Đề tài Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: Những đánh giá và kiến nghị

Tỷ giá hối đoái chịu tác dụng của nhiều nhân tố trong đó có hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan giữa cung và cầu tiền tệ. Khi lạm phát xảy ra, sức mua của đồng nội tệ giảm. Điều này dẫn đến tình trạng người dân chuyển hướng từ tiết kiệm VND sang tiết kiệm các ngoại tệ khác. Cầu ngoại tệ tăng lên, khiến cho tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng lên. Khi đó tỷ giá hối đoái cao sẽ có tác dụng kích thích hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán.

Ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước đang thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt. Trong những trường hợp cần thiết, ngân hàng nhà nước có thể dùng cả những công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp để sức mua đối ngoại của VND không bị biến động. Để ổn định tỷ giá hối đoái, kìm chế sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng thì phải chú ý đến tích lũy ngoại tệ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: Những đánh giá và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh giao dịch bình thường. * Ưu điểm của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi: - Dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, cán cân thanh toán sẽ tự cân bằng.Trong trường hợp tài khoản vãng lai thâm hụt, đồng nội tệ giảm giá làm cho xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm xuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về vị trí cân bằng. Còn trong trường hợp ngược lại, khi tài khoản vãng lai thặng dư, đồng nội địa sẽ lên giá làm cho nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm xuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về trạng thái cân bằng. - Nền kinh tế có thể chống lại những cú sốc giá cả từ bên ngoài. Sự gia tăng của lạm phát nước ngoài sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái thay đổi phù hợp với quy luật ngang giá sức mua. * Nhược điểm của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: - Tỷ giá hối đoái thả nổi phụ thuộc vào sự biến động của cung và cầu ngoại tệ. Do đó trên thị trường này có rất nhiều rủi ro. Các nhà kinh doanh cũng như đầu tư sẽ gặp rủi ro do sự thay đổi tỷ giá. Chính vì vậy nó gây ra tâm lý e ngại khi tiến hành kinh doanh cũng như đầu tư ở những nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. - Tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào dự đoán của các nhà đầu cơ về mức tỷ giá trong tương lai. Đôi khi những dự tính của họ không phù hợp với viễn cảnh tương lai. Vì vậy việc đầu cơ một cách ồ ạt có thể làm cho tỷ giá hối đoái biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như sự ổn định của nền kinh tế. 6.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước: * Khái niệm: Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước là chế độ, trong đó, tỷ giá hối đoái sẽ tự xác định trên thị trường cung cầu, chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường khi tỷ giá có những biến động mạnh. * Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước: - Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ sẽ xác định tỷ giá hối đoái. - Trong chế độ tỷ giá hối đoái này, Ngân hàng trung ương sẽ tuyên bố một mức tỷ giá hối đoái chính thức và một biên độ dao động cho phép. Nếu tỷ giá trên thị trường vượt quá biên độ cho phép này, thì Ngân hàng trung ương sẽ dùng những công cụ cần thiết và phù hợp để duy trì sự dao dộng của tỷ giá hối đoái chỉ nằm trong biên độ cho phép. - Tuy nhiên trong những điều kiện đặc biệt như khi tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì Nhà nước sẽ xác định và công bố lại mức tỷ giá hối đoái cũng như biên độ dao động cho phép. * Ưu điểm của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước: - Khi tỷ giá hối đoái biến động bất thường sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Để tránh những cú sốc và tổn thất do tỷ giá hối đoái đem lại thì Ngân hàng trung ương cần can thiệp điều tiết tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường ngoại hối. Tức là có thể tham gia vào thị trường ngoại hối, mua bán ngoại tệ hoặc là sử dụng các công cụ cung cấp thông tin cần thiết và chuẩn xác cho thị trường. - Sự can thiệp tỷ giá hối đoái của Chính phủ giúp điều chỉnh nền kinh tế. Ví dụ như trong trường hợp cán cân thanh toán do khu vực sản xuất hàng hóa thương mại liên tục có thặng dư quá lớn so với khu vực sản xuất hàng hóa phi thương mại, sẽ khiến cho đồng nội tệ tăng giá. Việc này dẫn đến lao động di chuyển từ khu vực sản xuất thương mại sang khu vực sản xuất hàng hóa phi thương mại, làm cho thất nghiệp tạm thời sẽ tăng lên. Trong tình hình này, Nhà nước có thể can thiệp làm giảm bớt sự lên giá của đồng nội tệ. * Nhược điểm của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước: - Để việc can thiệp của Nhà nước vào thị trường có hiệu quả thì bản thân nhà nước phải có uy tín đối với thi trường vầ phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để có thể can thiệp, bình ổn tỷ giá một cách kịp thời. - Sự can thiệp của Nhà nước chỉ hợp lý và hiệu quả khi sự can thiệp này không ngăn cản xu hướng tiến tới vị trí can bằng dài hạn của tỷ giá. II. Thực trạng và tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam: 1. Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: Trước những năm 1990: Thời gian này, nước ta duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Nền kinh tế nước ta vào thời điểm này là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Lúc này, sự điều hành và quản lý kinh tế còn sơ khai, kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế còn chưa nhiều. Tỷ giá hối đoái trong thời gian này là tỷ giá hối đoái cố định nên thấp hơn nhiều so với mức tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường. Chính sách tỷ giá hối đoái cố định này đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chính vì vậy mong muốn của nước ta lúc này là ổn định và phát triển nền kinh tế. Có rất nhiều chuyên gia với các quan điểm khác nhau về chế độ tỷ giá hối đoái. - Nhiều chuyên gia cho rằng cần áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Bởi với cơ chế tỷ gía cố định sẽ tránh được những rủi ro kinh tế do sự biến động của tỷ giá gây ra, cũng như tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, kể cả các nàh đầu tư nước ngoài. Việc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định trong giai đoạn này là hợp lý. Tuy nhiên, do chúng ta đã áp dụng chế độ này quá lâu làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, chế độ tỷ giá hối đoái cố định làm cho đồng Việt Nam lên giá một cách giả tạo, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta và triệt tiêu lợi thế so sánh của nền kinh tế. - Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng Việt nam nên áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Bởi theo họ, chế độ tỷ giá hối đoái mới này sẽ tạo ra một cú húych lớn cho nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Từ đó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế nước ta lúc này đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Mọi cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế chính sách về tài chính tiền tệ. Chính vì vậy nếu áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ dẫn đến rối loạn hoặc khủng hoảng nền kinh tế. - Đa số các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Việc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái này, vừa phản ánh đúng đòi hỏi của cơ chế thị trường vùa đảm bảo tính chủ động nhờ có bàn tay của nhà nước can thiệp để giữ sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế. Vì vậy, từ tháng 3 năm 1989 nước ta đã thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái theo tín hiệu thị trường có sự can thiệp của chính phủ. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đã có những chuyển biến rất căn bản. Đồng nội tệ phá giá rất mạnh, hệ thống tỷ giá cũ bị xóa bỏ và được nhanh chóng thay bằng hệ thống tỷ giá mới. Từ năm 1990 đến nay: - Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1997, chính phủ đã áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự quản lý của nhà nước, chủ yếu là neo giữ và quy đổi VND qua một số ngoại tệ trong đó USD chiếm một tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chế độ này cũng bộc lộ một số nhược điểm là đã không khuyến khích được xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu. - Để thích ứng hơn với thị trường và đặc biệt là hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam A’ ( 02/7/1997), Ngân hàng trung ương đã liên tục thay đổi tỷ giá hối đoái: + Ngày 13/10/1997, mở rộng biên độ giao dịch lên mức +(-) 10% + Ngày 01/2/1998, nâng tỷ giá chính thức từ 1 USD = 111175 VND lên mức 1 USD = 11800; tăng 5,6%. + Ngày 7/8/1998, thu hẹp biên độ giao dịch xuống còn +(-) 7%, đồng thời nâng tỷ giá chính thức lên 1 USD = 12998 VND. + Từ ngày 6/11/1998 đến 15/1/1999 là một chuỗi những điều chỉnh giảm liên tục trong tỷ giá chính thức cùng biên độ. - Từ ngày 26/2/1999 tỷ giá chính thức được công bố hàng ngày. Tỷ giá này được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của thị trường giao dịch gần nhất trước đó. Đây chính là sự thay đổi cơ chế quản lý, sao cho việc điều hành tỷ giá phù hợp với cơ chế thị trường. Đồng thời biên độ giao dịch cũng được rút xuống +(-) 0,1%. - Trong giai đoạn đầu tỷ giá mua của ngân hàng thấp hơn tỷ giá chính thức, còn tỷ giá bán thì cao hơn tỷ giá chính thức. Nhưng chỉ gần một tháng sau khi thay đổi tỷ giá chính thức, tỷ giá mua và bán của ngân hàng luôn cao hơn tỷ giá chính thức. - Từ đầu năm 1999 đến tháng 11/ 2003, chúng ta đã áp dụng chế độ biên độ dao động của tỷ giá hối đoái ở mức thấp 10,1%. Quan sát thực tế cho thấy, đồng Việt Nam hàng năm mất giá khoảng 2% so với năm 2002. Đến cuối tháng 11/2003, trong khi đồng USD mất giá kỷ lục so với hầu hết các loại ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế nhưng đồng USD lại lên giá so với đồng VND. - Năm 2004, thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước chịu ảnh hưởng của những biến động phức tạp trên thị trường thế giới. Đồng USD mất giá kỷ lục so với Euro, JNP và một số ngoại tệ khác. Gía xăng dầu tăng cao, giá sắt thép, hóa chất, nguyên liệu nhựa, gạo,…cũng tăng giá. Trong nước, dịch cúm xảy ra trên diện rộng, giá thuốc chữa bệnh tăng cao…Tình hình trên dẫn đến chỉ số giá tăng cao, gây sức ép điều hành chính sách tiền tệ. Để phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá có những chuyển biến quan trọng. Ngày 8/12/2004, Thống đốc ngân hàng nhà nước ra quyết định số 1452/2004/ QĐ-NHNH về điều chỉnh giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thay thế quy định được ban hành năm 1998. Quy chế mới thông thoáng hơn, nới lỏng những quy định về kiểm soát, đồng thời cung cấp thêm cho thị trường hối đoái một công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất, về tỷ giá cho doanh nghiệp và các thành viên của thị trường ngoại hối. Tính từ đầu tháng 1/2004 đến cuối tháng 12/ 2004, đồng Việt Nam mất giá gần 0,8% so với USD; 5,51% so với JPI; 8,98% so với Euro…Theo số liệu ngân hàng nhà nước Việt Nam, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng chỉ tăng khoảng 0,63% so với mức tăng tương tự là 1,52% của năm 2003. Nhưng nhìn chung trong năm 2004, tỷ giá VND/ USD khá ổn định. Đó là do USD mất giá trên thị trường thế giới, do nguồn cung USD trong nước dồi dào và do chính sách điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối được đổi mới linh hoạt, tôn trọng tính thị trường, ngân hàng nhà nước hầu như chỉ can thiệp gián tiếp. Nhìn chung trong giai đoạn qua, chúng ta đã có những chuyển biến đáng kể. Từ một chính sách tỷ giá mang nặng tính bao cấp đã chuyển sang một chính sách tỷ giá vận hành dựa trên cơ chế thị trường. Đặc biệt với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước, ngân hàng nhà nước góp phần điều tiết được thị trường, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của sự biến động tỷ giá hối đoái với nền kinh tế. 2. Tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế Việt Nam: Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Chính vì vậy tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng ttrong nền kinh tế. Nó có các tác động sau: 2.1. Tỷ giá hối đoái tác động tới xuất nhập khẩu Việt nam: Có thể nói tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Bất kì sự thay đổi nào của tỷ giá hối đoái cũng đều ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu. Trong trường hợp, nếu VND giảm giá. Điều này sẽ làm cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài rẻ hơn. Còn hàng hóa nước ngoài tại thị trường Việt nam trở nên đắt hơn. Điều này làm tăng hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt nam. Trong trường hợp đồng VND lên giá. Thì ngược lại, việc này sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu hàng hóa. Như vậy cùng với sự biến động của tỷ giá thì lượng nhập khẩu và xuất khẩu cũng biến động tương ứng. Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu máy móc và tư liệu sản xuất ( Triệu USD theo thời giá) : 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005* Xuất khẩu 2404 5449 14483 15029 16705 20176 25000 29000 Nhập khẩu 2752 7256 15636 16218 19745 25246 32000 Nhập siêu -348 -1807 -1153 -1189 -3040 -5070 -7000 Máy, thiết bị, phụ tùng 2096 4781 4949 5890 8175 Nguyên nhiên vật liệu 4821 9887 9981 12312 15437 Hàng tiêu dùng 1237 968 1287 1553 1614 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2003, Báo cáo tạm ước của Chính phủ tại quốc hội tháng 10/ 2004, số liệu 2005* là số dự báo. Từ năm 1995 đến năm 2004, số nhập khẩu máy, thiết bị, phụ tùng tăng từ 2 tỷ USD lên đến 8,1 tỷ USD, còn số nhập khẩu vật tư đã tăng từ 4,8 tỷ USD lên đến 15 tỷ USD. Đây chính là nguồn đầu vào quan trọng, là nguyên nhân chính giúp cho sự phát triển công nghiệp luôn vượt trên 10- 11% hàng năm. 2.2. Tỷ giá hối đoái tác động đến đầu tư, công ăn việc làm: Tỷ giá là một nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động đầu tư, và do đó cũng tác động đến công ăn việc làm. Trong trường hợp đồng VND sụt giá ( tức là một ngoại tệ ăn nhiều VND hơn) thì sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc này sẽ dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất và do đó góp phần tăng số lượng việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở trong nước. Còn trong truờng hợp đồng VND lên giá, thì sẽ có tác động ngược lại. Giảm lượng đầu tư nước ngoài vào Việt nam, từ đó làm giảm quy mô sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài còn gây ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam. Bởi vì đầu tư trực tiếp nước ngoài đi đôi với việc chuyển giao công nghệ. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường mang theo máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Đây được coi như một phần trong tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài. Máy móc tăng lên tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất , tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ta có thể thấy tác động của tỷ giá tới đầu tư như sau Bảng 2: Tỷ lệ đầu tư giá thực tế năm 2004 và GDP trong nước qua các năm: 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005* GDP năm 1994( tỷ đồng) 228.892 441. 649 481.295 535.762 605.583 651.607 703.736 GDP năm 1994 (tỷ USD) 20,7 39,9 43,5 48,5 54,8 58,9 63,6 Dân số ( triệu người) 71,5 77,6 78,6 79,7 80,0 82,1 83,2 GDP đầu người theo giá USD 1994 289 514 553 607 684 717 764 Tổng đầu tư % 27,14 29,61 31,17 33,22 35,09 35,4 36,5 A, tài sản cố định mới % 25,42 27,65 29,15 31,14 32,97 33,28 34,38 B, Gia tăng tồn kho% 1,72 1,96 2,02 2,08 2,12 2,12 2,12 Tiêu dung % 81,8 72,88 71,18 71,33 71,79 64,6 A, Nhà nước % 8,19 8,48 8,33 8,23 8,9 B, Tư nhân % 73,61 64,46 62,85 63,1 62,89 Nhập siêu( tỷ đồng) -20.819 -10.878 -10.982 -27.684 -45.725 Sai biệt thống kê (%) 0,18 0,02 0,08 0,62 0,68 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2003, Báo cáo tạm ước của Chính phủ tại Quốc hội tháng 10/ 2004, số liệu 205* là số dự báo. Theo bảng trên ta thấy, mức tổng đầu tư liên tục tăng. Năm 1995 là 27,1%, năm 2000 là 29,6%; năm 2001 là 31,1%; năm 2002 là 33,2%; năm 2003 là 35%, đến năm 2004 là 35,4%; năm 2005 dự đoán đầu tư sẽ tăng lên 36,5%. Bảng thống kê cho thấy chính sách tiền tệ ngân hàng là tập trung vốn cho việc tăng liên tục tổng đầu tư. Năm 2005 cần cố gắng giảm nạn thất thoát trong xây dựng cơ bản, giảm nợ tồn đọng và tăng hiệu quả đầu tư. 2.3. Tỷ giá tác động đến cán cân thương mại: Có thể nói cán cân thương mại là chênh lệch giữa doanh số xuất khẩu và doanh số nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định. Mà tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cho nên nó ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Cán cân thương mại thặng dư khi doanh số xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại là cán cân thương mại thâm hụt. Cán cân thưong mại tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế. Can cân thương mại thặng dư sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng dự trữ ngoại hối, đồng thời tạo uy tín và tiền đồ để đồng nội tệ được tự do chuyển đổi. Khi tỷ giá thực danh nghĩa tăng có tác dụng kích thích xuất khẩu và hạn chế nhật khẩu. Trong trường hợp ngược lại, khi tỷ gía thực danh nghĩa giảm, nó sẽ làm cho cán cân thương mại trở nên xấu hơn. Cán cân vãng lai không đổi khi tỷ giá thực không đổi. Trong ngắn hạn, giá cả hàng hóa ít thay đổi. Việc phá giá đồng nội tệ làm cho tỷ giá thực tăng. Khi tỷ giá thực tăng sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại như đã nói ở trên. Tỷ giá danh nghĩa đa biên NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền với tất cả các đồng ( hoặc là một rổ các đồng tiền đặc trưng). Tỷ giá NEER này được biểu diễn dưới dạng chỉ số, và nó được xác định trên cơ sở NEER đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và ở các nước còn lại. 2.4. Tỷ giá hối đoái với vấn đề lạm phát: Khi nói nền kinh tế một nước đang có lạm phát, tức là đồng tiền nước đó bị mất giá. Điều này có nghĩa là, giờ đây ta phải mất nhiều tiền hơn để mua được cùng một loại hàng hóa so với trước khi xảy ra lạm phát. Thời gian qua, nước ta xảy ra lạm phát cao. Ta có thể thấy qua bảng 3 Bảng 3: GDP trong bình quân đầu người tháng và chỉ số tăng giá hàng tiêu dung cuối năm so với năm trước + chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng lũy tiến từ năm 1994 (=100): 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP năm 1994( tỷ đồng) 228.892 441.649 481.295 535.762 605.583 651.607 703.736 GDP năm 1994 ( tỷ USD) 20,7 39,9 43,5 48,5 54,8 58,9 63,6 Dân số trung bình ( ngàn người) 70.824 71.995 77.635 78.685 79.727 80.902 82.100 GDP đầu người/ tháng theo giá USD 1994 289 514 553 607 684 717 764 GDP đầu người tháng ( ngàn đồng) 265 474 510 560 624 661 Chỉ số giá hàng tiêu dung cuối năm so với năm trước 112,7 99,4 100,8 104,0 103,0 109,5 107 Chỉ số giá hàng tiêu dung cuối năm so với năm 1994 (= 100) 112,7 129,5 130,3 130,7 131,0 140,5 Nguồn: Niên giám thồng kê Việt Nam 2003. Báo cáo tạm ước của Chính phủ tại Quốc hội tháng 10/ 2004. Qua các số liệu thống kê, GDP đầu người Việt Nam năm 2000 là 265 nghìn đồng/ tháng lên đến 717 nghìn đồng/ tháng năm 2004 theo giá so sánh năm 1994. Tuy nhiên so với các năm trước, năm 2004 giá cả hàng hóa tăng mạnh. Tháng 8/2004 là 8,65, đến cuối năm 2004 lên tới 9,5%. Đến 8 tháng đầu năm 2005, lạm phát còn 6,8%.Tuy nhiên, sự tăng giá 9,5% năm 2004 xảy ra không do nguyên nhân tiền tệ ngân hàng mà do nạn cúm gia cầm , hạn hán nghiêm trọng trong nước, ngoài ra giá xăng dầu tăng mạnh cũng kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu. Nguyên nhân của việc tăng giá năm 2004 là do những nguyên nhân phi tiền tệ. Chính vì vậy không cần thay đổi nhiều chính sách tỷ giá, lãi xuất, dự trữ bắt buộc. Mặt khác chính phủ cần sử dụng các biện pháp phi tiền tệ để ổn định giá cả như bù giá cho việc nhập khẩu xăng dầu, phục hồi đàn gia cầm, tiết kiệm xăng dầu… Tỷ giá hối đoái chịu tác dụng của nhiều nhân tố trong đó có hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan giữa cung và cầu tiền tệ. Khi lạm phát xảy ra, sức mua của đồng nội tệ giảm. Điều này dẫn đến tình trạng người dân chuyển hướng từ tiết kiệm VND sang tiết kiệm các ngoại tệ khác. Cầu ngoại tệ tăng lên, khiến cho tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng lên. Khi đó tỷ giá hối đoái cao sẽ có tác dụng kích thích hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. Ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước đang thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt. Trong những trường hợp cần thiết, ngân hàng nhà nước có thể dùng cả những công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp để sức mua đối ngoại của VND không bị biến động. Để ổn định tỷ giá hối đoái, kìm chế sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng thì phải chú ý đến tích lũy ngoại tệ. 2.5. Tỷ giá hối đoái tác động tới ổn định tiền tệ: Bất kỳ sự biến động nào của tỷ giá hối đoái đều tác động tới sự ổn định của tiền tệ, của nền kinh tế. Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối khi mà sức mua của tiền tệ giảm mạnh hoặc khi tỷ giá hối đoái biến động mạnh trong một thời gian dài thì việc xác định lại tỷ giá là vô cùng cần thiết. Nhà nước co thể phá giá tiền tệ. Phá giá tiền tệ là việc đánh tụt sức mua danh nghĩa của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ. Kết quả là nó tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước phá giá tiền tệ sẽ làm tăng giá của hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Do vậy phần thuế xuất nhập khẩu sẽ tăng lên. Ngân sách nhà nước nhờ đó mà cũng tăng lên. Tuy nhiên, độ lớn của tác động này phụ thuộc vào quy mô của thuế xuất nhập khẩu trong tổng nguồn thu, độ co giãn về thuế. Trong trường hợp, nếu chính phủ có nợ nước ngoài thì việc phá giá nội tệ sẽ làm cho khoản nợ lớn hơn. Do chính phủ phải dùng nhiều nội tệ hơn để trả nợ. Điều này sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn, nợ nần chồng chất khiến cho nền kinh tế phải chịu một gánh nặng không lường hết được. 3. Một số đánh giá về việc áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: Thành công đạt được: Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Về cỏ bản chính sách tỷ giá hối đoái tập trung vào hai vấn đề là lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Việt Nam lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nàh nước. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm vào hai mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại. Qúa trình cải cách chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua là phù hợp với quá trình cải cách kinh tế nói chung. Từ một chính sách tỷ giá mang nặng tính bao cấp đã chuyển sang một chính sách tỷ giá vận hành trên cơ sở thị trường. Đặc biệt với cơ chế tỷ giá hối đoái hiện nay. Ngân hàng nhà nước đã điều tiết được thị trường , hạn chế được cú sốc, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá khi nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Trong thời gian qua, các công cụ điều hành chính sách tỷ giá đã phát huy được vai trò to lớn. Đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần điều tiết vốn của các tổ chức tín dụng, đảm bảo khả năng thanh toán và ổn đinh thị trường tiền tệ. Khi tỷ lệ lạm phát tăng có thể tăng các phiên giao dịch, doanh số mua bán, ngân hàng nhà nước tăng lượng phát hành tín phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm thu lượng tiền dư thừa trong lưu thông. Lạm phát tăng cũng có thể tăng lãi suất. Nó góp phần thu hút nguồn vốn, hạn chế cho vay. Từ đó lượng cung ứng tiền tệ sẽ giảm đi tương ứng. Ngân hàng nhà nước thực hiện kiểm soát lãi suất thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Tuy nhiên ngân hàng nhà nước sử dụng linh hoạt tiền cung ứng để đảm bảo thanh khoản trong nền kinh tế. Đồng thời mở rộng quy mô và mức độ hoạt động của thị trường liên ngân hàng để giữ cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay không có sự biến động lớn. Nhờ đó mà năm 2004- 2005, tỷ giá hối đoái khá ổn định. Một số hạn chế: Bên cạnh những thành công đã đạt được, chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục. Đồng VND định giá thực cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định giá trị thực của đồng VND và xác định mức tỷ giá hiện nay. Điều đặc biệt quan trọng hiện nay là cần hoàn chỉnh hơn thị trường ngoại hối, thị trường liên ngân hàng và cả cơ chế diều chỉnh tỷ giá, quản lý ngoại hối. Điều này sẽ giúp nước ta linh hoạt hơn trước những biến động của nền kinh tế nà giúp nân g cao mức dự trữ ngoại hối. Hiện nay, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với mức tiêu chuẩn của WB. Vì vậy Việt Nam cần có các biệ pháp để có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để đối phó với những khoản nợ ngắn hạn phải trả và có thể can thiệp vào cung ứng tiền tệ, giúp giữ ổn định tỷ giá. III. Một số kiến nghị về chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: Để tỷ giá hối đoái thực sự linhhoạt và phù hợp với điều kiện thực tế. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 1. Xác định mức tỷ giá hiện nay: Tỷ giá chính thức được công bố hàn ngày trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trường liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trong đó và khống chế tỷ giá giao dịch trên thị trường chính thức quá hẹp( tức là không vượt quá biên độ +(-) 0,1% so với mức tỷ giá chính thức). Ngân hàng nhà nước còn quy định quá chi tiết về mức độ biên độ dao động. Phạm vi tỷ giá lệch khỏi ngang giá trung tâm càng lớn, tức là khung càng rộng thì mức độ tự chủ của chính sách tiền tệ ngân hàng nhà nước trung ương càng cao. Sự hữu ích của một chính sách tiền tệ tự chủ trong việc giảm thiểu tính biến động lại tùy thuộc vào các công cụ ổn định khác, chẳng hạn như một chính sách tài khóa linh hoạt và phụ thuộc vào nguồn gốc của cú sốc đó. Chính ngân hàng nhà nước phải được chính phủ trao quyền hành rộng rãi hơn để thực thi một chính sách tiền tệ linh hoạt. Cơ sở cho nhận định trên là chính sách tài khóa nước ta bị giới hạn nghiêm ngặt, bằng mọi giá không được vượt quá thâm hụt 3% trên GDP. Bài học ở các nước khác chỉ ra rằng, trong điều kiện không tự chủ được chính sách tài khóa thì chỉ còn một biện pháp duy nhất là tăng tính linh hoạt của chính sách tiền tệ bằng cách mở rộng dải băng tỷ giá lên +(-) 0,3%, lên đến 0,5% và dần dần lên đến 1%. Điều này cho phép ngân hàng trung ương niêm yết tỷ giá cạnh tranh hơn và đảm bảo mức độ khách quan của tỷ giá. Chính phủ có thể sử dụng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào dải băng bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc319.doc
Tài liệu liên quan