DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
CH ƯƠNG 1: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THEO CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI
1.1.VẤN ĐỀ ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.1
1.1.1.Phá giá đồng tiền.1
1.1.2.Kinh nghiệm quốc tế về phá giá đồng tiền .2
1.2.MÔ HÌNH CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ .3
1.3.KHÁI QUÁT TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC (REER) .6
1.4.PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC .6
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
2.1.THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 2008 .8
2.1.1.Tình hình điều hành tỷ giá năm 2008: .8
2.1.2.Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại phải nới lỏng biên độ của tỷ giá hối đoái? .10
2.2.PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC (REER) Ở VIỆT NAM .12
2.2.1.Cách tiếp cận tỷ giá mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước .12
2.2.2.Nghiên cứu tỷ giá thực hiệu lực từ năm 1999 đến 2008.12
2.2.3.Tính tỷ giá thực hiệu lực (REER) bằng Microsoft Excel .13
2.2.4.Phân tích số liệu đã tính được :.15
2.2.5.Dự báo tỷ giá thực hiệu lực đến cuối năm 2009 .18
2.2.6.Kiểm định quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu 1999-2008 .20
2.2.7.Kiểm định tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai
đoạn 1999-2008 dựa trên điều kiện Marshall- Lerner: .21
2.3. PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM QUA BIỂU ĐỒ
SWAN:.26
2.3.1.Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối nội:.27
2.3.2.Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối ngoại (cán cân vãng lai).32
CHƯƠNG 3: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM ĐỂ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ GIÚP VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2009-2015
3. 1. TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2009-2010 .38
3.1.1.Triển vọng kinh tế thế giới năm 2009:.38
3.1.2.Triển vọng đồng USD năm 2009 .39
3.1.3.Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009-2010 .40
3.2.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NĂM 2009-2010 . 41
3.2.1.Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo đồ thị Swan .41
3.2.2.Khuyến nghị tỷ giá VND/USD năm 2009 giao động với biên độ 5%-9% .44
3.3.VIỆT NAM CÓ PHÁ GIÁ MẠNH VND KHÔNG? .45
3.4.PHÁ GIÁ NHỎ, GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỂ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM .47
3.4.1.Phá giá nhỏ hỗ trợ gói kích cầu nền kinh tế Việt Nam: .47
3.4.2.Phá giá nhỏ và hiện tượng Đolla hoá nền kinh tế .48
3.4.3.Phá giá nhỏ và khuynh hướng tiêu dùng .48
3.4.4.Phá giá nhỏ và phân phối lại thu nhập, vốn, lao động .49
3.5.PHỐI HỢP CÁC CHÍNH SÁCH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CÂN BẰNG KHI PHÁ GIÁ NHỎ:.49
KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt là thâm hụt cán cân vãng lai, là một chỉ số vĩ mô quan trọng của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, hạ/phá giá (devaluate) đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm
1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn không có khả năng thanh toán đã không thể giữ được đồng tiền, và dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt
Hình 2.11: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP 1999-2009
(Nguồn : IMF, ADB, TCTK) Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có
tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào
(FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA).
Nên thông thường, thông hụt thương mại (tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dự trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn, thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của mình. Nếu dự trữ không đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá.
Theo Bernanke (2007) Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ thì thâm hụt tài khoản vãng lai chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước. Theo lý thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Mối quan hệ giữa mức tiết kiệm và đầu tư được đưa ra trong kinh tế học như sau: CA = S – I.
Trong đó: CA (current account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức này cho biết, vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai không nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề kinh tế vĩ mô.
Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam:
Thứ nhất, đầu tư tăng cao: Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà máy, thiết bị, công cụ sản xuất,…thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất ra nhiều hàng hoá để có thể tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, là một đáng lo vì khu vực này không làm tăng năng suất, cũng như không tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ.
Thứ hai, mức tiết kiệm giảm: Ta phân tích mức tiết kiệm trong nước thành tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
CA = Sp + Sg – I
Trong đó: Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo công thức, nếu như yếu tố I không thay đổi, thì tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt nếu như mức tiết kiệm của khu vực tư nhân Sp giảm và tiết kiệm chính phủ Sg giảm
Bảng 2.10: Tiết kiệm tư nhân và chính phủ so với GDP từ 2002-2009
(Nguồn: IMF, Vietnam: Statistiacl Appendix 2007,IMF Executive Board Concludes 2008
Article IV Consultation with Vietnam)
Các nước đang phát triển thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (thu nhập thấp nên tiết kiệm thấp). Việt Nam là một trong những trường hợp như thế. Với mức tiết kiệm đã thấp rồi, bên cạnh đó trong thời gian 2006-2007, mức tiêu dùng tăng cao đột biến (consumption boom). Theo hình ta thấy tiết kiệm khu vực tư nhân và chính phủ giảm khoảng 2% từ 2006-2007 xuống còn 26,1% và 5,6% năm 2007. Theo đề tài có 2 nguyên nhân làm cho mức tiêu dùng trong 2006-2007 tăng cao là do hiệu ứng tăng tài sản (wealth effects) và sự tăng trưởng “nóng” của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tăng sẽ làm cho nhiều người đầu tư vào thị trường này và trở nên giàu có nên xu hướng tiết kiệm sẽ giảm đi vì lượng tiện ngắn hạn và dài hạn đã đổ vào thị trường.
Nhưng trong năm 2008 với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản, do đó mức tiêu dùng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vì thế, trong gói kích cầu Chính phủ có đưa ra biện pháp kích cầu tiêu dùng để cho người dân có điều kiện mua hàng hoá với giá rẻ để kích thích thị trường hàng hoá. Hình 2.12: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư Việt Nam 2002-2009
(Nguồn: IMF, IMF Executive Board Concludes 2008 Article IV Consultation with Viet
Nam, International Financial Statistics (IFS), ADB, GSO) Theo hình vẽ, ta có thể nhận xét rằng nhu cầu tiết kiệm trong giai đoạn 2006-2009,
có xu hướng giảm đáng kể đó là do tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp có xu hướng giảm bởi khủng hoảng kinh tế, nên lượng tiền mặt họ nắm giữ rất ít do hoạt động kinh doanh không khả quan năm 2008 và dự báo năm 2009 họ sẽ đối diện với nhiều khó khăn hơn. Nhu cầu đầu tư cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006-2009. Đây là một vấn đề quan trọng mà Chính phủ cần nghiên cứu kỹ và đưa ra chính sách giúp tăng đầu tư và tiêu dùng để cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Thứ ba, thâm hụt ngân sách nhà nước: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thể hiện qua đẳng thức sau:
CA = Sp + Sg – I
= (Y – T – C) + (T – G) - I
Trong đó, Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân, Sg là chênh lệch giữa thu ngân sách (T) và chi tiêu của Chính phủ (G). Chênh lệch giữa thu và chi ngân sách chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức này, ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ cải thiện tài khoản vãng lai. Việc tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì chính thâm hụt ngân sáchsẽ dẫn đến thâm
hụt tài khoản vãng lai. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là vấn đề thâm hụt kép: Vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thậm hụt ngân sách chính phủ cũng lớn. Hiện nay, theo các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), dường như Việt Nam đang gặp phải vấn đề thâm hụt kép.
Hình 2.13: Thâm hụt ngân sách Việt Nam và một số nước 2001-2007
(Nguồn: ADB) Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức đáng báo động. Theo số liệu
chính thức, thâm hụt ngân sách của nước ta hiện đang ở mức 5%GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi ngoài dự toán). Thế nhưng theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam – theo cách tính quốc tế, lên tới 7%GDP. Không những thế thâm hụt ngân sách Việt Nam trong mấy năm gần đây tăng cao và đặc biệt là tăng mạnh năm 2007
Việc gia tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam, mặc dù thâm hụt ngân sách tăng đột biến trong năm 2007 chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng nó làm tăng mức thâm hụt tài khoản vãng lai, từ -0,5% năm 2006 lên tới -8% năm
2007.
Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe doạ sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả
năng suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Thứ tư, thâm hụt thương mại kéo dài: Trong giai đoạn 1999-2007, thâm hụt thương mại bình quân khoảng 2,235 tỷ USD, chiếm khoảng 2,235% GDP,nhưng năm
2008 con số này đã tăng lên 18,355 tỷ USD, chiếm 12,3% GDP và dự báo của IMF năm
2009 thâm hụt thương mại sẽ giảm xuống còn 7,074 tỷ USD, chiếm 7,1% GDP. Việc
thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai trong thời gian qua.
Hình 2.14: Cán cân thương mại 1999-2009 (Đơn vị tính: Triệu USD)
(Nguồn: IMF, ADB,T) Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Tuy
nhiên, nếu nền kinh tế hập thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thương mại cao là tiền đề của sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại.
Theo đề tài, thâm hụt thương mại tăng cao là do xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều có vấn đề. Đó là chúng ta mới chỉ xuất thô, trong khi nhập khẩu chính những sản phẩm tinh chế với giá cao hơn gấp nhiều lần. Theo đó, trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, chúng ta vẫn chưa bóc tách một cách cụ thể từng nhóm hàng để đánh giá thực chất của việc thâm hụt thương mại. Thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất mặc dù chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng cao trong cán cân nhập khẩu, nhưng không ít trong số này không phải là công nghệ nguồn hoặc được sử dụng để đầu tư vào các dự án không có hiệu quả. Trong thời gian qua, lượng ngoại tệ bù đắp cho nhập siêu của Việt Nam hiện phần nhiều được huy động từ kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FII).
Mức thâm hụt thương mại lớn cùng với việc dự trữ ngoại hối khiêm tốn (hiện khoảng 2-25 tỷ USD), nguy cơ khủng hoảng thanh toán nước ngoài có thể xảy ra, nhất là trong trường hợp dòng vốn đảo chiều. Mất khả năng thanh toán quốc tế có thể là nguy cơ đối với nền kinh tế, nhất là khi nhiều mặt hàng tiêu dùng xa xỉ tiếp tục được nhập khẩu mạnh, trong bối cảnh suy thoái.
Chương 3:
ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM ĐỂ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ GIÚP VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2009 -2015
3. 1. TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2009-2010
3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới năm 2009:
Hầu hết các nước phát triển rơi vào suy thoái trong suốt giai đoạn 6 tháng còn lại của năn 2008, và sự suy giảm kinh tế đã mở rộng tới các nước đang phát triển và những nền kinh tế chuyển đổi. Theo United Nations dự báo tổng sản phẩm thế giới (WGP) mong đợi sẽ là 1% năm 2009, suy giảm nhanh chóng từ khi tăng 2,5% năm 2008 và tăng cao trong các năm về trước (Hình 3.1). Việc dự báo này cho rằng thị trường tài chính ở các nước phát triển cần khoảng 6 đến 9 tháng để trở về trạng thái bình thường sau khủng
hoảng.
Phạm vi thay đổi của dự báo này khá cao, thể hiện qua những sự tin tưởng khác nhau của dự báo. Trong kịch bản bi quan, cả sự giảm giá của tài sản tài chính và các khoản tín dụng sẽ dài hơn, trong ghi những gói kích thích tiền tệ sẽ cho hiệu quả trong ngắn hạn và kích thích tài khoá sẽ có hiệu quả lâu. Do đó, kinh tế thế giới sẽ suy giảm tiếp trong năm 2009, với sản phẩm toàn cầu giảm 0,4%, sau đó sẽ phục hồi vào năm tiếp theo. Trong khi kịch bản lạc quan cho rằng, gói kích thích tài khoá với cường độ mạnh hợp tác giữa các nước sẽ ngăn chặn đà suy giảm của cuộc khủng hoảng, đưa tổng sản phẩm toàn cầu lên 1,6%. Kịch bản của các nước khác trên thế giới cũng được thể hiện trên hình vẽ.
Hình 3.1 :Tăng trưởng GDP của các nước trên thế giới 2003-2009
(Nguồn: World Economic Situation and Prospecys 2009)
Nhìn vào đồ thị, ta có thể thấy có 2 kịch bản bi quan và lạc quan của các nước trong năm 2009, hầu như các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng âm, trong khi các nước đang phát triển có khả năng tăng trưởng dương giao động khoảng 3-5.5%.
3.1.2. Triển vọng đồng USD năm 2009
Hình 3.2: Đồ thị tỷ giá USD/ JPY 2008-2009
(Nguồn kitco.com) Nhìn vào đồ thị ta thấy từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009, đồng USD có xu hướng
tăng giá so với với Yên. Vào tháng 5, tỷ giá USD/ JPY = 96,51. Đồng USD tăng lên trong thời gian qua được giải thích bởi nhiều yếu tố hỗ trợ sau:
Người dân tin tưởng vào nền kinh tế: Conference Board công bó6 chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ tháng 4/2009 tăng hơn 12 điểm lên mức 39,2 điểm. Chỉ số đo niềm tin của người tiêu dùng đối với nền kinh tế như vậy cải thiện vượt dự báo của các chuyên gia và là mức cao nhất tính từ đầu năm 2009.
Giá nhà đất cải thiện: Chỉ số S&P/Case-Shiller Home Price cho thấy dù giá nhà đất tại những thành phố lớn của Mỹ tiếp tục hạ trong tháng 1/2009, tuy nhiên lần đầu tiên trong 16 tháng, mức hạ của giá nhà đất không lập kỷ lục mới.Đây là dấu hiệu cho thấy ít nhất thị trường nhà đất đã có một vài dấu hiệu ổn định.
Doanh số nhà chờ bán tháng 3/2009 tăng đến tháng thứ hai liên tiếp và cao hơn 1% so với 1 năm trước. Hiệp hội nhà đất Mỹ công bố doanh số nhà chờ bán tăng 3,2% trong tháng 3/2009.
Lợi nhuận doanh nghiệp: Tình hình lợi nhuận doanh nghiệp có phần đáng lạc quan. Tính đến hết tháng 4/2009, 341 trong tổng số 500 công ty thuộc chỉ số S&P 500 công bố kết quả kinh doanh, mức lợi nhuận nói chung thấp hơn 2% so với dự báo của các chuyên gia. Kết quả này được đánh giá không tốt cũng không hoàn toàn xấu và cho thấy
tốc độ suy giảm đã chậm lại.Công ty nhóm ngành tài chính công bố lợi nhuận cao vượt dự kiến. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng phát mất nhiều tháng mới đủ để khẳng định tình hình kinh doanh đã tốt hơn, mọi chuyện sẽ rõ ràng khi kết quả kinh doanh quý 4 được công bố.
Thị trường việc làm: Dù tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ còn tăng, người ta có lý do để hy vọng khi Bộ Lao Động Mỹ ngày 25/04 công bố số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu tính theo tuần giảm 14 nghìn xuống 631 nghìn
Số lượng đơn đặt hàng: Số lượng đơn đặt hàng bắt đầu tăng trở lại. Dù Viện quản lý nguồn cung thông báo lĩnh vực sản xuất tháng 4/2009 không tăng trưởng đến tháng 15 liên tiếp, số lượng đơn đặt hàng mới tăng 6% lên mức 47,2%, mức cao nhất từ tháng
8/2008.
Các ngân hàng lạc quan: Các ngân hàng đang tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn. Ngày
05/05, mức lãi suất Libor đối với khoản vay liên ngân hàng rơi xuống dưới mức 1% lần đầu tiên trong 23 năm. Mức lãi suất này như vậy thấp hơn 1,16% so với 1 tháng trước và thấp hơn 2,51% so với 6 tháng trước.
Ông John Ewan, giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Anh, nhận xét tính thanh khoản và niềm tin trong ngành ngân hàng đang ngày một tốt lên.
Như vậy, có thể nói với những tín hiệu tốt từ nền kinh tế Mỹ cho thấy trong những tháng đầu năm 2009, sẽ cũng cố sức mạnh cho đồng USD tăng lên trong năm 2009, nhưng mức tăng sẽ chưa thể đạt trở về trạng thái như xưa.
3.1.3. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009-2010
Năm 2009 là năm thứ ba đánh dấu sự hội nhập khá toàn diện của kinh tế Việt
Nam với nền kinh tế thế giới.
Năm 2009, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết song phương, vùng và các cam kết trong khuôn khổ WTO với tư cách là một thành viên chính thức.
Năm 2009 cũng là năm thứ tư triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 với gói chính sách kích cầu trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn tiếp tục bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tòan cầu.
Chính phủ mới đây trong phiên họp vào tháng 4 năm 2009 đã đề nghị điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% xuống còn 5,5% năm 2009.
Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2009 (%)
Kịch bản
Cơ bản
Kịch bản
Lạc quan(*)
Kịch bản
bi quan(*)
Giả định về mức tăng*
GDP thực của các đối tác thương mại
+0,5
+1,0
+0,0
Giá dầu thô thế giới
-50,0
-45,0
-60,0
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
(VNĐ/USD)c
+5,0
+3,0
Cung tiền tệ (M2)
+25,0
+15,0
Kết quả
GDP (giá 1994)
4,69
5,56
3,39
Lạm phát (CPI) (mức trung bình)
9,4
8,9
8,2
Nhịp tăng xuất khẩu (%)
-12,2
-7,2
-25,5
(Nguồn : Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)
Các dự báo của các tổ chức quốc tế cũng cho thấy khả năng tăng trưởng của nền kinh tế của Việt Nam sẽ thấp hơn nhiều mức tăng trưởng của năm 2008. IMF (2009) và WB (2009) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 tương ứng đạt 3,3% và
5,5% so với năm 2008. Dự báo của ADB (2009) và EIU (2009) cũng cho thấy, trong năm
2009, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình, tương ứng, là 4,5%; và 0,3%/năm. Như vậy, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 5,5% năm 2009 dường như khó trở thành hiện thực.
3.2.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NĂM 2009-2010
3.2.1.Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo đồ thị Swan
Theo như chương 2, đề tài đã phân tích cả cân bằng nội và cân bằng ngoại thì nền kinh tế Việt Nam năm 2009 sẽ đối diện với 2 vấn đề nội bật đó là tình trạng thất nghiệp gia tăng và thâm hụt tài khoản vãng lai do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước tình hình khó khăn như thế, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô năm 2009.
Thứ nhất là đối với cân bằng nội địa. Trong nền kinh tế, hàng hoá được tiêu thụ tạo nên tổng sản phẩm thu nhập quốc dân GDP. Suy thoái bắt nguồn từ suy giảm tổng cầu, khi đó nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, giá cả giảm,…Những cuộc suy thoái này nếu để phát triển sẽ trở thành khủng hoảng.
Trong kinh tế vĩ mô, tổng cầu nền kinh tế (Y) gồm 4 thành phần : cầu tiêu dùng (C), cầu đầu tư (I), cầu của Chính phủ (G) và xuất nhập khẩu hàng hoá. Tổng cầu được biểu hiện qua công thức sau: Y = C + I + G + (EX- IM).
Khi suy thoái kinh tế, tổng cầu đầu tư giảm do doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất, cầu tiêu dùng cũng giảm do người dân không có tiền để chi tiêu, giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu cũng giảm. Tất các các yếu tố trên làm cho tổng cầu Y giảm mạnh. Để ổn định kinh tế vĩ mô, một trong các biện pháp đưa ra là tìm cách tăng chi tiêu của Chính phủ để kích cầu.
Để kích cầu tiêu dùng, Chính phủ phải bơm “tín dụng” vào nền kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái, nhóm đối tượng bị tác động nhiều nhất chính là những người nghèo, người lao động thất nghiệp. Đây chính là nhóm đối tượng sẽ gánh chịu nhiều hệ luỵ nhất, dễ bị tổn thương nhất như mất việc làm, bị nợ lương, thu nhập sụt giảm.
Ở Việt Nam tình trạng người lao động mất việc làm có nguy cơ trở nên rất nghiêm trọng. Theo dự báo năm 2009, số người thất nghiệp có thể lên tới hàng triệu người . Để kích cầu tiêu dùng thành công thì phải có tiền cho người dân.
Do đó, Chính phủ cần đồng bộ các giải pháp kích cầu tiêu dùng như: giảm giá mạnh hàng tiêu dùng, điều chỉnh tăng lương, giảm thuế thu nhập cá nhân, tăng cho vay tiêu dùng, đồng thời thực hiện giãn, khoanh nợ, tăng các hỗ trợ an sinh xả hội, nhất là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, mở rông bảo hiểm thất nghiệp, giảm học phí, viện phí,…
Để tăng cầu đầu tư: Chính phủ phải hạ lãi suất, bù lãi suất, hỗ trợ các nhà đầu tư thông qua các biện pháp hành chính, sử dụng biện pháp tài khoá như gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009. Vấn đề hạ lãi suất, bù lãi suất hiện này đã gây ra nhiều tranh luận về việc đảo nợ cũ vay với lãi suất cao để chuyển sang vay mới với lãi suất vay thấp hơn nhiều.
Theo đề tài, Chính phủ nên sàn lọc các doanh nghiệp để có thể cho đảo nợ hay không. Chẳng hạn nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ thâm dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn thì có thể cho họ đảo nợ để giúp họ duy trì việc làm như thế mục tiêu kích cầu cũng đạt được. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn thì không nên cho đảo nợ vì gói kích cầu này sẽ có tác dụng như gói giải cứu (bailout plan) chứ không còn là gói kích cầu nữa.
Do vậy ở Việt Nam, việc giám sát sự dụng cấu phần bù lỗ tín dụng cần được thực hiện chặt chẽ, với trong tâm tập trung giám sát vào việc vay của các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn để đảm bảo tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả nhất trong việc đạt được mục tiêu giảm thất nghiệp trong năm 2009.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sự dụng nhiều lao động, Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệp để họ hạn chế hoặc không sa thãi lao động. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: có các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh
nghiệp tìm các thị trường xuất khẩu mới. Trong năm 2008, tại các thị trường mới, hàng xuất khẩu của Việt Nam lại khá thành công.
Thứ hai, đối với cân bằng ngoại. Theo phân tích ở chương 2, ta có tài khoản vãng lai = tiết kiệm của khu vực tư nhân + thâm hụt ngân sách - đầu tư của khu vực tư nhân.
Trước tình hình còn đầy những khó khăn phía trước, khả năng thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2009 là hoàn toàn không bàn cãi gì bởi vì trong điều kiện kinh tế suy thoái thì tiết kiệm của khu vực tư nhân có xu hướng giảm, thâm hụt ngân sách của Việt Nam được ADB dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP, phần lớn do giảm nguồn thu từ dầu mỏ, giảm thuế doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế chậm lại và các biện pháp kích thích tài chính. Năm 2010, mức thâm hụt dự kiến giảm còn 5,3%.
Do thâm hụt ngân sách lớn, nợ công và nợ có đảm bảo của nhà nước sẽ tăng đến
45,8% GDP năm 2009, cao hơn gần 6% so với năm ngoái. Việc chi tiêu của chính phủ cho gói kích cầu đầu tư, làm cho đầu tư tăng thêm.
Năm 2009, tài khoản vãng lai tiếp tục thâm hụt khoảng 11,5% GDP. Do đó, năm
2009, Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai càng thấp, càng tốt.
Vì vậy, Chính phủ nên thực hiện các giải pháp sau để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo đề tài, việc giảm thâm hụt tài khoản vãng lai chỉ còn có cách là giảm thâm hụt thương mại, tức là tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hoặc là tìm kiếm các nguồn để tài trợ cho hoạt động nhập khẩu.
Do đó, để hoàn thiện cán cân vãng lai về dài hạn, cũng có thể đồng nhất với các vấn đề hoàn thiện cán cân thương mại. Để giảm nhập siêu nên: đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, trong đó cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, sử dụng thuế (xuất nhập khẩu), hàng rào kỹ thuật để hạn chế những mặt hàng không thiết yếu, sản xuất và sử dụng những mặt hàng thay thế nhập khẩu, chống thất thoát, triệt để tiết
kiệm.
Trong các nhân tố vĩ mô tác động đến tài khoản vãng lai, cần tập trung vào nhân tố tỷ giá thực. Đây là nhân tố quan trọng trong việc quy định trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế.
Hình 3.3: Đồ thị REER và NEER của Việt Nam 1999-2009
(Nguồn: tác giả tự tính)
Trong thời gian qua, do đồng Việt Nam gắn với đồng USD, do đồng USD có xu hướng giảm trên thị trường thế giới nên tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) đã tăng, tăng trưởng xuất khẩu tăng cao (bình quân 20%/năm), đặc biệt trong năm 2008, tổng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là năm đầu tiên Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.
Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam từ 2004-2008 tăng cao hơn so với nhiều đối tác thương mại chủ chốt, làm cho REER giảm mạnh, tức là đồng Việt Nam đang bị định giá cao khoảng 10% (theo đề tài tính), đi kèm theo đó là tăng trưởng nhập khẩu đạt mức kỷ lục năm 2007, nhập khẩu tăng 39,4% so với 2006, năm 2008 tăng 28,3% so với 2007. Độ giãn ra ngày càng lớn giữa NEER và REER chó thấy tỷ lệ lạm phát cao đã làm xói mòn năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, chính phủ cần tập trung vào giải quyết giảm mức lạm phát xuống vừa phải và điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn nữa, sự linh hoạt này gắn với các rổ tiền tệ, là các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam chứ không chỉ có USD để đưa REER trở lại trạng thái cân bằng.
3.2.2.Khuyến nghị tỷ giá VND/USD năm 2009 giao động với biên độ 5%-9%
Nhìn vào bảng dưới ta thấy lạm phát ở Việt Nam trong giai đoàn 2002-2008 đều cao hơn so với Mỹ, Trung Quốc. Theo đề tài tính được thì VND thực tế đã lên giá 9,878% so với các đối tác thương mại.
Bảng 3.2 : Số liệu lạm phát của các nước từ 1999-2010
(Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2009) REER giảm (tức VND tăng giá) thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng xuất
khẩu trở nên đắt hơn một cách tương đối, do đó sẽ làm tăng thâm hụt thương mại, gây áp lực phá giá lên VND. Nếu tỷ giá danh nghĩa VND/USD cuối năm 2008 là 17.380 thì thị trường kỳ vọng VND phải bị phá giá xuống mức 17.380 x 9,878% + 17.380 = 19.096.
Vào ngày 15/5/2009, tỷ giá VND/USD niêm yết tại Vietcombank là 17.787 còn xa so với mức 19.194. Điều này phát đi tín hiệu rằng tỷ giá chưa phản ứng đúng với cung cầu ngoại tệ, do đó trong ngày 13/4/2009 tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục đi ngược với tỷ giá niêm yết trong ngân hàng, tại Hà Nội giá bán USD vượt trên ngưỡng 18.000 đồng. Do đó, thị trường kỳ vọng giá đôla sẽ phá ngưỡng 18.000, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có USD nhưng không bán cho Ngân hàng mà giữ lại vì dự báo xu huớng tỷ giá VND/USD tiếp tục tăng.
Vì vậy, có thể giải thích được ngoài thị trường có hiện tượng thừa - thiếu USD và tại sao tỷ giá danh nghĩa luôn trên đà tăng trong mấy tháng nay và dự báo sẽ tăng nữa. Tỷ giá danh nghĩa tăng đến khi nào mức tăng/giảm tỷ giá thực tế tiến tới mức 0, tức là
REER =100
3.3. VIỆT NAM CÓ PHÁ GIÁ MẠNH VND KHÔNG?
Theo cách tính REER ở chương 2, thì VND đang bị định giá cao, do đó các tổ chức tài chính và các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam nên phá giá VND để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai, tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Theo đề tài nghiên cứu, thì không nên phá giá mạnh VND trong năm 2009 mà nên phá giá với mức độ nhỏ và chia ra các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn nới lỏng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% hoặc sắp tới có thể là +/-7% và +/-9%, với kinh nghiệm phá giả nhỏ của Trung Quốc đã thành công, đây là một bài học cho điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm
2009 và 2010. Không nên phá giá với mức độ mạnh khoảng 20-40% vì các nguyên nhân sau:
+ Theo đề tài kiểm định điều kiện Marshall – Lerner, thì tổng hệ số co dãn của nhập khẩu và xuất khẩu nhỏ hơn 0, do đó phá giá sẽ không cải thiện được cán cân thương mại của Việt Nam mà còn đem lại những hậu quả tệ hại hơn nữa
+ Hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới.doc