Đề tài Đặc điểm, nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế

 

A / LỜI MỞ ĐẦU 1

B / NỘI DUNG 2

I . PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU 2

1. Khái niệm . 2

2. Đặc điểm và nội dung 2

II . PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1. Khái niệm

2. Đặc điểm và nội dung

C / KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 11

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm, nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Lời mở đầu Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách mở cửa để tăng cường và mở rộng việc giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các nước trong khu vực và toàn cầu. Trên cơ sở phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa các nước thanh toán quốc tế đã ra đời. Thanh toán quốc tế là quan hệ thanh toán bằng tiền về xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư , vay trả, viện trợ .v.v… giữa các nước dưới hình thức chuyển tiền hay thanh toán bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng của các nước hữu quan. Trong quan hệ thanh toán quốc tế , những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đều được quy định thành các điều kiện thanh toán quốc tế như: điều kiện tiền tệ, điều kiện địa điểm thanh toán, điều kiện về phương thức và phương tiện thanh toán … Trong những điều kiện ấy thì phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất. Vì phương thức thanh toán là chỉ cho người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ … Tuy mỗi phương thức đều có những ưu, nhược điểm riêng đối với người nhập khẩu hay xuất khẩu nhưng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ. Đây cũng chính là lý do mà đề tài: “Đặc điểm, nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế” được lựa chọn. Bài tiểu luận được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn. Tuy nhiên kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn, để em có thêm kinh nghiệm sau này. Em xin chân thành cảm ơn. B - nội dung I. Phương thức thanh toán nhờ thu: Khái niệm: Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó. Đây là một phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng tương đối phổ biến trong quan hệ giữa các nước. Phương thức này được thực hiện theo “quy tắc thống nhất về thu chứng từ thương mại” do phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1967 và có điều chỉnh lại năm 1987(ICC-International Chamber of Commerce). Người nhập khẩu khi nhận được báo nhờ thu phải trả tiền ngay và nhận chứng từ hàng hoá để đi lấy hàng. Trong phương thức thanh toán này có 4 bên liên quan: Người bán hàng (người xuất khẩu) là người gửi giấy nhờ thu (remitter). Ngân hàng chuyển chứng từ (remitter bank) là ngân hàng phục vụ bên người xuất khẩu. Ngân hàng thu tiền (collecting bank) là ngân hàng phục vụ bên người nhập khẩu. Người mua (người nhập khẩu) là người trả tiền (drawee). Tuy nhiên phương thức này chỉ được sử dụng khi quen thân nhau vì thời gian thu hồi vốn chậm và việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. Đặc điểm và nội dung: Nhờ thu trơn: Đặc điểm và nội dung: Nhờ thu phiếu trơn là phương thức mà người xuất khẩu chỉ đưa hối phiếu hoặc hoá đơn nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng, còn các chứng từ hàng hoá thì người xuất khẩu gửi thẳng cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng. Thành phần tham gia: Người nhờ thu: người có chứng từ và gửi chứng từ đi nhờ thu. Người trả tiền (drawee): người nhập khẩu, con nợ trong các quan hệ khác. Ngân hàng chuyển (remtting bank): là ngân hàng nhận các chỉ thị nhờ thu của người nhờ thu. Ngân hàng xuất trình (presenting bank): là một ngân hàng thu có nghiệp vụ xuất trình chứng từ tới người trả tiền (thường nằm tại nước con nợ). Ngân hàng thu (collecting bank): là bất cứ ngân hàng nào ngân hàng chuyển thực hiện quá trình nhờ thu. Sơ đồ thu phiếu trơn: Ngân hàng bên nhập khẩu Ngân hàng bên xuất khẩu Người xuất khẩu Người nhập khẩu Người xuất khẩu sau khi đã giao hàng, lập bộ chứng từ cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển hối phiếu sang ngân hàng bên nhập khẩu và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng bên nhập khẩu chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu và yêu cầu trả tiền. Người nhập khẩu trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của họ, nói chung chỉ trả tiền sau khi đã nhận được hàng hoá. Ngân hàng bên nhập khẩu chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người xuất khẩu. Trường hợp áp dụng: Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau: Người bán và mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường …. Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền. Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. Nhờ thu kèm chứng từ: Đặc điểm và nội dung: Nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi hoàn thành việc giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (gồm chứng từ hàng hoá và hối phiếu), nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu đo, với điều kiện người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thì ngân hàng mới trao chứng từ để người nhập khẩu đi nhận hàng. Căn cứ vào thời gian trả tiền, phân biệt hai loại: nhờ thu kèm chứng từ là nhờ thu trả tiền trao chứng từ và nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ. Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (documents against payment-D/P) phương thức thanh toán này được thực hiện trong trường hợp mua bán trả tiền ngay. Người xuất khẩu sau khi giao hàng, lập đầy đủ bộ chứng từ thanh toán (chứng từ hàng hoá và hối phiếu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu tiến hành thu tiền ở người nhập khẩu với điều kiện người nhập khẩu phải trả tiền thì ngân hàng mới trao chứng từ cho họ để đi nhận hàng. Sơ đồ nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P): Ngân hàng bên nhập khẩu Ngân hàng bên xuất khẩu Người nhập khẩu Người xuất khẩu Người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu (theo hợp đồng), lập bộ chứng từ thanh toán (chứng từ hàng hoá và hối phiếu)gửi tới ngân hàng phụ vụ mình nhờ thu tièn hộ. Ngân hàng bên suất khẩu chuyển toàn bộ chứng từ hàng hoá và nhờ thu sang ngân hàng bên người nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ. Ngân hàng bên nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ. Nếu người nhập khẩu đồng ý trả tiền thì ngân hàng mới trao chứng từ. Nếu người nhập khẩu từ chối trả tiền thì ngân hàng giữ lại chứng từ và báo cho ngân hàng bên người xuất khẩu biết. Ngân hàng bên người nhập khẩu trả tiền (hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối) cho ngân hàng bên người xuất khẩu. Ngân hàng bên người xuất khẩu chuyển trả tiền (hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối) cho người xuất khẩu. Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (documents against acceptance-D/A) Phương thức thanh toán này được áp dụng trong hợp đồng mua bán chịu (bằng hối phiếu có kỳ hạn). Trình tự thực hiện phương thức thanh toán D/A cũng tương tự như phương thức thanh toán D/P, chỉ khác nhau ở khâu thanh toán. Theo phương thức này người nhập khẩu chỉ phải ký chấp nhận trả tiền bào hối phiếu (trả theo kỳ hạn ghi trong hối phiếu) thì sẽ được ngân hàng trao chứng từ để đi nhận hàng. Đến thời hạn trả tiền (30,60 hoặc 90 ngày), người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu. So với phương thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ được bảo đảm hơn. Vì ngân hàng đã thay mặt người xuất khẩu quản lý chứng từ. Trường hợp áp dụng Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua. So với nhờ thu phiếu trơn, việc nhờ thu bằng chứng từ đã có đảm bảo hơn cho người bán trong vấn đề thu tiền hàng. Tuy nhiên, quyền lợi của người bán vẫn có thể bị đe doạ như người mua có thể không muón nhận hàng và từ chối nhận chứng từ, trong khi hàng đã được gửi đi rồi. Do phương thức nhờ thu không bảo vệ đầy đủ cho quyền lợi người bán, Bộ Ngoại thương nước ta (nay là Bộ Thương mại) đã quy định (trong Thông tư số 04BNg T/XNK ngày 18/1/1986) chi được xuất khẩu theo D/A, D/P trong những trường hợp: mặt hàng xuất khẩu không thuộc loại có giá trị xuất khẩu cao, trị giá của hợp đồng dưới 10.000 USD và khi công ty đã nắm vững khả năng thanh toán của người mua. Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ còn một số mặt yếu sau đây: Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi với họ. Việc trả tiền còn chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài hàng tháng hoặc nửa năm. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiềncủa người mua. II. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Khái niệm: Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Theo định nghĩa trong bản “Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (unitorm customs and practice for documentary credit-1993-UCP-N500) thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là: “Một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng chứng từ-thư tín dụng-Issning bank) theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở thư tín dụng-the applicant for the credit) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi-benificiary); hoặc sẽ trả, chấp nhận mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành, hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ. Từ định nghĩa này có thể thấy rõ tín dụng chứng từ chính là một cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng. Trong thương mại quốc tế, khi thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ phải có đủ bốn bên tham gia, đó là: Người yêu cầu mở thư tín dụng (the applicant for the credit) là người nhập khẩu (importer) Người hưởng lợi là người bán hàng (người xuất khẩu) hay người được hưởng lợi chỉ định. Ngân hàng mở thư tín dụng (issning bank) là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, ở nước nhập khẩu. Ngân hàng thông báo (advising bank) là ngân hàng ở nước người hưởng lợi (người xuất khẩu), ngân hàng này thông báo cho người bán biết thư tín dụng đã mở. Ngoài ngân hàng này, trong UCP 1993 (Quy tắc về tín dụng chứng từ) còn quy định thêm: Ngân hàng xác nhận (confirming bank) Trong trường hợp người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C-mở thư tín dụng (letter of credit-L/C). Họ yêu cầu L/C phải được xác nhận. Ngân hàng xác nhận phảI là ngân hàng có uy tín trong thanh toán quốc tế, có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành L/C trong việc trả tiền hàng. Có thể ngân hàng thông báo được yêu cầu đứng ra xác nhận. Ngân hàng thanh toán (negotiating bank) Tuỳ theo quy định của L/C, trong hầu hết các trường hợp, chính ngân hàng phát hành sẽ ấn định thanh toán, chấp nhận hối phiếu, chiết khấu.v.v… Như vậy ngân hàng thanh toán cũng có thể chính là ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thông báo, hoặc là một ngân hàng thứ ba được chỉ định. Đặc điểm và nội dung: Thư tín dụng thương mại (Letter of Credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán quốc tế, trong đó một ngân hàng bên người nhập khẩu theo yêu cầu của một người nhập khẩu, mở thư tín dụng uỷ nhiệm cho chi nhánh hay đại lý của mình ở nước ngoài (một ngân hàng bên người xuất khẩu) trả tiền cho người xuất khẩu, ghi rõ trong thư tín dụng một số tiền nhất định, trong phạm vi thời gian quy định với điều kiện là người xuất khẩu phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng. Thư tín dụng là một phương tiện có ý nghĩa quyết định của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu không mở đươc thư tín dụng thì cũng không có phương thức thanh toán này và người xuất khẩu cũng không giao hàng cho người nhập khẩu. Thư tín dụng có nhiều hình thức thư: thư tín dụng có thể huỷ ngang (revocable L/C - là loại TTD mà người mua có quyền tự ý đề nghị ngân hàngmở TTD sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo trước cho người bán biết. Loại TTD này ít được sử dung trong thương mại quốc tế), thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C - là loại TTD mà nếu không được bên bán đồng ý thì ngân hàng mở TTD không được phép thực hiện theo yêu cầu đơn phương của bên mua. Loại thư tín dụng này là cam kết chắc chắn đối với người bán trong việc thanh toán tiền hàng nên được áp dụng phổ biến trong thương mại quốc tế), thư tín dụng ứng trước, thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín dụng đối ứng, thư tín dụng thanh toán dần v.v… Sơ đồ thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Ngân hàng thông báo xác nhận Advising Bank Ngân hàng phát hành thanh toán Issing Bank Bên mua người nhập khẩu Bên bán người xuất khẩu Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Bên mua hàng làm đơn xin mở L/C và gửi đến ngân hàng phục vụ mình Ngân hàng phát hành L/C (mởL/C) thông qua ngân hàng thông báo (xác nhận) Ngân hàng thông báo (xác nhận) thông báo nội dung L/C cho bên bán Bên bán giao hàng cho bên mua (nếu chấp nhận L/C) Bên bán lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân hàng chỉ định Ngân hàng kiểm tra các chứngtừ, nếu đáp ứng yêu cầu của L/C thì ngân hàng thanh toán (hoặc chấp nhận) chiết khấu theo các điều khoản của L/C Ngân hàng gửi bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng phát hành L/C Ngân hàng phát hành L/C kiển tra chứng từ, nếu đáp ứng các yêu cầu của L/C thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán Ngân hàng phát hành chuyển bộ chứng từ thanh toán cho bên mua với yêu cầu hoàn lại tiền cho mình, bên mua được nhận chứng từ để đi nhận hàng. Trường hợp áp dụng: Hiện nay phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đang được áp dụng phổ biến nhất đồng thời phương thức này cũng có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức nhờ thu. Đối với người bán, nó đảm bảo chắc chắn thu được tiền hàng. Đối với người mua, nó đảm bảo rằng việc trả tiền cho người bán chỉ được thực hiện một khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó. C – Kết luận Phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Nó đảm bảo cho: Bên nhập khẩu: - Bảo đảm thu được đúng, đủ, kịp thời tiền hàng. - Bảo đảm giữ vững giá trị thực tế của số thu nhập ngoại tệ khi có những biến động của tiền tệ xảy ra. - Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trường, phát triển thị trường mới. Bên nhập khẩu: - Bảo đảm nhập được hàng đúng số lượng, chất lượng, đúng thời hạn. - Trong các đIều kiện khác không thay đổi thì trả tiền càng chậm càng tốt. - Góp phần làm cho việc nhập khẩu của ta theo đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân một cách thuận lợi. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính trường ĐH Quản lý Kinh doanh Hà Nội. 2. Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương. 3. Thời báo kinh tế Việt Nam. 4. Tạp chí ngân hàng. 5. Báo Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương. Mục lục A / Lời mở đầu …………………………………………… 1 B / Nội dung …………………………………………… 2 I . Phương thức thanh toán nhờ thu ………………… 2 Khái niệm …………………………………………... 2 Đặc điểm và nội dung ………………………………… 2 II . Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Khái niệm Đặc điểm và nội dung C / Kết luận ………………………………………… 10 Tài liệu tham khảo ............................................................ 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0574.doc
Tài liệu liên quan