Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của các khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Quan hệ sản xuất đã từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hướng vào các lĩnh vực, phát triển trồng trọt và chăn nuôi trên vùng cát nội đồng, từng bước hình thành lực lượng kinh tế trang trại mạnh, phát triển lực lượng khai thác biển, lập cơ sở sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và các ngành nghề khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mạng lưới của các đơn vị quốc doanh tiếp tục phát triển về qui mô hoạt động, nhất là về bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, điện lực, huyện luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước triển khai lực lượng trên địa bàn. Phát huy vai trò kinh doanh, dịch vụ trên lĩnh vực, cung ứng, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, cung ứng xăng dầu, cấp nước sinh hoạt, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất và dân sinh.

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuẩn quốc gia trong năm học 2007 - 2008 đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị tỉnh về kiểm tra công nhận. Quan tâm đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của các đơn vị trường học. Công tác giáo dục hướng nghiệp cho khối học sinh THCS cũng đã được Phòng Giáo dục phối hợp với trung tâm khoa học kỹ thuật hướng nghiệp huyện để huy động học sinh trên địa bàn huyện tham gia học nghề và tổ chức thi nghề cho các em. Hoàn thành kiểm tra phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007 của các xã, thị trấn, kết quả có 10/11 xã, thị trấn đạt chuẩn và huyện tiếp tục đạt chuẩn phổ cập THCS (xã Quảng Vinh không đạt), đồng thời thông qua bước 1 đề án nâng Trung tâm dạy nghề huyện thành Trường trung cấp nghề. Huyện thường xuyên tập trung rà soát đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý khối Tiểu học và chỉ đạo hội thảo trao đổi chuyên môn khối THCS. Nhìn chung, công tác giáo dục luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Đến thời điểm hiện nay, tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của huyện. + Y tế: Huyện luôn luôn thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, nâng cao chất lượng, tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Huyện thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra liên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất kinh doanh và hướng dẫn toàn dân đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi, chủ động phương án phòng chống dịch bệnh, đồng thời đã chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là bố trí đội ngũ y bác sỹ, chuẩn bị các điều kiện phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh ở các trạm y tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, lực lượng y tế thôn ngày càng có hiệu quả. Qua bảng sau cho ta thấy 100% số xã có trạm y tế cấp xã, số giường bệnh ngày càng được bổ sung, số bác sĩ ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tuy nhiên số y sĩ kỹ thuật viên đang ngày càng giảm, số dược sỹ thiếu vì vậy cần bổ sung kịp thời để phục vụ tốt hơn nữa công tác khám chữa bệnh và cấp bán thuốc cho bà con. Bảng1 : Số cơ sở y tế, cán bộ y tế và số giường bệnh Năm 2003 2004 2005 2006 Số cơ sở y tế Bệnh viện 1 1 1 1 Phòng khám đa khoa khu vực 2 1 1 1 Trạm y tế xã Thị Trấn 11 11 11 11 Số giường Bệnh Bệnh viện 50 60 60 60 Phòng khám đa khoa khu vực 20 10 10 10 Trạm y tế 88 88 88 88 Số cán bộ y tế Ngành y 48 40 38 37 Bác sỹ trình độ cao 28 28 30 32 Y sỹ kỹ thuật viên 48 40 38 37 Y tá, nữ hộ sinh 44 54 58 67 Ngành dược 6 7 7 7 Nguồn niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2007 + Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc Huyện đã tích cực đầu tư cho giao thông nông thôn, với chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm, với phương châm nhà nước góp vốn, nhân dân góp vốn và ngày công, trong thời gian qua toàn huyện đã bê tông hoá giao thông nông thôn nhiều tuyến đường, thuận lợi chio giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua huyện cũng đã quan tâm đầu tư đúng mức bê tông hoá kênh mương phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ý thức chấp hành luật giao thông của mọi người dân trong địa phương, đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phối hợp với ngành giáo dục tổ chức thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ cho tất cả các học sinh 11/11 trường THCS. Trong huyện 11/11 xã được phủ sóng truyền thanh và truyền hình, 11/11 xã có bưu điện văn hoá xã, 100% số xã được hoà mạng lưới điện quốc gia, đặc biệt 11/11 xã có mạng Internet công cộng. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn đạt 299,9 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 13,1% và 18,2% so với thời kỳ 1996 - 2000. Kết quả đầu tư đã làm tăng thêm năng lực sản xuất mới, từng bước phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Một số công trình quan trọng đã đưa vào sử dụng như đường Vinh - Phú, Sịa - Quảng Thọ, Tây Ba - Quán Cửa, La Vân - Thanh Hà, Sịa - Mai Dương, cầu Vĩnh Hoà... Nâng cấp 2,3 km tỉnh lộ 11A, và 2 km tỉnh lộ 4 đoạn An Gia đi Quảng Lợi. Một số công trình thiết yếu đang tiếp tục triển khai xây dựng như cầu Sịa, cầu Tứ Hạ - Quảng Phú, đường Nguyễn Chí Thanh, tỉnh lộ 11... Chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn đã hoàn thành được 60% với 52,8/88,2km, chương trình kiên cố hoá kênh mương đã hoàn thành 82,6% với 53,8/65km. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng 3 trạm bơm; các đê, đập dọc sông Bồ, phá Tam Giang được củng cố, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 60,1% diện tích và chống sạt lở. Chương trình kiên cố hoá trường học đã hoàn thành 60% với 267/446 phòng. Mạng lưới điện mở rộng đến 98,9% số thôn và trên 95% số hộ được dùng điện. Hệ thống cấp nước sinh hoạt đã phát triển đến 25,5% thôn, nâng tỷ lệ hộ được dùng nước sạch, hợp vệ sinh toàn huyện lên 78%. Hoàn thành quy hoạch trung tâm huyện lỵ, trung tâm các xã và tiểu vùng, quy hoạch phát + Dân số, lao động: Đến năm 2007 dân số của huyện là 92.572 người, mật độ trung bình 568 người/km2, phân bố không đều tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Vinh Quảng phú Quảng Thành, thị trrán Sịa, thưa thớt ở các xã Quảng Thái, Quảng Công. Nhưng nhìn chung, dân số của toàn huyện là cao, tăng theo từng năm, tuy vậy tỉ lệ tăng tự nhiên lai giảm năm 1997 là 19,61% năm 2002 là 13,40% năm 2006 là 11,02 % , đây là dấu hiệu của cấu trúc dân số già, nhưng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của huyên vẫn chiếm tỉ lệ cao, nên không có gì phải lo ngại về lực lượng lao động phục vụ cho phát triển kinh tế của huyện. Về tỉ lệ giới tính, giữa nam và nữ không đồng đều vào những năm 199, 1998, nhưng tỉ lệ này đã bắt đầu tương đối đồng đều từ năm 2000 đến 2006. Dân số ở thành thị có xu hướng tăng và ở nông thôn có xu hướng giảm trong những năm trở lại đây. Tuy vậy dân số vẫn tập trung ở nông thôn là chủ yếu. Về cơ cấu lao động, lao động vẫn tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế nông nghiệp, xu hướng phân công lao động theo hướng giảm lao động trong khu vực kinh tế nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành CN - XD và dịch vụ. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu lao động sẽ là Nông - Lâm- ngư 48(%), Dịch vụ 34(%), CN - XD là 18(%). Bảng 2 cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế (ĐVT %) Năm 2005 2006 2007 2010 Tổng 100 100 100 100 CN-XD 12.0 13.1 14.3 18.0 Nông-Lâm- Ngư 59.9 57.3 54.7 48.0 Dịch vụ 28.1 29.6 31.0 34.0 Nguồn báo cáo 9 tháng đầu năm 2008 của phòng thống kê Quảng Điền 2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Những khó khăn - Là huyện vùng trũng, sản xuất thuần nông lại thường xuyên bị ảnh hưởng bất lợi bởi thiên tai, lũ lụt. - Công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết các trung tâm xã, quy hoạch phát triển ngành, các khu chức năng, các khu dân cư mới còn chậm và thiếu đồng bộ đã gây ảnh hưởng đến xây dựng và quản lý đô thị cũng như làm trở ngại phát triển kinh tế - xã hội và huy động các nguồn lực. - Công tác quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, có mặt còn chồng chéo, bất cập; phân cấp, phân công quản lý chưa rõ ràng. Hạ tầng đô thị nhiều nơi chưa được đầu tư nâng cấp. Quản lý xây dựng còn thiếu thống nhất, tính tự phát trong xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt là nhà ở của dân cư còn khá phổ biến. Vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức. - Chưa có cơ chế, chính sách tác động mạnh để huy động vốn đầu tư và phát huy nội lực trong nhân dân để xây dựng, phát triển và quản lý đô thị. - Cơ sở hạ tầng còn yếu kém nhất là ở các xã ven biển. - Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. - Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, và không đồng đều giữa các vùng. 2.2.2. Những thuận lợi - Lực lượng lao động trẻ dồi dào, chiếm tỉ lệ cao trong dân số . - Có nguồn tài nguyên biển, ven biển và đầm phá tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển . - Có phá Tam Giang rộng lớn thuận lợi để tổ chức các loại hình du lịch biển, câu cá trên đầm phá... - Khoa học công nghệ có bước phát triển , nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào quản lý, sản xuất - kinh doanh và đời sống. Nhiều dự án khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư được triển khai góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cây trồng vật nuôi. - Có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo tâm huyết, giàu năng lực. Nhân dân đoàn kết, cần cù lao động, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước, chính trị ổn định. 2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến nay 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Huyện Quảng Điền từ năm 2001 đến nay và xu hướng đến năm 2010 Qua bảng sau cho chúng ta thấy kinh tế huyện Quảng Điền trong những năm 2001 đến năm 2007 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành Dịch vụ và Công nghiệp, giảm dần tỷ trọng của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Nhưng sự chuyển dịch không đồng đều thay đổi theo từng giai đoạn. Bảng 3 Cơ cấu ngành kinh tế huyện Quảng Điền từ năm 2000 - 2007 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Nông-Lâm-Ngư 62.23 66.78 66.84 63.36 59.31 55.45 46.4 CN-XD 18.15 14.69 14.22 16.01 17.57 18.71 19.7 Dịch vụ 19.62 18.53 18.94 20.63 23.12 25.85 33.9 Nguồn : Niên giám thống kê huyện Quảng Điền 2007 (ĐVT %) Cụ thể giai đoạn 2001- 2003. Trong cơ cấu GDP của huyện, tỷ trọng Ngành Nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng, năm 2001 là 62.23%, năm 2003 là 66.84 %. Tỷ trọng CN - XD và Dịch vụ có xu hướng giảm, 2001: CN - XD 18.15%,Dịch vụ 19,62%, 2003: CN - XD 14.22%, Dịch vụ 18,94%. Nhưng bước qua giai đoạn 2004 đến 2007 tỷ trọng ngành Nông nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh, ngành công nghiệp tăng với nhịp độ đều đặn, và ngành Dịch vụ tăng mạnh, cụ thể : Năm 2004 cơ cấu GDP là nông nghiệp 63.36%, CN - XD 16.01%, Dịch vụ 20.63%. Đến năm 2007 cơ cấu GDP là nông nghiệp 46.4%, CN - XD 19.7%, dịch vụ 33.9%. Chỉ tiêu 2010 là nông nghiệp 36%, CN - XD 24%, dịch vụ 40%. Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Kế Hoạch 2010 Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế ngành huyện Quảng Điền thể hiện qua các năm Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt gần 7,6%, cao hơn so với bình quân thời kỳ 1996-2000 là 2,4%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chiếm 57,3% - 13,2% - 29,5% (chỉ tiêu là 63% - 12% - 25%). Cơ cấu đầu tư đúng hướng, đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới. Các ngành, vùng kinh tế đều phát triển phù hợp với điều kiện có được. Tổng sản phẩm trong huyện bình quân từ 2001 - 2005 đạt 222,755 tỷ đồng, tăng 35,2% so với thời kỳ 1996 - 2000. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 4,71 triệu đồng/năm, tăng 45,3% so với năm 2001. Cơ cấu lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 59,9%-12%-28,1% (chỉ tiêu là 67% - 10% - 23%). Cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn đã có chuyển dịch theo hướng giảm dần lực lượng lao động nông nghiệp sang hoạt động trên các ngành nghề phi nông nghiệp. Thời kỳ 2001 - 2005, cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp, CN - XD, dịch vụ tương ứng là 59,9% - 12% - 28,1%. Đến cuối năm 2007, cơ cấu lao động trong nông thôn tương ứng là 54,7% - 14,3% - 31%. Bảng 4 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) ĐVT : % Năm 2005 2006 2007 CN - XD 14.6 21.3 17.63 Nông - Lâm - Ngư 5.6 4.9 1.72 Dịch vụ 16.9 22.1 23.18 Nguồn : Niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2007 Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) các ngành kinh tế huyện Quảng Điền (ĐVT %) Qua bảng và biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) các ngành kinh tế huyện Quảng Điền ở trên cho ta thấy tốc độ tăng ngành Nông nghiệp năm sau thấp hơn năm trước,và thấp hơn tốc độ tăng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao ổn định. Nguyên nhân của tình hình trên là trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền trong những năm qua gặp nhiều khó khăn. Tuy có tăng nhưng tăng chậm, đặc biệt dịch cúm gia cầm các năm 2005, 2006 làm thiệt hại đàn gia cầm của các hộ chăn nuôi, dịch bệnh lở mồm long móng ở đàn trâu bò, bệnh tai xanh ở lợn làm thiệt hại to lớn đàn gia súc. Đối với sản xuất nông nghiệp, các trận lũ năm 2006 và 2007 làm hư hại nhiều lúa và hoa màu, dịch bệnh làm giảm năng suất lúa. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ hải sản, các vùng nuôi trồng ở phá Tam Giang nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, tôm cá và ba ba gặp phải nhiều đợt dịch bệnh khiến năng suất khi thu hoạch chất lượng không cao, sản lượng đánh bắt giảm. Trong khi đó CN - XD và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, nguyên nhân chủ yếu là kinh tế tư nhân có xu hướng tăng, hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực CN - XD và dịch vụ cao hơn trong nông nghiệp, đặc biệt dịch vụ tăng nhanh, các nhóm dịch vụ như điện tử, điện dân dụng, thương mại...phát triển nhanh. Qua biểu đồ dưới đây cho ta thấy : Trong quá trình công nghiệp hoá ở huyện Quảng Điền, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng, chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực CN - XD và dịch vụ, do đó trong cơ cấu lao động lao động trong khu vực nông nghiệp giảm, năm 2005 là 59.9%, năm 2007 là 54.7% dự báo 2010 chỉ chiếm 48.0%. Lao động trong CN - XD và dịch vụ tăng và có xu hướng tăng ổn định, lao động dịch vụ năm 2005 là 28.1%, 2006 là 29.6% , 2007 là 31.0%, dự báo kế hoạch 2010 chiếm 34.0% trong cơ cấu lao động . Năm 2005 Năm 2007 Kế hoạch Dự báo Năm 2010 Biểu đồ: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế qua các năm ở huyện Quảng Điền Trong nội bộ các ngành kinh tế ở huyện Quảng Điền trong thời gian qua có sự chuyển dịch phức tạp, thay đổi theo từng thời kỳ. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của huyện, nó cũng chiếm phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn và giải quyết nhiều việc làm nhất. Huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đã chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến ngư và khuyến lâm, tổ chức lại sản xuất gắn với “Dồn điền đổi thửa”, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Trong sản xuất lương thực, nhất là cây lúa, đã tập trung đưa các giống lúa xác nhận vào gieo cấy trên 98% diện tích, tăng 28,5% so với năm 2005, trong đó tự sản xuất trên địa bàn chiếm trên 33,3%; diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao 554,17 ha (năm 2007), tăng gấp 5,54 lần nghị quyết đề ra cho phân kỳ 2006 - 2007, đã gắn sản xuất với việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh, phòng trừ sâu bệnh... Vì vậy, năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 54,08 tạ/ha trên tổng diện tích gieo trồng lúa hàng năm 7.205 ha, giảm bình quân 1,5%/năm, chủ yếu chuyển diện tích lúa năng suất thấp, không ổn định sang trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản có lợi hơn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt để tăng hiệu quả trên từng đơn vị diện tích, phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 39.001,6 tấn, trong đó sản lượng thóc 38.501,7 tấn. Cây công nghiệp hàng năm tiếp tục phát triển ổn định với xu hướng năm sau cao hơn năm trước, góp phần đa dạng hoá cây trồng. Do có bước chuyển đổi cây trồng hợp lý nên không những bảo đảm được an ninh lương thực trên địa bàn huyện, mà còn dành quỹ đất và các nguồn lực khác để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm. Kết quả là diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm tăng cả về số lượng và tỷ trọng, từ 2.383,7ha và 22,01% năm 2005 lên 2.536,6 ha và 23,4% năm 2007. Đã từng bước hình thành được các vùng tập trung chuyên canh sản xuất hàng hoá như vùng chuyên cây thực phẩm ở các xã ven sông Bồ với quy mô trên 250 ha, vùng chuyên cây công nghiệp ngắn ngày ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Phú, Quảng Vinh với quy mô trên 1.500 ha. Nhiều mô hình chuyên canh đã đem lại giá trị thu nhập cao như vùng chuyên rau ở Quảng Thành có giá trị thu nhập 120 triệu đồng/ha/năm, chuyên mía ở Quảng Phú có giá trị 60 triệu đồng/ha/năm... Bên cạnh đó, một số mô hình nuôi cá theo 3 tầng sinh thái chuyển từ các chân ruộng kém hiệu quả sang cũng cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã không ngừng cải tiến về mặt kỹ thuật, đến nay ngành trồng trọt đã cơ giới hóa 97% khâu làm đất, 44% khâu thu hoạch, 30% khâu vận chuyển, gần 65% diện tích được chủ động tưới tiêu. Trong các ngành sản xuất, các quy trình kỹ thuật tiến bộ được ứng dụng phổ biến. Giá trị thu nhập bình quân trên 1ha canh tác tăng từ 23,5 triệu đồng thời kỳ 2001-2005 lên 35,6 triệu đồng năm 2007 (tính theo thời giá hiện hành). Nét mới trong chăn nuôi là hình thành một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường. Đã chú ý các mặt, phát triển tổng đàn, nâng cấp chất lượng vật nuôi qua chương trình nạc hóa đàn lợn và lai sin hóa đàn bò, ứng dụng nhiều hình thức chăn nuôi như: chăn nuôi theo hộ, gia trại và trang trại, một số trang trại đã áp dụng các công đoạn sản xuất theo quy trình công nghiệp. Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong mô hình này, biểu hiện rõ nét nhất là xu hướng chuyển đất lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản hoặc trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn đặc biệt trồng hoa và rau sạch. Trong năm 2006 đã chuyển 72,1ha, năm 2007 23,1ha, 6 tháng đầu năm 2008 chuyển đổi thêm 32 ha, nâng tổng số diện tích chuyển đổi lên 127,2 ha. Phát triển nuôi trồng với nhiều hình thức nuôi và vật nuôi phù hợp với sinh thái ở mỗi tiểu vùng như: Nuôi ao hồ, nuôi lồng, nuôi trong chân ruộng lúa, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển theo hướng đa canh, luân canh, xen canh, hạn chế nuôi các loại dễ bị dịch bệnh. Kết hợp sử dụng các giống mới, giống nhập, áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh và sử dụng thức ăn công nghiệp. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành Công nghiệp - Xây dựng Thời kỳ 2001 đến 2007, Ngành CN - XD Có bước phát triển đáng kể về quy mô và tốc độ tăng trưởng, trình độ tổ chức sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm có bước tiến bộ, có một số mặt hàng đã vươn ra thị trường đô thị và ngoài tỉnh như: Đồ gỗ gia dụng, sản phẩm cơ khí, trang trí nội thất. Bảng 5 cơ cấu giá trị sản xuất CN trên địa bàn ĐVT triệu đồng Năm 2001 2003 2005 2007 CN khai thác 533 980 1957 2150 CN Chế Biến 10919 16965 21574 27910 Nguồn niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2007 Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền Trong nội bộ ngành công nghiệp sự chuyển dịch trong các nhóm ngành không có gì đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp vẫn là Công nghiệp chế biến thường xuyên ở mức cao, năm 2001 và 2003 chiếm 95% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 là 92%, 2007 93%. Trong giai đoạn 2003 đến 2007 công nghiệp khai thác có xu hướng tăng vì thời gian này công nghiệp khai thác phục vụ cho xây dựng cơ bản tăng lên. Trong thời gian qua các nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng, và được phân bố chuyển dịch theo địa bàn phát huy lợi thế so sánh của mỗi nhóm ngành. - Đối với ngành xây dựng và trang trí nội thất, địa bàn phát triển chủ yếu là những vùng lực lượng lao động có trình độ tay nghề khá, nguồn lao động dồi dào, thuận lợi về thị trường, tập trung ở Thị Trấn Sịa và các xã Quảng Vinh, Quảng Phước, Quảng Thành. - Đối với ngành cơ khí gia công và sửa chữa, địa bàn phát triển là tất cả các đô thị, thị tứ và trung tâm tiểu vùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và xây dựng trên từng địa bàn và từng bước vươn ra thị trường ngoài huyện - Đối với ngành chế biến nông, thủy sản, địa bàn phát triển chủ yếu là các vùng có lợi thế về nguyên liệu, kỹ thuật và thị trường, tập trung ở Thị Trấn Sịa, các xã Quảng Công, Quảng Ngạn và một bộ phận thuộc các xã Quảng Vinh, Quảng Thái. - Đối với ngành thêu gia công, địa bàn phát triển chủ yếu là những vùng có lực lượng lao động dồi dào, thuận lợi về giao thông, tập trung ở thị Trấn Sịa và các xã Quảng Vinh, Quảng An, Quảng Thọ. - Đối với ngành mây, tre đan, địa bàn phát triển chủ yếu là những vùng có tiềm năng và kỹ thuật sản xuất truyền thống và nguồn lao động dồi dào, tập trung ở Phú Thuận (Quảng Phú) và Thắng Lợi (Quảng Lợi). + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành dịch vụ, những năm 2001 - 2007 lĩnh vực dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng hơn, chất lượng các ngành nghề dịch vụ được nâng lên đáng kể, đã thu hút được nhiều lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,6%, trong đó dịch vụ tăng 9,6% và chiếm tỷ trọng 29,6% của nền kinh tế. Một số ngành dịch vụ có ưu thế và đang phát triển mạnh như: Bưu chính viễn thông, thương mại, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, xây dựng, giáo dục, y tế... Bảng 6 giá trị sản phẩm tăng thêm ngành dịch vụ ĐVT : Tỷ đồng Thời kỳ 1990 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ 16,785 33,246 58,600 Nguồn báo cáo tháng 8 năm 2008 của phòng thống kê huyện Quảng Điền 1991 -1995 1996 -2000 2001 - 2005 Biểu đồ: Giá trị sản phẩm tăng thêm ngành dịch vụ 2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của các khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Quan hệ sản xuất đã từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hướng vào các lĩnh vực, phát triển trồng trọt và chăn nuôi trên vùng cát nội đồng, từng bước hình thành lực lượng kinh tế trang trại mạnh, phát triển lực lượng khai thác biển, lập cơ sở sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và các ngành nghề khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mạng lưới của các đơn vị quốc doanh tiếp tục phát triển về qui mô hoạt động, nhất là về bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, điện lực, huyện luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước triển khai lực lượng trên địa bàn. Phát huy vai trò kinh doanh, dịch vụ trên lĩnh vực, cung ứng, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, cung ứng xăng dầu, cấp nước sinh hoạt, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất và dân sinh. Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để gọi vốn đầu tư phát triển, nhất là các doanh nhân. Tiếp tục khuyến khích, ưu đãi để thành lập thêm một số công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân trong các ngành sản xuất, xây dựng và dịch vụ. Khuyến khích phát triển đội ngũ doanh nhân mạnh hoạt động trong các ngành nghề phù hợp với phương hướng phát triển của địa phương, có năng lực, đứng vững trên thương trường, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển ở địa phương. Kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng liên tục với tốc độ 18,87%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của huyện, đặc biệt trong các lĩnh vực như: Xây dựng, chế biến, thương mại, dịch vụ, đóng góp bình quân hàng năm 178,530 tỷ đồng, chiếm 34,15% vào tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2007: giá trị sản xuất 195,700 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 21,28%, chiếm tỷ trọng 35,5%), trong đó: sản xuất nông nghiệp 17,1% ( 30,580 tỷ đồng); tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 31,7% ( 56,65 tỷ đồng ), thương mại, dịch vụ 51,2% (91,30 tỷ đồng). Có 42 doanh nghiệp, gồm 29 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 69,0%), 09 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 21,4%) và 4 chi nhánh của các doanh nghiệp ngoài huyện đóng trên địa bàn (chiếm 9,6%), số lượng doanh nghiệp tăng 3,0 lần và tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 20,607 tỷ đồng, tăng 18,3 lần so với năm 2003 (1,123 tỷ đồng). Trong 2,5 năm tăng thêm 19 doanh nghiệp, chiếm 45,2% tổng số doanh nghiệp, tăng 35,1% so với năm 2005, với số vốn đăng ký 7,73 tỷ đồng. Có 5.161 hộ kinh doanh cá thể trong các ngành nghề phi nông nghiệp với quy mô 7.313 lao động. Giá trị sản xuất (GO) khu vực kinh tế tập thể (kể cả kinh tế hộ) bình quân đạt 213,3 tỷ đồng, tăng 5,5%/năm, chiếm 46% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện (trong đó kinh tế tập thể chiếm khoảng 13,5-14,0%). Riêng năm 2007, đạt giá trị 231,5 tỷ đồng, tăng 21,7%, chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện 41,8%; có 37,8% Hợp tác xã loại khá, 56,8% hợp tác xã loại trung bình và 5,4% hợp tác xã loại yếu. Vai trò của kinh tế hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.DOC
Tài liệu liên quan