Tiểu luận Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I. Khái niệm vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính 1

1. Vi phạm hành chính 1

2. Xử phạt vi phạm hành chính 2

II. Khái quát về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả 2

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 2

a. Các hình thức xử phạt chính 2

 Hình thức xử phạt cảnh cáo 2

 Hình thức phạt tiền 2

 Hình thức trục xuất 3

b. Các hình thức xử phạt bổ sung 3

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả 4

III. Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả 5

1. Về hình thức phạt cảnh cáo 5

2. Về hình thức phạt tiền 6

3. Về hình thức trục xuất 8

4. Về hai hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính 9

5. Về các biện pháp khắc phục hậu quả 9

IV. Một số kiến nghị về phương hướng đổi mới, hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4957 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, chỉ rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Sau này, tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, vi phạm hành chính được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng quan niệm về vi phạm hành chính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính”. Xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Khái quát về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính Các hình thức xử phạt chính Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Hình thức xử phạt cảnh cáo Hình thức xử phạt cảnh cáo được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh xử phạt hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với các trường hợp sau: Thứ nhất, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Thứ hai, cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau đây: Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Ví dụ: Vào lúc 3 giờ sáng ngày 1/7/2009, Nguyễn Văn A (15 tuổi) có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo khu dân cư xung quanh nhà mình. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự thì hành vi trên của A có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tuy nhiên, do A chưa đủ 16 tuổi nên A chỉ bị chủ tịch UBND xã xử phạt cảnh cáo. Trong trường hợp A từ đủ 16 tuổi thì A chỉ có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện A thực hiện hành vi này lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ. Hình thức phạt tiền Phạt tiền là một trong hai hình thức xử phạt chính, được quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 14 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000đ đến 500.000.000đ Ví dụ: Do có xích mích từ trước, ngày 30/8/2007, Nguyễn Văn A (20 tuổi) và Phạm Văn N (21 tuổi) tình cờ gặp nhau trên đường, hai bên lời quan tiếng lại, xảy ra xô sát và dẫn đến đánh nhau. Sự việc đã được công an xã phát hiện và can thiệp kịp thời. Do A và N thực hiện hành vi lần đầu nhưng không có tình tiết giảm nhẹ theo Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính nên căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và căn cứ vào Điều 30 Nghị định này quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân thì trưởng công an cấp xã có thể phạt tiền A và N từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Hình thức trục xuất Căn cứ vào Điều 15 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam phải rời khỏi Việt Nam. Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc áp dụng cùng với hình thức phạt bổ sung. Hình thức này là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác. Hình thức này được đánh giá cao, vì nó vừa có mục đích răn đe người nước ngoài có hành vi vi phạm vừa có tác dụng ngăn chặn vi phạm một cách triệt để khả năng vi phạm của người này trên lãnh thổ Việt Nam. Hình thức trục xuất phải được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ và cụ thể bởi trục xuất là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế của Việt Nam với các quốc gia. Các hình thức xử phạt bổ sung Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (cơ sở pháp lý: Điều 16 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002) Theo quy định tại Điều 11 Nghị định của Chính phủ số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2008 thì tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại điều này không bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (Điều 17 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002) Là việc người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp tịch thu để sung vào công quỹ nhà nước các tài sản, vật dụng, hàng hóa, tiền bạc, …dùng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc do vi phạm hành chính mà có. Khi áp dụng hình thức này cần lưu ý đối với vật, tiền bạc, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thuộc các hình thức sở hữu hợp pháp bị tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chiếm đoạt một cách bất hợp pháp hoặc sử dụng trái phép thì không được tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp. Các biện pháp khắc phục hậu quả Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính để lại trên thực tế. Ngoài những biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể từ Điều 18 đến Điều 21 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, thì người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định của Chính phủ. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và văn hóa phẩm độc hại. Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ. Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả Nhìn về tổng thể, việc ban hành pháp lệnh xử lý VPHC và các Nghị định, các văn bản hướng dẫn là hết sức kịp thời, phù hợp với đòi hỏi thực tế với mong muốn và nguyện vọng của toàn dân. Những quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là tương đối cụ thể và nghiêm khắc nên đã có tác dụng hạn chế, ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm. Nói cách khác, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ đã góp phần không nhỏ từng bước tạo lập trật tự kỉ cương xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thi hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả vẫn bộc lộ những điểm hạn chế nhất định. Cụ thể: Về hình thức phạt cảnh cáo Cảnh cáo là hình thức phạt truyền thống, trong tất cả các văn bản về xử lí vi phạm hành chính từ năm 1945 đến nay đều quy định hình thức phạt này. Nhưng trên thực tiễn, việc áp dụng hình thức phạt này so với phạt tiền là rất ít cũng như do nhận thức coi nhẹ hình thức thức này cho rằng nó không đạt được mục đích của chế tài nên có nhiều ý kiến đang muốn đưa hình thức này ra khỏi hệ thống chế tài xử phạt hành chính. Tuy nhiên, ta thấy rằng, mục đích của xử phạt vi phạm hành chính là nhằm nhắc nhở, giáo dục người vi phạm tôn trọng và chấp hành trật tự quản lí nhà nước chứ không nhằm trừng trị đối với người vi phạm. Do đó, cảnh cáo là hình thức xử phạt thích hợp đối với các vi phạm nhỏ, lần đầu và với trẻ vị thành niên. Việc áp dụng hình thức xử phạt nhẹ này sẽ làm cho người vi phạm thấy được sự nghiêm minh cũng như nhân đạo của pháp luật mà trở nên tự giác chấp hành pháp luật hơn. Trong nhiều trường hợp, phạt cảnh cáo còn đem lại hiệu quả thực tế hơn phạt tiền tràn lan. Tuy nhiên, hiện tại việc quy định cơ sở cũng như đối tượng áp dụng phạt cảnh cáo trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa rõ ràng dẫn đến khó vận dụng. Điều kiện áp dụng phạt cảnh cáo được quy định chung chung trong pháp lệnh và các nghị định sau đó đều ghi lại giống như Pháp lệnh mà không quy định một cách chi tiết, cụ thể. Vi phạm lần đầu thì có thể hiểu được nhưng thế nào là vi phạm nhỏ, có tình tiết giảm nhẹ thì chưa được giải thích cụ thể. Các quy định chung chung này dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng truy cứu trách nhiệm hành chính tại các văn bản xử phạt trong từng lĩnh vực. Thêm vào đó, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh lại tự đưa ra các điều kiện khác như “chưa gây hậu quả và chưa đến mức cần phải phạt tiền” càng làm khó hiểu thêm vấn đề. Hơn nữa, về đối tượng áp dụng, cảnh cáo áp dụng đối với cả tổ chức có lẽ không phù hợp. Thực tế việc áp dụng trách nhiệm dưới hình thức cảnh cáo đối với tổ chức không có tác dụng đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Còn việc chỉ áp dụng cảnh cáo đối với mọi hành vi vi phạm của người chưa thành niên từ 14 đên 16 tuổi thì lại còn nương nhẹ. Ngoài ra, một hạn chế của hình thức cảnh cáo đó là: Văn bản cảnh cáo không được lưu giữ, chính vì thế mà rất khó khăn trong việc xét tái phạm của những người này. Về hình thức phạt tiền Hình thức phạt tiền được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt hành chính mà Nhà nước đã ban hành từ trước đến nay. Ví dụ: Điều lệ xử phạt vi cảnh năm 1977, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1989, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995. Trên thực tế, do phạm vi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và trục xuất tương đối hạn hẹp nên hình thức xử phạt được sử dụng phổ biến nhất là phạt tiền. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về hình thức phạt tiền hiện nay còn những vướng mắc cần được giải quyết: Thứ nhất, về điều kiện và đối tượng áp dụng hình thức phạt tiền. Theo quy định của Pháp lệnh thì phạt cảnh cáo áp dụng đối với vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và mọi vi phạm của người vị thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi còn lại là phạt tiền. Vậy thế nào là vi phạm hành chính lớn? nhỏ? để áp dụng phạt cảnh cáo hay phạt tiền. Một số điểm về tình tiết tăng năng hay giảm nhẹ cũng chưa được rõ ràng và cũng không thống nhất giữa các văn bản. Việc coi người vị thành niên từ 14 đến 16 tuổi không phải là đối tượng áp dụng hình thức phạt tiền tuy có thể hiện tính nhân đạo và trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em nhưng có vẻ như tính hiệu quả mà biện pháp này mang lại không cao vì thiếu tính răn đe. Thứ hai, về mức phạt, nếu như Điều 13 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995 chỉ chia thành ba khung mức phạt tiền căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính khác nhau, dẫn tới tình trạng khó vận dụng, tạo sơ hở trong việc áp dụng mức phạt ở mỗi địa phương, mỗi ngành khác nhau. Tại Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, đã có sự thay đổi đáng kể đó là phân chia mức phạt tiền tối đa căn cứ vào từng lĩnh vực cụ thể. Khoản 2 Điều 14 căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm đã quy định năm mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lí Nhà nước. Việc chia nhỏ mức phạt tiền trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 để áp dụng phù hợp đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lí nhà nước một cách chính xác, thống nhất hơn đồng thời khắc phục được tình trạng quy định mức tiền phạt quá cao trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995, bảo đảm nguyên tắc là trong cùng lĩnh vực quản lí nhà nước thì mức phạt tối đa do pháp luật quy định đối với một hành vi vi phạm hành chính không vượt quá mức phạt tiền tối thiểu được Bộ luật hình sự quy định đối với một hành vi phạm tội. Mức phạt hiện tại được Pháp lệnh quy định là từ 10.000 (mười nghìn Việt Nam đồng) đến 500.000.000 (năm trăm triệu Việt Nam đồng). Có thể thấy ngay rằng so với các mức phạt tiền được áp dụng trước đây thì các mức phạt tiền được áp dụng cho các hành vi vi phạm đều cao hơn từ 10 đến 20 lần. Việc tăng mức phạt tiền rõ ràng thể hiện khuynh hướng tăng tính trừng trị (nhiều người hiện tại vẫn tiếp tục kêu gọi tăng mức phạt tiền). Tuy nhiên, như đã phân tích về bản chất của hình phạt ở trên, đặc trưng của chế tài hành chính chủ yếu là mang tính nhắc nhở, giáo dục. Hơn nữa, mức phạt tiền quá cao không phải ai cũng có khả năng thi hành quyết định xử phạt dễ dẫn đến xin xỏ, hối lộ người thi hành công vụ. Các mức phạt tiền cao đem đến cảm giác như là đang có sự hành chính hóa hình sự. Vì với mức phạt tiền nặng như vậy phải được coi là vụ án hình sự và phải được xét xử theo thủ tục tư pháp chứ không phải thủ tục hành chính để đảm bảo quyền tranh tụng của công dân, tổ chức. Nên chăng chúng ta nên giảm bớt mức phạt hành chính chứ không phải cố gắng tăng cao? Ngoài ra, trong phạt tiền, điều quan trọng là phải phân định rõ khung tiền phạt. Tuy nhiên, các mức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính cụ thể được quy định trong các Nghị định hiện tại nhìn chung còn rất chung chung, chưa cụ thể. Mặc dù Nghị định có kể ra các hành vi vi phạm và mức phạt nhưng mức độ phân loại cũng chưa cụ thể và mức phạt từ tối thiểu đến tối đa là khá xa. Quy định như vậy rõ ràng là gây khó khăn cho việc áp dụng khi truy cứu trách nhiệm hành chính. Điều này dễ gây ra sự tùy tiện trong việc quyết định mức xử phạt. Có những hành vi vi phạm hành chính như nhau, cùng thời điểm song ở các địa điểm khác nhau và người xử lí khác nhau sẽ có mức phạt khác nhau. Do vậy, nên chia nhỏ khung phạt tiền để việc áp dụng được thống nhất và đúng đắn hơn. Thứ ba, về giới hạn phạt tiền của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Khi quy định thẩm quyền phạt tiền của từng chủ thể, pháp luật quy định mức tối đa mỗi chủ thể được quyền áp dụng, mức tối đa này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi cụ thể. Điều 57 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định: “Mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung hình phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.” Như vậy, nếu hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt đương nhiên được ấn định là mức giữa của khung và mức tối đa của khung chỉ áp dụng khi hành vi có nhiều tình tiết tăng nặng. Trên thực tế, các hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có số lượng lớn hơn nhiều lần những hành vi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Tức là người có thẩm quyền xử phạt thường xuyên xử phạt các hành vi vi phạm hành chính với các tình tiết cơ bản nhưng thẩm quyền xử phạt lại căn cứ vào mức phạt đối với hành vi có tình tiết tăng nặng đặc biệt. Cách quy định này vô hình chung đã hạn chế một cách đáng kể thẩm quyền của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Về hình thức trục xuất Hình thức xử phạt vi phạm hành chính này trên thực tế được áp dụng rất ít do nhiều nguyên nhân như: Số người nước ngoài ở Việt Nam đương nhiên là ít hơn nguời Việt nam, người nước ngoài thực sự có ý thức và tôn trọng các quy định hơn người Việt Nam chúng ta, hơn nữa nếu có vi phạm thì một số vi phạm được xử lý theo hướng ngoại giao (nếu vi phạm ấy có mức độ không cao). Trên khía cạnh lý luận, hình thức xứ lý vi phạm hành chính trục xuất còn tồn tại một số vấn đề như sau: Thứ nhất, hình thức này chưa được quy định một cách cụ thể nên việc áp dụng có thế gặp khó khăn. Tại nghị định số 97/2006/NĐ-CP Quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cũng chưa nói rõ khi nào thì áp dụng hình phạt chính là trục xuất, khi nào thì hình phạt trục xuất là bổ sung. Bên cạnh đó, trong luật hình sự và pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đều lấy trục xuất làm hình phạt chính. Việc quy định ở cả hai văn bản này sẽ gây khó khăn, hơn nữa ranh giới giữa vi phạm thông thường và tội phạm là không có, không có quy định rõ rằng là hành vi nào thì bị trục xuất hành chính, hành vi nào thì bị trục xuất hình sự. Theo đó, nếu một người nước ngoài có hành vi vi phạm và bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, nếu thẩm quyền xử lý là tòa án thì hành vi của người đó là tội phạm, nhưng nếu giao hành vi đó cho Bộ Trưởng bộ Công An xử lý thì người này chỉ coi là vi phạm hành chính. Như vậy thì không được rõ rằng và cụ thể. Không có căn cứ để kết luận đó là vi phạm hành chính hay tội phạm. Theo em để khắc phục được cả hai vấn đề trên thì trong hệ thông pháp luật Việt Nam cần quy định rõ ràng từng mức độ khác nhau đối với hành vi vi phạm, để lấy đó là cơ sở áp dụng hình thức trục xuất là hình phạt bổ sung, hình phạt chính hay xử lý trục xuất theo luật hình sự. Thứ hai, có ý kiến cho rằng Việt Nam chưa có quy định vấn đề người nước ngoài có nhiều quốc tịch có hành vi vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính thì trục xuất về nước nào. Theo em, có thể quy định là trục xuất về quốc gia có quốc tịch đăng kí nhập gần nhất (căn cứ vào ngày tháng); hoặc là khi bị trục xuất thì người đó được lựa chọn quốc gia trong số các quốc gia người đó có quốc tịch. Việc quy định này sẽ làm làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam được hoàn thiện hơn, có cơ sở pháp lý hơn. Về hai hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính Pháp lệnh hiện hành quy định: “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề” (Điều 16). Tuy nhiên, vi phạm nghiêm trọng đến mức độ nào thì tước quyền đó và khi nào thì có thời hạn, khi nào thì không thời hạn lại chưa được các văn bản của chính phủ quy định cụ thể. Chính “kẽ hở” này đang tạo ra hành vi tùy tiện và không công bằng trong truy cứu trách nhiệm hành chính; hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính cũng cần được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn trên tinh thần của xử phạt hành chính là không nên có các biện pháp thái quá không tương xứng với tính chất và mức độ vi phạm hành chính. Với nguyên tắc không tịch thu toàn bộ, phải để cho người vi phạm có điều kiện sinh sống để tránh sự áp dụng tràn lan, đôi khi lạm dụng, tùy tiện như vẫn thấy. Ở khía cạnh khác, thời gian qua do yêu cầu tăng cường đấu tranh đối với vi phạm hành chính nhất là trong lĩnh vực quản lí giao thông, trật tự xây dựng, văn minh đô thị… Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp về xử phạt hành chính, đặt ra thêm nhiều hình thức xử phạt bổ sung, trong đó có hình thức thậm chí còn trái với Pháp lệnh. Ví dụ: Pháp lệnh không quy định hình thức phạt bổ sung tạm giữ xe 15 đến 30 ngày (mà chỉ coi tạm giữ phương tiện là biện pháp ngăn chặn với thời hạn 10 ngày, trường hợp cần kéo dài thì tối đa không quá 60 ngày) và bấm lỗ đánh dấu số lần vi phạm lên giấy phép lái xe. Nhưng tại Điều 15 Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ đã quy định hai hình thức phạt bổ sung này. Về các biện pháp khắc phục hậu quả Về bản chất đây là các biện pháp kèm theo các hình thức phạt chính và bổ sung. Pháp lệnh quy định 4 biện pháp khắc phục hậu quả và trao cho Chính phủ khả năng quy đinh những biện pháp khác. Bản thân các biện pháp trong Pháp lệnh này đã là rất chung chung cần được cụ thể hơn nữa. Song nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như nghị định, thông tư không những không quy định cụ thể hơn mà còn quy định chung chung hơn và về nội dung đôi khi còn trái với Pháp lệnh. Ngoài ra, nhóm các biện pháp khắc phục này còn thiếu nhiều biện pháp mà có một thời đã áp dụng nay thiết nghĩ sẽ có hiệu quả khi áp dụng trở lại như: buộc nộp thuế, phụ thu do đã trốn tranh, giải tán các hội, phái, giáo phái, đạo, hủy bỏ các quy định (quy chế, nội quy, lệ) trái pháp luật. Một số kiến nghị về phương hướng đổi mới, hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính Như đã trình bày ở trên, do các hình thức xử phạt hành chính hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu xử phạt cho nên cần mở rộng hệ thóng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Như có thể nghiên cứu áp dụng trở lại những hình thức xử phạt hành chính như phạt giam hành chính, phạt lao động công ích đối với những hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội; nghiên cứu áp dụng những hình thức phạt mới cho phù hợp với điều kiện hiện nay như cấm đảm nhận trách nhiệm đối với những hành vi tham nhũng, quan liêu hiện nay đang là quốc nạn, các hành vi lạm dụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Việc mở rộng thêm các hình thức xử phạt này ở khía cạnh khác, còn có thể thay thế, bù đắp cho các biện pháp xử lí hành chính khác đang có nguy cơ bị loại bỏ vì tính không phù hợp của chúng trong xử lí vi phạm hành chính. Hơn nữa, việc phân ra các hình thức phạt chính, bổ sung và hình thức vừa phạt chính vừa phạt bổ sung như hiện nay tuy là phù hợp nhưng cần xác định lại hình thức nào chỉ áp dụng phạt chính, hình thức nào chỉ áp dụng phạt bổ sung và hình thức nào vừa áp dụng như là phạt chính vừa có thể áp dụng như là phạt bổ sung, cũng như việc phạt bổ sung có nhất thiết phải gắn với phạt chính hay không? Để tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản luật nên có quy định thống nhất các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, phạm vi và điều kiện áp dụng chúng vào một văn bản luật (pháp lệnh, bộ luật). Văn bản này quy định tất cả các vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính từ việc quy định cấu thành vi phạm hành chính, hệ thống chế tài hành chính, các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm (phần chung) đến việc quy định các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt đối với các hành vi đó trong các lĩnh vực quản lí nhà nước (phần các vi phạm và chế tài xử phạt). Cách làm này sẽ đảm bảo nguyên tắc hiến định về quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân và khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế về tính thống nhất, tính bao quát, tính pháp chế khi để cho Chính phủ và thậm chí cả các ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Trên thực tế thì có những người không có tiền để nộp phạt (người lang thang không có nơi cư trú vv...) khi bị xử lý vi phạm hành chính thì hình thức phạt tiền hay cảnh cáo sẽ không có giá trị, hoặc khó có thể thực hiện. Dần dần tạo thành một thói quen cho người xử lý, không xử phạt hoặc bỏ qua những hành vi vi phạm.Và điều đó là hoàn toàn đã có trên thực tế. Để khắc phục được hạn chế này,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn HK luật hành chính- Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.doc
Tài liệu liên quan