Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010

- Kinh tế nông thôn vẫn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghịêp, tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 15 – 15,5. Cơ cấu kinh tế nông thôn đạt: CN 66,78% - DV: 24,54% - NLN thuỷ sản: 8,68% năm 2004. Công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển nhanh nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghiệp vừa và nhỏ đã xây dựng và đã đi vào hoạt động, một số nhà máy trong nội thành đã chuyển dịch ra ngoại thành.

- Trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển dịch cơ cấu, trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng trong cơ cấu NLN, nông nghiệp đã đi theo hướng chuyên môn hóa một số cây trồng tạo ra sản phẩm hàng hóa: Rau, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi lợn nạc, gia cầm, thuỷ sản, bò sữa Đặc biệt chú ý chất lượng sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh tế.

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NT của ngoại thành. - Kết cấu hạ tầng nông thôn giai đoạn 1986 -1990 ít đạt được đầu tư và không có thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước (giao thông, thuỷ lợi, điện nước, chợ…) - Văn hoá xã hội: Lao động, việc làm và đời sống; Dân số và lao động có quan hệ khăng khít với nhau và với đời sống. Do đó việc hạ thấp tốc độ tăng dân số có ý nghĩa chiến lược sống còn. Trong 5 năm, năm 1985 với tỷ lệ sinh là 1,99%, năm 1990 tỷ lệ sinh hạ xuống còn 1,93%. Tuy tỷ lệ sinh có giảm chút ít, nhưng do đời sống tăng, tuổi thọ tăng lên, tỷ lệ dân số tự nhiên năm 1985 là 1,5%, năm 1990 tỷ lệ tăng tự nhiên 1,51%. Đời sống đã được cải thiện so với năm 1985, thể hiện năm 1985 chi tiêu chiếm 78,79% thu nhập, thì năm 1990, chi tiêu chỉ chiếm 76,31%. Lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm chủ yếu năm 1990 tăng chút ít so với năm 1985 điều đó khẳng định đời sống của nhân dân Thủ Đô đã được cải thiện nhưng chưa nhiều. 2.2. Đánh giá hiện trạng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội 1991 - 2000 2.2.1. Tốc độ phát triển và cơ cấu kinh tế ngoại thành. - Trong 10 năm (1991 - 2000), kinh tế ngoại thành phát triển toàn diện và liên tục, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,65%/năm. - Kinh tế ngoại thành bước đầu đã có chuyển dịch bứt phá. Từ chỗ cơ cấu kinh tế năm 1990 là: Nông nghiệp - công nghiệp và TTCN - thương mại và dịch vụ, đến năm 2000 đã chuyển thành công nghiệp, TTCN - nông nghiệp - thương mại và dịch vụ (57,77% - 29,16% - 19,07%). - Sản xuất công nghiệp TTCN và xây dựng tăng bình quân 13,65%. trong đó riêng công nghiệp TTCN tăng bình quân 11,81%/năm - Sản xuất nông nghiệp thuỷ sản tăng bình quân 5,05% - Thương mại dịch vụ tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,34/năm. 2.2.2 Phát triển nông lâm thuỷ sản 2.2.2.1 Những thành tựu đạt được thời kỳ 1990 - 2000: - Kinh tế nông nghiệp của thành phố có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, từ chỗ tỷ trọng của ngành tròng trọt chỉ chiếm 64,68% (1990) giảm xuống còn có 58,72% (năm 2000), ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ có 35,32% tăng lên 39,02%. - Sản xuất trồng trọt từ năm 1990 - 2000 có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,45%/năm. Trong đó, hoa và cây cảnh có tốc độ tăng bình quân cao 49,25%/năm, cây lương thực có hạt tăng bình quân 28,65%/năm, cây ăn quả tăng bình quân 2,7 %/năm. Tỷ trọng của các nhóm cây trồng có sự chuyển dịch tích cực, nhóm cây hoa và cây cảnh tăng dần tỷ trọng trong sản xuất trồng trọt, nhóm cây ăn quả cũng tăng trong tổng cơ cấu. - Chăn nuôi và thuỷ sản trong thời kỳ này tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành đạt 8,4%/năm. Trong đó sữa bò tăng 27,5%/năm, lợn tăng bình quân 6,15%/năm, gia cầm tăng bình quân 7,65%/năm, trứng gia cầm tăng 12,2%, thuỷ sản tăng 7,25%/năm. - Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp trong suốt 10 năm quan không có sự thay đổi lớn giữa trồng trọt và chăn nuôi, nhưng các loại nông sản hàng hoá phát triển đa dạng theo yêu cầu của thị trường. Trong trồng trọt, các loại cây có chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm, rau cao cấp, rau an toàn, hoa và cây cảnh, quả có chất lượng cao vừa được khôi phục vừa tiếp thu các giống tiến bộ đưa nhanh vào sản xuất và đẩy nhanh khối lượng sản phẩm hàng năm. - Chăn nuôi và thuỷ sản cũng phát triển tương tự: Chăn nuôi gia cầm thuỷ sản và chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh. Các sản phẩm chăn nuôi cũng phát triển theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng như: Lợn nạc, gà thả vườn, gà siêu thịt, siêu trứng, bò lai sind, bò sữa năng suất, chất lượng sữa cao, cá chim trắng, tôm càng xanh đang phát triển mạnh - Nông nghiệp thủ đô đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản phẩm an toàn và nông sản sạch. Hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Vân Nội (Đông Anh); Đặng Xá, Văn Đức (Gia Lâm); Lĩnh Nam, Yên Mỹ của Thanh Trì… Hình thành các vùng trồng hoa mới ở Tây Tựu - Thanh Trì, vùng cây ăn quả ở Từ Liêm… Nông nghiệp của thủ đô bắt đầu hình thành nông nghiệp sinh thái bền vững kết hợp với du lịch. - Cùng với phát triển sản xuất, quản lý trong nông nghiệp - nông thôn cũng có thay đổi phù hợp với sản xuất. Đã xuất hiện trên 300 trang trại sản xuất nông sản hàng hoá có hiệu quả cao. 2.2.2.2 Những hạn chế của nông nghiệp Hà nội giai đoạn 1990 - 2000 - Sản xuất nông nghiệp của thủ đô vẫn chưa khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ manh mún, nông sản hàng hoá phân tán… - Tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, chưa có địa chỉ tiêu thụ, giá thành còn cao… - Qui trình CNH, đô thị hoá diễn ra nhanh và tự phát đã làm tăng ô nhiễm, cảnh quan môi trường bị huỷ hoại. Diện tích đất nông nghiệp, diện tích ao hồ giảm, nhiều mô hình sản xuất tập trung thâm canh cao, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc sâu, hóa chất và thức ăn công nghiệp tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp không bền vững, ít tác dụng trong cải thiện môi trường sinh thái. Đồng thời phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái chưa được quan tâm đầy đủ và chưa có định hướng rõ ràng. 2.2.3 Phát triển công nghiệp và xây dựng ở nông thôn ngoại thành 2.2.3.1 Những thành tựu đạt được - Sản xuất công nghiệp TTCN và xây dựng tăng trưởng liên tục, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,65%/ năm, trong đó khu vực ngoài quốc doanh tăng 15,3%/ năm, riêng công nghiệp TTCN tăng 11,85%/ năm. - Các huyện ngoại thành đã thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài và hình thành nên nhiều khu công nghiệp mới như khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp Sài Đồng A, khu công nghiệp DAEWOO, khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Bắc và Nam Thăng Long, khu công nghiệp Cầu Bươu… - Đã hình thành nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ như khu công nghiệp Từ Liêm, Phú Thượng, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Vĩnh Tuy, Nguyên Khê… Nhiều ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới. Hiện tại ở ngoại thành Hà Nội có 83 làng nghề sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN không ngừng tăng lên. Sản xuất công nghiệp và TTCN bước đầu được đổi mới, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến hiện đại, đã nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ yếu sau: Gốm sứ, dệt may, thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu song, mây, tre, nứa lá, sản phẩm chế biến lương thực thực phẩm, chế biến đồ gỗ dân dụng, nghề điêu khắc, chạm khảm và điêu khắc… 2.2.3.2 Những khó khăn hạn chế: - Công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành sản phẩm còn cao, thiếu sức cạnh tranh. - Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đã đến mức báo động và ngày càng nghiêm trọng. - Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phần lớn là tự phát, phân tán, chưa có tổ chức quản lý và quy hoạch thống nhất, bởi vậy đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất: Điện, nước, giao thông v.v… chưa đồng bộ. 2.2.4 Thương mại dịch vụ nông thôn ngoại thành 2.2.4.1 Những kết quả đạt được - Hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,34%/năm. - Ngoài thương mại và dịch vụ quốc doanh, thương mại và dịch vụ của tư thương ở ngoại thành tăng trưởng khá nhanh, năm 1990 có 13.631 hộ đến năm 2000 có 18.597 hộ. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa khu vực ngoại thành năm 1990 là 718 tỷ đồng, năm 2000 đạt 5400 tỷ đồng. - Đã hình thành một số chợ đầu mối, nâng cấp chợ nông thôn và các trung tâm thương mại dịch vụ tại các huyện ngoại thành. - Hoạt động thương mại và dịch vụ của thương nhân ở thị trường nông thôn được khuyến khích đã góp phần tích cực phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân ngoại thành. 2.2.4.2 Những tồn tại: - Thương mại và dịch vụ ở khu vực ngoại thành chủ yếu do tư thương và dịch vụ tư nhân, thương mại và dịch vụ quốc doanh chiếm tỷ lệ thấp nên việc quản lý và kiểm soát đang là vấn đề nổi cộm. - Cơ sở vật chất kỹ thật của thương mại và dịch vụ của khu vực ngoại thành chưa đáp ứng được phát triển kinh tế, văn hoá và đời sống vật chất tinh thần của dân cư khu vực ngoại thành - Các doanh nghiệp chế biến và hoạt động xuất khẩu tiêu thụ các sản phẩm nông sản còn ít và ít chú ý đến thị trường nông sản của ngoại thành do khối lượng còn hạn chế, phân tán nhỏ lẻ… 2.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng: 2.2.5.1 Những thành tựu đạt được - Được sự quan tâm của thành uỷ và chính quyền các cấp, trong 10 năm qua, nhất là 5 năm 1996 - 2000, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn ngoại thành tăng khá, đã tạo tiền đề cho phát triển sản xuất và cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của dân cư ngoại thành. Trong 5 năm 1995 - 2000 kết quả đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn ngoại thành như sau: -Tổng vốn đầu tư cho kinh tế nông thôn ngoại thành từ năm 1995 đến năm 2000 là 511,5 tỷ đồng, bình quân 1 năm là 102,3 tỷ đồng. Tập trung vào các lĩnh vực: Đầu tư cho các trạm trại nông lâm ngư nghiệp 4307 triệu đồng/ năm. Đầu tư cho trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc thuộc chương trình 5 triệu ha rừng và chương trình 327 bình quân năm là 2.883 triệu đồng/năm. Đầu tư cho thuỷ lợi là 24.457 triệu đồng/năm. Đầu tư cho giao thông ngoại thành trong các năm 1996 - 2000 đạt 161.070 triệu đồng/năm. Đầu tư cho nâng cấp hệ thống điện nông thôn bình quân năm đạt 16.926 triệu đồng/năm. Đầu tư cho hệ thống nước sạch nông thôn 14.070 triệu đồng cho 22 công trình nước sạch nông thôn…. Đầu tư cho tu bổ đê điều bình quân 14.753 triệu đồng/năm. - Hệ thống giao thông nông thôn đã được nâng cấp hệ thống đường liên xã, liên thôn, đường thôn đã được trải nhựa, bê tông và lát gạch đạt 70%. Hệ thống đê điều đã đảm bảo vững chắc trong mùa mưa bão. Hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo 70% tưới và 40% diện tích tiêu chủ động. - Hệ thống điện đã phủ kín 100% số thôn ở ngoại thành và 100% số hộ sử dụng điện trong sinh hoạt. - Hệ thống nước sạch đã có 38 trạm cấp nước tập trung và chục ngàn giếng khoan UNICEF đảm bảo cấp nước sạch cho 65% dân số ngoại thành... - Hệ thống trường học: Đến nay 100% trường PTTH, 83% trường PTCS, 81% trường tiểu học, 68% trường mẫu giáo mầm non đã được xây dựng kiên cố, không còn tình trạng học 3 ca. Các huyện đều có trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo nghề và học nghề cho thanh thiếu niên. - Hệ thống y tế: 100% số xã có trạm Y tế, bình quân 1000 dân có 0.56 giường bệnh. Các trung tâm y tế huyện được nâng cấp, tăng số giường bệnh và trang thiết bị, cùng với hệ thống mạng lưới y tế xã đã phục vụ và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho nhân dân ở nông thôn. 83,1% số xã có sân thể thao, 100% số xã có đài truyền thanh và 51% số xã có nhà văn hoá… 2.2.6 Phát triển văn hoá xã hội - Giáo dục đào tạo: Việc xã hội hoá công tác giáo dục và đào tạo đã đạt được kết quả khá, nội dung giáo dục được đổi mới, chất lượng giáo dục được giữ vững. Tỷ lệ trẻ em đến lớp mẫu giáo mầm non đạt 73,4%, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt 99,2%, 100% học sinh đạt tốt nghiệp tiểu học, 100% số xã đạt tỷ lệ phổ cập giáo dục cấp phổ thông cơ sở. Tuy nhiên cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng học tập và giảng dạy giữa ngoại thành và nội thành còn có sự khác biệt lớn, các trường ngoại thành còn thiếu thốn nhiều. - Chăm sóc sức khoẻ: Hệ thống y tế ở tuyến huyện, tuyến xã đều được quan tâm đầu tư nâng cấp. Cả 5 huyện ngoại thành đều có trung tâm y tế huyện (bệnh viên Đa khoa), các xã đều có trạm y tế xã có từ 4 - 10 giường bệnh, có bác sĩ và các y sĩ chuyên khoa... Hoạt động chuyên môn của ngành y tế liên tục được mở rộng trong các lĩnh vực: Phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích, tiêm chủng mở rộng; công tác kế hoạch hoá gia đình; chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chương trình phòng chống HIV/AIDS. Kết quả tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 15,5%. Tuổi thọ trung bình tăng… 2.2.7 Thể dục thể thao. Phong trào luyện tập Thể dục thể thao phát triển khá và mang tính xã hội hoá cao, phát triển manh như cầu lông, bóng bàn, bóng đá, một số môn võ thuật… Phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ phát triển khá. Năm 2000 có 310 làng xây dựng làng văn hoá, 73,2% số hộ nông thôn đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí ở khu vực ngoại thành còn hạn chế, thiếu sự kiểm soát và quản lý… Các trung tâm thể thao chưa phát triển… 2.2.8 Sinh thái vệ sinh môi trường nông thôn Nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn nông nghiệp ngoại thành, vệ sinh môi trường tốt hơn. Tuy nhiên do đô thị hoá nông thôn diễn ra tự phát, nên phá vỡ sinh thái môi trường nông thôn, nhà vườn ở ngoại thành ven đô đã đi vào dĩ vãng. Đô thị hoá nông thôn, thiếu qui hoạch, thiếu đồng bộ giữa xây dựng kiến trúc với cảnh quan sinh thái với vệ sinh môi trường. 2.2.9 Đời sống vật chất tinh thần của nông dân - Đời sống vật chất của nông dân ngoại thành đã nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 300 nghìn đồng/ tháng; tỷ lệ hộ giàu đạt 25%, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 9,5% (theo tiêu chuẩn mới). - Giải quyết việc làm đã được cải thiện đáng kể, hàng năm từ 1996 - 2000 mỗi năm giải quyết được 40.000 - 50.000 việc làm, tỷ lệ nông nhàn đã giảm. - Đời sống tinh thần đã được cải thiện một bước, phương tiện thông tin nghe nhìn cá nhân và phương tiện thông tin công cộng đã cung cấp kịp thời những thông tin kinh tế chính trị, xã hội. 2.3 Đánh giá về thực trạng trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành Hà Nội 1991-2000 2.3.1. Thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoại thành phát triển toàn diện và đạt ở mức cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 10.65%/ năm. Cơ cấu kinh tế ngoại thành đã có bước bức phá, đưa công nghiệp TTCN lên vị trí hàng đầu, nông nghiệp tụt xuống hàng thứ 2 và kế đến là thương mại dịch vụ. - Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển của giai đoạn trước, vẫn là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thủ đô, nhất là kinh tế ngoại thành, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 5.05%/ năm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng của chăn nuôi thuỷ sản có xu hướng tăng, tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm. Trong nông nghiệp bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, những nông sản có giá trị kinh tế cao và nông sản là hoa cây cảnh có xu hướng phát triển mạnh. Những kỹ thuật tiến bộ và công nghệ cao đang được đưa vào sản xuất ra những nông sản có chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nông nghiệp đô thị sinh thái đã xuất hiện những điểm sáng trong nông nghiệp thủ đô và là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp ven đô. - Sản xuất Công nghiệp TTCN có tốc độ tăng trưởng cao 11,81%/ năm và đã chiếm vị trí thứ nhất trong kinh tế ngoại thành. Hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung ở ngoại thành, các làng nghề và ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển mở rộng các ngành nghề mới. - Thương mại dịch vụ du lịch có tốc độ tăng trưởng cao 16,34%/năm. Thương mại dịch vụ tư nhân phát triển ở khu vực nông thôn ngoại thành, đã phục vụ tốt cho kinh tế ngoại thành và phục vụ cho dân sinh, bổ sung cho thương mại dịch vụ quốc doanh. - Hạ tầng cơ sở (giao thông, thuỷ lợi, điện nước, hệ thống trạm trại hệ thống hạ tầng giáo dục, thông tin, y tế, văn hoá..) Đã được đầu tư nâng cấp tạo bộ mặt mới cho nông thôn ngoại thành, phục vụ dân sinh. - Phát triển văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao trí lực và thể lực của dân ngoại thành… 2.3.2 Những tồn tại hạn chế - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung, kinh tế ngoại thành nhất là nông nghiệp chưa ổn định, sản xuất nông sản hàng hoá phát triển chậm với qui mô nhỏ và phân tán, chất lượng nông sản hàng hoá chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của nhu cầu tiêu dùng ở đô thị nhất là thực phẩm. - Cơ cấu kinh tế nông thôn và nông nghiệp có chuyển dịch nhưng chậm chưa tạo ra được sự bứt phá mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tuy đã có chuyển dịch, nhưng chậm và chưa rõ ràng, diện tích trồng cây lương thực có hạt còn chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất thực phẩm chất lượng cao an toàn chiếm tỷ trọng còn thấp, chưa có cơ chế hỗ trợ trong tiêu thụ. - áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào công nghiệp, TTCN và ngành nghề truyền thống còn thấp, chưa tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và độc đáo của riêng nông nghiệp nông thôn ngoại thành, đặc biệt trong áp dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng, vật nuôi, trong bảo quản chế biến sau thu hoạch. - Hệ thống hạ tầng cơ sở đã được tăng cường kể cả cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế và văn hoá xã hội. Nhưng nhìn chung qui mô còn nhỏ, dàn trải, thiếu đồng bộ và lạc hậu, phát huy tác dụng còn thấp. - Quan hệ sản xuất trong nông thôn và nông nghiệp còn nhiều hạn chế, tuy có quan tâm nhưng còn lúng túng chưa có định hướng rõ và có biện pháp cụ thể quyết liệt. Tình trạng buông lỏng quản lý còn diễn ra khá phổ biến, nhất là quản lý đất đai, quản lý xây dựng theo qui hoạch ở nông thôn ngoại thành. - Về mặt xã hội còn một lực lượng lao động dôi dư chưa được bố trí việc làm do thu hẹp diện tích đất nông nghiệp và 6-8% lao động nông nghiệp không có việc làm thường xuyên; lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp. Môi trường sinh thái đô thị và nông thôn chưa kết hợp hài hoà, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành . 2.3.3. Nguyên nhân Tồn tại trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân khách quan do diễn biến của thiên nhiên, tác động của khủng khoảng kinh tế khu vực và trên thế giới dẫn đến thị trường giá cả liên tục biến động đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Hà Nội nói chung và kinh tế ngoại thành nói riêng. Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan đáng chú ý là: - Trong nhận thức và quan điểm trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành còn nhiều ý kiến, không thống nhất cao nên trong định hướng chỉ đạo, còn nhiều lúng túng, đầu tư còn dàn trải. - Trong triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương và Thành phố còn thiếu kiên quyết. Hệ thống chính sách chưa đồng bộ, còn chồng chéo nên triển khai trong thực tế còn chậm và nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời. - Vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chưa tìm được khâu đột phá để đầu tư mạnh, tạo ra sự bức phá trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Vì vậy, kinh tế nông nghiệp và nông thôn ngoại thành tốc độ phát triển chưa ổn định. Chưa đầu tư và chú ý đúng mức cho việc qui hoạch nông nghiệp, nông thôn; để đầu tư theo đúng qui hoạch và nâng cao hiệu quả của đầu tư. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu kinh tế xã hội của nông nghiệp, nông thôn ngoại thành chưa được quan tâm đúng mức; bởi nông nghiệp và nông thôn ven đô có đặc thù riêng, có tiềm năng và có những hạn chế mà không giống bất cứ một tỉnh, thành phố nào. Do đó các chính sách của Thành phố phải được nghiên cứu cụ thể hoá cho phù hợp với đặc thù nông nghiệp, nông thôn ven đô. - Trình độ năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở nhất là cấp xã chưa đáp ứng được đòi hỏi của kinh tế thị trường và trong đặc thù của kinh tế nông thôn, nông nghiệp ven đô. 2.4 Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hoá nông thôn Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005 2.4.1 Nông nghiệp tăng trưởng liên tục toàn diện theo cơ cấu tiến bộ 2.4.1.1 Tăng trưởng nông nghiệp: Mặc dù đất nông nghiệp trong những năm qua giảm mạnh (mỗi năm giảm khoảng 1000 ha do quá trình đô thị hóa), và có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng do phải chờ dự án không sản xuất được hoặc bị sâu bệnh, chuột phá hoại cho năng suất thấp, nhưng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trung bình 2,25% năm (giai đoạn 2001-2004, giá cố dịnh 1994). Dự kiến đến năm 2005 bình quân tăng trên 2,5%. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp tính theo giá thực tế năm 2002 đạt 43,5 triệu đồng; năm 2003 đạt 47,0 triệu đồng, bằng 94% mục tiêu của năm 2005 (cao nhất huyện Từ Liêm giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 67,7 triệu/1 ha, thấp nhất huyện Sóc Sơn đạt 34 triệu/1 ha đất nông nghiệp). Biểu số 2: GDP của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng sản phẩm nội địa 31.513 35.717 41.944 47.953 53.707 60.152 CN-XD 11.606 13.153 14.853 19.403 22.507 26.108 DV 18.966 22.613 26.032 27.422 30.039 32.847 NLN 914 951 1.059 1.128 1.161 1.197 Số liệu 2005là số liệu dự báo của đề tài Biểu số 3: Cơ cấu GDP của Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng sản phẩm nội địa 100,00 100,00 100,00 100,0 100,00 100,00 CN-XD 35,13 36,83 35,41 40,46 41,91 43,40 DV 60,18 63,31 62,06 57,19 55,93 54,61 NLN 2,99 2,66 2,53 2,53 2,16 1,99 - Về trồng trọt: Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định) từ 2001 - 2003 tăng trung bình mỗi năm 1,0%; năm 2001 đạt 701.836 triệu đồng giảm 5,5% so với năm 2000 do năm 2001 thời tiết có những thay đổi bất thường ảnh hưởng không tốt cho sản xuất nông nghiệp (mưa, hạn, sâu bệnh, …); năm 2002 đạt 754.786 triệu đồng tăng 4,56% so với năm 2001; năm 2003 đạt 784.161 triệu đồng tăng 3,89% so với năm 2002. Nhìn tổng thể, các nhóm cây trồng có giá trị lớn đang chuyển dịch theo hướng tích cực, hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển sản xuất hàng hóa, ngoại trừ nhóm cây lâu năm sản xuất còn bấp bênh chưa ổn định. Đã đưa vào sản xuất thành công một số giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao như: Các giống rau cao cấp, các giống hoa mới, áp dụng việc nhân giống một số loài hoa cao cấp bằng công nghệ cấy mô tế bào (INVITRTO). Từ năm 2000 đến 2004 đã giảm hơn 6839 ha diện tích trồng lúa để trồng hoa, rau sạch, cây ăn quả nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích cây ăn quả tăng từ 2.565 ha năm 2000 lên 2751 ha năm 2004 tăng 7,52%. Diện tích trồng hoa tăng từ 1.562 ha năm 2000 lên 1.627 ha năm 2004. Diện tích trồng rau đạt 8.806 ha, trong đó rau an toàn đạt 4.100 ha, năm 2005. Nhiều vùng nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng trồng hoa Tây Tựu (Từ Liêm), vùng trồng rau sạch Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư (Gia Lâm), Vân Nội (Đông Anh), Lĩnh Nam (Thanh Trì), … Về chăn nuôi, thuỷ sản: Ngành chăn nuôi, thuỷ sản có những bước tiến đáng kể: Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh, ngành thuỷ sản và bò sữa có nhiều tiến triển, các sản phẩm chăn nuôi phát triển theo hướng đa dạng và chất lượng, lợn nạc, gà thả vườn, cá chim trắng, tôm càng xanh đang phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 3,44%. Giá trị ngành chăn nuôi năm 2001 là 492,52 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 2000; năm 2002 đạt 515,12 tỷ đồng tăng 4,35% so với năm 2001; năm 2003 ước đạt 529,257 tỷ đồng tăng 2,74%. Năm 2004 đạt 371,12 tỷ đồng giá cố định. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 đạt 3.345 ha tăng 17% so với năm 2003. Một số địa phương đã mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi và trồng cây ăn quả. 2.4.1.2 Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong 3 năm qua có sự thay đổi tích cực theo hướng tiến bộ: Năm 2000 cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 61,70%; ngành chăn nuôi chiếm 35,92%. Năm 2004 cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 58,9%; ngành chăn nuôi chiếm 39,61%. Trong từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm tăng nhanh. Trong những năm qua, nhiều vùng nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây khác, bước đầu hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng trồng hoa Tây Tựu (Từ Liêm), vùng trồng rau sạch Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư (Gia Lâm), … Biểu số 4: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản (giá thực tế) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 1600577 1638949 1752646 1834071 1889093 1945765 1. N LN 1523906 1551752 1649762 1717791 1758745 1807676 a. Nông nghiệp 1510473 1538326 1636460 1709541 1751711 1800585 - Trồng trọt 931921 887703 932088 996908 1017552 1035394 - Chăn nuôi 542556 612263 666007 673853 693870 723871 - Dịch vụ 35986 38360 38365 38780 40289 41320 b. Lâm nghiệp 13433 13426 13302 8250 7034 7031 2. Thuỷ sản 76671 87196 102884 116280 130348 138149 Số liệu thống kê Hà nội qua các năm, năm 2005 là cố định Biểu số 5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp – thuỷ sản Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông- Lâm nghiệp 95.20 94.68 94.13 93.66 93.10 92.90 a. Nông nghiệp 99.12 99.13 99.19 99.52 99.60 99.61 + Trồng trọt 61.70 57.71 56.96 58.31 58.09 57.50 + Chăn nuôi 35.92 39.80 40.70 39.42 39.61 40.20 + Dịch vụ 2.38 2.49 2.34 2.27 2.30 2.30 b. Lâm nghiệp 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc454.DOC