Đề tài Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận về phạm trù sở hữu 3

I. Khái niệm về phạm trù sở hữu và các khái niệm khác có liên quan 3

1. Chiếm hữu 3

2. Sở hữu 4

II. Sự hình thành, phát triển và biến đổi của sở hữu về tư liệu sản xuất 5

1. Sự hình thành, phát triển và biến đổi của sơ hữu về tư liệu sản xuất là quá trình lịch sử tự nhiên 5

2. Các hình thức sở hữu trong lịch sử 6

III. Sự tách rời quyền sở hữu với quyền sử dụng và quyền quản lý 8

Chương II: Cơ cấu sở hữu trong thời kì quá độ ở nước ta 9

I. Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung 9

II. Cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 11

1. Sở hữu nhà nước 11

2. Sở hữu tập thể 12

3. Sở hữu cá thể 13

4. Sở hữu tư nhân tư bản 14

5. Sở hữu hỗn hợp 15

III. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa 16

1. Mối quan hệ giữa vấn đề sở hữu và các hình thức kinh tế 17

1. Các thành phần kinh tế 18

Chương III: Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 20

I. Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế 21

II. Sự tiếp cận chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa 21

III. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam 21

1. Kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa 21

2. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong quá trình xây dựng

nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam 23

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 27

 

 

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và sử dụng tách rời nhau “ tư bản sở hữu tách rời tư bản sử dụng “ Tài sản và vốn chỉ sinh lợi khi đưa vào sử dụng trong kinh doanh một cách hợp lí. Người có quyền sở hữu thông qua việc giao quyền sử dụng cho ngườ khác để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, nếu có quyền sở hữu mà không đạt lợi ích kinh tế thì quyền đó trở thành vô nghĩa. Mặt khác, người sử dụng cần thiết phảI dựa vào và tôn trọng quyền sở hữu của người khác mới được sử dụng tư liệu sản xuất cần thiết. Người sử dụng phảI đạt được lợi ích của mình thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, quan hệ lợi ích phải đảm bảo lợi ích cho cả chủ sở hữu và người sử dụng,làm tách biệt quyền quản lý và quyền sử dụng. Sự ra đời của công ty cổ phần và khi lao động quản lý trở thành một nghề đã dẫn đến sự tách rời giữa quyền quản lý và quyền sử hữu. Tất nhiên sự tách rời này chỉ có ý nghĩa tương đối vì giám đốc khi tực hiện các chức năng quản lý phảI dựa vào các chiến lược sản xuất kinh doanh, kỹ thiật và công nghệ do Hội Đồng Quản Trị, với tư cách là người đại diện cho quyền sở hữu, đề ra. Vì vậy, quyền sở hữu vẫn giữ vai trò quyết định, nhưng quyền quản lý và phân phối không vì thế mà không còn giá trị. Chương II: Cơ cấu sở hữu trong thời kỳ quá độ ở nước ta I.Vấn đề sở hưũ trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Trong những năm nền kinh tế vận hành trong cơ chế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, khi giảI quyết vấn đề sở hữu chúng ta đã mắc phảI khuyết đIểm khá trầm trọng. Chúng ta đã tuyệt đối hoá tính hơn hẳn của sở hữu xã hội chủ nghĩa và quan niệm rằng chỉ có chế độ công hữu mới bảo đảm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu xã hội, mới thúc đẩy sản xuất theo kế hoạch nhà nước. Chúng ta coi chế độ công hữu là mục tiêu, là tiêu chí số một để đánh giá mức độ đạt được của quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, thậm chí được coi là tiêu thức để đánh giá mức độ lập trường giai cấp. ĐIều đó dẫn tới một sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức là hợp tác xã càng lớn, càng có nhiều “ hợp tác xã cấp cao “, xí nghiệp có quy mô ngày càng lớn thì chất chủ nghĩa xã hội càng nhiều, càng tiến gần đến chủ nghĩa xã hội hơn. Chúng ta đã định kiến với sở hữu cá nhân của người lao động, thậm chí còn coi đó là hình thức sở hữu đối lập với xã hội chủ nghĩa, là mầm mống khôI phục lại chế độ người bóc lột ngươI lao động. Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương ồ ạt xoá bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Song “sở hữu toàn dân” thực tế là “sở hữu nhà nước”, nhà nước đại diện cho người lao động thực hiên quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chứ không phải người lao động là các chủ sở hữu trực tiếp, không được bảo đảm bằng cơ sở kinh tế trực tiếp. Còn “sở hữu tập thể” (trong hợp tác xã) được vân hành theo cơ chế cũ, tự nhiên biến thành sở hữu của ban quản lý hợp tác xã, còn xã viên thì như người đi làm thuê. Thực tế trên đã cho thấy người dân chỉ là chủ sở hữu hình thức, các quan hệ lợi ích chưa được tạo ra nhằm thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế rất thấp, hàng hoá thiếu thốn, đời sống nhân dân rất khó khăn.Tình trạng bao cấp ỷ lại vào Nhà nước kéo dài và ngày càng nặng nề. Sỡ dĩ chủ trương trên được thực hiện một cách như vậy là do chúng ta cho rằng có thể và cần sử dụng tính chủ động của nền chuyên chính vô sản đưa quan hệ sở hữu đI trước một bước, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Đó là quan đIểm sai lầm nghiêm trọng, đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một thời gian dài. Đại hội VI đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đảng ta đã nhân thức được lực lượng sản xuất lac hậu không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà ngay cả khi quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố quan xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong khi nền kinh tế nước ta còn phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, trình độ xã hội hoá còn thấp, muốn hoàn thành quá trình cảI tạo XHCN trong một thời gian ngắn, đưa nhanh quan hệ sản xuất lên trình độ xã hội hoá cao, bỏ qua các hình thức trung gian quá độ là thoát ly tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chủ trương đó đã kìm hãm tiềm năng phát triển to lớn của nhân dân về vốn, sức lao động và tay nghề để phát triển lực lượng sản suất. Hơn nữa, việc cải tạo quan hệ sản xuất chủ yếu chỉ chú ý tới chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, coi quan hệ phấn phối và quản lý. Tuy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nền tảng cho quan hệ sản xuất mới, nhưng khi chế độ quản lý và chế độ phân phối không phù hợp thì ngay cả các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu toàn dân, được trang bị kỹ thuật cao hơn cũng làm ăn kém hiệu quả. II. Cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua những đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chứng tỏ tính đúng đắn của đường đối đổi mới, của chính sách đa dạng hoá các hình thức sở hữu do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo toàn dân thực hiện. Thực tiễn cho thấy, một nền kinh tế nhiều thành phần đương nhiên phảI bao gồm nhiều hình thức sở hữu, không thể chỉ có hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể như trước đây. Hiện nay chúng ta đang xây dựng và phát triển một cơ cấu sở hữu đa dạng với các hình thức sở hữu : sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể, sở hữu tư nhân tư bản và sở hữu hỗn hợp. 1. Sở hữu nhà nước Xét về bản chất, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu. Mọi thành viên trong xã hội là chủ nhân của các tư liệu sản xuất và các tàI nguyên quan trọng của nền kinh tế. Trong chế độ đó không ai có quyền chiếm đoạt tư liệu sản xuất để làm phương tiện nô dịch lao động của người khác. Chế độ đó được hình thành không phảI do áp đặt chủ quan mà là do kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất lao động. Phạm trù sở hữu toàn dân là để chỉ bản chất của sở hữu xã hội chủ nghĩa còn sở hữu nhà nước xã hội chủ nghĩa là hình thức thể hiện của sở hữu nói trên. Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu mà nhà nước là đại diện cho nhân dân sở hữu những tài nguyên, tàI sản, những tư liệu sản xuất chủ yếu và những của cảI của đất nước. Sở hữu nhà nước nghĩa là nhà nước là chủ sở hữu, còn quyền sử dụng giao cho các đơn vị tổ chức kinh tế và các cá nhân để phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.Đó là sự tách biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng, chủ sở hữu với chủ kinh doanh, làm cơ sở và đIều kiện để nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình, còn doanh nghiệp được tính tự chủ của đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hoá thực sự. Tính đến sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu nhà nước với quyền sử dụng của các chủ thể sản xuất kinh doanh và tính đến việc sử dụng theo nhiều mức độ khác nhau về sự tách biệt nói trên là hai khuynh hướng rất cơ bản để hoàn thiện hình thức sở hữu nhà nước xã hội chủ nghĩa theo sự tiến bộ, hiện đại của quản lý kinh tế xã hội. Trong tính đa dạng của các hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước giữu vai trò chủ đạo. Khái niệm sở hữu nhà nước có nội dung và phạm vi rộng lơn, trong đó có doanh nghiệp nhà nước.Do vậy, không chỉ có doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, mà là kinh tế nhà nước trong đó doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận giữ vai trò chủ đạo. Sở hữu nhà nước có thể tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước, hoặc dưới hình thức doanh nghiệp mà vốn của nhà nước chiếm đa số hay nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt hoặc có cổ phần trong các hình thức doanh nghiệp khác với hàm lượng chưa nhiều. Hiện nay, ở nước ta, sở hữu nhà nước đang được củng cố và hoàn thiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như : khoán thuê, đấu thầu, hợp đồng, liên doanh về kinh tế.. và đang từng bước hình thành những công ty cổ phần. 2.Sở hữu tập thể Sở hữu tập thể là sở hữu của những chủ thể kinh tế (cá nhân người lao động) tự nguyện tham gia cùng hợp tác với nhau để tổ chức sản xuất kinh doanh. Đảm bảo tính tự nguyện của người lao động là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc hình thành và hoàn thiện hình thức sở hữu tập thể. Người lao động chỉ thực sự tự nguyện xây dựng và bảo vệ sở hữu tập thể khi có những hình thức tổ chức quản lý sản xuất phân phối sản phẩm bảo đảm lợi ích kinh tế chính đáng của họ. Sở hữu tập thể biểu hiện ở sở hữu tập thể của các hợp tác xã trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng vận tải... ở các nhóm, tổ đội trong các công ty cổ phần. Sự chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị truờng có sự quản lý của nhà nước đang thúc đẩy sự ra đời của nhiều hình thức hợp tác kiểu mới. Trong hình thức sở hữu tập thể sở hữu cá thể vẫn tồn tại và được bảo đảm tôn trọng là cơ sở để mỗi hộ thành viên vẫn giữ được tính độc lập tự chủ, nhưng lại gắn bó và phát triển trong cộng đồng. Mặt khác nó là một trong nhũng cơ sở để phân phối lợi ích cho mỗi thành viên. Sở hữu tập thể một phần bảo vệ lợi ích, quyền lợi của những người lao động nghèo thường bị yếu thế trong hoạt động của kinh tế thị trường vì nếu chỉ có một mình thì họ thường chỉ có số vốn ít ỏi, lực không đủ mạnh nên họ thường bị yếu thế trong cạnh trạnh. 3. Sở hữu cá thể Sở hữu tư nhân của người sản xuất nhỏ là sở hữu về tư liệu sản xuất của bản thân người lao động. Chủ thể của sở hữu này là nông dân, cà thể, thợ thủ công, tiểu thuơng.. Họ vừa là chủ sở hữu đồng thời là người lao động. Với quy mô và phạm vi rộng hơn là tư hữu của tiểu chủ, chủ trang trại có lao động. Trong thời kỳ quá độ, sự tồn tại của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không đối lập với chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, bởi vì nó là sở hữu của những người lao động.” Với tư cách là sở hữu của người sản xuất trực tiếp thì tư liệu sản xuất và tư liệu sing hoạt không phải là tư bản”. “Sở hữu tư nhân là hình thức giao tiếp cần thiết ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.. Hình thức giao tiếp đó không thể bị xoá bỏ và là đIều kiện cần thiết cho sự sản xuất ra đời sống vật chất trực tiếp, chừng nào chưa tạo ra được những lực lượng sản xuất mà đối với chúng sở hữu tư nhân trở thành xiềng xích hoặc trở ngại.” (C.Mac) Sở hữu tư nhân cá thể tận dụng và phát huy một cách tối đa tiềm lực sẵn có trong nhân dân, trong từng hộ gia đình, giảI quyết những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của nhân dân.Đối với đất nước ta, nến kinh tế còn lạc hậu, việc khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ là đIều kiện cần thiết để giải phóng lực lượng sản xuất, thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Cần xác định quyền tư hữu của người lao động đối với tư liệu sản xuất của mình là cơ sở của nền sản xuất nhỏ, mà nền sản xuất nhỏ là đIều kiện tất yếu để phát triển nền sản xuất xã hội và cá tính tự do của bản thân người lao động. Có quyến sở hữu và được tự do là những tiền đề quan trọng để biến người nông dân trong nền nông nghiệp tự cấp tự túc thành người tiểu chủ trong nền sản xuất hàng hoá. Quá trình náy là một tất yếu khách quan. Nó khơI dậy động lực của sự phát triển, kích thích người lao động phát huy năng lực sáng tạo, tính tích cực và tinh thần trách nhiệm trong hoạt động sản xuất. 4. Sở hữu tư nhân tư bản Sở hữu tư nhân tư bản là hình thức sở hữu của các nhà tư bản vào các ngành,lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại ở một mức độ nhất định trong thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, trong thời kày quá độ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn nguyên vẹn nữa. Bởi thế, kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta chỉ hoạt động với tư cách là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hoà nhiều thành phần, được “ bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp “. Xét về thực chất, đây là quan hệ tư hữu mang tính chất bóc lột. Tuy nhiên nó vẫn có cơ sở kinh tế để tồn tại một cách khách quan. Vấn đề quan trọng là sử dụng hình thức sở hữu này làm sao có lợi đối với nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần có chính sách, biện pháp thích hợp để hạn chế mặt tiêu cực của nó, để hướng nó đI theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội bằng những hình thức : hợp tác, liên doanh, liên kết, chủ nghĩa tư bản nhà nước, công ty cổ phần.. Hiện nay, so với yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công, nông nghiệp và so với tiềm năng có thể huy động được còn thấp chưa tương xứng. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chưa đánh giá đúng mức vai trò của nó và còn có sự phân biệt đối xử giữa nó với các thánh phần kinh tế khác cũng như với chủ đầu tư nước ngoài. Qua thực tiễn đã cho thấy hình thức sở hữu tư nhân tồn tại với tư cách là một động lực có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế. 5. Sở hữu hỗn hợp Sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu có sự tham gia của nhiều loại chủ thể khác nhau về tính chất. Sở hữu hỗn hợp là hình thức phù hợp, linh hoạt và hiệu quả trong thờ kỳ quá độ. Mỗi chủ thể kinh tế có thể tham gia một hoặc nhiều đơn vị tổ chức kinh tế, khi thấy có lợi. Các thành phần kinh tế trong sở hữu hỗn hợp có mối liên hệ nội tại và tác động qua lại lẫn nhau, nó là kế quả của công cuộc cảI tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xa hội chủ nghĩa. Có thể nói, đây là một loại hình kinh tế trung gian, có tính chất đan xen giữa các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, thường có ba loại chủ thể kết hợp với nhau để tạo ra các hình thức sở hữu hỗn hợp khác nhau. Đó là sự kết hợp, liên kết giữa các chủ thể nhà nước, tập thể và tư nhân để tạo nên các dạng sở hữu sinh động như : nhà nước và nhân dân; nhà nước và tập thể; nhà nước, tập thể và tư nhân; tập thể và tư nhân.. Thực chất, đây cũng là các xí nghiệp ( hoặc công ty ) cổ phần, chỉ có sự khác biệt ở chỗ các chủ thể không đồng nhất về tính chất. Đó là hình thức tổ chức kinh tế không thuộc hẳn vào một thành phần kinh tế nào – hình thức kinh tế hỗn hợp nhiều loại sở hữu dưới dạng công ty, xí nghiệp cổ phần hùn vốn liên doanh hai bên và nhiều bên ở trong nước với nước ngoài. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hióa nhiều thành phần, chúng ta càn phải sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, hay hình thức kinh tế tư bản nhà nước làm phương tiện cứu cánh để phát triển. Bởi chủ nghĩa tư bản nhà nước là một hình thức phổ biến trong thời kỳ quá độ, và sự tồn tại của nó là thực sự cần thiết. Đây là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó có cổ phần tham dự của nhà nước và tư nhân với nhiều hình thức cụ thể, trên mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ, tín dụng. Hiện nay, ở nước ta, kinh tế tư bản nhà nước bao gồm nhiều hình thức hợp tác liên doanh kinh tế giữa tư bản tư nhân trong nước và hợp tác kinh tế giữa nhà nước với tư bản nước ngoài. Nó có ưu thế mạnh hơn tư bản tư nhân ở chỗ, nó đã kết hợp được sức mạnh tổng hợp của hai thành phần kinh tế có tiềm lực lớn nhất trong thời kỳ quá độ. Bởi vậy, hình thức sở hữu hỗn hợp ở nước ta là cáI có khả năng thực hiện tập trung hoá, chuyên môn hoá sản xuất và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có sức mạnh cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và ngoài nước. Để cho “ chủ nghĩa tư bản nhà nước “ có những đóng góp thực sự cho việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướn xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần phải tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nó. Hiện nay, chúng ta đang chủ trương cổ phần hoá dong nghiệp nhà nước, đó chính là một giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư bản nhà nước, đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Tuy nhiên vấn đề này còn hết sức mới mẻ, cần phảI nhận thức một cách đầy đủ và áp dụng từng bước. III. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Mối quan hệ giữa vấn đề sở hữu và các hình thức kinh tế. Có thể nói, đặc đIểm rõ nét nhất trong đường lối phát triển của chúng ta là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Vấn đề sở hữu có liên quan đến thành phần kinh tế, vì nó là cơ sở kinh tế-một căn cứ để xác định thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tễ có những đặc trưng riêng có của nó về tính chất xã hội hoá lao động, trình độ phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, lợi ích kinh tế.. Trong đó quan trọng nhất là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định bản chất của các thành phần kinh tế đó. Quan hệ sở hữu quyết định sự vận động và phát triển của các thành phần kinh tế. Còn các thành phần kinh tế là biểu hiện của quan hệ sở hữu. Mỗi thành phần kinh tế biểu hiện ra ở bề mặt cuộc sống dưới dạng các hình thức kinh tế cụ thể. Trong thực tiễn, các thành phần kinh tế không tách biệt nhau, mà quan hệ với nhau, tác động lấn nhau, đan kết với nhau dưới nhiều hình thức kinh tế. Tuy thế không có nghĩa là bản chất của chúng đã bị hoà tan không còn xác định được nữa. Các hình thức kinh tế bao giờ cũng là sự biểu hiện ra bên ngoàI của các quan hệ sở hữu khác nhau. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, tồn tại đa dạng các hình thức sở hữu, chúng không tồn tại biệt lập mà đan xen với nhau, và quyết định sự hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng. Mối quan hệ giữa sở hữu và các hình thức kinh tế là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức phảI phù hợp nhau. Sự tác động lẫn nhau giữa quan hệ sở hữu và hình thức kinh tế được thể hiện thông qua lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cần phân biệt sở hữu, thành phần kinh tế với các hình thức doanh nghiệp.Với cơ chế cũ chúng ta vô tình hay hữu ý đã đồng nhất chế độ sở hữu và thành phần kinh tế. Khi đó chúng ta thừa nhận có ba thành phần kinh tế : quốc doanh, hợp tác xã, kinh tế cá thể. Trong đó kinh tế cá thể được coi là “ phi xã hội chủ nghĩa “. Ngoài ra, kinh tế quốc doanh – vốn là sở hữu nhà nứơc, lại đồng nhất với sở hữu toàn dân. Với cách giảI thích nhà nước là đại diện cho toàn dân đãlàm giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, khiến chúng ta rơi vào tình trạng không xác định rõ chủ sở hữu gắn liền với trách nhiệm. Chế độ sở hữu chỉ xét về quan hệ với những tư liệu sản xuất chủ yếu, còn thành phần kinh tế lại là những tác nhân kinh tế, là nguồn tạo ra những giá trị sản xuất dịch vụ cho xã hội. Cũng là sở hữu tư nhân nhưng các tác nhân kinh tế có thể là người sản xuất các thể, tiểu chủ hay tư sản tư nhân. Chủ nghĩa tư bản chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Chúng ta mong muốn xây dựng một chế độ sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân. Nhưng để đi tới đó, loài người phải đi một bước quá độ là xây dựng chủ nghĩa xã hội với hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, một mặt chế độ sở hữu đã được đa dạng hoá, xuất hiện hình thức đan xen về chế độ sở hữu, mặt khác cũng thấy rõ nét xuất hiện 5 thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước. Rõ ràng, chúng ta đã có một sự điều chỉnh có thể gọi là điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hơn với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Chính nhờ việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đã nhanh chóng đạt được những kết quả quan trọng. 2.Các thành phần kinh tế a.Kinh tế nhà nước. Thành phần kinh tế nhà nước là những đơn vị tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước , hoặc phần của toàn nhà nước chiếm tỷ trọng khống chế. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước ( kinh tế quốc doanh), các tàI sản thuộc sở hữu nhà nước. Kinh tế nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc hạch toàn kinh tế, thực hiện phân phối theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để đảm bảo những mục tiêu kinh tế-xã hội. Cần hoàn thiện chế độ chính sách, luật pháp bảo đảm doanh nghiệp nhà nước thật sự là một đơn vị sản xuất hàng hoá có tư cách pháp nhân. Phân định rõ quyền sơ hữu nhà nước với quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước; quyền sở hữu nhà nước với quyền sử dụng quyền quản lý. Tách bạch chức năng quản lý kinh tế với quản lý tàI sản nhà nước và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. b.Kinh tế hợp tác. Kinh tế hợp tác là sự liên kết kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế với các hình thức đa dạng phù hợp với nhu cầu, khả năng và lợi ích của các bên tham gia. Hình thức quan trọng của kinh tế hợp tác là hợp tác xã. Kinh tế hợp tác xã là những hình thức liên kết kinh tế có pháp nhân, tuân thủ theo những nguyên tắc, có tổ chức chặt chẽ và điều lệ hoạt động rõ ràng.Kinh tế hợp tác xã được phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi. Nhà nước cần xây dựng và thực hiện cò hiệu lực các chính sách kinh tế vĩ mô đối với nông nghiệp, nông dân, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất đời sống, chính sách thị trường để từng bước đưa kinh tế hợp tác đưa kinh tế hợp tác xã cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. c.Kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của các đơn vị tổ chức kinh tế tư bản trong và ngoài nước. Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm tất cả các hình thức hợp tác, liên doanh sản xuất kinh doanh giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước, nhằm sử dụng khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi bên tham gia, đặt dưới sự kiểm soát, giúp đỡ của nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc huy động, sử dụng vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhà tư bản. Cần đa dạng hoá các hình thức liên doanh liên kết với các tổ chức và công ty nước ngoài, nâng dần tỷ lệ đầu tư của phía Việt Nam. Đồng thời áp dụng nhiều hình thức góp vốn kinh doanh giữa nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong nước dưới nhiều hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.. nhằm tạo thế, tạo lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, tăng sức cạnh tranh và hợp tác với nước ngoài. Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, bảo vệ quyền lợi của người lao động. d.Kinh tế cá thể. Kinh tế cá thể của tiểu chủ của nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán, dịch vụ cà thể. Sở hữu của thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân, sản xuất kinh doanh phân tán, trình độ kỹ thuật thủ công. Mục đích chủ yếu là nuôI sống mình, còn tiểu chủ bản thân vừa lao động vừa thuê một số ít lao động. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ phát huy nhanh có hiệu quả tiền vốn, sức lao động, tay nghề, sản phẩm truyền thống. Vì thế, nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có khả năng đóng góp phát triển kinh tế xã hội. Do những ưu thế của nó, Nhà nước và các thành phần kinh tế không thể không tạo điều kiện, hướng dẫn thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ về vốn, kỹ thuật, công nghệ,tiêu thụ sản phẩm.. để từng bước tham gia kinh tế hợp tác một cách tự nguyện hoặc làm “vệ tinh” cho các doanh nghiệp của nền kinh tế. e. Kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế tư bản tư nhân là các đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản trong nước hoặc nước ngoài đầu tư để sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Nét nổi bật của thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp, thuê và bóc lột sức lao động làm thuê, thường đầu tư vào những ngành vốn ít, lãI cao. Kinh tế tư bản tư nhân tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.. Cần khẳng định nhất quán chủ trương phát triển kinh tế tư bản tư nhân, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp lý, tạo đIều kiện thuận lợi cho các nhà tư bản đầu tư phát triển. Chương III. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. I. Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế. Đối với thành phần kinh tế, tiểu chủ chúng ta nên và chỉ có thể đặt vấn đề từng bước đi vào làm ăn hợp tác với hai đIều kiện : Một là, sản xuất vẫn phát triển nhu cầu phải đi vào hợp tác xã thực sự. Hai là, nhà nước vừa tạo đIều kiện vật chất, vừa hướng dẫn và có chính sách thoả đáng khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác. Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân, muốn đưa họ vào quỹ đạo cũng chỉ có thể bằng cơ chế chính sách và bằng pháp luật của nhà nước. Nêú có liên doanh với nhà nước, thành phần kinh tế tư bản nhà nước lớn lên nhưng như thế vẫn không phải thành phần kinh tế nhà nước lớn lên. Điều đó có nghĩa là việc hạ tỷ trọng thành phần kinh tế tư bản tư nhân, tư bản nhà nước chỉ có thể băng phát triển thành phần kinh tế nhà nước, trước hết về trị số tuyệt đối và từ đó mà tăng tỷ lệ tương đối. Cho đến nay, tỷ trọng bộ phận kinh tế nhà nước chỉ mới chiếm trên 1/3 tổng sản phẩm trong nước và nếu xét cả một quá trình cùng với sự tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60180.doc
Tài liệu liên quan