hơn chi phí bình quân của đối tượng BHYT tự nguyện , trong khi đó chi phí binh quân chữa bệnh nội trú của đối tượng BHYT bắt buộc lại cao hơn nhiều so với mức bình quân chung . Đó còn là một câu hỏi chưa được giải đáp.
2.Chế độ trợ cấp ốm đau
Ốm đau là hiện tượng bình thường với mọi nguời. đặc biệt trong điều kiện môi trường hiện nay ,khi khí hậu ngày càng ô nhiễm nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao. Khi bị ốm thì BHXH sẽ trợ cấp 1 phần thu nhập bị mất đi trong thời gian nghỉ ốm.
Nội dung:Khi người lao động bị ốm phải nghỉ để điều trị thì quỹ bhxh sẽ trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm trong thời gian người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro đau ốm.Chế độ này giúp người tham gia BHXH nhanh chóng ổn định cuộc sống,từ đó góp phần đảm bảo ASXH
Đối tượng
Bao gồm người làm công ăn lương với số lượng tham gia tối thiểu là 50% hoăc toàn bộ dân số hoạt động kinh tế thường chú trong nước với số lượng tham gia tối thiểu là 20%, thực tập sinh và các tầng lớp dân cư có hoạt động kinh tế với số lượng tối thiểu la 75%. Ngoài ra còn trợ cấp cho trường hợp nghỉ ở nhà chăm sóc ngươi thân ốm( chăm sóc con nhỏ,tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ sẽ có các chế độ được hưởng)
Điều kiện được hưởng
Người lao động nghỉ việc ốm đau, tai nạn rủi ro có xác nhận của cơ sở y tế(Người lao động nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc dùng chất ma tuý thi không được hưởng).Người lao động có con thứ nhất, thứ hai(kể cả con nuôi theo quy định của pháp luật) dưới 7 tuổi, có yêu cầu của cơ sở y tế phải nghỉ việc chăm sóc con.
Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Đối với các đối tượng khác(học sinh,sinh viên, người làm nghề tự do,nọi trợ…) sẽ dược chi trả 1 phần chi phí,nếu có tham gia bảo hiểm xã hội.
Mức được hưởng và thời gian được nghỉ
Mức được hưởng phải nhỏ hơn lương thực tế trước khi nghí ốm. Theo công ước 102 mức trợ cấp tối thiểu là 45% thu nhâp trước đó của họ. Công ước103 lại quy định mức trợ cấp tối thiểu là 60% thu nhập trước khi nghỉ. Do vạy tùy thuộc vào từng quốc gia ,tuỳ trường hợp áp dụng cho hợp lý. Tại việt nam : Theo Thông tư số 03/2007/TT-BLÐTBXH ngày 30-1-2007 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NÐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ, thì có hai cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho các trường hợp mắc các bệnh thông thường và trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Cụ thể như sau:
a.Mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định tại Ðiều 9 và Ðiều 10 Nghị định số 152/2006/NÐ-CP = (Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/26 ngày) x 75(%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b.Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày = (Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/26 ngày) x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau. Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:
+ Bằng 75% với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm;
+ Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định2. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
a.Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con được tính như quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này và tuỳ thuộc vào số ngày nghỉ việc để chăm sóc con, tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
b.Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 điều này.
Để được hưởng chế độ này, người lao động phải đưa ra các giấy tờ chứng minh khi xảy ra sự cố,rủi ro. Đối với người lao động đang làm việc: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, và bản sao giấy ra viện, giấy xác nhận của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian cho người sử dụng lao động. Đối với trường hợp chăm sóc con ốm hoặc có người thân xảy ra sự cố buộc phải nghỉ việc để chăm sóc thì cần phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế của người gặp rủi ro đang hoặc đã chữa trị...
Đối với người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tạo điệu kiện tốt nhất để người lao động được hưởng chế độ này khi xảy ra sự cố. Đồng thời cũng cần kiểm tra giám sát,tránh trường hợp tục lợi.
Đối với Việt Nam hiện nay vấn đề đáp ứng cho 2 cơ chế chăm sóc y tế va chế độ
chăm sóc ốm đau luôn trong tình trạng quá tải. Do múc trợ cấp ngày 1 tăng, số lượng ngày 1 lớn trong khi nguồn tài chính không tăng. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước thì trong tương lai hình thức nay không thể tồn tại và phát triển được.
3.Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Thất nghiệp trong nến kinh học là tình trạng người lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm.Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công nghiệp hóa. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa thất nghiệp dược coi là “con đẻ” là “bạn đồng hành”. Thất nghiệp gây ra hậu quả nghiêm trọng đến hầu hết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Thất nghiệp tạo ra gánh nặng kinh tế,gây mất ổn định chính trị, làm rối ren tình hình xã hội. Vì vậy thất nghiệp luôn là một vấn nạn với các quốc gia.
Số liệu điều tra mới nhất của tổng cục thống kê cho thấy, cả nước hiện có 1030000 người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,65% năm 2008 (năm 2007 là 4,64%). Theo dự đoán năm 2009 khoảng 300.0000 người có nguy cơ mất việc.
Bởi vậy giải quyết tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến an sinh xã hội. Chống thất nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới.
Đối với Việt Nam ngày 1/1/2009 luật bảo hiểm xã hội, trong đó có chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành. Nội dung cụ thể về chính sách BHTN đã được bộ LĐ_TBXH thông qua sang ngày 22/12/2008 tại Hà Nội.
Ổn định đời sống cho những người tham gia bảo hiểm xã hội góp phần đảm bảo ASXH và phát triển kinh tế_xã hội của đất nước.
Nội dung:Khi người lao động bị mất việc làm hoặc rơi vào tình trạng that nghiệp thì quỹ bảo hiểm xã hội sẽ trợ cấp cho người thất nghiêp trong thời gian đào tạo lại và tìm kiếm việc làm mới
Đối tượng
Người lao động là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hoặc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng ở nơi có sử dụng từ 10 lao động trở lên.Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức Chính trị - Xã hội, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngòai, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt nam, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể... có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
Điều kiện được hưởng
a. Người lao động đã đóng góp BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 thàng trước khi bị mất việc làm, hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của luật lao động, hoặc bị chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
b. Đã dăng ký với cơ quan lao động khi mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động.
c. Chưa tìm được việc làm mới sau 15 ngày, kể từ đến đăng ký mất việc làm với cơ quan lao dộng theo quy định.
Mức hưởng và thời gian được hưởng
Người được BHTN sẽ được trợ cấp thất nghệp với mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 thàng liền kề trước khi thất nghiệp. về thời gian được hưởng cụ thể là: 3 thàng đối với người lao động có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đã đóng BHTN; 6 tháng đối với người lao động có đủ 36 tháng tới 72 tháng đã đóng BHTN; 9 tháng đối với người lao động có đủ 72 tháng tới 144 tháng đóng BHTN; và 12 tháng nếu người lao động đã đóng đủ BHTN từ 144 tháng trở lên.
Người lao động được hưởng BHTN sẽ được hưởng nguyên chế độ bảo hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người thất nghiệp không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Người được hưởng BHTN sẽ được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí.
Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng thàng và không quá tổng thời gian mà lao động đó được hưởng trợ cấp.
Người được hưởng BHTN sẽ được hỗ trợ học nghề nhưng không quá 6 tháng. Mức hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp băng mức chi phí cho học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Để được hưởng những quyền lợi trên, người thất nghiệp phải trực tiếp đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang làm việc để đăng ký và được hướng dẫn làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thời hạn là trong vòng 7 ngày kể từ ngày bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc.
Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu; sau hai lần từ chối nhận việc làm do trung tâm giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 3 tháng liên tục không thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện...
Vấn đề thất nghiệp với Việt Nam hiện nay
Do đây là chính sách mới lần đầu tiên áp dụng đối với Việt Nam chính sách này có tác dụng trực tiếp tới người lao động, người sử dụng lao động và vấn đề ASXH nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động, khi họ thất nghiệp, mất việc làm. Theo điều kiện quy định với người được hưởng BHTN (điểm1) nếu người lao động bắt đầu đóng BHTN từ 1/1/2009, thì ít nhất phải 12 thàng sau (nghĩa là tới 1/1/2010) mới có người lao động Việt Nam đầu tiên được hưởng BHTN. Do mới hình thành nên nguồn quỹ của BHTN còn eo hẹp chủ yếu lấy từ NSNN, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quỹ. Cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm BHTN và đẩy mạnh tuyên truyền chính sách mới này tới người lao động.
Muốn thực hiện tốt BHTN cần có sự phối hợp chặt chẽ của 3 cơ quan: liên đoàn lao động, sở LD-TBXH, BHXH.
Về lâu dài chính sách BHTN sẽ rất quan trọng và cần được đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện hơn, có cơ chế quản lý phù hợp. Và khi thất nghiệp tăng cần kéo dài thời gian trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, khi đó nếu nguồn quỹ thâm hụt sẽ lấy từ NSNN. Vì kinh tế muốn phát triển thì trước tiên chính trị phải ổn định.
4.Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn hoặc
bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) và những tổn thất khi xẩy ra TNLĐ, BNN luôn là mối quan tâm, lo lắng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cũng như của bản thân người lao động và cả quốc gia. Từ năm 2002-2007, bình quân mỗi năm cả nước xảy ra 5017 vụ tai nạn lao động, làm 5230 người bị nạn (trong đó 539 người chết) và có thêm 1000-1500 người mắc bệnh nghề nghiệp, nâng tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp trong cả nước tính đến cuối năm 2007 lên 23.827 người.
Khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao động (NLĐ) và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khoẻ mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ), khi TNLĐ xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí y tế, giám định thương tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN và thân nhân của họ; Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng; Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng, căng thẳng của cả người sử dụng lao động và người lao động, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, thậm chí có thể bị phá sản. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2000 có 3.530 người bị tai nạn lao động, doanh nghiệp phải chi phí cho người bị tai nạn lao động với tổng số tiền là 16,214 tỉ đồng, đến năm 2007 có 6.337 người bị tai nạn lao động, tổng số tiền phải chi phí là 58,528 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm Quỹ bảo hiểm xã hội cũng phải chi tới 36,99 tỷ đồng cho trợ cấp TNLĐ và BNN.Vì vậy bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp càng trở nên rất quan trọng.
Nội dung
Khi người lao động gặp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chế độ trợ cấp TNLD và BNN sẽ bù đắp thu nhập cho người lao động tương đương với tỷ lệ thương tật,góp phần khôi phục sức khỏe lao động của họ một cách nhanh chóng,tạo điều kiện thuận lợi để họ tái hòa nhập vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối tượng
a. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
b. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động.
c. Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
d. Xã viên hợp tác xã tham gia sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ
e. Các lao động tự do,nhất là những người sở hữu hoặc thm gia tich cực vào hoạt động của các trang trại và doanh nghiệp quy mô nhỏ
f. Một số lao động làm việc không lương như người đang tập huấn,thi tay nghề để chuẩn bị cho công việc trong tương lai,bao gồm học sinh sinh viên
Đối tượng trợ cấp có thể bao gồm cả vợ góa hoặc con cái của người lao động trrong trường hợp ho bị tai nạn lao động hoặc bnn mà bị tử vong.
Điều kiện được hưởng
a. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
b. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
c. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Danh mục Bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Mức hưởng và thời gian hưởng
Hiện nay, chính sách đối với người bị TNLĐ hoặc BNN ở Việt Nam chủ yếu là thực hiện chi trả sau khi người lao động đã bị TNLĐ, BNN và được thực hiện từ hai hệ thống khác nhau:
Thứ nhất, người sử dụng lao động phải chi trả cho người bị TNLĐ hoặc BNN các chi phí về y tế, tiền lương trong thời gian điều trị, bồi thường một lần theo mức độ suy giảm khả năng lao động;
Thứ hai, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả cho người bị TNLĐ hoặc BNN các khoản: Tiền trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng cho người bị TNLĐ hoặc BNN theo mức độ suy giảm khả năng lao động; Tiền tuất định kỳ hoặc hàng tháng cho thân nhân của người chết do TNLĐ hoặc BNN; Phụ cấp phục vụ; Trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt đối với người bị TNLĐ, BNN.
a. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần.
b. Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp một lần
=
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
+
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH
+Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
+Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa..
Khi có TNLĐ nghiêm trọng xảy ra, Quỹ TNLĐ, BNN chưa thực hiện được vai trò phòng ngừa; chưa có quy định đầu tư trở lại để doanh nghiệp cải thiện điều kiện và môi trường lao động, phòng chống TNLĐ, BNN; Chưa thiết lập được các dịch vụ phục hồi chức năng, đào tạo nghề mới phù hợp với sức khoẻ để hỗ trợ cho người bị TNLĐ hoặc BNN có khả năng kiếm sống.
Mặt khác, người sử dụng lao động hiện nay vừa phải đóng bảo hiểm xã hội vừa phải trực tiếp chi trả cho người lao động chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp một lần theo mức độ suy giảm khả năng lao động. Người lao động mặc dù được hưởng chi trả từ hai nguồn trên, nhưng mức được hưởng còn rất thấp (đối với trường hợp được bồi thường: Cao nhất là 30 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ, BNN; thấp nhất là 1,5 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5%-10%; Đối với trường hợp trợ cấp: chỉ được bằng 40% mức bồi thường tương ứng). Người sử dụng lao động nhiều khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bồi thường, chưa có sự chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp; tạo gánh nặng cho cả doanh nghiệp cũng như gia đình người bị TNLĐ, BNN.
Việc bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ hoặc BNN chỉ là những giải pháp khắc phục hậu quả trước mắt. Việc đầu tư để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện, môi trường lao động mới là biện pháp chủ động và mang lại lợi ích cho các bên
5. Chế độ trợ cấp thai sản
Nội dung:Qũy bảo hiểm xã hội sẽ trợ cấp cho người lao động trong thời gian sinh con và nuôi con ,giúp họ nhanh chóng hồi phục sức khỏe để tái hòa nhập vào quá trình hoạt động xã hội ,yên tam hơn trong cuộc sống.
Nội dung
Điều kiện
Mức hưởng trợ cấp
1.Kế hoạch hoá dân số
-Đặt vòng tránh thai
-Triệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- An sinh xã hội- bảo hiểm xã hội Việt Nam Chế độ bảo hiểm ngắn hạn.DOC