Đề tài Cơ sở lý luận về lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn

 

Chương I: 1

Cơ sở lý luận về lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 1

1.1. lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 1

1.1.1. Khái niệm 1

1.1.2. Vai trò và phân loại lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 2

1.1.2.1. Vai trò 2

1.1.2.2. Phân loại lợi nhuận theo nghiệp vụ kinh doanh 2

1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 3

1.2. sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn & biện pháp nâng cao lợi nhuận 6

1.2.1. Sự cần thiết 6

1.2.2. Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 7

chương II: 9

Khảo sát tình hình lợi nhuận của khách sạn Phương Nam 9

2.1. Vài nét giới thiệu về Khách sạn Phương Nam: 9

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Phương Nam: 9

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 9

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy khách sạn: 9

2.1.2.2. Bộ máy quản lý : 10

2.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 11

2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn 12

2.1.4. Môi trường kinh doanh của khách sạn và cơ sở vật chất kĩ thuật kinh doanh của khách sạn 12

2.1.4.1. Môi trường hoạt động của Khách sạn: 12

2.1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn: 13

2.2. Tình hình kinh doanh và lợi nhuận kinh doanh của khách sạn Phương Nam 13

2.2.1.Tình hình và kết quả kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 13

2.2.1.1. Doanh thu của Khách sạn Phương Nam: 14

2.2.1.2. Vốn, chi phí và thuế: 15

2.2.1.3. Tiền lương bình quân: 16

2.2.2. Phân tích và đánh giá lợi nhuận kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 17

2.2.2.1. Lợi nhuận chung của Khách sạn 18

2.2.2.2. Lợi nhuận các nghiệp vụ kinh doanh 19

2.2.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Phương Nam. 20

2.2.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu 20

2.2.3.2. Cơ hội & mối nguy cơ 21

Chương III: 23

Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Khách sạn Phương Nam 23

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 23

3.1.1. Căn cứ vào phương hướng hoạt động của Khách sạn Phương Nam 23

3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 24

3.1.2.1. Thuận lợi 24

3.1.2.2. Khó khăn 25

3.2. Một số giải pháp & kiến nghị 26

3.2.1. Các giải pháp 26

3.2.1.1. Mở rộng thị trường 26

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ. 26

3.2.1. 3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Khách sạn 27

3.2.1.4. Phát triển nguồn lực con người 28

3.2.1.5. Giải pháp về vốn: 28

3.2.2. Các kiến nghị 28

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng phục vụ: 28

3.2.2.2. Tiến hành phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh: 30

3.2.2.3. Kiến nghị đối với Nhà nước 30

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận về lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một cơ chế quản lý đảm bảo sự nhịp nhàng, đồng bộ trong các hoạt động, phát huy cao độ tính chủ động và những tài năng sáng tạo của mỗi người, mỗi bộ phận trong công việc, xử lý các tình huống kinh doanh và quản trị với hình thức thưởng phạt, thích đáng có khả năng kích thích và nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc chung của tập thể và của mỗi người. 1.2.2.4. Phát triển nguồn lực con người Đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, nhiệt tình với công việc, gắn bó lâu dài với Khách sạn. 1.2.2.5. Giải pháp về vốn Vốn là điều kiện quan trọng và vô cùng cần thiết cho khách sạn trong quá trình kinh doanh. Vốn giúp cho khách sạn hoạt động được liên tục, mở rộng kinh doanh, dịch vụ, mua sắm trang thiết bị cho cơ sở hạ tầng khách sạn Cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý, tăng cường vốn chủ sở hữu và giảm tỷ lệ vốn vay. Quản lí vốn chặt chẽ, tránh tình trạng lãng phí vốn, thất thoát vốn gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Khách sạn. Tăng vòng quay của vốn lưu động nhằm tăng sức sinh lời của lợi nhuận. 1.2.2.6. Phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của khách sạn Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của khách sạn luôn chịu ảnh hưởng của những biến đổi theo quy luật khách quan trên thị trường. Do đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đưa ra bức tranh tổng thể về tình hình kinh doanh của khách sạn. Việc phân tích thông qua những chỉ tiệu cơ bản như : doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Từ đó đánh giá được thực trạng tình hình kinh doanh của khách sạn, nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và mối nguy cơ trong quá trình kinh doanh. Qua đó, tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. chương II: Khảo sát tình hình lợi nhuận của khách sạn Phương Nam 2.1. Vài nét giới thiệu về Khách sạn Phương Nam: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Phương Nam: - Trước năm 1993 Khách sạn Phương Nam là một bộ phận của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Sau một thời gian hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Công ty xây dựng số 1 tách bộ phận này ra thành lập nên Khách sạn Phương Nam, và trở thành một doanh nghiệp trực thuộc Công ty xây dựng số 1 Hà Nội. - Khách sạn Phương Nam hiện có tất cả 80 phòng đạt tiêu chuẩn (54 phòng tại cơ sở 1 và 26 phòng tại cơ sở 2 ). Khách sạn có hệ thống thông tin liên lạc trong nước và quốc tế với trang thiết bị nội thất hiện đại, máy điều hoà hai chiều và phòng tắm tiện nghi với hệ thống ban công cửa sổ rộng thoáng. Nhà ăn sức chứa trên 100 người, hệ thống phòng massage, cắt tóc... với đội ngũ lao động là 148 người. Toàn bộ cán bộ và nhân viên trong Khách sạn đều có trình độ và chuyên môn tay nghề cao trong từng khâu công việc của mình. - Những sản phẩm, dịch vụ của Khách sạn Phương Nam với chất lượng và uy tín cao đối với khách hàng đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường hiện nay. Doanh thu và lợi nhuận của khách sạn ngày một tăng nhanh, năm 2002 doanh thu đạt gần 6 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 1 tỷ. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy khách sạn: - Tổ chức bộ máy của khách sạn luôn đáp ứng được yêu cầu của chiến lược kinh doanh. Bộ máy tổ chức còn linh hoạt đáp ứng mọi tình huống diễn ra trong kinh doanh, đồng thời cân đối đảm trách được công việc, mỗi khâu, mỗi việc đều có người đảm nhiệm và chịu trách nhiệm. Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Giám đốc Nhân sự Kế toán Thủ quỹ Nhà kho Lễ tân Buồng phòng Massage Bộ phận sửa chữa Phó giám đốc Phó giám đốc Bảo vệ Nhà hàng Karaoke Giặt là Làm vệ sinh Khách sạn Ghi chú: Mối quan hệ điều khiển Mối quan hệ qua lại - Là một doanh nghiệp Nhà nước, khách sạn có bộ máy quản lý bao gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, bên cạnh đó còn có một số bộ phận như: Kế toán, Nhân sự, Lễ tân, Công đoàn Khách sạn hiện có 148 nhân viên. 2.1.2.2. Bộ máy quản lý : - Vấn đề quản lý con người là rất quan trọng trong quản lý kinh doanh. Khách sạn đã tổ chức phân công hợp tác lao động một cách hợp lý giữa các bộ phận và giữa các cá nhân với nhau trong khách sạn, sử dụng đúng người đúng công việc để tận dụng hết năng lực sở trường của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tạo ra sức mạnh trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ chung của khách sạn. 2.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Ban lãnh đạo : Đề ra chiến lược kinh doanh,chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của khách sạn. Bao gồm: + Giám đốc: Là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn trước pháp luật. + Phó giám đốc 1 và 2: Quản lý các bộ phận dưới quyền, nắm bắt tình hình kịp thời báo cáo giám đốc và cùng giám đốc xử lý công việc, giúp cho các bộ phận thực hiện theo đúng những mục đích, mục tiêu đã đề ra. - Phòng kế toán : Kiểm tra các hoá đơn xuất, nhập, theo dõi hoạt động tài chính của Khách sạn, hạch toán lãi, lỗ từng tháng. - Phòng nhân sự : Theo dõi tuyển chọn cán bộ nhân viên trong KS. - Lễ tân : Chịu trách nhiệm đến tất cả các vấn đề liên quan đến việc thuê phòng và đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách từ khi khách đến cho đến khi khách rời Khách sạn. Tổ chức sắp xếp các công việc và cung cấp cho khách các thông tin cần thiết trong thời gian họ ở Khách sạn. - Bảo vệ: Bảo đảm tình hình an ninh trật tự, an ninh hộ khẩu trong Khách sạn 24/24 h. Theo dõi kiểm tra các quy định mà Khách sạn đề ra. - Bộ phận: Buồng Karaoke, Massage, giặt là : Phục vụ các yêu cầu của khách hàng ( cả khách lưu trú tại khách sạn và khách ngoài khách sạn ). - Buồng phòng: Thường xuyên theo dõi tình hình buồng phòng của khách sạn như các trang thiết bị và vệ sinh trong phòng. - Bộ phận làm vệ sinh khách sạn: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong khách sạn như các trang thiết bị và vệ sinh trong phòng. - Bộ phận sửa chữa: Theo dõi sửa chữa và thay thế kịp thời các trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo mọi thứ hoạt động trong tình trạng tốt nhất. - Thủ quỹ + Nhà kho: Cất giữ hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu của khách, xuất nhập theo yêu cầu kinh doanh. Giám đốc khách sạn quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn qua các Phó giám đốc. 2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn - Kinh doanh lưu trú: Là bộ phận có quy mô và doanh thu lớn nhất. Hiện tại khách sạn có 80 phòng phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh này. - Kinh doanh ăn uống: Khách sạn có nhà ăn hơn 100 chỗ, đội ngũ đầu bếp và nhân viên phục vụ lành nghề tạo cho Khách sạn một lợi thế không nhỏ trong việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. - Kinh doanh các dịch vụ bổ sung: Hiện nay có các dịch vụ bổ sung như: Kinh doanh lữ hành, Thông tin liên lạc, Massage, Bar Karaoke, Hớt tóc, Đại lý bán vé máy bay 2.1.4. Môi trường kinh doanh của khách sạn và cơ sở vật chất kĩ thuật kinh doanh của khách sạn 2.1.4.1. Môi trường hoạt động của Khách sạn: * Điều kiện về địa lý tự nhiên: Khách sạn Phương Nam là một toà nhà 7 tầng, đẹp và sang trọng nằm gần trung tâm thành phố, hai mặt là đường, mặt chính là đường Chùa Bộc, còn mặt kia nằm trên phố Tôn Thất Tùng, góc đối diện với Khách sạn là Trung tâm thương mại Hà Nội Star Bowl. Nơi đây rất thuận tiện cho khách đi vào tham quan trung tâm thành phố và những vùng ngoại vi xung quanh Hà Nội. * Môi trường chính trị - xã hội: Khách sạn đã và đang tuân thủ hoàn toàn theo các quy định, các chính sách của Nhà nước, như chính sách về thuế, chính sách mặt hàng kinh doanh Khách sạn luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp và có lợi nhất. Về mặt xã hội khách sạn luôn quan tâm đến các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh của mình. * Môi trường kinh tế: Có những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các khách sạn như: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, chính sánh tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái... Muốn đảm bảo về tốc độ tăng trưởng trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư khách sạn phải chủ động trong việc tìm nguồn vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũ nhân viên các cấp. 2.1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn: Đây là yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn và nó có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh. Bảng 2.1 : Các loại phòng của khách sạn Loại phòng Đơn giá Trang thiết bị trong phòng 1 250.000VND Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh 2 200.000VND Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh 3 180.000VND Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh 4 150.000VND Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh 5 120.000VND Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh Khách sạn có hệ thống thông tin liên lạc trong nước và quốc tế với trang thiết bị nội thất hiện đại, máy điều hoà hai chiều và phòng tắm tiện nghi với hệ thống ban công cửa sổ rộng thoáng tạo cho du khách cảm thấy thoải mái an toàn khi nghỉ tại Phương Nam. 2.2. Tình hình kinh doanh và lợi nhuận kinh doanh của khách sạn Phương Nam 2.2.1.Tình hình và kết quả kinh doanh của Khách sạn Phương Nam Bước vào cơ chế thị trường, bên cạnh những yếu tố tự nhiên, kinh tế chính trị, xã hội, thì việc việc tìm hiểu nguồn khách hàng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của khách sạn. Đứng trước tình hình biến động của thị trường, Đảng bộ và lãnh đạo khách sạn đã tổ chức nắm bắt kịp thời các nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài. Từ việc khoanh vùng các bạn hàng chủ chốt, từ đó cơ bản khách sạn đã nắm được hầu hết khách hàng có nhu cầu du lịch, dịch vụ với số lượng lớn, khách sạn có thể đáp ứng phục vụ tốt như các dịch vụ du lịch lữ hành trong nước và quốc tế. Lãnh đạo khách sạn rất chú trọng quan tâm đến trang thiết bị, các yếu tố vật chất và giá cả dịch vụ. Điều này tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh. 2.2.1.1. Doanh thu của Khách sạn Phương Nam: Doanh thu của Khách sạn đạt được hiệu quả cao và đều đặn trong nhiều năm, điều đó đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường và sự tin cậy của khách hàng cũng như các đối tác. Bảng 2.2: Doanh thu của Khách sạn hai năm 2001 – 2002 Các chỉ tiêu 2001 2002 So sánh 2002/2001 Tổng doanh thu 5.636.000.000 5.890.000.000 104,5% 1. Kinh doanh lưu trú 3.381.600.000 3.400.200.000 100,55% Tỉ trọng 60% 57,7% 2. Kinh doanh ăn uống 1.690.800.000 1.860.400.000 110,03% Tỉ trọng 30% 31,6% 3. Kinh doanh khác 563.600.000 629.400.000 111,67% Tỷ trọng 10% 10,7% Tổng doanh thu của Khách sạn năm 2002 đạt gần 6 tỷ, tăng 4,5 % so với năm 2001 là hơn 5,6 tỷ và cao nhất từ trước đến nay. Kinh doanh lưu trú vẫn là nghiệp vụ kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong hoạt động kinh doanh của Khách sạn. Nghiệp vụ này năm 2001 chiếm tỷ trọng là 60 %, nhưng sang năm 2002 giảm xuống còn xấp xỉ 58 %. Điều này có thể được giải thích là do ảnh hưởng chung của các khách sạn khi cung vượt qua cầu. Đối với nghiệp vụ kinh doanh ăn uống tình hình khả quan hơn khi tỷ trọng của năm 2002 tăng chút ít so với năm 2001. Các nghiệp vụ kinh doanh khác cũng có mức doanh thu năm 2002 tăng so với năm trước. Điều này chứng tỏ những sản phẩm dịch vụ khác của khách sạn vẫn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường và được khách hàng quan tâm thường xuyên. 2.2.1.2. Vốn, chi phí và thuế: Bảng 2.3. Số vốn, chi phí và thuế Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch % 2002/ 2001 Tổng nguồn vốn - Vốn lưu động - Vốn cố định 1000 đ - - 7.400.000 2.700.000 4.700.000 7.600.000 2.800.000 4.800.000 200.000 100.000 100.000 103 104 102 Tổng chi phí Tỷ suất chi phí Kinh doanh lưu trú Tỷ trọng Kinh doanh ăn uống Tỷ trọng Kinh doanh dv khác Tỷ trọng 1000 đ % 1000 đ % 1000 đ % 1000 đ % 3.836.500 65,14 1.780.650 46,4 1.240.223 32,33 815.627 21,26 3.902.600 66,26 1.760.080 45,1 1.268.442 32,5 874.078 22,4 66100 1,12 -20570 -1,3 28219 0,17 58451 1,14 102 98,84 102,3 107,2 Thuế &các khoản nộp ngân sách 1000 đ 897.610 899.760 2.150 100,2 Tổng nguồn vốn của Khách sạn từ năm 2001 đến năm 2002 tăng 200 triệu, trong đó vốn lưu động tăng 100 tr và vốn cố định là tài sản cố định, cơ sở vật chất tăng 100 tr. Tổng chi phí cũng tăng 2 %, điều này cho thấy khách sạn cần phải có biện pháp tiết kiệm và điều chỉnh chi phí hợp lý hơn. So sánh giữa năm 2002 và 2001, trong 3 nghiệp vụ kinh doanh chỉ có kinh doanh lưu trú có chi phí giảm còn các nghiệp vụ khác đều tăng ít. Năm 2002 Khách sạn nộp thuế và các khoản ngân sách khác cho Nhà nước tăng do lợi nhuận tăng dẫn đến thuế thu nhập tăng. Khách sạn Phương Nam luôn chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế giá trị gia tăng (VAT). 2.2.1.3. Tiền lương bình quân: Khách sạn trả lương theo thời gian nghĩa là tiền lương sẽ thanh toán cho nhân viên căn cứ vào mức lương và thời gian công tác thực tế. Tổng quỹ lương: Tổng quỹ lương = Tổng số lương của khách sạn + các khoản khác Tổng quỹ lương là các khoản tiền lương và phụ cấp có tính chất lượng được Nhà nước quy định mà khách sạn phải trả cho tất cả lao động thuộc khách sạn quản lý sử dụng. Tổng quỹ lương (năm) Tiền lương bình quân (1người/tháng) = Tổng số lao động x 12 tháng bình quân Bảng 2.4. Tình hình trả lương ở khách sạn Đơn vị:1000đ Các chỉ tiêu 2001 2002 So sánh 2002/2001 Tổng quỹ lương 1.324.800 1.450.800 109,5% Số nhân viên 145 người 148 người 102,1% Lương BQ/tháng 800 850 106,3% Công nhân viên của khách sạn được hưởng chế độ lương hợp lý ngoài ra còn có những chính sách khen thưởng kịp thời những cá nhân giỏi, động viên khích lệ tạo bầu không khí làm việc hăng hái, hiệu quả. 2.2.2. Phân tích và đánh giá lợi nhuận kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 2.2.2.1. Lợi nhuận chung của Khách sạn Bảng 2.5. Lợi nhuận chung và tỷ suất lợi nhuận Khoản mục Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch % 2002/ 2001 Tổng doanh thu Triệu đ 5636,00 5890,00 254,00 104,5 Lợi nhuận gộp Triệu đ 1582,27 1699,44 417,17 107,41 Tỷ suất lợi nhuận gộp/DT % 31,03 30,15 -0,92 97,16 Lợinhuận thuần trước thuế Triệu đ 901,89 1087,64 185,75 120,59 Tỷ suất LN thuần trước thuế/DT % 17,69 19,30 1,61 109,10 Lợi nhuận thuần sau thuế Triệu đ 775,31 951,60 136,29 122,74 Tỷ suất LN thuần sau thuế/DT % 15,20 16,88 1,68 111,05 Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì lợi nhuận cũng nói lên được thực chất của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đồng thời qua đó đánh giá được sự lớn mạnh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình lợi nhuận của khách sạn 2 năm 2001 - 2002 ta thấy lợi nhuận năm 2002 cao hơn năm 2001 cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận gộp năm 2002 tăng hơn 7,41% so với năm 2001, tương ứng với số tiền 417,17 triệu đồng, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu giảm 2,74%. Lợi nhuận trước thuế năm 2002 tăng 20,59% tương ứng với số tiền 185,75 triệu đồng và tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu tăng 9,10%. Lợi nhuận thuần sau thuế tăng nhiều nhất, năm 2002 tăng 22,74% so với năm 2001, tương ứng với số tiền 136,29 triệu đồng. Đây cũng chính là lợi nhuận thực tế khách sạn thu được và có quyền sử dụng, sau khi đã thanh toán mọi khoản. Tỷ suất lợi nhuận thuần sau thuế/doanh thu cũng tăng nhiều nhất, đạt 11,05%. Như vậy doanh thu của khách sạn năm 2002 tăng thêm 4,5 % so với năm 2001 và lợi nhuận thuần sau thuế tăng 22,74%. Như vậy mức tăng lợi nhuận cao hơn doanh thu, chứng tỏ lợi nhuận của khách sạn tăng nhiều hơn so với doanh thu, nhờ đó tạo điều kiện cho khách sạn tái đầu tư mở rộng kinh doanh, dịch vụ 2.2.2.2. Lợi nhuận các nghiệp vụ kinh doanh Bảng 2.6. Lợi nhuận theo từng nghiệp vụ Khoản mục dịch vụ Lợi nhuận thuần sau thuế 2001 2002 Chênh lệch Tổng (Tr.đ) 775,31 951,60 176,29 Lưu trú 465,07 570,81 105,74 Ăn uống 232,53 285,41 52,88 Dịch vụ khác 77,71 95,38 17,67 * Lợi nhuận kinh doanh lưu trú Lợị nhuận của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú năm 2002 là 570,81 triệu đồng, tăng 5,74% so với năm 2001, tương ứng với số tiền 176.29 triệu đồng. Qua đó ta thấy lợi nhuận của khách sạn chủ yếu thu được từ dịch vụ lưu trú, chiếm xấp xỉ 60% tổng lợi nhuận. Điều này cũng phản ánh dịch vụ kinh doanh lưu trú của khách sạn đạt hiệu quả. * Lợi nhuận kinh doanh ăn uống Lợi nhuận dịch vụ ăn uống năm 2001 là 232,53 triệu đồng, chiếm 30% tổng lợi nhuận. Sang năm 2002 lợi nhuận tăng lên 285,41 triệu đồng, tức tăng thêm 52,88 triệu đồng * Lợi nhuận nghiệp vụ kinh doanh khác Lợi nhuận từ dịch vụ kinh doanh khác năm 2001 là 77,71 triệu đồng, chiếm khoảng 10,00% tổng lợi nhuận. Năm 2002 là 95,38 triệu đồng. 2.2.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Phương Nam. 2.2.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu Khách sạn Phương Nam nằm gần trung tâm thành phố, địa thế tương đối đẹp với bãi đỗ xe thuận lợi. Là đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng Hà nội, Khách sạn có một lợi thế không nhỏ từ phía đối tác, bạn hàng của công ty mẹ. Khách sạn Phương Nam đã đứng vững trong cơ chế thị trường năng động và sáng tạo nhờ vào công tác hoạch định, đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với thực lực của khách sạn trước thử thách của cơ chế thị trường. Ngoài ra còn có sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn luôn đáp ứng tốt các dịch vụ phục vụ khách. Nhờ vậy mà chất lượng dịch vụ của khách sạn không ngừng được nâng cao, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong 2 năm vừa qua, ban quản lý khách sạn đã có những hoạch định chiến lược đúng đắn, có định hướng và phù hợp với thực tế của thị trường. Những sản phẩm mà khách sạn đưa ra phục vụ đã thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và đem lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận khá cao. Khách sạn đã có những phương án hoạt động nhằm thu hút thêm khách hàng trong thị trường, đồng thời khuyến khích khách hàng hiện có tiêu thụ sản phẩm của mình thường xuyên hơn. Một điều không kém phần quan trọng đó là cơ cấu tổ chức của khách sạn. Việc đạt được hiệu quả kinh doanh như hiện tại thể hiện sự hợp lý của cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của khách sạn .Trong vấn đề nhân sự, khách sạn đã có những chính sách riêng khi tuyển chọn nhân viên, tuyển đúng người, đúng việc nhằm tạo năng suất cao trong lao động. Ban lãnh đạo khách sạn không những làm tốt trong việc bố trí, sắp xếp nhân viên trong các bộ phận mà đã có những chính sách lương bổng đúng đắn theo năng lực của mỗi người, điều đó tác động rất tốt đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Bên cạnh kinh doanh lưu trú là nguồn doanh thu chính, khách sạn còn chủ trương kinh doanh thêm các loại hình khác như kinh doanh lữ hành, cho thuê xe du lịch, kinh doanh ăn uống phục vụ khách lưu trú trong và ngoài khách sạn có nhu cầu. Khách sạn còn tổ chức kinh doanh phục vụ ăn uống đám cưới, hội nghị... Ngoài ra khách sạn còn có các dịch vụ thư giãn cho khách lưu trú trong khách sạn như có phòng hát Karaoke, dịch vụ tắm hơi vật lý trị liệu, gội đầu thư giãn... Do có sự cạnh tranh gay gắt của thị trường khách sạn tại Hà Nội, khách sạn Phương Nam luôn có những chính sách thích hợp nhằm thu hút khách hàng như khách sạn phục vụ đặt mua vé máy bay cho khách hàng mà không tính thêm tiền dịch vụ, giảm giá cho các đoàn thuê từ 07 phòng trở lên... Tuy nhiên, ngoài những điểm mạnh nêu trên, Khách sạn Phương Nam vẫn bộc lộ một số điểm yếu kém ở các mặt sau: Công tác tiếp thị Marketing còn yếu; Đội ngũ nhân viên cần phải đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ do xuất xứ từ bên Công ty xây dựng Hà Nội chuyển sang và cả vấn đề tuổi tác cũng không còn phù hợp với ngành khách sạn hiện nay; Cơ sở vật chất đã trở nên lạc hậu, xuống cấp so với tình hình chung và những khách sạn khác có cùng quy mô, cần phải được tăng cường đầu tư. 2.2.3.2. Cơ hội & mối nguy cơ Trong quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn từ năm 1993 đến nay khách sạn Phương Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ thân thiết với các bạn hàng, với các Công ty Du lịch lữ hành và các Công ty du lịch khách sạn khác trên địa bàn Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành phố lân cận. Nhờ vậy khách sạn đã có mối quan hệ làm ăn trong việc đón nhận khách, phục vụ khách (đặc biệt là khách quốc tế từ các Công ty Du lịch). Khách sạn đã cố gắng phát huy những điểm mạnh của mình, từng bước đi lên nhằm đạt được những thành công trong hoạt động kinh doanh khách sạn một cách vững chắc trên thị trường cạnh tranh về nhu cầu lưu trú, ăn uống... không những của khách nội địa mà cả khách quốc tế. Trên thương trường mức độ cạnh tranh giữa các khách sạn diễn ra với cường độ mạnh. Do không thể độc quyền nên số lượng các đối thủ cạnh tranh rất nhiều, trong tình trạng hiện nay bung ra tràn lan của đủ các loại khách sạn, nhà nghỉ lớn nhỏ với các biện pháp cạnh tranh như nâng cao chất lượng lưu trú, giá cả co giãn rất lớn. Đây thực sự là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói chung và Khách sạn Phương Nam nói riêng. Hoạt động của khách sạn chịu tác động lớn của tính thời vụ. Sự không ăn khớp giữa cung và cầu diễn ra thường xuyên và khá phổ biến. Vì vậy khách sạn thường phải gặp hai trạng thái : Quá tải khi cầu lớn hơn cung hoặc để nổi khi cầu nhỏ hơn cung. Đứng về hai phương diện kinh tế cả hai trạng thái đều gây ra những bất lợi. Là một đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng số 1 Hà Nội và chịu sự kiểm soát của Công ty, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, đã gây ra cho khách sạn một số khó khăn trong việc giải quyết các công việc vượt qua thẩm quyền của mình, đồng thời trong kinh doanh đánh mất cơ hội hợp tác đầu tư với các bạn hàng. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Khách sạn Phương Nam 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.1.1. Căn cứ vào phương hướng hoạt động của Khách sạn Phương Nam Trước năm 1993 Khách sạn Phương Nam chỉ là một bộ phận của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Sau một thời gian hoạt động làm ăn có hiệu quả năm 1993 Công ty Xây dựng số 1 tách bộ phận này ra thành lập nên khách sạn Phương Nam, là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Bước đầu thành lập Khách sạn gặp tương đối khó khăn, tốc độ phát triển du lịch khá nhanh, nhiều khách sạn có qui mô lớn mới khai trương như Horison, Daewoo, là những khách sạn liên doanh có đầu tư của vốn nước ngoài và là những tập đoàn có danh tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự có mặt của các Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn quốc doanh và tư nhân hoạt động có hiệu quả như khách sạn Kim Liên, khách sạn Bảo Sơn. Mục tiêu của khách sạn Phương Nam trong năm 2003 là duy trì và phát triển chất lượng dịch vụ khách sạn trên 2 sao. Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu từ 8 đến 10% so với năm 2002. Tập trung đàu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị phòng ngủ, nhà ăn và các dịch vụ nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Năm 2003, khách sạn phấn đấu về chất lượng kinh doanh lưu trú , các dịch vụ nói chung và chất lượng lưu trú nói riêng làm sao vượt mức trông đợi của khách hàng, để khách hàng có thể thoả mãn tối đa các nhu cầu của mình. Để làm được điều đó khách sạn cần nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đồng bộ và có tính thẩm mỹ cao hơn. Bên cạnh đó là sự đa dạng hoá phong phú về sản phẩm dịch vụ thì khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn, tiêu dùng và sẽ hài lòng hơn. Ngoài hai yếu tố kể trên thì chất lượng đội ngũ lao động cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kinh doanh lưu trú, do đó phải chú trọng đến khâu tuyển dụng và đào tạo. Trong năm 2003, khách sạn phấn đấu công suất đạt 80%- tăng 9% so với năm trước. Đây là mục tiêu có tính khả thi và doanh thu từ dịch vụ lưu trú ước tính tăng 10% so với năm 2002. Trong 2 năm qua, hoạt động kinh doanh cuả Khách sạn đã đạt hiệu quả kinh doanh tương đối. Thành công đó chủ yếu là do khách sạn đã có phương hướng hoạt động kinh doanh đúng đắn. Bước sang năm 2003 khách sạn vẫn hoạt động theo phương hướng phát triển kinh doanh lưu trú là chủ yếu và mở rộng kinh doanh ăn uống. Cụ thể là đảm bảo ổn định và tăng thêm lượng khách nội địa, đặc biệt là tiếp tục mở rộng phần thị trường lưu trú đối với khách quốc tế đến Hà nội. Trong phương hướng quản lý, Khách sạn tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu giảm chi phí ở tất cả các khâu, bố trí sắp xếp các dịch vụ một cách hợp lý, phân công cán bộ công nhân viên đúng với năng lực và sở trường của họ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành dịch vụ. Trong thời gian tới khách sạn sẽ có kế hoạch chủ trương đẩy mạnh hoạt động maketing, quảng cáo và tiếp thị để thu hút thêm khách. Ngoài ra khách sạn còn chủ trương mở rộng, nâng cấp dịch vụ ăn uống vì dịch vụ này đòi hỏi đầu tư vốn không nhiều, thực phẩm ở Hà Nội lại vô cùng phong phú, 4 mùa đều có thể thỏa mãn được yêu cầu ẩm thực đa dạng của khách. 3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 3.1.2.1. Thuận lợi Khách sạn Phương Nam nằm ở một vị trí khá thuận lợi, không xa so với trung tâm thành phố nên có nhiều điều kiện để đón

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0357.doc
Tài liệu liên quan