MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. Những vấn đề lý luận về quỏ trỡnh thực hiện CNH-HĐH 2
1. Cụng nghiệp hoỏ là xu hướng mang tớnh quy luật của cỏc nước đi từ nền sản xuất nhỏ đi lờn một nền sản xuất lớn 2
2. Tính tất yếu phải tiến hành đồng thời công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. 2
3. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3
II. Thực trạng về quỏ trỡnh thực hiện CNH-HĐH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới 4
1.Mục tiêu 4
1.1Lý luận chung: 4
1.2 Khái quát hoá của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 4
1.3. Đường lối chỉ đạo: 5
2. Thực trạng 6
2.1. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy mọi quá trình công nghiệp hoá thành công cho đến nay đều đòi hỏi phải có các điều kiện sau đây: 6
2.2. Những thành tựu đó đạt đươc trong quỏ trỡnh CNH-HĐH ở nước ta 7
2.3 Những mặt hạn chế trong quỏ trỡnh thực hiện CNH-HĐH 8
2.4 Nguyờn nhõn của những hạn chế trong quỏ trỡnh CNH-HĐH 10
III.Một số đề xuất về giải phỏp nhằm phỏt triển CNH-HĐH ở nước ta hiện nay 11
1.Nõng cao vai trũ lónh đạo của đảng và quản lý nhà nước 12
2. Thực hiện nhất quỏn chớnh sỏch kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phỏt triển 12
3. Đào tạo nõng cao chất lượng nguồn nhõn lực 12
c. KẾT LUẬN: 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
17 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài CNH-HĐH trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôi động, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đưa kinh tế phát triển trong đó con người là vị trí trung tâm. Muốn vậy các nước không còn con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do vậy vấn đề công nghiệp hoá là vấn đề chung mang tính toàn cầu khiến mọi người đều phải quan tâm nghiên cứu nó.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, phát triển kinh tế là quy luật khách quan của tồn tại và phát triển xã hội loài người và bất cứ ở giai đoạn nào, ở bất kỳ đất nước nào không loại trừ các nước giàu mạnh về kinh tế suy đến cùng đều được bắt đầu và quyết định phát triển kinh tế nghĩa là phải bắt đầu từ phương thức sản xuất. Vấn đề khách nhau giữa các nước chỉ là ở mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển, có sự khác nhau về tốc độ về hiệu quả và trên thực tế chỉ một số ít nước công nghiệp hoá thành công.
Hiện nay đất nước ta còn nghèo (thuộc nhóm thứ 3 thì việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá là con đường tất yếu. Từ Đại hội Đảng VI của Đảng xác định đây là thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ "Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Để góp phần nghiên cứu về công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong khuôn khổ bài viết này em xin đề cập đến"CNH-HĐH trong thời kỳ quỏ độ lờn chủ nghĩa xó hội ở Việt nam”
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về quỏ trỡnh thực hiện CNH-HĐH
1. Cụng nghiệp hoỏ là xu hướng mang tớnh quy luật của cỏc nước đi từ nền sản xuất nhỏ đi lờn một nền sản xuất lớn
Để có một xã hội như ngày nay không phải do tự nhiên mà có , nó do quá trình tính luỹ về lượng ngay từ khi loài người xuất hiện thì sản xuất thô sơ, đời sống không ổn định, cơ sở vật chất hầu như không có gì nhưng trải qua sự nỗ lực của con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến nó thông qua lao động, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử giời đây con người đã tạo ra được những thành công đáng kể. Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại cũng là một quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên tuỳ từng nước khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên khác nhau, mục tiêu phát triển không giống nhau nên cách thức tiến hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta hiện nay (nền sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công là chủ yếu...) công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật, tất yếu để tồn tại và phát triển nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Như vậy công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật cả các nước đi từ một nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn.
2. Tính tất yếu phải tiến hành đồng thời công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của XHCN. Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn,không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao.
Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển tuần tự và phát triển nhảy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thô xơ sang lao động tự động hoá có sự chỉ đạo của nhà nước theo định hướng XHCN.
*Định nghĩa:Công nghiệp hóa
Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế – xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại.
*Định nghĩa:Hiện đại hóa
Hiện đại hoá thường là một quá trình nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển hiện đại hoá cưỡng bức, dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ.
3. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
"Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá có ý nghĩa lớn lao, như vậy nó phải được thực hiện triệt để, sâu rộng trong toàn nhân dân. Có nghĩa là phải tập trung mọi lực lượng trong nhân dân, khuyến khích phát triển nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích mọi doanh nghiệp, các nhân trong và ngoài nước cùng tham gia vào sự nghiệp chung góp phần tăng trưởng kinh tế -xã hội của đất nước như lời: tổng bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu tại hội nghị lần thứ VI ban chấp hành trung ương Đảng VIII:" Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nắng vững lợi thế so sánh, dựa vào sức mạnh nôi lực, phát huy cao độ nỗ lực của mọi người, mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, nắm thời cơ, tranh thủ nguồn từ bên ngoài vượt qua khó khăn thách thức, giữ vững ổn đinh và phát triển kinh tế xã hội, từng bước tạo điều kiện để cần thiết cho phát triển nhanh và bền vững khi có điều kiện".
II. Thực trạng về quỏ trỡnh thực hiện CNH-HĐH ở nước ta trong thời kỳ đổi mớ
1.Mục tiêu
1.1Lý luận chung:
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cựng với việc từng bước phỏt triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phúng cỏc lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đó xỏc định ngày càng rừ quan điểm mới về cụng nghiệp húa, hiện đại húa đất nước
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoỏ VII của Đảng ta (1994) chỉ rừ: “CNH, HĐH là quỏ trỡnh chuyển đổi căn bản, toàn diện cỏc hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xó hội từ sử dụng lao động thủ cụng là chớnh sang sử dụng một cỏch phổ biến sức lao động cựng với cụng nghệ, phương tiện và phương phỏp tiờn tiến, hiện đại, dựa trờn sự phỏt triển của cụng nghiệp và tiến bộ khoa học- cụng nghệ, tạo ra năng suất lao động xó hội cao”.
Tại Đại hội này, Đảng ta cũng xỏc định rừ mục tiờu “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước cụng nghiệp”. Cựng với những thành tựu phỏt triển quan trọng đạt được sau 10 năm đổi mới, sự xỏc định rừ ràng hơn về chủ trương đó tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta
đẩy mạnh CNH, HĐH
1.2 Khái quát hoá của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, công nghiệp hoá hiện vẫn đang được coi là phương hướng chủ đạo, phải trải qua của các nước đang phát triển. Đối với nước ta, khi những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội được nhận thức lại một cách khoa học và sâu sắc với tư cách là cơ sở lý luận của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì một mặt, chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để nhanh chóng tạo ra lực lượng sản xuất, hiện đại cho chế độ xã hội mới. ở đây "công nghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với căn bản công nghiệp, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới.
Mặt khác chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và theo định hướng XHCN. Đây là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời, chúng luôn tác động, thúc đẩy hỗ trợ cùng phát triển. Bởi lẽ "nếu công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp".
1.3. Đường lối chỉ đạo:
Nội dung của công nghiệp hoá ở nước ta bao gồm 2 nội dung chủ yếu là trang bị kỹ thuật và công nghiệp hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Các Mác nhận xét khoa học là động lực của công nghiệp hoá hiện đại hoá". Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, hội nghị TW II một lần nữa nhấn mạnh "cùng với giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, là nhân tố quyết định công nghiệp hoá - hiện đại hoá"
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một hoạt động có ý thức, có kế hoạch và do đó tất yếu phải dựa vào nhân tố dân số và nhu cầu, điều kiện tự nhiên và tiềm tàng của đất nước, điều kiện phát triển của lực lượng sản xuất khoa học kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn tích lũy quan hệ kinh tế quốc tế. Theo qui luật của vận động thì đấu tranh là cha đẻ của vận động. ở nước ta là một nước có nền kinh tế thấp thì việc tồn tại 5 thành phần kinh tế là tất yếu. 5 thành phần đó là: kinh tế nhà nước (quốc doanh), kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo dưới sự lãnh đạo của Nhà nước. Việc tồn tại 5 thành phần kinh tế là khách quan nhưng kiểm soát được nhằm đảm bảo các qui luật của cạnh tranh (có cạnh tranh mới có phát triển) của nội bộ ngành kinh tế theo hướng XHCN.
2. Thực trạng
2.1. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy mọi quá trình công nghiệp hoá thành công cho đến nay đều đòi hỏi phải có các điều kiện sau đây:
+ Thứ nhất là thị trường. Lịch sử nhân loại chưa có một quốc gia nào khi công nghiệp hoá mà không cần đến thị trường, vốn, công nghệ, lao động, tài nguyên. Các chính sách tự do hoá thương mại, giá cả, tín dụng ... Là cực kỳ quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong nước còn thị trường ngoài nước, trong thời kỳ trước các quốc gia đã phải dùng chiến tranh để phân chia thị trường thế giới. Ngày nay người ta không còn chiến tranh mà vẫn mở rộng thị trường thông qua thoả thuận ký kết các hiệp nghị thương mại giữa các quốc gia trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đối với Việt Nam thì thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho việc đầu tư nước ngoài.
+ Nguồn nhân lực: Đây là một trong những hạt nhân của lực lượng sản xuất. Thực tế ở các nước đã tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá cho thấy là việc xác lập một cơ cấu nguồn nhân lực thích hợp, đầu tư tài chính đủ cho giáo dục và y tế, thực hiện cơ chế thị trường trong việc sử dụng nhân lực kết hợp với chính sách ưu đãi.
Là nguồn gốc cơ bản của thành công. Đối với Việt Nam không còn con đường nào khác là hợp tác trung tâm kỹ thuật có nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời đẩy mạnh giáo dục đào tào.
+ Thứ ba là công nghệ và vốn: Để phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất của XHCN thì không thể không cần đến công nghệ và vốn. Thực tế cho thấy các nước đi trước phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đều dựa chủ yếu vào phát triển công nghệ và vốn. Đối với Việt Nam thì thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài là cần thiết đồng thời có chính sách thu hút vốn trong nước và phát triển công nghệ với 3 đặc trưng chủ yếu trên mô hình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt nam phải tận dụng tối đa lợi thế của nền kinh tế phát triển cao hơn, có chính sách cụ thể đúng đắn để điều chỉnh sự vận động của các nhân tố trên phục vụ đắc lực vào thực tiễn.
2.2. Những thành tựu đó đạt đươc trong quỏ trỡnh CNH-HĐH ở nước ta
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã tiến hành CNH-HĐH nước nhà và thu được rất nhiều thắng lợi trong đó phải kể đến là:
Năm 1996 nước ta xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới thì đến cuối 1997 nước ta đã vượt lên đứng thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo sau Mỹ, nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ trong năm 1991 – 1995 nhịp độ tăng hàng năm về GNP đạt 8,2% vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 chiếm 18,8% GNP đến 1995 tăng lên 27,4% GNP
Năm 2006 công nghiệp và xây dựng chiếm 41.52% GDP, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp và dịch vụ là 10.37% trong đó công nghiệp 10.18%. Giá trị sản xuất toàn ngành 2006 là 409.819 tỷ đồng tăng 17%.
Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu năm 2006 đều tăng như điện tăng 13.4%, apatit tăng 21.4%, than tăng 18%, thép tăng 25%
Năm 2006, các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán đạt kỷ lục chiếm 14% số lượng doanh nghiệp và 32.54% tổng giá trị niêm yết
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp thu được (FDI) là 79.7 tỷ USD. Dự án cấp mới với số vốn đầu tư 7.5 tỷ USD, trong đó công nghiệp chiếm 490 dự án bằng 61.5% tổng dự án 5.05 tỷ USD.
Đối với ngành dịch vụ
Từ năm 2000 đến năm 2006, giá trị dịch vụ tăng 6.8%/ năm. Du lịch phát triển đa dạng, phong phú. Chất lượng dịch vụ được tăng lên, tổng doanh thu dịch vụ tăng 9.7%/ năm
Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân khối lượng hàng hoá luâ n chuyển tăng 12%/ năm và luân chuyển hành khách tăng 5.5%/ năm.
Văn hoá -xã hội có những tiến bộ ,đời sống nhân dân đựơc cải thiện.
Quy mô giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô lẫn hình thức đào tạo và cơ sở vật chất .Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học ,ngành học đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh nên đã có nhiều đề tài có tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội . Số lượng đội ngũ nhà khoa học gia tăng nhanh
2.3 Những mặt hạn chế trong quỏ trỡnh thực hiện CNH-HĐH
Trong sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta đã thu được rất nhiều thành công to lớn .Nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế và yếu kém.Sau đây là một số những mặt yếu kém và hạn chế lớn:
-Thứ nhất: Đánh giá chung nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp , công nghiệp thiếu thị thường tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước.
Đối với ngành nông-lâm-ngư nghiệp nhìn chung mặt yếu kém nhất là chưa ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học-kĩ thuật
vào trong sản xuất , sản xuất vẫn mang tính thủ công là chính, máy móc vẫn chưa thay thế được cơ bản sức lao động, hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp .Rừng bị tàn phá nặng nề, đánh cá thì còn trên quy mô nhỏ, nuôi trồng thuỷ hải sản vẫn mang tính tự phát ,vẫn chưa liên kết được thị trường-nhà chế biến-nhà sản xuất và nhà nghiên cứu.
Trong công nghiệp đầu tư dàn trải nhà máy công nghiệp phân bố chưa tập trung , chưa đổi mới được công nghệ , chưa có mối liên hệ vững chắc giữa các nhà máy và xí nghiệp. Các công tuy nhà máy xí nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp . Hơn nữa các ngành công nghiệp phát triển chưa bền vững chưa gắn kết được tiến bộ của khoa học kỹ thuật với sản xuất.
Các ngành dịch vụ phát triển chậm và thiếu lành mạnh , nạn buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại còn nhiếu làm tác động xấu đến nền kinh tế, xã hội .Hệ thống phân phối sản phẩm chưa mạnh , trong nước chủ yếu là hệ thống bán lẻ hộ gia đình ,ngoài nước vẫn chưa phát triển rõ ràng.
Hệ thống ngân hàng tài chính còn yếu kém và thiếu lành mạnh .
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý , cơ cấu đầu tư còn phân tán gây lãng phí và thất thoát nhiều. Nhịp độ đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm, công tác quản lý điều hành lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc và thiếu sót.
-Thứ hai: một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm giải quyết.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội . Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Nội dung , mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy và học, sách giáo khoa , thi cử, cơ cấu đào tạo, có những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại. Đào tạo chưa gắn với sử dụng gây lãng phí. Chi phí học tập cao so với khả năng thu nhập của dân, nhất là của người nghèo. Giáo dục và đào tạo ở miền núi ,vùng sâu vùng xa còn thiếu nhiều khó khăn . Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng.
Công tác quản lý báo chí ,văn hoá ,xuất bản nhiều mặt buông lỏng để nảy sinh những khuynh hướng không lành mạnh
Một số giá trị văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm, mê tín hủ tục phát triển .
Cơ sở vật chất của ngành y tế còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu , nhất là ở tuyến huyện xã. Việc khám và chữa bệnh cho nhân dân, nhất là cho đồng bào nghèo, còn phiền và nhiều tiêu cực.
Mức sống nhân dân , nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân bố trong xã hội còn nhiều bất hợp lý. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng , giữa thành thị và nông thôn, giữa tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng.
Tình trạng khiếu kiện của nhân dân kéo dài và phức tạp chưa được các cấp các ngành giải quyết kịp thời.Các loại tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý và tệ nạn mại dâm lan rộng .Số ngưới nhiễm HIV và AIDS tăng, trật tự an toàn xã hội chưa được đảm bảo vững chắc.
2.4 Nguyờn nhõn của những hạn chế trong quỏ trỡnh CNH-HĐH
*Nguyờn nhõn chủ quan
Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của đảng chưa tốt kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm. Tình trạng tuỳ tiện , thiếu tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm còn nhiều Nhiều cán bộ Đảng viên, công chức vi phạm pháp luật xử lý chưa thật kiên quyết
Cải cách hành chính tiến hành còn chậm thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp gây cản trở CNH-HĐH, trung ương và địa phương hành động không thống nhất gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội và làm giảm động lực phát triển một số ngành và cơ quan
Vốn cho sản xuất huy động chưa đủ và sử dụng chưa có hiệu quả . Quá trình CNH-HĐH cần rất nhiều vốn đầu tư vào sản xuất và đổi mới công nghệ, công tác kêu gọi vốn trong nước và nước ngoài vẫn chưa mạnh
Trình độ tay nghề của ngươi lao động còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay .Trong quá trình CNH-HĐH nhiều máy móc hiện đại đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao để làm chủ máy móc nhưng do hệ thống đào tạo người lao động còn nhiều bất cập gây tình trạng nhà máy,xí nghiệp thiếu lao động trong khi thất nghiệp vẫn nhiều .
*Nguyờn nhõn khỏch quan
Do những biến động về chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Nam á làm ảnh hưởng tới chúng ta phần nào. Nhất là thị trường tiêu thụ của chúng ta bị khủng hoảng và mất sự giúp đỡ của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em .Do khủng hoảng kinh tế trong khu vực ảnh hưởng đến nước ta. Mặc dù sự ảnh hưởng của nó đối với nước ta không nặng nề, nhưng nó cũng làm cản trở lại sự phát triển công nghiệp hoá ở nước ta trong một số năm. Do những năm qua đất nước ta gặp rất nhiều thiên tai
III.Một số đề xuất về giải phỏp nhằm phỏt triển CNH-HĐH ở nước ta hiện nay
1.Nõng cao vai trũ lónh đạo của đảng và quản lý nhà nước
Sự nghiệp CNH-HĐH của nước ta bản thân nó là một cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân ta.Đặt trong sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc cách mạng mới ,đấu tranh trên tất cả các mặt: kinh tế ,chính trị ,văn hoá, xã hội... cho độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội .Mặc dù CNH-HĐH là sự ngghiệp của toàn dân nhưng nó cũng mang tính tự giác ,sự nghiệp đó phải do một Đảng lãnh đạo có dày dặn kinh nghiệm chiến đấu, biết tự đổi mới không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo .Và một nhà nước của dân, vì dân do dân,trong sạch vững mạnh ,có hiệu lực quản lý thì CNH-HĐH của nước ta mới có thể hoàn thành.
CNH-HĐH phải tiến hành theo đường lối, quan điểm của Đảng.
Đảng phải không ngừng đổi mới về lý luận cho vững chắc, đẩy mạnh công tác chỉnh đốn Đảng, phát triển Đảng, nâng cao trình độ của Đảng viên, đào tạo và bồi dưỡng những thành viên ưu tú để kết nạp vào Đảng. Phải xây dựng Đảng sao có sự thống nhất về ý trí , quan điểm , hành động trong Đảng.
2. Thực hiện nhất quỏn chớnh sỏch kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phỏt triển
Phát triển kinh tế nhiều thành phần phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thấp kém của nước ta .Vì vậy nó đã làm cho nền kinh tế phát triển
Khắc phục đựơc tình trạng độc quyền, tạo ra động lực phát triển kinh tế xã hội
3. Đào tạo nõng cao chất lượng nguồn nhõn lực
Để có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu đó, thì trước hết ta phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục đào tạo phải là nhiệm vụ hàng đầu . Phải tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ về tất cả các mặt .việc xây dựng nguồn nhân lực cho quá trình CNH-HĐH phải tiến hành theo tốc độ và quy mô thích hợp cho từng thời kỳ. Đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực là phải bố trí và sử dụng tốt nguuồn nhân lực đã đào tạo . Phải phát huy được đầy đủ khả năng sáng tạo của từng người để họ có thể sáng tạo ra năng suất ,chất lượng và hiệu quả kinh tế cao , đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
hữu vốn nhượng quyền sử vốn cho người khác sẽ có thu nhập . Đồng thời khi có thị trường vốn đồng vốn sẽ chuyển từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Do đó đáp ứng nhu cầu cho CNH-HĐH.
c. Kết luận:
Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Nó nhằm tới những mục tiêu rất cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay đổi mới hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, cả về kinh tế và chính trị - xã hội. Nó bảo vệ và phát triển chủ nghĩa mác - lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh điều kiện mới.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá là nhằm mục tiêu biến đổi nước ta thành nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất tinh thần được nâng cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Như vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình lâu dài để tạo ra sự chuyển đổi cơ bản toàn bộ bộ mặt nước ta về kinh tế chính trị - quốc phòng - an ninh. Quá trình công nghiệp hoá hiện nay mới chỉ là bước đầu những thành tựu khiêm tốn mà nền kinh tế Việt Nam đạt được rất đáng khích lệ.
Việc Đảng và Nhà nước chọn con đường tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá là hết sức đúng đắn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với cô giáo phụ trách bộ môn đã hướng dẫn và định hướng cho em đề cập đề tài một cách khoa học và nghiêm túc.
Danh mục tài liệu tham khảo
- Sách giáo trình kinh tế nông nghiệp
- Sách về thực trạng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
"NXB thống kê Hà Nội - 1998"
- CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
"NXB chính trị quốc gia".
- Tạp chí cộng sản "Số ra tháng 1/1999".
- Tạp chí phát triển kinh tế "Số 95, tháng 9/1998".
Webside:www.chungta.com
www.vnep.org.com
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7386.doc