I.ĐẶC TÍNH MỘT SỐ GIỐNG MÍA ĐƯỢC TRỒNG Ở NƯỚC TA.
Mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất đường trên thế giới và là
nguồn nguyên liệu duy nhấtđể sản xuất đường saccaroza ở nước ta. Mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ
một loài cây hoang dại nay đã trở thành một loại cây quan trọng của ngành công nghiệp đường.
Cây mía thuộc họ hoà thảo- Graminae, giống Saccharum. Tên gọi của giống mía lai
tạothường lấy tên của người nghiên cứu hay tên của địa phương thí nghiệm.
Mía được trồng ở nhiều nước trên giới, phân bố ở phạm vi từ 35 độ vĩ nam đến 35 độ vĩ bắc. Các
nước trồng nhiều mía như:Ấn Độ , Cuba, Brazin, Mehicô , Trung Quốc. Ở nước ta hiện nay có 3
vùng mía lớn là : miền Bắc và khu bốn cũ; duyên hải Miền Trung và Tây nguyên; Đông Nam bộ và
đồng bằng Sông Cửu long
1. Thế nào là một giống mía tốt?
Giống mía tốt chỉ là một khái niệm tương đối. Một giống mía có thể được xem là tốt ở nơi
này nhưng lại không thích hợp ở nơi khác và ngược lại. Giống mía chịu hạn tốt chưa hẳn đã chịu
được ngập úng, chua phèn; lại có giống chín sớm,giống chín muộn; giống có tỉ lệ đường cao nhưng
năng suất nông nhiệp lại thấp và ngược lại. Hoặc là có giống thích hợp với chế biên cơ giới nhưng
lại không thích hợp với điều kiện chế biến thủ công v.v. Chính vì vậy người ta đã đi đến định nghĩa:
Trong từng trường hợp cụ thể của một vùng sinh thái, ở một trình độ sản xuất và chế biến
nhất định, một giống mía nào đó cho năng suất cao, phẩm chất tốt (nhiều đường) và thích hợp với
những điều kiện sản xuất và chế biến thì đó là giống mía tốt và ngược lại.
2. Ý nghĩa kinh tế của cơ cấu giống mía sản xuất:
Trong thực tế của đời sống, rất khó có thể chọn được giống mía gọi là lý tưởng, thoả mãn tất
cả những yêu cầu của con người. Thông thường một giống mía có được ưu điểm này thì lại mắc
nhược điểm khác. Cây mía là nguyên liệu chế biến đường, hiệu quả kinh tế của mỗi xí nghiệp công
nghiệp được tính bằng hiệu suất tổng thu hồi và thời gian mùa chế biến (dài hay ngắn). Chính vì
vậy:
Trong sản xuất, các giống mía bao giờ cũng được bố trí thành một cơ cấu để bổ sung cho
nhau những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất và
chế biến.
Một cơ cấu giống sản xuất hợp lý ở một vùng sinh thái cụ thể tối thiểu cũng phải có từ 3 đến
5 giống mía, bao gồm: giống chín sớm, giống chín muộn, giống giàu đường, giống có năng suất
nông nghiệp cao .và thích hợp các điều kiện mùa vụ sản xuất, chế biến của vùng sao cho đảm bảo
cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng và rải vụ chế biến.
3. Tiêu chuẩn chung cho một giống mía sản xuất:
Năng suất nông nghiệp cao (chú ý giống mía có tốc độ sinh trưởng nhanh)
Tỷ lệ đường trên mía cao (chú ý giống mía chín sớm hoặc giống có tỉ lệ đường cao ở đầu vụ
chế biến)
Khả năng để gốc tốt (tái sinh mạnh)
Kháng sâu bệnh (các loại sâu bệnh hại quan trọng)
Thích hợp với điều kiện chế biến công nghiệp (cơ giới, bán cơ giới hoặc thủ công .)
Không hoặc ít ra hoa
Và một số yêu cầu khác tuỳ từng vùng sinh thái.
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 2
4. Một số giống mía được trồng ở nước ta:
a. Giống chín sớm:
* Giống Comus (Aramboo x Q813)
Nguồn gốc Úc, nhập vào Việt Nam từ năm 1960. Hiện nay vẫn là giống mía trồng chủ yếu ở vùng
mía Tây nam bộ. Ưu điểm là thích hợp với những vùng đất phèn, thấp. Nhược điểm: chịu hạn kém,
dễ bị sâu đục thân tấn công
Đặc điểm hình thái
- Cây thân to, mọc thẳng, dóng hình trống nối nhau hình zig-zag. Vỏ màu xanh, ẩn tím, khi rọi
nắng có màu tím, sáp phủ dày. Mắt mầm hình ngũ giác, cánh mầm hẹp, rãnh mầm ngắn
- Lá phiến rộng, màu xanh thẩm, bẹ lá có ít lông
- Ra hoa muộn, tỉ lệ hoa thấp
Đặc điểm nông nghiệp
- Mía mọc mầm và đẻ nhánh sớm, tỉ lệ mọc mầm khá, sức đẻ nhánh trung bình.
- Năng suất có thể đạt từ 80 đến trên 100 tấn mía cây/ha
Đặc điểm công nghiệp
- Mía chín sớm (10-11 tháng tuổi); tỉ lệ đường trên mía khá.
73 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 10903 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ sản xuất đường mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 1
PHẦN 1- NGUYÊN LIỆU MÍA VÀ CÁC BIẾN ĐỔI HÓA SINH HỌC
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG
I.ĐẶC TÍNH MỘT SỐ GIỐNG MÍA ĐƯỢC TRỒNG Ở NƯỚC TA.
Mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất đường trên thế giới và là
nguồn nguyên liệu duy nhấtđể sản xuất đường saccaroza ở nước ta. Mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ
một loài cây hoang dại nay đã trở thành một loại cây quan trọng của ngành công nghiệp đường.
Cây mía thuộc họ hoà thảo- Graminae, giống Saccharum. Tên gọi của giống mía lai
tạothường lấy tên của người nghiên cứu hay tên của địa phương thí nghiệm.
Mía được trồng ở nhiều nước trên giới, phân bố ở phạm vi từ 35 độ vĩ nam đến 35 độ vĩ bắc. Các
nước trồng nhiều mía như:Ấn Độ , Cuba, Brazin, Mehicô , Trung Quốc... Ở nước ta hiện nay có 3
vùng mía lớn là : miền Bắc và khu bốn cũ; duyên hải Miền Trung và Tây nguyên; Đông Nam bộ và
đồng bằng Sông Cửu long
1. Thế nào là một giống mía tốt?
Giống mía tốt chỉ là một khái niệm tương đối. Một giống mía có thể được xem là tốt ở nơi
này nhưng lại không thích hợp ở nơi khác và ngược lại. Giống mía chịu hạn tốt chưa hẳn đã chịu
được ngập úng, chua phèn; lại có giống chín sớm,giống chín muộn; giống có tỉ lệ đường cao nhưng
năng suất nông nhiệp lại thấp và ngược lại. Hoặc là có giống thích hợp với chế biên cơ giới nhưng
lại không thích hợp với điều kiện chế biến thủ công v.v.. Chính vì vậy người ta đã đi đến định nghĩa:
Trong từng trường hợp cụ thể của một vùng sinh thái, ở một trình độ sản xuất và chế biến
nhất định, một giống mía nào đó cho năng suất cao, phẩm chất tốt (nhiều đường) và thích hợp với
những điều kiện sản xuất và chế biến thì đó là giống mía tốt và ngược lại.
2. Ý nghĩa kinh tế của cơ cấu giống mía sản xuất:
Trong thực tế của đời sống, rất khó có thể chọn được giống mía gọi là lý tưởng, thoả mãn tất
cả những yêu cầu của con người. Thông thường một giống mía có được ưu điểm này thì lại mắc
nhược điểm khác. Cây mía là nguyên liệu chế biến đường, hiệu quả kinh tế của mỗi xí nghiệp công
nghiệp được tính bằng hiệu suất tổng thu hồi và thời gian mùa chế biến (dài hay ngắn). Chính vì
vậy:
Trong sản xuất, các giống mía bao giờ cũng được bố trí thành một cơ cấu để bổ sung cho
nhau những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất và
chế biến.
Một cơ cấu giống sản xuất hợp lý ở một vùng sinh thái cụ thể tối thiểu cũng phải có từ 3 đến
5 giống mía, bao gồm: giống chín sớm, giống chín muộn, giống giàu đường, giống có năng suất
nông nghiệp cao ...và thích hợp các điều kiện mùa vụ sản xuất, chế biến của vùng sao cho đảm bảo
cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng và rải vụ chế biến.
3. Tiêu chuẩn chung cho một giống mía sản xuất:
Năng suất nông nghiệp cao (chú ý giống mía có tốc độ sinh trưởng nhanh)
Tỷ lệ đường trên mía cao (chú ý giống mía chín sớm hoặc giống có tỉ lệ đường cao ở đầu vụ
chế biến)
Khả năng để gốc tốt (tái sinh mạnh)
Kháng sâu bệnh (các loại sâu bệnh hại quan trọng)
Thích hợp với điều kiện chế biến công nghiệp (cơ giới, bán cơ giới hoặc thủ công .)
Không hoặc ít ra hoa
Và một số yêu cầu khác tuỳ từng vùng sinh thái.
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 2
4. Một số giống mía được trồng ở nước ta:
a. Giống chín sớm:
* Giống Comus (Aramboo x Q813)
Nguồn gốc Úc, nhập vào Việt Nam từ năm 1960. Hiện nay vẫn là giống mía trồng chủ yếu ở vùng
mía Tây nam bộ. Ưu điểm là thích hợp với những vùng đất phèn, thấp. Nhược điểm: chịu hạn kém,
dễ bị sâu đục thân tấn công
Đặc điểm hình thái
- Cây thân to, mọc thẳng, dóng hình trống nối nhau hình zig-zag. Vỏ màu xanh, ẩn tím, khi rọi
nắng có màu tím, sáp phủ dày. Mắt mầm hình ngũ giác, cánh mầm hẹp, rãnh mầm ngắn
- Lá phiến rộng, màu xanh thẩm, bẹ lá có ít lông
- Ra hoa muộn, tỉ lệ hoa thấp
Đặc điểm nông nghiệp
- Mía mọc mầm và đẻ nhánh sớm, tỉ lệ mọc mầm khá, sức đẻ nhánh trung bình.
- Năng suất có thể đạt từ 80 đến trên 100 tấn mía cây/ha
Đặc điểm công nghiệp
- Mía chín sớm (10-11 tháng tuổi); tỉ lệ đường trên mía khá.
* Giống VN84-4137 (Ja60-5 x lai hổn hợp)
Là giống mía Việt Nam do Viện nghiên cứu mía đường Bến cát lai tạo năm 1984. Năm 1991 được
hội đồng khoa học và công nghệ Bộ NN&PTNT cho phép khu vực hoá ở vùng mía các tỉnh phía
nam và năm 1998 được công nhận là giống mía quốc gia. Ưu điểm là chín sớm, tỉ lệ đường trên mía
cao (giàu đường); mía mọc khoẻ, nhiều cây, kháng sâu bệnh. Nhược điểm: thân cây có độ lớn trung
bình.
Đặc điểm hình thái
- cây mọc thẳng, độ lớn trung bình, dóng hình chuỳ ngược. Vỏ màu xanh vàng ẩn tím, mắt
mầm hình tròn không có rãnh mầm .
- lá phiến rộng trung bình, bẹ lá có nhiều lông
- ra hoa ít hoặc không ra hoa
Đặc điểm nông nghiệp
- mía mọc mầm và đẻ nhánh sớm,tập trung ; tỉ lệ mọc mầm và sức đẻ nhánh khá; tốc độ làm
nhánh vương cao nhanh, khả năng để gốc tốt.
- Trong điều kiện thâm canh trên vùng đất cao năng suất có thể đạt từ 70,80 đến trên 100 tấn
mía cây/ha
Đặc điểm công nghiệp
- mía chín sớm tỉ lệ đường trên mía rất cao (hơn các giống mía khác 1,2%) ngay ở đầu vụ chế
biến chữ đường đã đạt trên 10.
b. Giống chín trung bình
* Giống ROC10 (ROC5 x F152)
Nguồn gốc Đài loan, hiện đang trồng ở miền Bắc và một số nơi khác. Ưu điểm : trong điều kiện
thâm canh năng suất nông nghiệp đạt rất cao, tỉ lệ đường trên mía khá. Nhược điểm: dễ bị sâu đục
thân tấn công
Đặc điểm hình thái
- Cây thân to, mọc thẳng, dóng hình ống chỉ. Vỏ màu xanh, nhạt sáp phủ dày, khi rọi nắng sáp
chảy tạo thành màu tro loang lổ. Mắt mầm hình ngũ giác, không có, rãnh mầm
- Lá phiến trung bình màu xanh thẩm sắp theo chiều xiên, bẹ lá màu xang ôm chặt thân, không
có lông và khó tự bong, không có tai lá
- mía ra hoa
Đặc điểm nông nghiệp
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 3
- Mía mọc mầm và đẻ nhánh sớm tập trung, tỉ lệ mọc mầm và sức đẻ nhánh khá
- Giống mía này đòi hỏi những loại đất tốt, độ phì nhiêu cao. Trong diều kiên thâm canh và có
tưới, Roc 10 cho năng suất mía cây cao
Đặc điểm công nghiệp
- Mía chín trung bình(11-12 tháng tuổi); tỉ lệ đường trên mía khá. Giống mía này có thể bố trí
vào cơ cấu giống thu hoạch vào giữ và cuối vụ chế biến
* Giống VN84-196 (VN6628 x lai hổn hợp)
Là giống mía Việt Nam do viện nghiên cứu mía đường Bến cát lai tạo năm 1984. Năm 1995 được
hội đồng khoa học và công nghệ Bộ NN&PTNT công nhận là giống mía mới, cho phép khu vực hoá
ở vùng mía các tỉnh phía nam. Ưu điểm là tốc độ sinh trưởng nhanh, tỉ lệ đường trên mía. Nhược
điểm: chịu hạn kém.
Đặc điểm hình thái
- Cây thân to mọc thẳng, dóng hình trụ nối nhau kiểu zig-zag. Vỏ màu xanh, mắt mầm hình
tròn không có rãnh mầm .
- Lá phiến rộng , bẹ lá màu xanh nhạt không có lông và dễ bong
- Mía không hoặc ít ra hoa
Đặc điểm nông nghiệp
- Mía mọc mầm và đẻ nhánh sớm, tập trung ; tỉ lệ mọc mầm và sức đẻ nhánh khá; tốc độ sinh
trưởng nhanh, để gốc tốt.
- Trong điều kiện thâm canh trên vùng đất cao năng suất có thể đạt từ 70,80 đến trên 100 tấn
mía cây/ha.
Đặc điểm công nghiệp
- Mía chín trung bình sớm tỉ lệ đường trên mía rất cao . Có thể bố trí giống này vào cơ cấu các
giống thu hoạch đầu và giữa vụ chế biến.
c. Giống chín muộn:
* Giống My 55-14 (CP34-79 x B45-181)
Nguồn gốc Cu ba, nhập vào Việt Nam 1974. Hiện nay trồng ở Đông nam bộ (Tây ninh, Đồng nai)
và miền Bắc. Ưu điểm là mọc khoẻ, tốc độ sinh truởng nhanh nên có thể cho năng suất nông nghiệp
rất cao. Nhược điểm: ra hoa mạnh ở Nam bộ.
Đặc điểm hình thái
- Cây thân to, mọc thẳng, dóng hình chuỳ ngược. Vỏ màu tím, mắt mầm hình tròn, đỉnh mầm
có một chùm lông nhỏ
- Lá phiến trung bình, màu xanh thẩm, bẹ lá màu xanh nhạt, có lông và khi già bẹ lá tự bong.
- Ở Nam bộ ra hoa mạnh, ở miền Bắc ra hoa ít hoặc không ra hoa.
Đặc điểm nông nghiệp
- Mía mọc mầm và đẻ nhánh sớm tập trung, tỉ lệ mọc mầm và sức đẻ nhánh khá.
- Trong điều kiện thâm canh ở vùng đất cao năng suất mía cây có thể đạt từ 80 đến trên 100
tấn /ha
Đặc điểm công nghiệp
- Mía chín trung bình muộn (12-14 tháng tuổi); tỉ lệ đường trên mía trung bình khá.
* Giống F157 (F146 x PT51-1)
Nguồn gốc Đài loan nhập vào miền Nam năm 1970 do phòng Nông vụ Nhà máy Đường Quảng
Ngãi tuyển chọn, giống này được trồng phổ biến ở Quảng Ngãi.
Đặc điểm hình thái
- Thân to trung bình, gốc hơi nhỏ, lóng hình chóp cụt, vot màu xanh sáng, hơi tím .
- Phiến lá to trung bình, bẹ không có lông
- ra hoa ít
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 4
Đặc điểm nông nghiệp
- nẩy mầm đẻ nhánh sớm, vươn cao nhanh, để gốc tốt
- năng suất trung bình
Đặc điểm công nghiệp
- chín trung bình muộn, tỉ lệ đường khá
Cùng với những giống mía giới thiệu ở trên trong sản xuất mía của ta hiện nay ở một số nơi còn
trồng những giống mía khác như: VĐ79-177, R570, ROC9, ROC17, Quế đường, Quế dẫn tuyển...
II. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MÍA:
1. Bảng thành phần hoá học của mía:
Mía
Phần rắn Phần lỏng
Xơ mía Nước mía
cenlulosa, pentosan, areban, linhin Chất khô Nước
Chất không
đường
(CKĐ)
Đường saccaroza
CKĐ Không
chứa nitơ:
Glucoza ,
fructoza
CKĐ Chứa
nitơ:
Prôtêin, amit,
a.amin, NH3 ...
Chất màu:
Xantophin,
caroten,
antoxian
Chất vô cơ:
SiO2, K2O,
Na2O, CaO,
P2O5, Cl...
Thành phần hoá học trung bình khi mía chín dao động trong khoảng sau đây:
Nước : 70-75%
Xơ : 9 -14%
Saccaroza : 10 -16%
Glucoza và Fructoza : 0,3 2%
Các chất phi đường khác : 1 - 3%
Trong đó đường saccaroza là thành phần quan trọng nhấtcủa cây mía và là sản phẩm của quá trình
sản xuất đường.
2. Tính chất lý hoá của một số thành phần quan trọng:
2.1. Đường saccaroza :
Công thức phân tử C12H22O11 , cấu tạo từ hai loại đường đơn là glucoza và fructoza. Trọng lượng
phân tử 342,3 đvC.
- Tính chất lý học:
+ Tồn tại ở dạng tinh thể, trong suốt, không màu.
+Tỷ trọng 1,5879g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 186-188oC
+ Độ hoà tan:
* Tan tốt trong nước, độ hoà tan tăng khi nhiệt độ tăng.
Ví dụ:
Nhiệt độ(0C) Độ hoà tan (g/100g)
0 179,2
50 260,1
100 487,2
Trong dung dịch đường không tinh khiết độ hoà tan còn phụ thuộc vào những chất không
đường. Nếu dung dịch có KCl, NaCl,... thì độ hoà tan của đường tăng lên. Vì vậy đường
không bao giờ kết tinh hoàn toàn và đó là nguyên nhân tạo thành mật rỉ. Ngược lại nếu có
đường glucoza, fructoza, MgCl2, CaCl2 làm giảm độ hoà tan của đường.
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 5
Không hoà tan trong dầu hoả, cloroform, CCl4, CS2, benzen, tecpen, ancol và glixerin khan.
Trong dung dịch ancol có nước, đường saccaroza hoà tan một ít. Đường saccaroza còn hoà
tan giới hạn trong anilin, piridn, etyl axetat, amyl axetat, phenol và NH3.Vì vậy độ hoà tan
của đường không tinh khiết được xác định không những chỉ có nhiệt độ mà còn phụ thuộc
vào các tạp chất có trong dung dịch.
+ Độ ngọt: độ ngọt của đường do gốc OH tạo nên.
Nếu lấy độ ngọt của saccaroza là 100 để so sánh thì : lactose (16) < maltose(32) <
glucoza(74) < saccaroza < fructoza (173)
Như ở trên ta thấy nếu dung dịch đường chứa nhiều đường khử (glucoza fructoza ) thì ngọt
hơn dung dịch đường saccaroza tinh khiết. Vì glucoza + fructoza có độ ngọt bằng (74+173)/2 > 100
(độ ngọt của saccaroza).
+ Độ nhớt:
Tỷ lệ thuận với nồng độ; nghĩa là khi nồng độ tăng thì độ nhớt tăng ( đầu tiên tăng chậm sau
tăng lên rất nhanh); Tỷ lệ nghịch với nhiệt độ; nghĩa là khi tăng nhiệt độ thì độ nhớt giảm.
Độ nhớt của dung dịch đường ảnh hưởng lớn đến các quá trình lắng, lọc,kết tinh. Độ nhớt
tăng thì tốc độ của các quá trình đó đều giảm.
+ Tính chất khúc xạ của dung dịch đường: Nồng độ dung dịch đường càng lớn thì chiết
xuất càng lớn. Lợi dụng tính chất này người ta chế tạo ra dụng cụ để đo nồng độ chất khô trong
dung dịch đường có tên là chiết quang kế.
+ Tính chất quay cực của đường saccaroza :
Đường saccaroza làm quay mặt phẳng phân cực ánh sáng sang phải
Độ quay cực riêng của saccaroza rất ít phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ. Do đó rất thuận
tiện cho việc xác định đường bằng phương pháp phân cực. Lợi dụng tính chất này chế tạo ra
một loại máy đo là kính chuyển quang có thể đo được tỷ lệ phần trăm hàm lượng saccaroza
trong dung dịch. Còn gọi là dụng cụ phân cực kế hay còn gọi là đường kế.
Trị số độ quay cực trung bình của saccaroza là +66,50
Dung dich có tính kiềm sẽ làm giảm khả năng quay cực của đường saccaroza.
- Tính chất hoá học:
+ Tác dụng của axit:
Dưới tác dụng xúc tác của axit, đường saccaroza bị thuỷ phân thành glucoza và fructoza
theo phản ứng:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Saccaroza glucoza fructoza
+66,50 +52,80 -92,80
-200
Hỗn hợp glucoza và fructoza tạo thành có góc quay trái nguợc với góc quay phải của saccaroza do
đó hổn hợp đường đó được gọi là đường nghịch đảo hay đường chuyển hoá. Phản ứng trên gọi là
phản ứng nghịch đảo đường hoặc phản ứng chuyển hoá đường
Tốc độ chuyển hoá phụ thuộc vào :
- pH và nhiệt độ của dung dịch: pH càng thấp, nhiệt độ càng cao thì tốc độ chuyển hoá
đường càng nhanh chóng.
- Thời gian tác dụng: thời gian phản ứng càng lâu thì tạo thành đường chuyển hoá càng
nhiều.
Quá trình chuyển hoá ảnh hưởng không tốt đến sản xuất đường vì nó làm tổn thất đường
saccaroza và gây khó khăn cho quá trình kết tinh đường.
+ Tác dụng của kiềm:
H+
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 6
Saccaroza có tính chất như một axit yếu
Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao hoặc nếu kiềm đậm đặc không cần nhiệt độ cao,
saccaroza bị phân huỷ thành aldehyt, axeton, axit hữu cơ và các tạp chất có màu vàng nâu.
Môi trường có pH càng lớn thì saccaroza bị phân huỷ càng nhiều.
Ví dụ: Khi đun sôi trong 1 giờ ,nếu dung dịch đường saccaroza có:
pH = 8 - 9 thì saccaroza bị phân huỷ 0,05%
pH = 12 thì saccaroza bị phân huỷ 0,5%
Dưới tác dụng của các kim loại kiềm thổ, dung dịch đường biến thành sacarat (muối của nó)
Vídụ: Đường saccaroza tác dụng với hydroxytcanxi sẽ tạo ra các muối saccarat canxi theo
phản ứng:
C12H22O11 + Ca(OH)2 C12H22O11.CaO + H2O
(mônôsacarat canxi)
C12H22O11 + 2Ca(OH)2 C12H22O11.2CaO + 2H2O
( disacarat canxi)
C12H22O11 + 3Ca(OH)2 C12H22O11.3CaO + 3H2O
(trisacarat canxi)
Trong đó monosaccat và disaccarat hoà tan còn trisacarat canxi thì không tan.
Các phản ứng phân huỷ và tạo sacarat gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất do làm tăng tổn thất
đường và độ nhớt của dung dịch.
+ Tác dụng của nhiệt độ:
Dưới tác dụng của nhiệt độ >200oC saccaroza mất nước tạo thành các chất caramen có màu
từ vàng đến nâu đen. Tuỳ theo nhiệt độ khác nhau cho các loại caramen khác nhau; khi
đường bị mất 10% nước gọi là caramenlan; mất 15% nước gọi là caramenlen; 25% lượng
nước gọi là caramenlin. Ở nhiệt độ cao hơn nữa saccaroza bị phân huỷ thành axeton và cuối
cùng là C.
Phản ứng tạo caramen làm tăng độ màu của dung dịch đường non, đường thành phẩm và
màu này khó loại.
+ Tác dụng của emzim:
Dưới tác dụng của enzim invertaza, saccaroza sẽ chuyển thành glucoza và fructoza
Dưới tác dụng một phức hệ enzim khác, glucoza và fructoza sẽ chuyển hành alcol và CO2:
C6H12O6 2 C2H5OH + 2CO2
Hoặc chuyển hoá thành axít và CO2 như:
C6H12O6 CH3CHOH COOH + CO2
2.2. Glucoza và fructoza:
- Tính chất lý học:
+ Độ hoà tan: Độ hoà tan của glucoza và fructoza tỷ lệ thuận theo nhiệt độ. Độ hoà tan của
fructoza lớn hơn saccaroza và độ hoà tan của glucoza kém hơn saccaroza
+ Độ ngọt: fructoza > saccaroza > glucoza
+ Độ quay cực: glucoza có góc quay phải, góc quay cực của glucoza là +52,80; fructoza có góc
quay trái, góc quay cực của fructoza là -92,80.
- Tính chất hoá học:
+ Tác dụng của kiềm:
Ở nhiệt độ thấp (60oC) trong môi trường kiềm loãng xãy ra sự đồng phân hoá
Glucoza maltoza
Fructoza
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 7
Ở nhiệt độ cao, trong môi truờng kiềm glucoza và fructoza có thể bị phân huỷ tạo thành một
số sản phẩm như : axít lactic, axít glucosacaric, axít formic, lacton. Những axit này lại kết
hợp với vôi tạo thanh muối hoà tan. Vì vậy khi dùng mía xấu thì hàm lưọng muối canxi
trong nước mía tăng. Trong môi trường kiềm, fructoza bị phân huỷ nhiều hơn glucoza. Vì
vậy trong sản phẩm đường lượng glucoza thường nhiều hơn fructoza.
+ Tác dụng của axit:
Trong môi trường axit, đường khử ổn định, nhất là ở pH =3 chứ không phải pH=7. Nhưng
trong môi trường axit và đun nóng, đường khử cũng bị phân huỷ sẽ tạo thành
oximetylfufurol và sau đó tạo thành axit levulic và axit focmic.
+ Tác dụng của nhiệt độ:
Khi đun nóng ở nhiệt độ 160-170oC, glucoza và fructoza bị mất một phần nước và tạo thành
glucozan và fructozan. Nếu tiếp tục đun ở nhiệt độ cao thì sẽ tạo ra hợp chất có màu đen. Đối
với fructoza ở nhiệt độ 100oC đã bị phân huỷ nên nhiệt độ mất nước của fructoza thấp hơn
glucoza
+ Ảnh hưởng của đường khử trong sản xuất đường:
Nói chung hổn hợp đuờng khử có tác dụng có hại trong sản xuất đường saccaroza vì nó làm
tăng tổn thất đường làm trở ngại cho sự kết tinh, có thể bị phân huỷ sinh màu làm giảm chất
lượng thành phẩm, gây khó khăn cho quá trình làm sạch.
Tuy vậy cũng phụ thuộc vào các điều kiện sản xuất mà ảnh hưởng của chúng khác nhau. Vì
dụ ở nhiệt độ < 55oC trong môi trường kiềm không có ảnh hưởng gì vì phản ứng phân huỷ
glucoza và fructoza không tạo thành chất màu. Nhưng ở nhiệt độ >55oC trong môi trường
kiềm phản ứng sẽ sinh thành chất có màu đen, gây tác dụng có hại.
2.3. Axit hữu cơ:
- Trong nước mía, các axit hữu cơ có thể ở dạng tự do, muối hoà tan hoặc không tan, trong đó
axit tự do chiếm 1/3 lượng axit chung. Gồm các axit sau: axit aconitic, axít citric, axít
oxalic, axít glicolic, axít suxinic, axít fumaric ...
- Trong sản xuất đường, axit có tác dụng chuyển hoá saccaroza
2.4. Chất béo:
- Chất béo trong cây mía chủ yếu là sáp. Trong sản xuất đường mía gần 60-80% sáp theo bã
mía, phần còn lại tồn tại trong bùn lọc nên chất béo được loại hoàn toàn.
2.5. Chất không đường chứa nitơ:
- Thành phần thay đổi tuỳ theo giống mía, đất đai bao gồm: anbumin và các chất tương tự,
amit, NH3 ,nitrat...
- Trong sản xuất đường: các chất này ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và giảm hiệu
suất thu hồi do tăng hàm lượng chất keo và tham gia phản ứng tạo màu melanoidin giữa axit
amin và đường khử.
2.6. Chất màu:
- Trong cây mía cũng chứa các chất màu như trong tất cả các loại cây khác. Khi ép, chất màu
đi vào nước mía gây khó khăn cho sản xuất đường.
- Gồm 2 loại:
Chất màu có trong bản thân cây mía: như diệp lục tố a,b. Diệp lục tố không tan trong nước
và trong dung dịch đường nhưng tan trong alcol và kiềm do đó dễ loại ra khi làm sạch nước
mía. Còn các chất khác : xantophin, caroten, antoxian cũng dễ loại trong quá trình sản xuất
đường.
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 8
Chất màu sinh ra trong quá trình sản xuất: gồm chất màu caramen, chất màu melanoidin,
phức chất giữa polyphênol và ion sắt ... , những chất màu này khó loại
2.7. Chất không đường vô cơ:
- Các chất vô cơ chủ yếu là K2O, SiO2, Na2O, CaO, P2O5, MgO...Hàm lượng của nó tuỳ thuộc
và giống mía, điều kiện canh tác, khí hậu. ..
- Ảnh hưởng đến sản xuất:
+ K2O và Na2O là nguyên nhân tạo mật cuối.
+ Ca+, Mg+, SiO2 tạo cặn trong các thiết bị truyền nhiệt
+ P2O5 có tác dụng tốt đối với quá trình lắng, lọc ...
III. THU HOẠCH MÍA:
1. Sự chín của mía: mía chín và mía chưa chín có thành phần hoá học khác nhau nhiều .Khi
mía chưa chín,mức độ tích luỹ đường saccaroza trong thân cây mía không nhiều. Quá trình quang
hợp của cây mía lúc chưa chín chủ yếu tạo ra các chất dùng cho hô hấp và phát triển thân cây mía.
Lúc đó, hàm lượng đường saccaroza và tỷ lệ xơ thấp, hàm lượng đường khử và tỷ lệ nước cao. Mía
chưa chín, nước chiếm trên 80%. Khi mía dần dần chín, sự phát triển của thân cây giảm và đến
ngừng tăng trưởng. Khi mía chín, hàm lượng đường saccaroza trong thân cây mía đạt tối đa, hàm
lượng đường khử giảm xuống còn dưới 1% có khi chỉ còn 0,3%; hàm lượng nước dưới 75%.
Phân biệt độ chín của mía:
Độ chín của cây mía có hai khái niệm: chín sinh lý và chín nguyên liệu.
- Chín sinh lý là cây mía đã già, hàm lượng đường trên mía đạt mức tối đa như bản chất của
giống.
- Chín nguyên liệu là ở một thời điểm nào đó hàm lượng đường trên mía đạt tiêu chuẩn làm
nguyên liệu có thể thu hoạch để chế biến, mặc dù cây mía vẫn chưa đạt độ chín cao nhất
(chín sinh lý) như bản chất của giống.
2. Những căn cứ để nhận biết ruộng mía đã chín hay chưa:
Đánh giá độ chín của ruộng mía người ta thường dựa vào những căn cứ sau:
- Dựa vào ngoại quan của cây mía:
+ Độ lớn của cây mía chậm dần, các lóng mía phía trên nhặt lại.
+Lá mía khô vàng , lá xanh còn lại khoảng 6-7 lá ( bình thường có 8 - 10 lá) , độ dài của lá
mía giảm, lá tương đối thẳng và cứng.
+Bề mặt lóng mía nhẵn, ít bột phấn và bột phấn dễ rơi.
+ Mặt cắt lóng mỉatong ,sángcòn khi mía chưa chín thì mặt cắt có màu đục.
- Phương pháp xác định hàm lượng chất khô của mía tại ruộng:
Đo độ Bx trực tiếp: sử dụng máy khúc xạ kế cầm tay (Refractomet), một dụng cụ đo đơn
gián, đo độ Bx mía ngay tại ruộng. Nếu số đọc độ Bx giữa gốc và ngọn (phần làm nguyên liệu)
chênh lệch khoảng 1 độ (Bx gốc - Bx ngọn = 1 độ) là mía đã đạt độ chín.
Ngọn được tính từ lá khô trên cùng trở lên.
Gốc được tíng là lóng mía thứ nhất trên mặt đất.
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: mỗi ruộng mía lấy một số cây mẫu ở các
điểm khác nhau, phân tích xác định các chỉ số công nghiệp như độ Bx, độ pol, độ tinh khiết,
RS, tỉ lệ xơ và CCS... trước khi cho thu hoạch.
Nếu thực hiện được như vậy chất lượng nguyên liệu sẽ được đảm bảo và hiệu quả chế biến
sẽ cao hơn rất nhiều.Đây là phương pháp chuẩn xácúac định độ chín của cây mía.
3. Một số điểm cần chú ý trong khâu thu hoạch:
Lã Thë Thaío Tiãn
Baìi Giaíng Cäng nghãû Saín Xuáút Âæåìng Mêa
Trang 9
Ở nước ta cho đến nay công việc thu hoạch mía vẫn là lao động thủ công với các công cụ thô sơ như
con dao và chiếc búa.
Trong khâu thu hoạch cần chú ý một số điểm:
- Dụng cụ thu hoạch phải sắc bén; khi chặt phải chặt sát mặt đất, tránh làm dập gốc, chặt một
lượt tất cả các cây kể cả nhưng cây chết và cây mầm để ruộng mía sạch, tái sinh đồng đều
(nếu để lưu gốc).
- Không thu hoạch các ruộng mía sẽ để gốc vào những thời điểm không thuận lợi cho mầm
gốc tái sinh như giá rét (miền Bắc), khô hạn (đồng bằng Nam bộ), úng ngập (Tây nam bộ) ...
- Mía thu hoạch tới đâu vận chuyển chế biến ngay tới đó. Không để mía đã thu hoạch quá lâu
trên đồng ruộng, sân bãi, vừa làm giảm năng suất mía, vừa làm giảm đường trên mía.
- Ruộng mía thu hoạch vào ngày mưa không để xe máy chạy qua làm hư gốc và nén đất gây
trở ngại cho công việc xử lý và chăm sóc mía gốc về sau.
4.Sự biến đổi thành phần hoá học của mía sau khi chín:
Khi mía chín, hàm lượng đường trong thân cây mía đạt tối đa và giữ ở mức độ cao này trong
thời gian khoảng 1 - 2 tháng tuỳ theo giống mía và thời tiết sau đó giảm đần. Nếu không thu hoạch
kịp thời, đường saccaroza sẽ chuyển hoá thành đường khử.. Đó là hiện tượng quá chín. Thời tiết
càng nắng nóng, đường bị chuyển hoá càng tăng lên.
Có giống mía khi quá chín mà không thu hoạch thì sẽ bị trổ bông (trổ cờ). Trổ bông là hiện
tượng sinh lý bình thường của cây mía. Khi mía trổ bông thì hàm lượng đường saaccaroza trong mía
giảm xuống, năng suất mía cây cũng bị giảm làm cho đường bị tổn thất nhiều.
Mía sau khi thu hoạch thì hàm lượng đường trong cây mía giảm, hàm lượng đường khử tăng
lên. Hiện tượng hao hụt đường này là do quá trình hô hấp và do tác dụng của vi sinh vật gây ra. (
Khi mía chưa thu hoạch cũng có một lượng đường hao hụt do hô hấp nhưng lúc đó do còn bộ rễ hút
chất dinh dưỡng và nhờ quá trình tổng hợp nên bù đắp được lượng đường hao hụt). Mía càng để lâu
sau khi thu hoạch thì lượng đường bị mất càng nhiều.Sự tổn thất càng tăng nhanh khi nhiệt độ cao
và để mía ngoài nắng gió. Do đó mía sau khi đốn xong thì đưa vào chế biến càng nhanh càng tốt.
IV.QUảN LÝ Kỹ THUậT ĐốI VớI NGUYÊN LIệU MÍA
Thực hiện các biện pháp quản lý kỹ thuật đối với nguyên liệu mía nhằmđể tận thu đường và
giảm giá thành.
Các biện pháp quản lý kỹ thuật đối với nguyên liệu mía gồm:
1. Bố trí thời gian ép mía hợp lý: Tuỳ theo giống mía, thời kỳ chín, tổng sản lượng mía,
năng suất thiết bị mà chọn thời gian ép sao cho đúng thời kỳ mía có trữ lượng đường cao nhất để thu
hồi lượng đườnglớn nhất.
2. Mía chín trước đốn trước, đốn xong vận chuyển ngay đưa vào ép ngay.
3. Mía đưa vào ép phải bảo đảm tỷ lệ tạp chất không vượt quá mức cho phép. Tạp chất
trong nguyên liệu mía có ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất đường, bởi vì:
- Tạp chất không có đường nhưng khi ép lại đi vào máy ép cùng với mía làm tăng trọng
tải máy ép và lại hút đi một lượng nước mía nên làm giảm hiêụ suất thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghệ sản xuất đường mía.pdf