Đề tài Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu

Mục lục

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Điều kiện lao động

1.1.2. Vệ sinh lao động

1.1.3. Bệnh nghề nghiệp

1.2. Mục đích của vệ sinh lao động

1.3. Phân loại các yếu tố có hại

1.4. Đánh giá điều kiện lao động

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.1. Đặc thù của ngành xây dựng

2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của công ty

2.2.1. Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng

2.2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của công ty

2.2.3. Quy trình làm việc tại công trường (các công đoạn thi công)

Chương 3

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHẮC NGHIỆT CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

3.1. Đánh giá vệ sinh lao động tại công trường xây dựng của công ty

3.1.1. Kết quả đo đạc tại một vị trí làm việc (trên giàn giáo) trong công đoạn xây tô

3.1.2. Đánh giá nhận xét kết quả đo đạc

3.2. Công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động

3.2.1. Bảng kết quả khám sức khỏe định kỳ

3.2.2. Nhận xét kết quả khám sức khỏe

3.3. Đánh giá điều kiện lao động tại công trường xây dựng

3.3.1. Tính toán mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động tại công trường.

3.3.2. Phân loại điều kiện lao động

3.3.3. Cải thiện điều kiện lao động và tính toán mức khắc nghiệt sau khi cải thiện.

3.3.4. Tính khả năng lao động và năng suất lao động

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư thế bắt buộc trong lao động là tư thế lao động mà người lao động phải cố gắng duy trì, giữ mãi một tư thế mới đảm bảo đươc quy trình sản xuất. Có thể là những tư thế làm việc gò bó không thoải mái là tư thế đứng, ngồi quá lâu, khom lưng, vặn mình hay công việc làm cho cơ thể chịu đựng quá tải và các dụng cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể với hình dạng, trọng lượng, kích thước… có thể sẽ đè lên bộ phận của cơ thể khi làm việc thường xuyên và lâu dài. 1.3.4.3. Mệt mỏi trong lao động Mệt mỏi là trạng thái phức tạp của cơ thể xảy ra sau một quả trình lao động biểu thị bằng sự giảm khả năng lao động và có cảm giác khó chịu. Hay mệt mỏi là do rối loạn các chức năng điều hòa phối hợp của hệ thần kinh trung ương dẫn đến làm giảm hoặc ngừng hoạt động của tất cả các hệ thống. Trước đây người ta chỉ biết đến mệt mỏi cơ bắp, ngày nay chia mệt mỏi ra làm nhiều loại: - Mệt mỏi thể lực chung gây ra bởi sự căng thẳng của toàn bộ cơ thể, mức chịu tải của cơ bắp. - Mệt mỏi thần kinh gây ra bởi sự căng thẳng của chức năng thần kinh vận động. - Mệt mỏi tâm lý gây ra bởi lao động trí óc. - Mệt mỏi mắt gây ra bởi sự căng thẳng của cơ quan thị giác. - Mệt mỏi gây ra bởi công việc đơn điệu hoặc ảnh hưởng của môi trường. - Mệt mỏi mãn tính gây ra bởi nguyên nhân khác nhau và kéo dài. 1.3.5. Yếu tố tâm lý xã hội: - Tâm lý, tình cảm của người lao động trong mối quan hệ gia đình, xã hội. - Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến đời sống người lao động. - Sự cố bất ngờ xảy ra đối với người lao động. - Thời tiết, khí hậu chung. - Tài chính bản thân, gia đình người lao động. 1.4. Đánh giá điều kiện lao động: Để đánh giá điều kiện lao động chúng ta dựa vào bản Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động (gồm 22 yếu tố) - Đánh giá mức độ khắc nghiệt tác động đồng thời của nhiều yếu tố điều kiện lao động bằng 3 công thức sau: Công thức của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội của Việt Nam: Phân loại lao động theo mức độ tác động tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động I II III IV V VI Giá trị theo y <18 ≥18 - 34 >34 - 46 >46 - 55 >55 - 59 >59 Công thức của Viện khoa học Liên Xô Phân loại lao động theo mức độ tác động tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động I II III IV V VI Giá trị theo y <18 18.1 - 33 33.1 - 45 45.1 - 53 53.1 -58.5 58.6 - 60 Hai công thức trên tính mức độ khắc nghiệt tác động đồng thời của nhiều yếu tố điều kiện lao động bằng giá trị trung bình. Công thức Pukhov Phân loại lao động theo mức độ tác động tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động I II III IV V VI Giá trị theo y <18 19 - 33 34 - 45 46 – 53 54 - 58 59 - 60 Công thức Pukhov tính mức độ khắc nghiệt tổng hợp của các yếu tố điều kiện lao động theo yếu tố điều kiện khắc nghiệt trội, lớn nhất. - Loại I: Giá trị của y < 18 là loại lao động nhẹ nhàng, thoải mái. - Loại II: 18 ≤ y ≤ 34, loại lao động không căng thẳng, không độc hại, song phải cố gắng hơn loại I. Trạng thái chức năng cơ thể ở mức bình thường. - Loại III: 34 ≤ y ≤ 46 là loại lao động có yếu tố điều kiện lao động trên tiêu chuẩn cho phép và trạng thái cơ thể ở mức thấp nhất của ngưỡng giới hạn. Các biến đổi tâm sinh lý sau lao động, phục hồi nhanh, sức khỏe không bị ảnh hưởng đáng kể. - Loại IV: 46 < y ≤ 55 là loại lao động có yếu tố điều kiện lao động vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần, và trạng thái chức năng cơ thể ở mức cao của ngưỡng giới hạn. Khả năng làm việc của người lao động bị hạn chế vào nửa sau của ca, tuần làm việc. Sức khỏe có thể bị giảm sút sau nhiều năm làm việc trong nghề. - Loại V: 55 < y ≤ 59 là loại lao động có yếu tố điều kiện lao động vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép rất nhiều lần. Trạng thái chức năng cơ thể ở ngưỡng thấp của bệnh lý. Làm việc liên tục, kéo dài sẽ dẫn tới tiền bệnh lý. Công việc đòi hỏi người lao động có sức khỏe tốt, song cũng cần có chế độ bảo hộ lao động tốt, và thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý trong ca. - Loại VI: y > 59 là loại lao động rất nặng nhọc, độc hại và rất căng thẳng thần kinh tâm lý, xúc cảm. Khả năng làm việc của người lao động giảm sút ngay từ nửa đầu của ca, tuần làm việc. Trạng thái chức năng của cơ thể ở mức cao của ngưỡng bệnh lý. Lao động đòi hỏi phải có sức khỏe thật tốt, thực hiện chế độ bảo hộ lao động nghiêm ngặt, đồng thời phải giảm giờ làm việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý mới tránh được các tai biến về bệnh tật và giảm tỉ lệ tai nạn lao động. Trên cơ sở này có thể xác định được loại lao động nào là lao động độc hại ở các ngành sản xuất khác nhau. Không dừng lại ở phương pháp đánh giá về lượng mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động, Viện khoa học lao động Liên Xô còn tiến hành xây dựng biện pháp đánh giá khả năng lao động và năng xuất lao động phụ thuộc vào độ khắc nghiệt của điều kiện lao động . Khả năng lao động được tính bằng công thức sau: KNLĐ = 100 – () Trong đó: y: mức độ khắc nghiệt lao động tổng hợp của các yếu tố điều kiện lao động. 15,6 và 0,64 là hệ số hiệu chỉnh. Năng suất lao động được tính theo công thức: NSLĐ = ()0,2100% Trong đó: KNLĐ2 là khả năng lao động sau khi đã thực hiện biện pháp cải thiện điều kiện lao động. KNLĐ1 là khả năng lao động trước khi thực hiện biện pháp cải thiện điều kiện lao động. 0,2 là hệ số hiệu chỉnh. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG NGÀNH XÂY DỰNG 2.1. Đặc thù của ngành xây dựng Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Công việc thường được tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, các sản phẩm làm ra không giống nhau hoàn toàn từ quy trình công nghệ đến hình dáng, địa bàn lao động luôn thay đổi, do đó điều kiện lao động của công nhân hết sức đa dạng, phức tạp và có những đặc điểm sau: - Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi theo. - Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như thi công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu...), mức độ cơ giới hóa thi công còn thấp nên phần lớn công việc và công nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công sức và năng suất lao động thấp, yếu tố rủi ro còn nhiều. - Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối, nằm ngửa, nhiều công việc phải làm ở trên cao, những vị trí cheo leo chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ở dưới nước hoặc ở sâu trong lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùn cống ngầm)... nên có nhiều nguy cơ tai nạn. - Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn...) nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió... làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động, năng suất lao động giảm. - Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ, công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức. Chính những yếu tố đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ốm đau, bệnh tật và tai nạn cho người lao động. - Người lao động chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý công việc, xử lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động. Qua phân tích như trên ta thấy rằng điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiều khó khăn phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động. 2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng 2.2.1. Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng Ngành Xây dựng là ngành sử dụng nhiều lao động, chiếm từ 912%, có khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia. Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành khoảng 1,3 triệu người. Người công nhân lao động phải làm việc trong điều kiện lao động phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố có hại và nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Năm 2008, Bệnh viện Xây dựng đã tiến hành đo kiểm 13.828 mẫu về môi trường lao động, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, bụi, tiếng ồn, độ rung, hơi, khí độc, phóng xạ và từ trường tại 41 cơ sở. Kết quả kiểm tra cho thấy tuy môi trường lao động được chuyên môn và Công đoàn các cấp quan tâm đầu tư khắc phục nhằm từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nhưng vẫn còn 9,84% số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép (năm 2007 là 13,1%). Một số điều kiện làm việc như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn số mẫu không đạt tiêu chuẩn vẫn chiếm tỉ lệ cao. Bệnh viện cũng đã khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 1.690 lượt người, trong đó 11 trường hợp mắc bệnh điếc do tiếng ồn. Ngoài điều kiện làm việc và môi trường lao động chưa đạt chuẩn theo quy định, thì thiết bị, máy móc, công cụ lao động không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng và người lao động không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động sản xuất. Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và bệnh tật, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Theo báo cáo của các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng, năm 2008 đã xảy ra 167 vụ tai nạn lao động, trong đó 15 vụ tai nạn lao động chết người làm 21 người chết. Vụ tai nạn lao động chết người nghiêm trọng nhất xảy ra ngày 15.7.2008 tại cảng Cái Lân-Quảng Ninh, làm 7 công nhân lao động của công ty CP Lilama bị chết và 1 người bị thương nặng. 2.2.2. Thực trạng về điều kiện lao động của công ty Tổng công ty Xây Dựng Số I là một công ty xây dựng lớn, chuyên thầu những công trình mang tính kinh tế và xã hội cao. Do đó họ sử dụng nhiều lực lượng lao động, tại mỗi công trình xây dựng lực lượng có thể lên đến 200- 500 người. Do tính chất của công việc là xây dựng các công trình, địa bàn thi công trải rộng trên toàn quốc nên người công nhân lao động phải làm việc trong một môi trường khá khắc nghiệt và phức tạp hơn. Với tính đa dạng của ngành nghề, nhiều công việc có mức cơ giới hoá thấp (làm đất, đổ bê tông, vận chuyển...), tốn nhiều công sức mà năng suất lao động thấp. Nhiều công việc công nhân phải thao tác trong tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối, nằm ngửa, làm việc ở trên cao, làm việc ở những vị trí cheo leo, hầm hố hoặc ở sâu trong lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùn cống ngầm...). Tác động của các vùng khí hậu khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khoẻ của người lao động nhiều người phải làm việc ở ngoài trời, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (trời nắng gắt, mưa dầm, gió bấc, lốc bão...), môi trường làm việc độc hại, nhiều bụi khoáng sản (bụi đá, bụi xi măng, bụi than, cát, mạt sắt…), tiếng ồn, rung được phát sinh ra từ những máy chạy động cơ, máy cắt kim loại, máy xay, nghiền nát vật liệu, giao thông chuyên chở… đã vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần. Điều thấy nhiều nhất ở các công trường xây dựng là sử dụng tấm chắn để đề phòng vật rơi từ trên cao xuống, cách ly các yếu tố có hại phát tán ra môi trường xung quanh nhưng đa số chỉ mang tính hình thức không bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, là một công ty xây dựng lớn nên trong những khâu lắp ráp, công ty đã áp dụng các công nghệ mới với thiết bị hiện đại có tính năng tự động hoá và năng suất lao động rất cao. Việc sử dụng các loại cần cẩu tháp, cần trục, máy nâng hạ trong thi công nhà cao tầng, giàn giáo thép… đã góp phần đáng kể giảm nhẹ sức lao động và đảm bảo an toàn cho người lao động, bên cạnh đó do tính chất đặt biệt của ngành nên một số công việc vẫn làm thủ công (công tác làm đất, xây tô, đổ dầm bê tông) phần lớn các công việc làm thủ công tốn nhiều sức lực và yếu tố gây chấn thương cao. Ngoài ra, đa số những người công nhân lao động trong công trường xây dựng là những người lao động nông nhàn, công nhân chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên không có trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ để thực hiện công việc còn thấp, kiến thức về xây dựng chủ yếu được thu gom trong thực tế công việc, chủ yếu học hỏi qua người khác để nâng cao trình độ tay nghề và khi trình độ tay nghề lên thì đồng nghĩa với việc được tăng lương. Do đó, khi tiếp xúc với các thiết bị công nghệ hiện đại, các công trình phức tạp thường lúng túng khi thao tác, năng suất lao động không cao, chất lượng lao động bị hạn chế và dễ gây tai nạn lao động. Ngoài ra việc người công nhân lao động khi sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ mang hình thức, sử dụng đai an toàn không đúng cách, móc đai không đúng điểm cố định, đai không chất lượng khi làm việc trên cao, không đội nón bảo hộ, găng tay…Như vậy từ việc đào tạo không có hệ thống và cách làm cẩu thả cùng với cách nhìn nhận về vấn đề an toàn cho mình và cho người khác không cao nên nguy cơ xảy ra tai nạn là có thể tại công trường. 2.2.3. Quy trình làm việc tại công trường (các công đoạn thi công) San ủi mặt bằng Làm móng, tầng hầm Copfa, cốt thép Đổ bê tông sàn, cột Lắp dựng cốt thép, đổ sàn Xây tô Lắp đặt cửa, điện nước Hoàn thiện công trình Sơ đồ2: Các công đoạn thi công tại công trường Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHẮC NGHIỆT CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3.1. Đánh giá vệ sinh lao động tại công trường xây dựng của công ty Để có thể đánh giá điều kiện vệ sinh lao động tại một công trường xây dựng nhất định, thì trước hết phải giám sát môi trường lao động tại đó. Vì giám sát môi trường lao động là phải xác định cho được mức độ các yếu tố lý hóa của môi trường lao động và các điều kiện tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động. Dùng dụng cụ kỹ thuật để đo đạc môi trường và kết quả đo được: 3.1.1. Kết quả đo đạc tại một vị trí làm việc (trên giàn giáo) trong công đoạn xây tô Yếu tố Tiêu chuẩn cho phép Kết quả đo Nhiệt độ (0C) ≤ 320C 370C Độ ẩm (%) 75-85% 47% Bức xạ nhiệt (cal/cm2/phút) ≤ 1 cal/cm2/phút 2 cal/cm2/phút Tốc độ gió (m/s) ≤ 2 m/s 2 m/s Tiếng ồn (dBA) ≤ 85 dBA 90 dBA Bụi toàn phần (mg/m3) 6 mg/m3 60 mg/m3 Nhịp điệu cử động, số lượng thao tác trong 1 giờ Lớp chuyển động của cánh tay 500 lần/h 600 lần/h Vị trí, tư thế lao động khi làm việc trên cao 5m 20m, treo người trên dây 3.1.2. Đánh giá nhận xét kết quả đo đạc Từ bảng kết quả đo đạc môi trường ta nhận thấy - Nhiệt độ: Kết quả đo được tại một vị trí lao động (giàn giáo) trên công trường là 370C, cao hơn tiêu chuẩn cho phép của bộ y tế quy định là 50C. Vì do tính chất làm việc ngoài trời nên người công nhân lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, chủ yếu là trong quá trình lao động sản xuất và từ thân nhiệt của người lao động. Hơn thế nữa do sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của trái đất góp phần làm cho môi trường lao động của người công nhân luôn nóng bức với nhiệt độ luôn lớn hơn 350C vào mùa khô. Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân làm cho người công nhân luôn mệt mỏi, mất nhiều mồ hôi, mất nước, muối gây nên các bệnh về tim mạch, hô hấp, thay đổi chức năng thận, tiêu hóa, ức chế hoạt động thần kinh, nếu nắng nóng gay gắt, người công nhân sẽ say nắng, nóng…Do đó thao tác dễ bị lỗi, động tác không chính xác nên rất nguy hiểm ví chúng là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. - Độ ẩm: độ ẩm không khí là lượng hơi nước có trong không khí. Kết quả đo độ ẩm tại nơi làm việc của công nhân là thấp, chỉ 45-47%, dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước trong môi trường làm việc cũng sẽ bị bố hơi hay khô, gây cảm giác khó chịu cho người lao động. - Bức xạ nhiệt mặt trời: Ánh sáng mặt trời mang theo các tia bức xạ nhiệt, tia hồng ngoại, tia cực tím… chiếu thẳng trực tiếp đến người công nhân lao động và các vật thể trên công trường. Các vật thể này nóng lên và chiếu vào người công nhân góp phần làm tăng nhiệt độ của cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân lao động. Bức xạ nhiệt đo tại một vị trí của môi trường lao động là 2 cal/cm2/ phút cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. - Tốc độ gió: Tuy phải làm việc trong một môi trường nắng nóng nhưng là làm việc ngoài trời nên người công nhân lao động chịu ảnh hưởng của sự vận chuyển tốc độ gió trong không khí. Do đó người công nhân thỉnh thoảng cảm thấy mát vì gió có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường xung quanh làm thay đổi nhanh lớp không khí bao quanh da cơ thể tạo ra cảm giác mát. Gió làm tăng khả năng bốc hơi của mồ hôi, lấy đi nhiệt của cơ thể, làm mát cơ thể công nhân. Mặt khác nếu gió thổi mạnh sẽ gây khô da, ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ thần kinh…Bởi vì hiện nay môi trường không khí bị ô nhiễm nên gió có thể mang theo bụi, khí độc bám vào da, làm ảnh hưởng đến da, tiếp xúc các bộ phận khác của cơ thể có thể gây bệnh. Với tốc độ gió đo được tại nơi làm việc là 2m/s thì không ảnh hưởng đến điều kiện và vệ sinh lao động tại công trường vì đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. - Bụi tổng hợp: Luôn phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, sự vận chuyển nguyên vật liệu, sự vận chuyển bằng động cơ , xe tải, sự đào xới, ủi, sự nghiền nát vật liệu, cắt kim loại, pha trộn hồ, giũ bao xi măng, cát, chàm nhám bề mặt tường… Đặt biệt trong ngành xây dựng bụi luôn là một yếu tố độc hại cao vì là bụi khoáng (bụi đá, bụi xi măng, bụi amiăng. bụi than, cát, đất, bụi kim loại và độc nhất là %SO2 có trong bụi phát sinh trong quá trình thi công…). Tại công trường bụi phát sinh và phát tán trong quá trình làm việc như sàn cát, trút xi măng, bởi máy cắt đá, gạch men, di chuyển vật liệu, làm sạch bề mặt sắt còn gọi là bụi sơ cấp. Nhưng khi nó có trạng thái khô và dưới tác dụng của gió, của việc chà nhám và quét dọn vệ sinh, từ đó hình thành bụi thứ cấp nên khi người công nhân lao động làm việc trong môi trường bụi sau một thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và nặng thì có thể gây bệnh nghề nghiệp bệnh bụi phối silic, amiang… Ngoài ra cũng gây ra một số bệnh khác như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và bụi có thể gây cháy nổ, mài mòn thiết bị sản xuất với số lượng bụi phát sinh ra nhiều, và kết quả đo được tại nơi làm việc của công nhân là 60 mg/m3 vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. - Tiếng ồn: Công trường xây dựng là nơi tập trung các loại máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công. Do đó nguyên nhân gây ồn là từ các thiết bị máy móc hay là sự pha trộn từ những máy khoang, chất gây nổ để phá dỡ công trình cũ, tiếng làm việc của những máy cẩu, động cơ, xe chuyên chở, tiếng đập vào nhau của kim loại, máy hàn, máy trộn bê tông… gây ồn cục bộ và phát tán ra môi trường xung quanh. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động có thể gây ra tổn thương thính giác, điếc nghề nghiệp, gây cảm giác khó chịu cho sự sinh hoạt và nghỉ ngơi của dân cư vùng lân cận. Kết quả đo được 90dBA cao hơn tiêu chuẩn cho phép 5dBA - Vị trí, tư thế lao động: đa dạng, có thể đi lại nhiều, đứng lâu, khom cúi để mang vác đá gạc, vật liệu xây dựng… nhiều lần trong ca làm việc, làm việc trên cao bằng dây đai, đứng trên máy nâng giàn, đứng trên giàn giáo, ở những vị trí cheo leo không có tay vịnh, lang cang bảo vệ…Nói chung nếu không có đầy đủ các phương tiện an toàn hay phương tiện chỉ là hình thức, người công nhân cảm thấy bị vướng khi làm việc và làm việc với tư thế bắt buộc quá lâu thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân, có thể gây nguy hiểm dẫn đến tai nạn lao động. Khi làm việc trên giàn giáo, nghĩa là diện tích làm việc hạn chế, phải đứng trên giàn giáo là vị trí làm việc cao, cheo leo, tư thế lao động bị gò bó, sự đi lại trên giàn giáo ít an toàn, đứng nhiều gây căng cơ và gây ra mệt mỏi hơn là ngồi vì máu cung cấp cho não kém; thao tác bị vướng khi hàn hồ quang điện, xây tô, sơn… mà không có dây đai an toàn , chất lượng hay vị trí móc dây không cố định làm chân tay làm việc không đúng tư thế, xây tường cao phải bắt thang, ghế trên cao nên rất nguy hiểm, dễ bị té ngã từ trên cao xuống. Đặt biệt có khả năng sập giàn giáo và vật rơi đổ xuống dưới gây nguy hiểm cho người lao động và người đứng làm việc phía dưới. - Nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ của cánh tay, thân người công nhân lao động là 600 lần/h, vượt tiêu chuẩn cho phép là 100 lần/h. Trong công đoạn xây tô thì cử động cánh tay nhiều vì phục vụ cho quá trình xây trát, tô sơn tường. Do đó gây nên mỏi cánh tay, mệt mỏi thân người, cầm dụng cụ xây dựng không chắc chắn rơi rớt dụng cụ xuống phía dưới gây nguy hiểm. 3.2. Công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động Công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động là vấn đề hết sức quan trọng của công ty vì lao động sản xuất luôn luôn xuất hiện các yếu tố nguy hiểm và có hại cho người lao động. Đặc biệt đối với ngành xây dựng đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe thật tốt, để có thể làm những công việc mang tính đặc thù riêng củ ngành. Do đó, khám và chữa bệnh định kỳ (1 năm/lần) cho người lao động để có thể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Từ đó có thể đảm bảo sức khỏe cho người công nhân lao động. 3.2.1. Bảng kết quả khám sức khỏe định kỳ Phân loại sức khỏe Năm 2007 ( số công nhân) Năm 2008 ( số công nhân) Năm 2009 ( số công nhân) Loại I 22% 14% 15% Loại II 39% 25% 30% Loại III 24% 35% 29% Loại IV 15% 22% 21% Loại V 0 4% 5% Loại I: rất khỏe Loại II: khỏe Loại III: trung bình Loại IV: yếu Loại V: rất yếu 3.2.2. Nhận xét kết quả khám sức khỏe Qua bảng khám sức khỏe định kỳ (1 lần/ năm) trong vòng 3 năm trước (2007-2009) của công ty ta thấy tình hình sức khỏe của người công nhân lao động ngày một giảm, suy yếu đi. Tỉ lệ đạt sức khỏe loại I, II ngày càng giảm trong khi đó tỉ lệ sức khỏe loại IV, V ngày càng tăng. Cho thấy người lao động phải làm trong điều kiện lao động không mấy thuận lợi, có thể khắc nghiệt. Tuy nhiên có giảm có tăng (loại I II,III) là bởi vì công ty có thể tuyển dụng thêm một số công nhân mới thay thế một vài vị trí công việc, hay cho những công nhân có sức khỏe quá yếu (số công nhân mới này có thể có sức khỏe tốt loại I, II và có thể loại III), đồng thời công ty có thể thực hiện một vài giải pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm tăng năng suất và cải thiện sức khỏe cho công nhân. Những người mới tuyển dụng thì sức khỏe tốt nhưng thiếu kinh nghiệm. Ngược lại công nhân làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì sức khỏe ngày càng giảm sút, năng suất lao động cũng giảm theo. Để tăng năng suất, công ty cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đầu tư cho công tác vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc và huấn luyện công nhân lao động về công việc cần làm, an toàn lao động và vệ sinh lao động. 3.3. Đánh giá điều kiện lao động tại công trường xây dựng 3.3.1. Tính toán mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động tại công trường. Bảng kết quả đã đo được điều kiện lao động tại một vị trí trên công trường Các yếu tố Nhiệt độ(oC) Nhịp điệu cử động, số lượng thao tác /1h Tiếng ồn (dBA) Vị trí, Tư thế lao động và đi lại trong khi làm việc trên giá cao Bụi toàn phần (mg/m3) Bức xạ nhiệt (cal/cm2/phút) TCCP ≤ 320C 500 lần/h ≤85 dBA <5m ≤ 6mg/m3 1cal/cm2/phút Trên giàn giáo 37 600 90 20m, đứng lâu, tay chân có khi không đúng vị trí thuận lợi. 60 2 Số điểm 4 3 3 5 4 4 Qua bảng đo kết quả điều kiện lao động ta thấy có một điều kiện khắc nghiệt nhất là yếu tố bụi tại công trường xây dựng. Do đó ta sử dụng công thức Pokhov để tính toán mức độ khắc nghiệt tổng hợp của các yếu tố điều kiện lao động theo yếu tố điều kiện khắc nghiệt trội, lớn nhất. y= [ xmax + . ] 10 Trong đó: y: là mức độ khắc nghiệt tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động xmax : là yếu tố điều kiện lao động có mức độ khắc nghiệt cao nhất xi : là điểm khắc nghiệt của điều kiện lao động thứ i n : là số yếu tố điều kiện lao động Gọi y1, y2 lần lượt là mức độ khắc nghiệt tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động trước khi cải thiện và sau khi cải thiện điều kiện lao động Thay số điểm vào công thức trên ta có: y1 = [ 5+ ( 4+3+3+4+4).].10 = 56 3.3.2. Phân loại điều kiện lao động Ta thấy y1=56 và 55 < y1 ≤ 59. Đây là điều kiện lao động loại V, là loại lao động có yếu tố điều kiện lao động vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép rất nhiều lần, làm việc trong điều kiện khí hậu nóng xấu với nhiệt độ luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 4 – 50C và lượng bức xạ nhiệt của mặt trời lớn, tiếng ồn, nồng độ bụi cao, nhịp cử động, số lượng thao tác nhiều,…nhưng khắc nghiệt nhất là vị trí làm việc trên cao, tư thế lao động không thoải mái, đứng nhiều, đi lại khó khăn. Khi đó trạng thái chức năng cơ thể ở ngưỡng thấp của bệnh lý. Làm việc liên tục, kéo dài sẽ dẫn tới tiền bệnh lý. Công việc đòi hỏi người lao động có sức khỏe tốt, song cũng cần có chế độ bảo hộ lao động tốt, và thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý trong ca. 3.3.3. Cải thiện điều kiện lao động và tính toán mức khắc nghiệt sau khi cải thiện. 3.3.3.1. Cải thiện điều kiện lao động - Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong khi làm việc trên giàn giáo cao: Do tính chất của công việc xây tô với công trình nhiều tầng thì phải làm việc tại vị trí trên cao, đứng trên giàn giáo nhiều là điều bắt buộc. Nhưng để cải thiện vị trí tư thế làm việc trên cao (giàn giáo) tốt thì trước hết phải thiết kế giàn giáo chuẩn, mức chịu tải tốt, giàn giáo có tay vịnh, lang cang bảo vệ... thiết kế độ cao giàn giáo phù hợp với chiều cao tường cần xây, để công nhân không với, nên dùng thang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng.doc