I. Lời mở đầu
II. Cở sở lí luận về cổ phần hoá, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
1. Cổ phần hoá
2. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
III. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
2. Đánh giá chung quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
a. Những thành tựa đạt được của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
b. Những hạn chế của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
3. Mục tiêu của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
4. Quy trình thực hiện cổ phần hoá gồm các bước
IV . Các giải pháp để thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
V. Tài liệu tham khảo.
15 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở lí luận về cổ phần hóa, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lời nói đầu
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. Chương trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thí điểm từ năm 1992. Từ đó đến nay cả nước đã có trên 1000 doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữa, trong đó cổ phần hoá gần 900 doanh nghiệp, còn lại là chuyển dao, bán và khoán kinh doanh. Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữa, trong đó chủ sở hữa chính là người lao động, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời giúp cho doanh nghiệp huy động vốn trên toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Qúa trình cổ phần hoá doanh nghiệp thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng kể từ khi Chính Phủ ban hành Nghị định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng 6/1998, trong đó nêu rõ những chính sách ưa đãi cho doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn bẩy đưa quá trình cổ phần hoá đi nhanh hơn.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đối doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần không chỉ giúp nhà nước bảo tồn đồng vốn mà còn tăng tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn. Các doanh nghiệp năng động và tự chủ hơn trong kinh doanh. Quá trình cổ phần hóa đã thu hút rộng rãi hơn nguồn vốn cả trong doanh nghiệp và ngoài xã hội, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu.
Sau 15 năm thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Nhiều vấn đề lý luận và tư duy kinh tế được đặt ra để nâng cao hiệu quả của cổ phần hoá. Bên cạnh những thành quả đạt được còn nhiều vấn đề phải đặt ra đối với những nhà hoạch định chính sách và với bản thân doanh nghiệp.
II. Cơ sở lí luận về cổ phần hóa, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Cổ phần hoá
Khái niệm cổ phần hoá: cổ phần hoá là một trong những giải pháp cơ bản, là khâu đột phá để tiếp tục cải cách khu vực kinh tế quốc doanh. Cổ phần hoá khác với tư nhân hoá: cổ phần hoá là đa dạng hoá chủ sỡ hữa cho doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hoá là hình thức đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thành một công ty tư nhân với chủ sỡ hữa là tư nhân.
Các hình thức cổ phần hoá:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút them vốn áp dụng đối với doanh nghiệp cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án cổ phần hoá.
- Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút.
- Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Hầu như mọi doanh nghiệp đều đặt mục tiêu cho mình là phải đạt hiệu quả trong kinh doanh. Mục tiêu đó phát triển trên cơ sở có lợi nhuận cao, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, mang lại lợi ích chủ chủ doanh nghiệp và người lao động, đồng thời phải đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và cho toàn xã hôi. Nếu doanh nghiệp không đạt được những mục tiêu trên thì phải có sự xem xét đánh giá và có những thay đổi nhất định. Trong nhiều trường hợp đấy sẽ là một cuộc cải cách triệt để, thay đổi hoàn toàn bộ bộ máy doanh nghiệp đẻ đạt được mục tiêu đã định.Một số trường hợp do không nhận ra sự cần thiết phài thay đổi, không cải cách kịp thời đã làm cho doanh nghiệp bị phá sản hoàn toàn. Không loại trừ một doanh nghiệp thuộc loại hình sỡ hữa nào. Như vậy cần phải cải cách doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã định. ở Việt Nam cải cách doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu khách quan. Do áp lực cạnh tranh, vì sự tồn tại và phát triển, vì sự cần thiết phải thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp Nhà nước mà phải tiến hành đổi mới doanh nghiệp. Cổ phần hoá là một trong những chương trình đó.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là chương trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, được triển khai thí điểm năm 1992. Mục đích của chương trình này là đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữa, trong đó người lao động là chủ sỡ hữa chính, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thế huy động vốn trong toàn xã hội đầu tư đổi mới doanh nghiệp,để nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Vào tháng 6/1998 Chính Phủ ban hành Nghị định về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, kể từ đó tiến trình cổ phần hoá thực sự có bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó nêu rõ cả chính sách ưa đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp đã cổ phần. Nó đã thúc đẩy quả trình cổ phần hoá diễn ra nhanh hơn. Từ năm 1998-2000 cả nước đã có hơn 800 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là: công nghiệp, thương mại và dịch vụ, được phân bổ trên khắp các vùng miền cả nước.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam có những đặc điểm khác với tính quy luật về cổ phần hoá ở các nước.
Đối với các nước phát triển thì các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá dựa trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất đã vượt quá tầm cỡ của sở hữa tư nhân, phải mở rộng quan hệ sỡ hữa. Còn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cổ phần hoá trong quá trình thực hiện công hữa hoá, tập thể hoá trước đây.
Các doanh nghiệp ở nước ta thực hiện cổ phần hoá vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp và ké hoạch hoá của nhà nước, mới làm quen với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá ở các nước tồn tại trong cơ chế thị trường và cạnh trạnh.
Các doanh nghiệp ở nước ta thực hiện cổ phần hoá là do yêu cầu của Nhà nước, thực hiện kế hoạch của nhà nước. Các doanh nghiệp ở các nước thực hiện cổ phần hoá là vì muốn thu lợi nhuận cho bản thân và tuân theo quy luật thị trường.
Lý do chính để thực hiện cổ phần hoá ở nước ta là do các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Khác với lý do thực hiện cổ phần hoá ở các nước phát triển là chuyển từ giai đoạn tập trung tư bán sang tấp trung vốn xã hội để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất trong cạnh tranh.
III. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Thực trạng của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
- Đối tượng cổ phần hoá: là việc nên lựa chọn cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nào. So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổ phần hoá là các tổng công ty,các doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên cho đến nay chỉ có 77% số doanh nghiệp đã cổ phần có qui mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Có gần 30% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đả cổ phần, là những doanh nghiệp mà Nhà nước không hề chiếm một tỷ lệ nào trong vốn điếu lệ, vốn Nhà nước rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1tỉ đồng, những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả. Như vậy các doanh nghiệp đã cổ phần chưa thể hiện được những ưu thế của mình, chưa thực hiện được những mục tiêu đề ra.
- Cơ cấu vốn điều lệ. Tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ ở các doanh nghiệp đã cổ phần như sau: nắm giữ cổ phần trên 50% là trên 30% số doanh nghiệp, dưới 50% là 37% số doanh nghiệp, không giữ tỷ lệ vốn nào là gần 30%. Xem xét một cách cụ thể hơn thì đã có 12% số vốn Nhà nước được cổ phần hoá, trong đó Nhà nước vẫn chiếm 40%. Số vốn Nhà nước đã cổ phần hoá được bán ra ngoài với tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm 3.6%. Cổ phần hoá vẫn chịu sự chi phối rất nhiều của Nhà nước.
- Cơ cấu cổ đông. Cổ đông trong doanh nghiệp đã cổ phần hoá là cán bộ, công nhân viên chiếm 29.6% cổ phần, cổ đông là người ngoài doanh nghiệp chiếm 24.1% cổ phần, cổ đông là Nhà nước chiếm 46.3% cổ phần. Điều đáng chú ý trong cơ cấu vốn cổ đông là các nhà đầu tư trong nước khó mua được lượng cổ phần đủ lớn để tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Còn các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ , có năng lực quản lý thì cũng chỉ mua được một lượng cổ phần hạn chế. Điều này làm cho các doanh nghiệp đã cổ phần rất khó hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong tình hình Việt Nam đã gia nhập WTO như hiên nay.
Sau khi đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá thu được một số đánh giá sau đây:
Sau khi cổ phần hoá có tới 90% doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, huy động vốn xã hội cũng tăng lên, chấm dứt tình trạng bù lỗ cho ngân sách nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Chỉ có 10% doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kém hiệu quả do trước cổ phần những doanh nghiệp này đã hoạt động rất kém, nội bộ không thống nhất, do sự can thiệp của chính quyền địa phương...
Có một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã dần chuyển thành doanh nghiệp tư nhân. Do một số cổ đông đã bán, chuyển nhượng, hoặc làm trung gian thu gom số cổ phần cho tư nhân ngoài doanh nghiệp nắm giữ, có trường hợp đã nắm hơn 50% số cổ phần của doanh nghiệp để trở thành chủ thực sự của doanh nghiệp. Điều này trái với mục tiêu của cổ phần hoá.
Trên đây là một số phân tích về thực trạng của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
2. Đánh giá chung về tiến trình cổ phàn hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
a. Những thành tựa đạt được của quá trình cổ phần hoá
ở Việt Nam cải cách hay đổi mới doanh nghiệp Nhà Nước là yêu cầu khách quan. Do những áp lực cạnh tranh, vì sự tồn tại và phát triển, và vị sự cần thiết phải thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp nhà nước, mà phải sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp này. Trong đó cổ phần hoá là nội dung chủ yếu của chương trình cải cách này. Sau hơn 13 năm thực hiện chương trình đổi mới( kể từ năm 1992) đã có hơn 2996 doanh nghiệp được cổ phần hoá( tính đến cuối năm 2005), bình quân khoảng trên 200 doanh nghiệp/năm, đây là con số không nhỏ. Trong vài năm gần đây ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhà Nước được cổ phần hoá với toocs độ ngày càng nhanh. Riêng năm 2005 cả nước có hơn 724 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Nhìn lại quá trình qua có thể thấy chúng ta đã đạt được những thành tựa đáng ghi nhận.
* Số doanh nghiệp đã được cổ phần hoá chiếm khoảng 24% tổng số doanh nghiệp khi chưa tiến hành cổ phần hoá và sắp xếp lại.( Khoảng 12000 doanh nghiệp trước năm 1995)
* Có trên 10% vốn của nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hoá ( khoảng 30000 tỷ đồng)
* Hầu hết các doanh nghiệp loại nhỏ và yếu, hiệu quả kinh doanh thấp, sức cạnh tranh kém đã được đưa ra khỏi hệ thống DNNN, như vậy có thêm điều kiện để củng cố các DNNN khác.
* Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hóa có hơn 30% số doanh nghiệp ( hơn 800 doanh nghiệp) hoàn toàn độc lập tự chủ trong kinh doanh mà không chịu sự chi phối nào của Nhà nước ( Nhà nước không nắm một cổ phần nào, toàn bộ cổ phần thuộc về người lao động).
* Việc sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã hoàn thành trên 61 trong tổng số 64 tỉnh thành.
* Qua cổ phần hoá nhiều yếu kém cố hữa đã được giải quyết như: nợ xấu, tồn kho vật tư hàng kém phẩm chất, các trang thiết bị và máy móc củ nát…
* Với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, bộ máy quản lý đã thích nghi, năng động, sát thị trường hơn, phần nào làm tăng trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp, động lực làm việc mới đang dần được tạo ra.
* Các biện pháp tiến hành cổ phần hoá ngày càng được hoàn thiện hơn. Cơ chế định giá doanh nghiệp qua các tổ chức tư vấn độc lập ( thay vì hội đồng thẩm định giá trước đây) đang được áp dụng. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đấu thầu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Sau khi cổ phần hoá, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn trên các mặt chủ yếu. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp cổ phần hoá tăng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát trên 850 doanh nghiệp cổ phần hoá (năm 2005) cho thấy vốn điều lệ tăng bình quân 44%, doanh thu tăng gần 24%, lợi nhuận tăng 140%, nộp ngân sách tăng 25%, thu nhập người lao động tăng 12%. Cũng theo điều tra của Ban, có khoảng 87% số doanh nghiệp cổ phần khẳng định hoạt động tài chính tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều so với trước cổ phần. Có thể nói đây là con số rất ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, khẳng định cổ phần hoá là một trong những biện pháp hữa ích nhất để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN. Một điều có ý nghĩa quan trọng nữa là, kết quả trên sẽ tạo niềm tin và động lực cho các doanh nghiệp nhà nước khác tiến hành đổi mới doanh nghiệp của mình.
ở Việt Nam quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước gọi là quá trình cổ phần hóa. Đến cuối năm 2005 có hơn 3000 doanh nghiệp nhà nước đã được tư nhân hoá. Các cuộc tư nhân hóa lớn nhất đang bắt đầu:
- Các doanh nghiệp nhà nước lớn, điển hình trong ngành năng lượng ( như nhà máy điện,phân phối điện) dầu và ga, viễn thông, dịch vụ tài chính.
- Tất cả các ngân hàng nhà nước được lên kế hoạch sẽ cổ phần hoá hết đến năm 2008.
- Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất, nhì cả nước được lên kế hoạch sẽ được cổ phần hoá vào năm 2007-2008.
b. Những hạn chế của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Bên cạnh những thành tựa đã đạt được quá trình cổ phần hoá còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
Nếu xét về chỉ tiêu chủ yếu nhất của cổ phần hoá là cổ phần hoá vốn kinh doanh thì quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam còn diễn ra quá chậm chạp. Thực chất các doanh nghiệp cổ phần hoá, nhà nước nắm 46.5% vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Mới chỉ khoảng 8% vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá là thuộc về các chủ sỡ hữa khác (chủ yếu là các cổ đông vốn là người lao động trong các doanh nghiệp). Vẫn có 29% doanh nghiệp ở đó nhà nước nắm trên 51% lượng cổ phần.
Chúng ta mới chỉ cổ phần hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì số lượng doanh nghiệp đã cổ phần không phải là nhỏ nhưng vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp là quá ít. Các doanh nghiệp đó không thể hiện vai trò là các doanh nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế, đó chủ yếu là các doanh nghiệp do các tỉnh quản lí. Như vậy chúng ta đã thực hiện cổ phần hoá chưa triệt để.
Trên thực tế thì các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng Nhà Nước vẫn nắm giữ một lượng vốn khá lớn. Do đó còn chi phối doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Các doanh nghiệp cổ phần còn thiếu các cổ đông mới có quyền lực mạnh. Các doanh nghiệp mới chỉ cổ phần hoá về hình thức, chỉ là cái bình mới còn bên trong vẫn là rượu cũ. Vì hầu hết các doanh nghiệp cổ phần vẫn giữ nguyên ban giám đốc điều hành cũ, chỉ thay đổi chức danh từ giám đốc doanh nghiệp thành tổng giám đốc công ty cổ phần, với lối tư duy cũ, phương pháp điều hành cũ.
Quá trình cổ phần hoá trong thời gian qua còn gặp một số trở ngại: vướng mắc nhiều về đất đai và sở hữa tài sản, chưa có chính sách và cơ chế rõ ràng, cổ phần hoá còn khép kín, còn có sự phân biệt đối xử trước và sau cổ phần, chẳng hạn như vay vốn ngân hàng, khó khăn về giải quyết số lao động dôi dư của các doanh nghiệp, thủ tục hành chính phức tạp và thời gian kéo dài. Đấy là những vấn đề nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa tự thân, chưa xem cổ phần hoá là nhu cầu nội tại, thậm chí còn miễn cưỡng. Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì cổ phần hoá vẵn chưa hấp dẫn họ. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn tìm cách né tránh thực hiện cổ phần hoá vì muốn được an toàn và không muốn mất đi cái lợi trước mắt.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình tất yếu khách quan, nâng cao hiệu quả kinh tế của các DNNN. ở nước ta đã đạt được nhiêu thành tựa đáng kể. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Để giảI quyết những vấn đề trên cần đề ra các giải pháp thích hợp, triệt để, phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta.
1.Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng, xuyên suốt các giai đoạn phát triển kinh tế, kể từ khi bát đầu sự nghiệp đổi mới kinh tế. Vì vậy cổ phần hoá doanh nghiệp cần phải đạt những mục tiêu sau:
Tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động để thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Huy động vốn của toàn xã hội và của ngoài nước vào phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phần hoá phải tập trung nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, tạo hình ảnh nhân dân làm chủ, xây dựng nền kinh tế.
Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của xã hội tới doanh nghiệp.
Cổ phần hoá phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
3.Quy trình cổ phần hoá thực hiện theo các bước
Bước 1: Xây dựng phương án cơ bản
Thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá và tổ giúp việc ban chỉ đạo
Chuẩn bị hồ sơ tài liệu
Xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp
Hoàn tất phương án cổ phần hoá
Bước 2: Tổ chức bán cổ phần
Bán cổ phần
Điều chỉnh phương án cổ phần hoá
Bước 3: Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần
Tổ chức Đại hội đồng cổ đông và đăng ký kinh doanh
Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần
Các bước công việc trên hoàn tất trong thời gian 9 tháng.
IV. Các giải pháp để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam
Để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau:
1.Trong thời gian tới nhà nước cần phải thay đổi một số chính sách trong việc cổ phần hoá vì các doanh nghiệp sau này có nhiều điểm khác với các doanh nghiệp đã cổ phần. Điều quan trọng nhất là phải tạo ra động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp, phải cho doanh nghiệp thấy được cái lợi khi cổ phần. Muốn vậy cần phải:
- Xoá bỏ chế độ bao cấp dưới mọi hình thức, để doanh nghiệp Nhà Nước không còn đặc quyền, đặc lời như trước đây nữa.
- Nhà nước phải có ưu tiên, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Như vậy một phần nào đó hỗ trợ doanh nghiệp Nhà Nước đã cổ phần thay thế cho sự bao cấp trước kia. Chỉ hỗ trợ một phần, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, không phải hoàn toàn dựa vào Nhà nước.
2. Nhà nước phải quyết tâm thể hiện vai trò quyền làm chủ của mình bằng nhiều biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Đồng thời phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia vào những lĩnh vực độc quyền của Nhà nước trước đây. Một việc không kém phần quan trọng là phải tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước lớn, những doanh nghiệp chiếm rất nhiều vốn của nhà nước nhưng vẫn chưa tiến hành cổ phần hoá. Chỉ có thực hiện thành công công việc nay thì sự nghiệp cổ phần hoá mới được hoành thành. Muốn làm được như vậy thì ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện tốt những cải cách, những đổi mới của Nhà nước và của chủ đầu tư.
3. Phải tiến hành tổng điều tra hiệu quả hoạt động thực tế của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, từ đó rút ra được những kinh nghiệm thành công và những bài học từ sự thất bại. Qua đó các doanh nghiệp sẽ thấy được những ích lợi từ việc cổ phần. Do vậy tạo niềm tin, tạo động lực bên trong cho các doanh nghiệp chưa cổ phần. Nhà nước cần phải có chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân lực trước, trong và sau khi cổ phần.
4. Cần phải có các biện pháp giải quyết các vấn đề đang bị vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá như: vấn đề đất đai, tài sản, người lao động (không được để cho người lao động bị thiệt hại khi doanh nghiệp cổ phần hoá). Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là phải chấm dứt ngay việc phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Đó là nhân tố tạo động lực cho các doanh nghiệp cổ phần hoá. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã cổ phần hoá trong việc định giá doanh nghiệp hay tham gia thị trường chứng khoán. Đồng thời nên mở rộng đối tượng các doanh nghiệp cổ phần hoá, thu hút các cổ đông lớn, những người rất quan trọng cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần.
V. Tài liệu tham khảo
Bộ công thương: www.moi.gov.vn
www.viet.vietnamembassy.us
www.Dangcongsan.vn
www.tapchicongsan.org.vn
5. Sách tìm hiều về cổ phần hoá,giao, bán, chuyển nhượng.
Mục lục
Lời mở đầu
Cở sở lí luận về cổ phần hoá, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Cổ phần hoá
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đánh giá chung quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
Những thành tựa đạt được của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
Những hạn chế của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Mục tiêu của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Quy trình thực hiện cổ phần hoá gồm các bước
IV . Các giải pháp để thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
V. Tài liệu tham khảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0766.doc