Các Mác đã lấy ví dụ sản xuất sợi ở Anh để nghiên cứu và rút ra các nhận xét: Ngày lao động của người công nhân trong xí nghiệp của nhà tư bản được chia làm 2 phần: một phần ngày được gọi là thời gian lao động cần thiết trong thời gian này người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng giá trị sức lao động hay tiền công mà nhà tư bản đã trả cho mình. Một phần thời gian lao động còn lại là thời gian lao động thăng dư, trong thời gian này người công nhân tạo ra một lượng giá trị vượt ra bên ngoài giá trị sức lao động. Khoản dôi ra đó chính là giá trị thăng dư và thuộc về nhà tư bản. Từ đó Các Mác đi đến khái niệm giá trị thăng dư là phần giá trị dôi ra người sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị chiếm đoạt bởi nhà tư bản, ký hiệu là m. Sản xuất ra giá trị thăng dư theo Các Mác đó là qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chứng minh rằng Các Mác với sự phát hiện vĩ đại về tính hai mặt của sản xuất ra hàng hoá đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa kinh tế chính trị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài
Chứng minh rằng Các Mác với sự phát hiện vĩ đại về tính hai mặt của sản xuất ra hàng hoá đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa kinh tế chính trị học.
Bài làm
Các Mác (1818-1883) là người sáng lập ra kinh tế chính trị học Mác- Lê nin. Vào cuối những năm 40 của thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và Pháp hoàn thành, nền tảng công nghiệp cơ khí đã được xác lập. Chủ nghĩa tư bản đã phát triển những cơ sở riêng của nó về mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, gắn với nó là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản đã được bộc lộ: về mặt kinh tế mâu thuẫn giữa nền sản xuất đạt trình độ xã hội hoá cao với sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, về mặt xã hội phong trào đấu tranh của công nhân đã phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy đòi hỏi phải trang bị cho giai cấp công nhân vũ khí lý luận và chủ nghĩa Mác ra đời. Bộ phận kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác, đó là sự kế thừa và phát triển của trực tiếp từ kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Các Mác không chỉ thừa kế những hạt nhân hợp lý của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, mà còn phát triển nó một cách xuất sắc và với sự phát hiện vĩ đại về tính 2 mặt của sản xuất ra hàng hoá ông đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa kinh tế chính trị học.
Các Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính 2 mặt của sản xuất ra hàng hoá đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Ông khẳng định: “Tôi là người đầu tiên đã nêu rõ tính chất 2 mặt ấy của lao động biểu hiện trong hàng hoá. Vì khoa kinh tế chính trị xoay quanh điểm này, nên ở đây chúng ta phải bàn thật chi tiết hơn.”
Lao động cụ thể là lao động có ích của con người mà nó có mục đích riêng, đối tượng riêng, công cụ riêng, thao tác riêng và kết quả riêng. Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất ra hàng hoá nếu xét đó là sự hao phí về sức lao động nói chung của con người mà không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào.
Từ đó ông đã xây dựng được cả một hệ thống các phạm trù xuyên suốt trong các học thuyết của ông: học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tái sản xuất,... nhằm phân tích, mổ xẻ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Về học thuyết giá trị: Lê nin đã đánh giá học thuyết giá trị là sợi chỉ đỏ trong toàn bộ học thuyết của Mác bởi vì nó là xuất phát điểm trong toàn bộ học thuyết của Mác. Sự ra đời của học thuyết này nhằm bổ sung và hoàn thiện học thuyết giá trị của các nhà kinh tế đi trước, khắc phục những nhược điểm của họ. Trong học thuyết này Mác đã xây dựng các phạm trù, khái niệm, qui luật sử dụng nó trong việc phân tích và mổ xẻ chủ nghĩa tư bản.
Trước hết, Các Mác đi vào phân tích hàng hoá bởi vì hàng hoá được coi như là hình thái tế bào của chủ nghĩa tư bản, phân tích hàng hoá cũng là phân tích giá trị. Mác đưa ra khái niệm hàng hoá: Hàng hoá trước hết nó là vật phẩm do lao động của con người sản xuất ra, mà một là nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người, hai là nó được sản xuất ra để trao đổi trên thị trường. Ông nhấn mạnh bất kỳ một vật phẩm nào đã là hàng hoá đều có 2 thuộc tính cơ bản đó là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm nó có khả năng thoả mãn nhu cầu nhất định của người mua.
Giá trị của hàng hoá là một phạm trù trừu tượng vì vậy Mác đã chỉ rõ người ta không thể nhìn thấy, sờ mó thấy giá trị. Vì vậy muốn phát hiện ra bản chất hay thực thể giá trị của hàng hoá thì cần phải thông qua phạm trù trung gian là giá trị trao đổi. Bởi vì giá trị trao đổi là cái biểu hiện của giá trị hàng hoá. Mác định nghĩa giá trị trao đổi là một tương quan tỷ lệ về lượng giữa một giá trị sử dụng này với một giá trị sử dụng khác và lấy ví dụ về phương trình trao đổi 1 rìu= 20 kg thóc để phân tích và bằng phương pháp loại dần ông đã rút ra kết luận quan trọng về bản chất của giá trị hàng hoá: giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
Ông kết luận: sở dĩ hàng hoá có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị bởi vì lao động sản xuất ra hàng hoá có tính 2 mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể tạo ra các giá trị sử dụng khác nhau còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá.
Từ việc phân tích giá trị Các Mác đã cũng là người đầu tiên trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ và bản chất của tiền tệ vì tiền tệ là hình thái giá trị của hàng hoá bên cạnh hình thái tự nhiên của nó. Các Mác viết: “Bây giờ cần phải làm một việc mà khoa kinh tế tư sản chưa hề làm thử bao giờ, tức là phải trình bày nguồn gốc phát sinh của hình thái tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hoá từ hình thái ban đầu giản đơn và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều thấy”. Ông đã kết luận: Lịch sử ra đời của tiền tệ là kết quả của cả một quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị bắt đầu từ hình thái giá trị giản đơn, ngẫu nhiên đến hình thái toàn bộ mở rộng, rồi đến hình thái giá trị chung cuối cùng xuất hiện hình thái tiền tệ. Các Mác chỉ rõ tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, nó được tách ra từ thế giới hàng hoá để làm vật ngang giá chung cho các hàng hoá khác. Nó cũng có hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá. Sau khi nghiên cứu sự vận động của tiền tệ, Mác cũng là người đầu tiên đưa ra được qui luật lưu thông tiền tệ và qui luật chi phối sự vận động của tiền tệ đó là qui luật giá trị.
Cũng với sự phát hiện về tính 2 mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá Các Mác cho rằng bất cứ một sản phẩm nào đã được gọi là hàng hoá thì cơ cấu lượng giá trị của nó đều được cấu thành bởi hai bộ phận là giá trị cũ thể hiện ở những tư liệu sản xuất hao phí trong quá trình sản xuất sản phẩm (lao động quá khứ), ký hiệu c và bộ phận thứ hai là giá trị mới, đó là giá trị do sức lao động của người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất (lao động sống), nó bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thăng dư (v+m) hay cơ cấu giá trị của hàng hoá= c +v+m. Các Mác đã chỉ rõ lao động cụ thể của người công nhân bảo tồn và dịch chuyển giá trị những tư liệu sản xuất (c) vào trong giá trị sản phẩm mới. Còn lao động trừu tượng của người sản xuất ra hàng hoá là tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân sức lao động.
Ông phân chia tư bản thành C và V và đưa ra các khái niệm cấu tạo hữu cơ, chi phí sản xuất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân. Ông rút ra việc giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất = chí phí sản xuất + lợi nhuận bình quân.
Như vậy, trong học thuyết giá trị của mình, Các Mác đã hoàn thiện các khái niệm giá trị sử dụng, giá trị, thời gian lao động xã hội cần thiết, hoàn thiện được thuyết tiền tệ, tìm ra qui luật lưu thông tiền tệ và qui luật giá trị là lực lượng cho chi phối sự vận động của tiền tệ...nhưng nghiên cứu này đã bổ sung khắc phục được nhược điểm của học thuyết giá trị của các nhà kinh tế trước.
Học thuyết giá trị đã làm cơ sở cho một học thuyết quan trọng nữa của Mác đó là học thuyết giá trị thăng dư: Lê nin đã đánh giá lý luận giá trị thăng dư là “hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác”, và học thuyết kinh tế của Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác”.
Các Mác bắt đầu phân tích mổ xẻ quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư từ việc nghiên cứu công tức chung của tư bản T- H- T’ và phát hiện ra được một một phàm trù quan trọng đó là hàng hoá sức lao động. Sức lao động là toàn bộ sức thân thể và sức tinh thân có sẵn trong mỗi một con người nó nói lên năng lực hay khả năng của mỗi người lao động.
Sức lao động là một hàng hoá đặc biệt và nó cũng có hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá. Đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác là có thuộc tính nguồn gốc sinh ra giá trị.
Trong nền kinh tế tư bản khi sức lao động biến thành hàng hoá thì người công nhân sau một thời gian làm thuê cho nhà tư bản sẽ được nhận một khoản tiền công. Với hình thức trả lương như vậy nó đã che dấu bản chất vốn có của tiền lương làm cho người ta lầm tưởng tiền lương hay tiền công đó là giá cả của lao động và lao động là một hàng hoá. Nghiên cứu vấn đề này Các Mác đã vạch trần bản chất tiền công dưới chủ nghĩa tư bản. Ông khẳng định tiền công không phải là giá cả của lao động mà là giá cả của sức lao động vì lao động là một phạm trù trừu tượng, lao động chỉ diễn ra khi vận dụng sức lao động để tiến hành quá trình sản xuất do đó lao động có sau, sức lao động có trước.
Từ việc xây dựng phạm trù hàng hoá sức lao động, Các Mác đã phân tích việc tiêu dùng hàng hoá sức lao động dưới chủ nghĩa tư bản, xem xét việc giá trị thặng dư được sản xuất như thế nào, vạch ra bản chất của CNTB và chỉ ra các phương pháp bóc lột giá trị thăng dư.
Các Mác đã lấy ví dụ sản xuất sợi ở Anh để nghiên cứu và rút ra các nhận xét: Ngày lao động của người công nhân trong xí nghiệp của nhà tư bản được chia làm 2 phần: một phần ngày được gọi là thời gian lao động cần thiết trong thời gian này người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng giá trị sức lao động hay tiền công mà nhà tư bản đã trả cho mình. Một phần thời gian lao động còn lại là thời gian lao động thăng dư, trong thời gian này người công nhân tạo ra một lượng giá trị vượt ra bên ngoài giá trị sức lao động. Khoản dôi ra đó chính là giá trị thăng dư và thuộc về nhà tư bản. Từ đó Các Mác đi đến khái niệm giá trị thăng dư là phần giá trị dôi ra người sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị chiếm đoạt bởi nhà tư bản, ký hiệu là m. Sản xuất ra giá trị thăng dư theo Các Mác đó là qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Mục đích của nhà tư bản là sản xuất được nhiều giá trị thặng dư, vì vậy toàn bộ hoạt động của nhà tư bản đều hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thăng dư. Các Mác đã dưa ra 2 phương pháp mà nhà tư bản dùng để đạt được mục đích đó là: phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối tức là kéo dài ngày lao động của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không đổi, một phương pháp nữa là sản xuất giá trị thăng dư tương đôi tức là rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Để làm rõ hơn phạm trù giá trị thăng dư Các Mác đã đưa ra các hình thức biểu hiện cụ thể khác nhau của giá trị thặng dư trong đời sống thực tế của xã hội tư bản. Đó là nó được chuyển hoá thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô. Ông chỉ ra bản chất cũng như nguồn gốc lợi nhuận tư bản công nghiệp, thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản ngân hàng và tư bản kinh doanh tiền tệ...
Các Mác còn chỉ rõ dưới chủ nghĩa tư bản phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được hình thành và phát triển rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp. Với việc nghiên cứu các quan hệ trong nông nghiệp giữa 3 giai cấp cơ bản: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp ông đã tìm được nguyên nhân hình thành địa tô tư bản chủ nghĩa. Nguồn gốc của địa tô cũng chính là một phần của giá trị thặng dư mà công nhân nông nghiệp làm thuê đã tạo ra đã bị nhà tư bản bóc lột.
Các Mác đã nghiên cứu và cho rằng địa tô trong xã hội tư bản chủ nghĩa tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là địa tô chênh lệch (gồm địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II) và địa tô tuyệt đối.
Giữa địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối có sự khác nhau về nguyên nhân hình thành(nêu ra), điều kiện hình thành và sự hình thành giá cả sản xuất. Nhưng thực chất chúng đều là lợi nhuận siêu ngạch được hình thành trong nông nghiệp và nguồn gốc của chúng đều là một bộ phận của giá trị thặng dư do lao động của công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra và bị bóc lột.
Với việc đi sâu tìm ra bản chất, nguồn gốc giá trị thăng dư tiếp theo mới nghiên cứu các hình thức biểu hiện, Các Mác đã làm cho tính khoa học của học thuyết của mình được nâng cao hơn nhiều so với các nhà kinh tế trước Mác, chỉ đi sâu vào nghiên cứu những hiện tượng và biểu hiện của giá trị thăng dư.
Sau khi tìm hiểu bản chất và xây dựng các khái niệm, phạm trù trong nền sản xuất hàng hoá từ sự phát hiện ra tính hai mặt của sản xuất ra hàng hoá, và nhờ đó Các Mác đã sử dụng chúng để nghiên cứu tiếp quá trình sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản trong một học thuyết khác đó là học thuyết tái sản xuất.
Ông đã đưa các khái niệm cơ bản như tư bản xã hội, tổng sản phẩm xã hội, tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Dựa vào tính 2 mặt của lao động biểu hiện trong hàng hoá, Các Mác cũng là người đầu tiên đã phân chia tổng sản phẩm xã hội về hai mặt giá trị và hiện vật: về mặt giá trị tổng sản phẩm có 3 phần: c+ v+ m, về mặt hiện vật tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Sản xuất xã hội được phân thành hai khu vực lớn đó là KVI là khu vực sản xuất tư liệu sản xuất còn KV II là khu vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng. Ông cho rằng điều kiện để tiến hành tái sản xuất thì đòi hỏi cả hai khu vực I và II phải có quan hệ trao đổi lẫn nhau cả về tư liệu sản xuất để tái sản xuất ra quá trình sản xuất và cả về vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất ra sức lao động. Qui luật thực hiện: (V+V1+ m2)I= (C+C1)II
Việc phân chia này là tiền đề phân tích một cách khoa học tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội. Quá trình thực hiện sản phẩm xã hội cũng là quá trình tái sản xuất và lưu thông của tiền đề giá trị và tiền đề hiện vật.
Một vấn đề Các Mác cũng đã rút ra trong quá trình nghiên cứu tái sản xuất đó là khủng hoảng kinh tế. Các Mác đã đưa ra khái niệm và tìm ra nguyên nhân khủng hoảng kinh tế nói chung và khủng hoảng kinh tế xã hội tư bản khi qui luật thực hiện bị phá vỡ và không lặp lại được.
Như vậy có thể nói Các Mác đã nghiên cứu học thuyết tái sản xuất một cách có hệ thống và toàn diện. Nó khắc phục được những hạn chế trong tái sản xuất của một số nhà kinh tế trước đó.
Trên đây là một số vấn đề trong các học thuyết kinh tế của Các Mác.
Nói tóm lại thì nhờ vào việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá, Các Mác đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống, ông đã tìm ra nguồn gốc, bản chất nhiều phạm trù và phát hiện nhiều qui luật từ đó hoàn thiện, bổ sung khắc phục được hạn chế của các nhà kinh tế trước Mác. Trong các học thuyết của mình, Các Mác đã nghiên cứu hệ thống các phạm trù và qui luật của nền sản xuất hàng hoá phát triển, phân tích, mổ xẻ một cách sâu sắc bản chất chế độ tư bản chủ nghĩa để dẫn tới những kết luận về sự hạn chế lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các lý luận khoa học của ông đã trở thành một vũ khí đấu tranh cho giai cấp vô sản trong việc giải phóng loài người khỏi sự áp bức bóc lột, tiến lên một xã hội mới tốt đẹp hơn đó là xã hội chủ nghĩa cộng sản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28397.doc