Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các ngân hàng
thương mại dùng tiền ký gửi đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi
nhuận cao nhưng đầy rủi ro. Đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính
sách tiền tệ phóng túng đã sinh ra tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị
trường chứng khoán Mỹ năm 1929, tiếp theo là một thời kỳ khủng hoảng vĩ đại nhất
trong lịch sử nước Mỹ.
Năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức và cùng Quốc hội Mỹ cho
ra đời đạo luật ngân hàng (Glass-Steagal Act) năm 1933, chủ yếu để cứu nền kinh tế Mỹ
nằm trong chương trình 100 ngày đầu của chính phủ Roosevelt. Đạo luật này phân biệt
khắt khe giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt
động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương
xứng. Ngân hàng thương mại trả lãi suất ký gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2
(hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi
tiền tiết kiệm.
52 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công cụ phái sinh và góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược đảm bảo
bằng portfolio này và phân thành 3 nhóm. Nhóm CDO đầu tiên có mức độ rủi ro thấp
nhất sẽ có giá cao nhất và cổ tức thấp nhất (senior), sau đó đến nhóm CDO thứ hai
(mezzanine), và cuối cùng là CDO thuộc hạng equity có rủi ro cao nhất và giá thấp nhất.
Ở đây các công ty phát hành CDO có thể mua bảo hiểm cho các ABS cấu thành
portfolio từ các công ty bảo hiểm uy tín (đây là một trong nhiều hình thức của các công ty
phát hành CDS). Nếu công ty bảo hiểm có credit rating cao (ví dụ AAA) thì các ABS vào
kéo theo là CDO cũng sẽ có credit rating cao, tất nhiên sẽ bán được giá hơn. Những công
ty bảo hiểm lớn trong thị trường này là MBIA, Ambac, và cả AIG.
Đến một lúc nào đó các nhà đầu tư đều lần tưởng rằng các CDO là ít rủi ro và nhu
cầu của nó trỏ nên quá lớn. Nhưng ABS thì có hạn dù các ngân hàng và các mortgage
brokers đã tìm mọi cách để người Mỹ trở thành "con nợ" (subprime chẳng hạn) để tăng
lượng ABS. Thế là người ta quyết định thay ABS trong các portfolio để tạo ra CDO bằng
chính các CDO, nghĩa là CDO của CDO. Rồi sau đó là CDO của CDO của CDO. Những
loại CDO được xây dựng từ các portfolio cấu thành từ các CDO khác này gọi là sythetic
CDO, để phân biệt với cash CDO là các CDO truyền thống cấu thành từ ABS.
Hình 2.1:Mô tả về chu trình các khoản vay tín dụng thứ cấp
(Nguồn : FED)
Nếu chúng ta cứ nói về khủng hoảng hiện nay xuất phát từ chuyện cho vay tín
dụng thứ cấp rồi lây lan đến thị trường tài chính thì việc cho vay thứ cấp là việc ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế nhưng khi xem xét nó một cách khách quan thì công cụ nào
cũng có những mặt tốt của nó kể cả tín dụng thứ cấp.
Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những
năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách
kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ
USD, năm 2003 là 320 tỷ, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ
USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ.
Chứng khoán hóa là một công cụ chuyển giao rủi ro hiệu quả được các ngân hàng
đầu tư quốc tế nắm bắt kịp thời để thực hiện cho vay nợ dưới chuẩn. Nếu như trước đây
các ngân hàng thương mại với nguồn vốn hữu hạn của mình từ tiền gửi của khách hành
dùng để cho vay thế chấp mua nhà thì giờ đây, nguồn vốn này trở nên dường như bất tận.
Những năm 2000-2001 nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu đi vào suy thoái. Tỷ lệ người thất
nghiệp tăng ngày càng cao. Để kích thích nền kinh tế chính phủ đã phải cắt giảm lãi suất
và nới lỏng tiền tệ. Chính phủ các bang cũng nới lỏng mức chuẩn tín dụng cho người dân
có cơ hội mua nhà của riêng mình. Và điều này đã có hiệu quả kích thích nền kinh tế tăng
trưởng. Nhưng với lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho
vay nợ dưới chuẩn. Các thủ tục thẩm định thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức
lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao
giờ, cộng thêm sự yếu kém của các tổ chức xếp hạng các công cụ này đã đẩy cả hệ thống
tài chính đến bên bờ vực thẳm.
2.2. Mức độ sử dụng công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa và đầu cơ:
Các công cụ phái sinh lần đầu xuất hiện không ngoài mục đích giảm thiểu hay loại bỏ
rủi ro cho nhà đầu tư. Theo thời gian, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh
mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường lớn trên thế giới. Theo thống kê của ngân
hàng thanh toán quốc tế cho thấy, đến hết năm 2006, số dư hợp đồng giao dịch phái sinh
trên thị trường tài chính quốc tế tương đương 417 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 9/2008,
tổng giá trị chứng khoán phái sinh trên thế giới vào khoảng gần 600 nghìn tỷ USD, với
tổng giá trị danh nghĩa lên tới trên 1,28 triệu nghìn tỷ USD.
Hình 2.2: Tổng giá trị danh nghĩa chứng khoán phái sinh của hệ thống ngân hàng
Mỹ
Nguồn: www.tas.com.vn
Các công cụ tài chính phái sinh được xem như là phương thức duy nhất cho các
chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng nhiều
nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracs), hợp đồng tương lai (future contracts). Các
công cụ tài chính được các nhà đầu tư sử dụng để thực hiện các giao dịch phái sinh tiền
tệ, lãi suất và chỉ số chứng khoán. Theo số liệu về doanh số của các công cụ tài chính
phái sinh toàn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chiếm tỷ lệ khoản 9%,
giao dịch phái sinh lãi suất chiếm khoảng 68% và giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng
khoán là 23%.
Hình 2.3 : Tỷ trọng các giao dịch phái sinh
Tỷ trọng các giao dịch phái sinh
23%
9%
68%
Stock Index Derivatives Currency Derivatives
Interest Derivatives
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008
Ngoài ra, chúng còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hay những
chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo. Tuy nhiên, cũng chính vì những
biến đổi hình thái như vậy cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của của thị trường tài chính
làm cho công cụ tài chính phái sinh có thêm một chức năng mới ngoài phòng ngừa rủi ro,
là sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Như giáo
sư Stanley R.Pliska trường đại học Illinois, Chicago Mỹ cho biết: “Bên cạnh việc giúp
các nhà đầu tư quản lý rủi ro, thị trường chứng khoán phái sinh cũng được dùng để đầu
cơ khi nhà đầu cơ hướng về sự giao động giá trong tương lai”. Theo điều tra đối với 500
công ty lớn nhất trên thế giới tại 26 quốc gia khác nhau thì có tới 92% các công ty trả lời
rằng họ sử dụng thường xuyên công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa và quản lý rủi
ro và còn lại là sử dụng nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời.
Hình 2.4: Mức độ sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa và đầu cơ.
Mục ích các doanh nghiệp sử dụng
ng cụ tài chính phái sinh
92%
8%
Phòng ngừa rủi ro Kinh doanh kiếm lời
Nguồn: www.saga.vn
Các công cụ tài chính ngày càng tinh vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn
lớn hơn độ rủi ro thông thường. Một ví dụ đó là vào ngày 19/10/1987 - ngày thứ hai đen
tối - đã xảy ra một cuộc “di cư tập thể” ra khỏi thị trường cổ phiếu dẫn tới sự sụp đổ của
thị trường cổ phiếu Mỹ do việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta. Những
người bảo hiểm này đã đầu tư mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật
này thì có thể họ đã không làm như vậy.
Xét cụ thể trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, Thành viên Hội
đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ Nguyễn Thị Mùi nhận định:
“Công cụ phái sinh như “con dao hai lưỡi”. Một mặt, nó là công cụ phòng chống rủi ro để
kiếm lời nhưng đồng thời nó cũng lại làm nảy sinh rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính lần
này của Mỹ chính là do sự phát triển quá nóng của của các công cụ phái sinh và trong đó
có công cụ của thị trường bất động sản là chứng khoán hoá bất động sản”.
2.3. Một số đạo luật được ban hành trước, trong và sau cuộc khủng hoảng:
2.3.1. Thời gian trước cuộc khủng hoảng:
Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các ngân hàng
thương mại dùng tiền ký gửi đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi
nhuận cao nhưng đầy rủi ro. Đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính
sách tiền tệ phóng túng đã sinh ra tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị
trường chứng khoán Mỹ năm 1929, tiếp theo là một thời kỳ khủng hoảng vĩ đại nhất
trong lịch sử nước Mỹ.
Năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức và cùng Quốc hội Mỹ cho
ra đời đạo luật ngân hàng (Glass-Steagal Act) năm 1933, chủ yếu để cứu nền kinh tế Mỹ
nằm trong chương trình 100 ngày đầu của chính phủ Roosevelt. Đạo luật này phân biệt
khắt khe giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt
động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương
xứng. Ngân hàng thương mại trả lãi suất ký gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2
(hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi
tiền tiết kiệm.
Hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao
nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được biết như vậy và
chấp nhận rủi ro. Sự tách biệt giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư
là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân
khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng vì đó là nền
tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và
kinh tế phát triển bền vững. Đạo luật Glass-Steagal đã giúp cho kinh tế xã hội Mỹ phát
triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực
cho cả thế giới.
Từ những năm 70 của thế kỷ 20, cùng với sự ra đời và phát triển của Kinh tế học
tiền tệ và Kinh tế học cổ điển mới với quan điểm phản đối sự can thiệp của chính phủ vào
nền kinh tế và ủng hộ thị trường tự do, chính sách giải quy (deregulation) đã trở nên ngày
càng phổ biến trên thế giới và được coi là chính sách tâm điểm của chủ nghĩa tân tự do
(neoliberalism).
Gỡ bỏ quy định giúp loại bỏ hoặc đơn giản hóa các quy định pháp lý hạn chế gia
nhập thị trường, hạn chế cạnh tranh qua đó nâng cao hiệu quả các ngành sản xuất, dịch
vụ.
Đạo luật Tái Phát Triển Cộng Đồng (Community Reinvestment Act) - CRA
Đạo luật tái phát triển cộng đồng được Quốc hội Mỹ ban hành vào năm 1977. Đạo luật
này yêu cầu các tổ chức tài chính nhận tiền gửi phải đồng thời cung cấp các dịch vụ tài
chính tương tự như cho vay, đầu tư đến tất cả những người dân nằm trong khu vực địa lý
– cách mỗi chi nhánh ngân hàng ít nhất từ 3 đến 5 dặm. Trong trường hợp các ngân hàng
lớn có nhiều chi nhánh, thì khu vực địa lý ở đây có thể trải rộng ra toàn hạt hoặc thậm chí
cả một bang.
Trước khi đạo luật này được ban hành, nhiều ngân hàng đã đưa những người dân
có thu nhập thấp và những người da màu khỏi danh sách được cung cấp các sản phẩm
cho vay, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng – thực trạng này còn được gọi là “redlining”.
Và vào những năm 70, các nhà chính trị ở Chicago và trên toàn nước Mỹ đã tạo áp lực
lên các ngân hàng, yêu cầu thực hiện các giao dịch ngân hàng với cả những bộ phận dân
cư này.
Kết quả, đạo luật này ra đời đã giúp đỡ những người dân nghèo tiếp cận được với
các dịch vụ ngân hàng, cho phép họ kết nối được với các dòng chảy tài chính thông qua
việc đăng ký tài khoản, đầu tư trang thiết bị, mua sắm xe hơi nhà cửa....
Khoản tín dụng cung cấp cho bộ phận dân cư này còn được gọi với cái tên là “nợ
dưới chuẩn”. CRA là lý giải cho nguyên nhân ra đời của cụm từ trên, một sự hợp pháp
hoá.
Khoản tín dụng cam kết theo mục tiêu của CRA ngày càng tăng lên và ngày càng
có nhiều ngân hàng tham gia vào. Nguyên nhân tăng trưởng của cam kết CRA có thể
được rút ra từ 2 vấn đề thực tế sau:
Các khoản cho vay theo CRA mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các tổ chức tài
chính: lý do của việc này đã quá rõ, khoản cho vay nợ dưới chuẩn đầy rủi ro, vì vậy nó
đòi hỏi một mức lãi suất cao hơn. Và một sản phầm cấu trúc đã được ra đời nhằm đáp
ứng cho nhu cầu tính toán mức lãi suất – option ARM. Nó đã mang lại một nguồn thu
nhập đáng kể cho các ngân hàng mà ngay cả chính những người trong cuộc – những
người đi vay nợ dưới chuẩn cũng hoàn toàn không biết gì về nó.
Các ngân hàng xem khoản cam kết CRA là một cơ hội để cạnh tranh với đối thủ.
Các cam kết CRA là cách để các ngân hàng thể hiện là họ quan tâm và đáp ứng nhu cầu
của người dân nghèo – một biện pháp để quảng bá tên tuổi và hình ảnh. Nó tạo ra một
hiệu ứng tích cực trong mắt của công chúng và cả trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Việc sát nhập giữa các định chế tài chính với nhau mở đường cho các sản phẩm
chứng khoán hoá ra đời, đồng thời lôi kéo các ngân hàng vào những lĩnh vực đầu tư đầy
rủi ro tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng.
Đến đầu thập niên 1980, khi Reagan nhậm chức tổng thống, Chính phủ Mỹ chủ
trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, đồng thời cho phép các ngân hàng nhận tiền
gửi tiết kiệm mở rộng các hoạt động cho vay để nhiều người đầu tư vào thị trường bất
động sản. Chính sách này chỉ vài năm sau đã dẫn đến khủng hoảng ngân hàng đầu tiên,
bắt buộc Chính phủ phải can thiệp, tổn hao công quỹ đến hơn 300 tỉ USD mới giải quyết
được tạm ổn.
Trong thập niên 1990, chính quyền của Tổng thống Clinton đã thành công trong
các chính sách kinh tế, trả được tất cả các công nợ lớn do chính quyền Reagan để lại, bắt
đầu một thời kỳ phát triển dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng chính sự thành công
này đã nảy sinh ra mầm mống cho sự khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ ngày hôm nay.
Say men chiến thắng và cũng đầy lòng tham, các đại gia của Mỹ và cả những nhà hoạch
định chính sách đã lãng quên những quy tắc cơ bản của ngành ngân hàng và nhiệm vụ
quản lý rủi ro tài chính.
Các đại gia tài chính - ngân hàng đã tiến hành những chiến dịch vận động hành
lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm
bởi đạo luật Glass-Steagal. Số tiền lobby từ các đặc quyền tài chính ngân hàng chi trong
năm 1998 lên đến 200 triệu USD! Năm 1999, Tổng thống Clinton trước khi mãn nhiệm
kỳ đã ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley chính thức khai tử Glass-Steagal.
Đạo luật Gramm-Leach-Bliley (GLBA)
Đạo luật Gramm-Leach-Bliley có hiệu lực từ ngày 12/11/1999 cho phép các định chế tài
chính tiến hành hợp nhất, sát nhập, mà tiêu biểu là sự sát nhập của các ngân hàng thương
mại và ngân hàng đầu tư.
Ví dụ như sự sát nhập của Citibank và Travelers Group, một công ty bảo hiểm
hình thành nên Citigroup, một tập đoàn kết hợp vừa dịch vụ ngân hàng và cả các dịch vụ
bảo hiểm.
Ngân hàng thương mại chức năng chính của nó là cho vay trong những lĩnh vực
truyền thống, ít rủi ro, huy động nguồn vốn có tính chất dài hạn, chi phí thấp và bền
vững, như tiền gửi tiết kiệm của người dân. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn có
thể thực hiện đầu tư vào trái phiếu chính phủ, các loại trái phiếu có mức độ rủi ro thấp.
Ngân hàng đầu tư thực chất là một công ty tài chính hoạt động kinh doanh rủi ro
trên thị trường vốn. Nguồn vốn của các ngân hàng này có được chủ yếu từ vốn góp cổ
đông, phát hành trái phiếu và vốn ngân hàng.
Việc phân biệt ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư là để nhằm tách bạch
mức độ rủi ro của các ngân hàng, để phân biệt giữa người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư
mạo hiểm. Khi nền kinh tế hoạt động tốt thì mọi người ai cũng thích đặt tiền vào ngân
hàng đầu tư, còn khi nền kinh tế trở nên xấu thì gửi tiền vào ngân hàng thương mại là an
toàn nhất. Vì vậy, khi đạo luật này ra đời, sự sát nhập của các định chế tài chính đã mang
lại cơ hội kiếm nhiều tiền hơn cho cả nhà đầu tư và ngân hàng.
Khi mổ xẻ để tìm ra nguyên nhân cuộc khủng hoảng, nhiều nhà kinh tế cho rằng
chính sách giải quy trong ngành tài chính mà nước Mỹ đã theo đuổi trong thời gian qua là
một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ bong bóng nhà đất, rối loạn trên
thị trường tài chính và dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.Bằng chứng được nêu
ra nhiều nhất là đạo luật Gramm-Leach-Bliley năm 1999 bãi bỏ luật Glass-Steagall nhằm
“cởi trói” (deregulated) cho các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động đầu tư
đầy rủi ro trên thị trường tài chính vốn trước đây chỉ dành cho ngân hàng đầu tư.Tuy
nhiên, những con cờ đôminô đầu tiên bị sụp đổ do cơn bão tài chính như Bear Stearns,
Merrill Lynch, Lehman Brothers, Morgan Stanley và Goldman Sachs không hề dính dáng
tới các ngân hàng thương mại nên không thể cho rằng đó là hậu quả của việc bãi bỏ luật
Glass-Steagall.Thậm chí, nếu không có luật Gramm-Leach-Bliley thì Bank of America đã
không thể ra tay cứu Merrill Lynch, J.P. Morgan Chase không thể cứu Bear Stearns hoặc
Goldman Sachs và Morgan Stanley không thể chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng
hợp để có thể sống sót. Trên thực tế, không phải do các ngân hàng thương mại được “cởi
trói” mà chính hoạt động huy động vốn giống như ngân hàng thương mại của nhiều tổ
chức tài chính không được quản lý mới là gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Ví dụ điển hình
là hoạt động đấu giá lãi suất chứng khoán (auction-rate security) do Lehman Brothers
sáng lập năm 1984. Đây cũng là nhận định chung của nguyên thủ các nước G-20 trong
cuộc họp thượng đỉnh vừa qua tại London.
2.3.2. Thời gian trong và sau cuộc khủng hoảng:
Ngoài việc đóng vai trò là khách hàng cuối cùng “đấu thấu” mua lại các chứng
khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hiện đang mất giá, bơm tiền vào hệ thống các
ngân hàng và định chế tài chính, công bố những gói hỗ trợ khổng lồ, hạ lãi suất… chính
phủ Mỹ còn ban hành một số đạo luật để nhằm đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc khúng hoảng.
Economic Stimulus Act of 2008:
Để giảm bớt những khó khăn của người dân mua nhà và khuyến khích doanh
nghiệp sản xuất hiệu quả hơn, ngày 7/2/2008 Thượng Viện Mỹ đã thông qua Economic
Stimulus Act of 2008. Tổng thống Bush đã ký dự luật này với mục đích làm cho giá nhà
ít giảm và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất.
Khoản tiền dùng để phục hồi thị trường trong việc thanh toán tín dụng, đạt tới
mức cao có thể bằng 600$ cho cá nhân và 1.200$ cho những cặp vợ chồng mới cuới, sẽ
được gửi đến khoảng 130 triệu dân Mỹ. Theo dự luật, số tiền phải tốn khoảng 152 tỷ
USD được thiết kế để vực dậy nền kinh tế Mỹ. Ngoài số tiền trên, dự luật mới gồm 44,8
tỷ USD trong việc khuyến khích các doanh nghiệp và giúp cho những chủ sỡ hữu nhà đối
phó với sự tịch thu tài sản bởi vì giá trị tài sản thế chấp bị giảm nhiều.
Khoản tiền được giảm: luật mới cho phép khoản tiền cho vay có thể hoàn lại dựa
vào thuế (the “recovery rebate credit”) đối với cá nhân có thu nhập trung bình và thấp
trong năm 2008.
Khuyến khích doanh nghiệp: luật mới cung cấp cho những doanh nghiệp với 2 ưu
đãi thuế là tăng thêm hơn 44,8 tỷ USD trong việc giảm thuế nhanh trong vòng một năm,
2008. Những động lực trên rất có ích: đề cao Code Sec 179 nhằm giảm chi tiêu và lợi tức.
Mặc dù có sự ủng hộ đáng kể, nhưng Quốc hội không đưa ra sự thua lỗ kinh doanh mang
lại được bàn luận trong dự luật cuối cùng.
Housing and Economic Recovery Act of 2008:
Luật này củng cố và đổi mới quy định nhà ở đối với những doanh nghiệp được sự
bảo trợ của chính phủ - Fannie Mae và Freddie Mac, Federal Home Loan Banks và mở
rộng nhiệm vụ nhà ở của những doanh nghiệp được bảo trợ bởi chính phủ. Ngoài ra, luật
cũng tạo ra kế hoạch mới để giúp ít nhất 400.000 gia đình tiết kiệm tiền nhà ở từ việc tịch
thu tài sản bằng cách cung cấp những khoản nợ mới sau khi nợ cũ đáo hạn.
Quy định hợp lý và chắc chắn cho những doanh nghiệp được chính phủ bảo trợ nhà ở:
Nhà làm luật đã lập “Federal Housing Finance Regulatory Reform Act of 2008” mới, độc
lập, tầm cỡ thế giới cho Fannie Mae, Freddie Mac, và Federal Home Loan Banks, những
doanh nghiệp được chính phủ bảo trợ về nhà ở. Luật này cấp tiền cho những nhà hoạch
định chính sách với những quyền lực mới, cao hơn, cung cấp quyền lực cho những nhà
hoạch định chính sách tài chính liên bang đảm bảo cho những doanh nghiệp được nhà
nước bảo trợ hoạt động an toàn và vững mạnh, gồm các quyền lực như:
Thành lập chuẩn mực về vốn
Thành lập chuẩn mực về quản lý thận trọng, gồm kiểm soát nội bộ, kiểm
toán, quản trị rủi ro và quản trị danh mục đầu tư.
Tuân theo những quy định của luật thông qua quyền tạm dừng và từ bỏ, bất
ổn tiền tệ, và quyền cách chức nhân viên và người quản lý.
Hạn chế sự đưa vốn và sự tăng nhanh của tài sản cho những tổ chức sử dụng
vốn không hiệu quả.
Đưa ra sự điều chỉnh tài sản vào trong trách nhiệm người quản lý
Xem xét và phê chuẩn những sản phẩm mới đưa ra
Điểm mới: Luật mới này cũng đề cao đáng kể những bộ phận có thể hợp thành
nhà ở, và mở rộng số lượng nhà ở Fannie Mae và Freddie Mac có thể phục vụ bằng cách
tăng giới hạn khoản vay trong những vùng có chi phí cao (vùng với giá nhà trung bình
cao hơn giới hạn theo quy định) đến 150% giới hạn khoản vay theo quy định. Hiện nay,
khoản vay tối đa là 625.000 USD.
Đối với nhiều doanh nghiệp, luật này có những yêu cầu khắc khe hơn trong mục
đích cho vay nhà ở, và sửa lại mục đích này với dạng khác để đảm bảo rằng những tổ
chức tín dụng đưa ra thanh khoản đối với cả chủ nhà và thị trường thuê nhà ở cho những
gia đình có thu nhập thấp. Luật này yêu cầu các tổ chức tín dụng đáp ứng nhiều loại thị
trường có mức sống thấp như những vùng nông thôn, nhà máy sản xuất,… Luật này cải
tiến những điều kiện hợp đồng cho hoạt động vay nhà ở, gồm mở rộng cơ sở dữ liệu sử
dụng rộng rãi, và nâng cao khả năng của nhà điều hành mới để đảm bảo làm đúng theo
mục đích vay nhà.
Cuối cùng, luật này đưa ra Housing Trust Fund và Capital Magnet Fund mới,
được tài trợ bởi sự đóng góp hàng năm từ các doanh nghiệp, 2 tổ chức này sẽ dùng số tiền
tài trợ này trong việc tái tạo thị trường nhà cho thuê.
Đối với Federal Home Loan Banks (FHLB), luật này yêu cầu những mục đích cho
vay nhà mới tương tự như trong việc áp dụng cho những tổ chức có kế hoạch mua những
tài sản thế chấp FHLM. Luật này cũng yêu cầu FHLBs công bố công khai dữ liệu cho
vay cho kế hoạch như thế. Bộ Tài chính chứng nhận cho Community Development
Financial Institutions (CDFIs) sẽ trở nên thích hợp để tham gia cải tiến cho mục đích phát
triển cộng đồng.
Gần đây, Uỷ ban chứng khoán (SEC) công bố rằng họ đang cân nhắc về một quy
định Uptick rule mới để kiểm soát việc bán khống, SEC đã cấm việc bán khống cổ phiếu
khi giảm giá sau khi Lehman Brothers phá sản, quy định này có nghĩa là nếu nhà đầu tư
muốn bán một chứng khoán thì người tư vấn của anh ta phải có chứng khoán đó.
Quy định bán khống giá lên cho phép một cổ phiếu được bán không khi và chỉ khi
giá của cổ phiếu đó hiện ở trên mức giá giao dịch cuối cùng hoặc trên mức giá đóng cửa
của phiên giao dịch trước đó, trong khi đó yêu cầu hiện tại bao gồm việc để được bán
khống cổ phiếu đó phải cao hơn mức giá giao dịch cuối 1 tick.
Uptick rule lần đầu tiên được đưa ra bởi SEC vào năm 1938, sau khi suy thoái
diễn ra vào năm 1937, tuy nhiên đến năm 2007, quy tắc này đã bị loại bỏ. Mục đích của
quy tắc này là chống lại sự xuống dốc quá mạnh của các thị trường “gấu”, điều đang diễn
ra trong thị trường hiện tại.
Tuy nhiên, việc đưa ra một số quy định thiếu tính toán cũng góp phần không nhỏ
gây ra khủng hoảng. Tiêu biểu nhất là việc Ủy ban Tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB)
ban hành quy định về hạch toán theo giá thị trường năm 2007 theo đó khi thị trường
CDS, MBS (các loại sản phẩm phái sinh) không còn tính thanh khoản thì giá trị hạch toán
của chúng bằng 0 mặc dù giá trị thực không hẳn như vậy đã làm cho nhiều ngân hàng
điêu đứng và rơi vào đổ vỡ.
Tất nhiên, có những quy định nới lỏng kiểm soát thị trường tài chính ở mức độ
nào đó đã làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Chẳng hạn, việc Ủy ban Chứng khoán
Mỹ (SEC) cho phép năm ngân hàng đầu tư hàng đầu nước Mỹ có vốn trên 5 tỉ đô la bao
gồm Lehman Brothers, Bear Stearns, Merrill Lynch, Goldman Sachs, và Morgan Stanley
thay đổi phương pháp hạch toán nợ từ năm 2004, nhờ đó có thể tăng đòn bẩy tài chính
(financial leverage) lên mức rất cao và nhiều rủi ro.
Theo quy định trước đó, tỷ lệ nợ trên vốn ròng (debt-to-net capital), chỉ số đo
lường đòn bẩy tài chính doanh nghiệp, phải được duy trì dưới mức 12-1. Nhưng sau khi
được nới lỏng Merrill Lynch có thời điểm đạt tỷ lệ 40-1. Hay việc ban hành Luật Hiện
đại hóa giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity Futures Modernization Act) năm 2000
hạn chế quyền lực của SEC trong việc giám sát CDS làm cho thị trường tài chính rối loạn
sau khi thị trường nhà đất sụp đổ.
Như vậy có thể thấy bản thân của đạo luật này chứa đựng một mục tiêu tốt đẹp
của các nhà hoạch định chính sách dành cho cộng đồng, nhưng họ không thể hình dung
được hết tính tham lam của các ngân hàng, và chính sách này lại chính là chiếc chìa khoá
mở đường cho lòng tham kia phát huy tác dụng.
Nói tóm lại, sẽ là không công bằng nếu vội vã quy chụp chính sách giải quy là
nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng hiện tại. Nói đúng hơn, nới lỏng quy định trên
thị trường tài chính đã góp phần làm cho khủng hoảng trầm trọng hơn.
2.4. Các công cụ tài chính mới ra đời đã làm thay đổi cục diện nền kinh tế và tài
chính toàn cầu:
Trong suốt ba thập kỷ vừa qua, các công cụ tài chính mới đã làm thay đổi cơ bản
cục diện nền kinh tế và tài chính thế giới. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm
tất yếu cho sự phát triển ngày càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Ngày
nay, thế hệ những công cụ tài chính đầu tiên đã được phổ biến rộng khắp và trở thành
công cụ hữu ích cho nhà quản lý tài chính, những giám đốc ngân