Đề tài Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại thành phố Huế

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 6

1.Sự cần thiết của nghiên cứu 6

2.Mục tiêu nghiên cứu 7

3. Đối tượng nghiên cứu 7

4. Phạm vi nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Ý nghĩa của đề tài 8

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THIẾT TRONG NGHIÊN CỨU EBANKING 9

1. Tổng quan về ngân hàng điện tử 9

1.1. Thương mại điện tử 9

1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử 10

1.3. Các hình thái phát triển ngân hàng điện tử 10

1.3.1. Website quảng cáo (Brochure-Ware) 11

1.3.2. Thương mại điện tử (E-commerce) 11

1.3.3. Quản lý điện tử (E-business) 11

1.3.4. Ngân hàng điện tử (E-bank) 11

1.4. Các dịch vụ ngân hàng điện tử 12

1.4.1. Internet Banking 12

1.4.2. Home Banking 12

1.4.3. Phone Banking 12

1.4.4. Mobile Banking 13

1.4.5. Call Center 13

1.5. Phương tiện giao dịch thanh toán điện tử 13

1.5.1. Tiền điện tử (Digital Cash) 13

1.5.2. Séc điện tử (Digital Cheque) 14

1.5.3. Thẻ thông minh – Ví điện tử (Stored Value Smart Card) 14

1.6. Vai trò và tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử 14

1.6.1. Vai trò của ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập 14

1.6.2. Tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử 15

1.6.2.1. An toàn, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian 15

1.6.2.2. Tiết kiệm chi phí 16

1.6.2.3. Mở rộng phạm vi hoạt động cho ngân hàng 17

1.6.2.4. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng 17

1.6.2.5. Cung cấp các dịch vụ chéo 17

2. Mô hình và các giả thiết trong mô hình chấp nhận công nghệ Ebanking. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ EBANKING TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 22

2.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking tại Việt Nam 22

2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố Huế. 23

2.1.2.1. Thuận lợi 24

2.1.2.2. Khó khăn 25

2.2. Kết quả nghiên cứu 26

2.2.1. Thang đo 26

2.2.2. Quy trình khảo sát 28

2.2.3. Kết quả khảo sát 29

2.2.3.1. Phân tích mô tả 29

2.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha 31

2.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 34

2.2.3.3. Kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy bội 37

2.2.4. Nhận xét: 40

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU SỬ DỤNG EBANKING TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 42

1.1. Đối với bản thân các ngân hàng thương mại 42

1.2. Một số giải pháp kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan quản lý 44

PHẦN 3: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 46

TRONG TƯƠNG LAI 46

1. Kết luận 46

2. Hạn chế 46

3. Hướng phát triển đề tài trong tương lai 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 2.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking tại Việt Nam Tại Việt Nam, có thể nói từ năm 2000 trở về sau, những sản phẩm mang dấu ấn NHHĐ mới được hình thành. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã mở các Website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hằng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng. Mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng khiến các ngân hàng đẩy mạnh việc đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tin học hóa…Dồn dập từ đầu năm 2010, nhiều NHTM đồng loạt công bố các kế hoạch đầu tư, hoàn thiện sản phẩm, liên kết tiện ích… để phát triển dịch vụ NHĐT, phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Cạnh tranh trong hoạt động này ngày một “nóng”, và tất nhiên các “khách hàng điện tử” ngày càng có thêm tiện ích và lựa chọn. Đến nay, dịch vụ NHĐT không còn mới lạ nữa mà đang phát triển rất rầm rộ và có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên theo một số nhận định thì dịch vụ NHĐT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Có thể thấy dịch vụ NHĐT của Việt Nam còn đơn điệu, sơ sài và chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng. Các dịch vụ khác như Internet Banking, Mobile Banking mới chỉ ở mức truy nhập thông tin, còn chức năng thanh toán thì chưa triển khai rộng rãi. Số lượng khách hàng sử dụng hạn chế, e dè. Nguyên nhân về thực trạng này là do tâm lý chưa hoàn toàn tin tưởng cuả khách hàng, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, các đơn vị, cơ quan trong xã hội chưa sẵn sàng tham gia dịch vụ, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy, khi đánh giá về tương lai phát triển của NHĐT tại Việt Nam, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng chúng ta có nhiều yếu tố để lạc quan. Những năm trở lại đây, hành lang pháp lý cuả Việt Nam đang hoàn thiện, và trở nên thông thoáng, giúp các ngân hàng triển khai sản phẩm, dịch vụ mới hơn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các ngân hàng cũng nắm bắt những công nghệ tiên tiến rất nhanh chóng và coi CNTT là yếu tố quan trọng để cạnh tranh. Bảng 1.2: Hệ thống phần mềm được áp dụng tại các ngân hàng STT NGAN HANG HE THONG PHAN MEM AP DUNG XEP HANG TU 2004-2009 1 BIDV ,VCB, CTG, MSB SIBS ( Sikverlake Integrated Banking Solutions) 9,9,9,8,9,10 2 Techcombank, Sacombank, Vpbank.. (gần 20 NH) Temenos T24 1,2,1,1,1,1, 3 Habubank, Lien Viet, Tien Phong… Symbol System Access 12,10,9,10,9,10 (Nguồn:htpp://www.inntron.com/corebanking.html) Với những đặc điểm đó, thị trường Việt Nam hứa hẹn một tương lai tốt cho sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ NHHĐ trong thời gian tới. 2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố Huế. Trong những năm gần đây, dịch vụ NHĐT đã bắt đầu phát triển ở Huế. Các ngân hàng chi nhánh Huế đều có Website riêng cung cấp cho khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ giá, điểm đặt máy ATM, giao dịch máy POS, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,… Bảng 1.3: Thị phần thẻ ATM trên địa bàn thành phố Huế năm 2009 STT NGÂN HÀNG SỐ MÁY ATM SỐ THẺ ĐÃ PHÁT HÀNH THỊ PHẦN THẺ ATM 1 ACB 7 9027 7.63 2 STB 10 3510 2.97 3 EAB 15 13200 11.15 4 VCB 25 40200 33.97 5 CTG 21 23000 19.43 6 AGB 21 19015 16.07 7 MB 4 2100 1.77 8 KHAC 15 8300 7.01 TỔNG 118 118352 100.00 Tuy nhiên, Huế là thành phố có diện tích khá nhỏ, công nghệ thông tin chưa phát triển, trình độ công nghệ của người dân còn hạn chế, khách hàng vẫn quen sử dụng tiền mặt hơn, do đó trên địa bàn, dịch vụ NHĐT vẫn chưa phát triển. So với các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh thì dịch vụ ngân hàng điện tử ở Huế vẫn là thị trường tiềm năng, cần có bước đột phá phát triển hơn nữa của các chi nhánh ngân hàng thương mại. 2.1.2.1. Thuận lợi Thị trường Huế là một thị trường đầy tiềm năng. Trong những năm tới, Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, được sự hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước, thu hút nhiều vốn đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực CNTT. Các khu công nghiệp ngày càng phát triển, kinh tế địa phương có những bước tiến mới sẽ tạo nhiều khách hàng tiềm năng cho các ngành dịch vụ trong đó có ngân hàng điện tử. Chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng được đặt ở những trục đường chính của thành phố, thuận tiện về giao thông, cơ sở hạ tầng khang trang. Những điều kiện vật chất này đã góp phần tạo điều kiện cho khách hàng trong việc giao dịch, giảm thiểu chi phí đi lại. Các NHTM đang triển khai các loại hình dịch vụ NHĐT với các gói sản phẩm đa dạng, phong phú, nhiều tính năng hiện đại, do đó giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc lựa chọn và đáp ứng nhu cầu giao dịch của mình. Khách hàng chỉ cần một điện thoại di động hoặc máy tính nối mạng thì ở bất kỳ địa điểm nào, khách hàng vẫn có thể biết được các thông tin về tỷ giá, lãi suất hay sự thay đổi số dư một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đội ngũ cán bộ nhân viên rất trẻ, trình độ cao, đồng đều, được đào tạo bài bản nên dễ thích nghi với các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, do đó thời gian đưa kế hoạch phát triển dịch vụ NHĐT sẽ nhanh chóng hơn, góp phần thu hút được nhiều khách hàng. Dân số trên địa bàn đa số là dân số trẻ, năng động, khả năng ứng dụng CNTT tốt, do đó, trong tương lai đây sẽ là khách hàng tiềm năng cho ngân hàng. Các ngân hàng thực hiện chính sách Marketing khá tốt, dần dần tạo điều kiện thuận lợi đưa dịch vụ NHĐT đến gần khách hàng hơn. Ví dụ ngân hàng Đông Á phát hành thẻ ATM miễn phí cho sinh viên, hay ngân hàng Á Châu cung cấp miễn phí một số dịch vụ ngân hàng điện tử như phí chuyển khoản, chuyển tiền qua giao dịch điện tử bằng với phí giao dịch trực tiếp tại quầy. Các ngân hàng trên địa bàn hoạt động có uy tín, tạo được niềm tin cho khách hàng (nhất là các khách hàng thân thiết), đây là điều kiện thuận lợi để phát triển, giới thiệu dịch vụ mới như NHĐT khách hàng, đồng thời giúp cho công tác tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ rộng rãi hơn trên địa bàn. 2.1.2.2. Khó khăn Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lượng nhân viên chuyên trách chưa nhiều. Trung bình một chi nhánh ngân hàng chỉ có khoảng 3 nhân viên đảm nhận về mảng dịch vụ nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng. Khối lượng công việc nhiều mà số lượng nhân viên không đáp ứng đủ thì hiệu quả công việc sẽ giảm sút. Nhân viên hầu hết đều tốt nghiệp chuyên ngành tài chính-ngân hàng nên kiến thức về kỹ thuật, công nghệ còn một số mặt hạn chế nhất định. Do vậy, đôi khi nhân viên ngại tư vấn cho khách hàng cách thức sử dụng cũng như cài đặt một số thủ tục liên quan. Đây là một trở ngại lớn đối với các ngân hàng trong việc đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dịch vị Ebanking trên địa bàn. Công tác quảng bá tuyên truyền cho dịch vụ này chưa triển khai một cách bài bản, chuyên sâu. Mức độ phổ biến thông tin về Ebanking trong người dân còn rất thấp, có chăng chỉ là hiểu biết về dịch vụ thẻ, khó khăn này đặt ra cho ngân hàng một vấn đề lớn là làm thế nào để thông tin về dịch vụ được cập nhật đến khách hàng một cách nhanh chóng, đầy đủ, dễ hiểu nhất. Số lượng khách hàng sử dụng Ebanking còn thấp, tính năng ngân hàng đưa ra khá nhiều nhưng hầu như khách hàng chưa hoặc ngại sử dụng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh giao dịch điện tử này. Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng gây ra không ít khó khăn cho công tác quảng cáo, giới thiệu, tư vấn Ebanking đến khách hàng. Huế là thành phố có diện tích khá nhỏ, chi nhánh và phòng giao dịch đều đặt ở những vị trí được coi là trung tâm (trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương,…) nên việc khách hàng trực tiếp đến ngân hàng giao dịch là tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Do vậy, đa số khách hàng đều chọn phương thức giao dịch trực tiếp tại quầy. Mặt khác nhiều khách hàng muốn giao dịch trực tiếp để nắm thông tin một cách đầy đủ và dễ dàng được giải đáp thắc mắc hơn. Cở sở về CNTT của Việt Nam nói chung và Huế nói riêng còn nhiều hạn chế. Trong đó mạng thông tin di động thường xảy ra các sự cố như mất sóng, nghẽn mạng. Hacker là vấn đề làm các ngân hàng phải đối mặt khi triển khai Ebanking. Nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề. Những hạn chế này sẽ gây không ít khó khăn cho ngân hàng cũng như khách hàng, tạo tâm lý bất an cho khách hàng. Hệ thống văn bản pháp luật nói chung và luật giao dịch điện tử nói riêng vấn còn nhiều hạn chế, chậm trễ, hướng dẫn không rõ ràng gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong quá trình triển khai các dịch vụ NHĐT. Tóm lại, dịch vụ NHĐT tại Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng đang trên đà phát triển. Tuy còn những khó khăn, yếu điểm, khả năng thu hút khách hàng còn hạn chế. Nhưng với những tiện ích, tính năng vượt trội đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, hy vọng trong tương lai, với thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ có sự phát triển hơn nữa và đem lại những thành tựu nổi bật. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thang đo Để kiểm nghiệm mô hình nghiên cứu Ebanking tại thành phố Huế, đề tài đã xây dựng một bản câu hỏi nhằm đo lường các nhân tố tác động. Thang đo 5 điểm Likert từ (1) là rất đồng ý đến (5) là rất không đồng ý do Davis và cộng sự (1989) đề nghị để đo lường các thành phần được tổng hợp từ các nghiên cứu trước. Thang đo lường các thành phần trong mô hình được thể hiện ở bảng. Bảng 1.4: Thang đo các thành phần trong mô hình Thành phần Các biến quan sát Rủi ro cảm nhận Không an tâm về sự an toàn của ngân hang Lo người khác biết thông tin Lo người khác giả mạo thông tin Không an tâm về công nghệ của ngân hang Lo bị mất cắp tiền Lo lắng về pháp luật liên quan đến ngân hang Sự tự chủ Dùng NHĐT dù không ai hướng dẫn cách sử dụng Dùng NHĐT dù trước kia chưa từng sử dụng Dùng NHĐT dù chỉ có hướng dẫn trực tuyến Dùng NHĐT nếu thấy người khác dung trước Dùng NHĐT nếu nhờ được ai đó khi gặp vấn đề Dùng NHĐT nếu có đủ thời gian hoàn thành giao dịch điện tử Dùng NHĐT nếu được hỗ trợ trực tuyến Sự thuận tiện Dễ dàng tìm địa điểm giao dịch Dễ dàng đăng nhập hoặc thoát khỏi hệ thống Không mất nhiều thời gian để sử dụng dịch vụ NHĐT Nhìn chung NHĐT mang lại sự thuận tiện Sự dễ sử dụng cảm nhận Dễ học cách sử dụng NHĐT Dễ dàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng Thao tác giao dịch trên NHĐT đơn giản Nhanh chóng sử dụng thành thạo NHĐT NHĐT nhìn chung dễ sử dụng Ích lợi cảm nhận Thực hiện giao dịch dễ dàng Kiểm soát tài chính hiệu quả Tiết kiệm thời gian Nâng cao hiệu quả công việc NHĐT nhìn chung mang lại lợi ích Thái độ Tự hào khi sử dụng NHĐT Thích sử dụng dịch vụ NHĐT Thoải mái khi sử dụng NHĐT Yên tâm khi sử dụng NHĐT Dự định Chắc chắn sử dụng NHĐT khi có ý định sử dụng Sẽ sử dụng NHĐT nhiều hơn trong tương lai Từ thang đo ở trên, để phù hợp với tình hình thực tế, nhóm đã tham khảo, hỏi ý kiến của các chuyên gia làm việc tại các ngân hàng trên địa bàn (phụ lục 2) để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp với thực tế. Thang đo đề xuất bao gồm 24 biến quan sát để đo lường 7 thành phần của mô hình nghiên cứu Ebanking.Trong đó, thành phần rủi ro cảm nhận có 4 biến quan sát; thành phần sự tự chủ gồm có 4 biến quan sát; thành phần sự thuận tiện có 3 biến quan sát; thành phần sự dễ sử dụng cảm nhận có 4 biến quan sát; thành phần ích lợi cảm nhận cũng có 4 biến quan sát; thành phần thái độ có 3 biến quan sát và cuối cùng là thành phần đo lường dự định của khách hàng gồm có 2 biến quan sát. Cụ thể: Rủi ro cảm nhận: khi sử dụng dịch vụ Ebanking, bạn lo ngại điều gì? Lo người khác biết thông tin Lo bị mất cắp tiền Lo người khác giả mạo thông tin Không an tâm về công nghệ của ngân hàng điện tử Sự tự chủ: Bạn có thể sử dụng dịch vụ Ebanking khi Không ai hướng dẫn sử dụng Thấy người khác dùng trước Gặp vấn đề thì có người hướng dẫn Được hỗ trợ trực tuyến Sự thuận tiện: Yếu tố nào khiến bạn cảm thấy thuận tiện khi sử dụng Ebanking Dễ dàng tìm địa điểm giao dịch Dễ dàng đăng nhập hay thoát khỏi hệ thống Không mất nhiều thời gian sử dụng Sự dễ sử dụng cảm nhận: Bạn thích sử dụng dịch vụ Ebanking khi Dễ học cách sử dụng Dễ dàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng Nhanh chóng sử dụng thành thạo Thao tác giao dich đơn giản Ích lợi cảm nhận: những lợi ích bạn mong muốn khi sử dụng dịch vụ Ebanking Thực hiện giao dịch dễ dàng Kiểm soát tài chính có hiệu quả Tiết kiệm thời gian Nâng cao hiệu quả công việc Thái độ: Bạn cảm thấy như thế nào khi sử dụng dịch vụ Ebanking Tự hào khi sử dụng ngân hàng điện tử Thoải mái khi sử dụng ngân hàng điện tử Yên tâm khi sử dụng ngân hàng điện tử Dự định: Trong tương lại, bạn có dự định sử dụng dịch vụ Ebanking không ? Chắc chắn sử dụng ngân hàng điện tử khi có ý định Sẽ sử dụng ngân hàng điện tử nhiều hơn trong tương lai 2.2.2. Quy trình khảo sát a. Thiết kế bảng hỏi: bảng hỏi gồm có 2 phần chính phần 1: thông tin chung về khách hàng phần 2: + Thông tin sử dụng dịch vụ Ebanking + Đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking, phần này gồm có 24 phát biểu. Trong đó có 22 phát biểu đo lường các thành phần chất lượng dịch vụ và 2 phát biểu đo lường dự định sử dụng của khách hàng. b. Xác định số mẫu cần thiết và thang đo. + Kích thước mẫu là 150. Kích thước này là đủ lớn và đảm bảo yêu cầu của phương pháp phân tích nhân tố (mẫu gấp 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố). + Phương pháp chọn mẫu: quá trình điều tra sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và thông tin dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra các khách hàng là cán bộ công nhân viên đang/ có dự định sử dụng Ebanking. + Thang đo: sử dụng thang đo Likert- thang đo phổ biến trong nghiên cứu định lượng. c. Tiến hành điều tra khách hàng + Tiến hành điều tra thử 20 khách hàng để kiểm tra mức độ rõ ràng và tính chính xác của từ ngữ. + Đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên viên ngân hàng để điều chỉnh bảng hỏi trước khi gửi đi phỏng vấn chính thức. 2.2.3. Kết quả khảo sát 2.2.3.1. Phân tích mô tả Mô tả đối tượng khách hàng Bảng 1.5: Mô tả đối tượng khách hàng Frequency Percent gioi tinh nam 78 52 nu 72 48 Total 150 100 tuoi duoi 30 72 48 30-50 46 30.7 tren 50 32 21.3 Total 150 100 thu nhap duoi 1.5 32 21.3 1.5-3 38 25.3 3-5 55 36.7 tren 5 25 16.7 Total 150 100 Bảng số liệu đã xử lý cho thấy tỉ lệ nam nữ của mẫu tương đối đồng đều nhau. Độ tuổi phân bố nhiều nhất là dưới 30 tuổi và mức 30-50 tuổi. Đây là nhóm tuổi có sự thích ứng khá cao đối với sự thay đổi của điều kiện xã hội. Bên cạnh đó, khách hàng ở trong nhóm tuổi này là thường là những người có việc làm và thu nhập ổn định. Đây chính là ưu điểm của mẫu điều tra. Phân loại dựa theo thu nhập cho thấy thu nhập của khách hàng phân bổ đa số ở hai nhóm thu nhập từ 1.5-3 triệu và nhiều nhất 3-5 triệu. Với điều kiện và mức sống trên địa bàn thành phố thì đây là những đối tượng khách hàng có thu nhập khá cao do vậy khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của họ cũng sẽ thuận lợi hơn. Thông tin về dịch vụ mục đích sử dụng dịch vụ Ebanking. Bảng 1.6: Các dịch vụ Ebanking Frequency Percent Dịch vụ phone banking 28 18.7 internet banking 54 36.0 mobile banking 39 26.0 home banking 9 6.0 chua su dung 20 13.3 Total 150 100.0 Bảng 1.7: Các tiện ích của Ebanking Frequency Percent Tiện ích kiem tra so du 82 54.7 cap nhat thong tin 16 10.7 chuyen khoan 22 14.7 thanh toan hoa don 7 4.7 thanh toan, nhan luong 23 15.3 Total 150 100.0 Từ bảng thống kê trên, trong tổng số 150 người điều tra thì có 20 người chưa sử dụng dịch vụ này. Nguyên nhân là do dịch vụ đang còn mới, chưa có nhu cầu sử dụng, lo ngại thủ tục, sự an toàn khi sử dụng dịch vụ và đặc biệt quan niệm thích dùng tiền mặt của khách hàng. Đối với những khách hàng đã biêt đến dịch vụ Ebanking và sử dụng dịch vụ thì chủ yếu họ dùng là Internet Banking và Moble Banking. Hai dịch vụ còn lại là Phone Banking và Home Banking mà đặc biệt là Home Banking thì khách hàng biết và sử dụng rất ít. Đồng thời khảo sát tiện ích của dịch vụ cũng cho thấy, đối tượng điều tra là CB-CNV nên tiện ích chủ yếu được sử dụng là kiểm tra số dư, thanh toán nhận lương và chuyển khoản. Đây là dấu hiệu cho thấy CB-CNV đang dần được trả theo chế độ lương thưởng qua thẻ thay vì tiền mặt như trước kia.Do đó, cần có các biện pháp xúc tiến hơn nữa để khách hàng không chỉ dừng lại ở tiện ích kiểm tra số dư, thanh toán, nhận lương mà còn sử dụng các tiện ích khác nữa. 2.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt. + Kết quả đánh giá thang đo mức chấp nhận công nghệ Ebanking của khách hàng Đối với thành phần rủi ro cảm nhận, Cronbach Alpha là 0.793. Thành phần này gồm 4 biến quan sát. Tất cả các biến này đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3. Tuy nhiên có quan sát “không an tâm về công nghệ” có Alpha = 0.821 > 0.793. Do vậy quan sát này nên loại, còn các quan sát còn đều được giữ lại để vào phân tích nhân tố. Thành phần tiếp theo là sự tự chủ với 4 quan sát. Cronbach Alpha của thành phần này là 0.678. Trong số các quan sát thì quan sát “gặp vấn đề thì có người hướng dẫn” có hệ số hệ số tương quan biến tổng < 0.3 và Cronbach Alpha cũng lớn hơn 0.678. Do đó quan sát này cũng nên loại khi vào phân tích nhân tố. Thành phần sự thuận tiện gồm 3 biến và Cronbach Alpha bằng 0.732. Nếu biến nào có Alpha thỏa mãn là < 0.732 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, thì được tiếp tục sử dụng để phân tích nhân tố. Do đó, biến “không mất nhiều thời gian khi sử dụng” bị loại khỏi thang đo. Cronbach Alpha của thành phần sự dễ sử dụng cảm nhận là 0.678. Vẫn theo nguyên tắc như trên thì quan sát “dễ học cách sử dụng” bị loại khỏi thang đo. Thành phần ích lợi cảm nhận-thành phần này bao gồm 4 biến, Cronbach alpha tính đƣợc là 0.766. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến này đều lớn hơn 0.3 và alpha nếu bỏ mục hỏi nhỏ hơn 0.766, do vậy các biến này tiếp tục được dùng để phân tích nhân tố. Và cuối cùng là thành phần thái độ có 3 quan sát và hệ số tính được là 0.632. Trong 3 quan sát tính được thì có quan sát “tự hào khi sử dụng” không thỏa mãn nên bị loại trước khi vào phân tích nhân tố. Tóm lại, hệ số Cronbach alpha của các thành phần đo lường nhu cầu sử dụng Ebanking theo mô hình TAM đều từ 0.6 trở lên. Điều này chứng tỏ rằng đây là thang đo lường tốt. + Kết quả đánh giá thang đo dự định sử dụng của khách hàng Bảng 1.8 là kết quả tính toán Cronbach Alpha của thành phần dự định. Hệ số tính được là 0.619. Hai biến của thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và Alpha cùng thỏa mãn nhỏ hơn 0.619 khi loại bỏ. Do đó các biến này sẽ được sử dụng vào phân tích nhân tố dự định sử dụng của khách hàng. Items Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item -Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Rủi ro cảm nhận .793 Lo người khác biết thông tin 8.690 6.069 .595 .746 Lo bị mất cắp tiền 8.620 4.626 .751 .658 Lo người khác giả mạo thông tin 8.400 5.597 .663 .711 Không an tâm về công nghệ 8.470 6.533 .427 .821 Sự tự chủ .678 Không ai hướng dẫn sử dụng 12.800 1.946 .570 .537 Thấy người khác dùng trước 12.150 2.368 .515 .574 Có người hướng dẫn 12.320 3.441 .282 .706 Hỗ trợ trực tuyến 11.810 2.623 .516 .579 Sự thuận tiện .732 Dễ dàng tìm địa điểm giao dịch 9.070 .981 .591 .607 Dễ dàng đăng nhập/thoát khỏi hệ thống 8.990 1.134 .646 .545 Không mất thời gian khi sử dụng 9.090 1.320 .449 .761 Sự dễ sử dụng cảm nhận .678 Dễ học cách sử dụng 11.850 2.193 .334 .696 Dễ dàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng 12.000 2.000 .510 .580 Nhanh chóng sử dụng thành thạo 11.820 1.934 .548 .554 Thao tác giao dịch đơn giản 11.730 2.066 .463 .611 Ích lợi cảm nhận .766 Thực hiện giao dịch dễ dàng 12.270 2.130 .472 .765 Kiểm soát tài chính có hiệu quả 12.370 2.021 .657 .663 Tiết kiệm thời gian 12.170 2.185 .571 .710 Nâng cao hiệu quả công việc 12.290 2.045 .581 .703 Thái độ .632 Tự hào khi sử dụng 7.490 1.728 .335 .679 Thoải mái khi sử dụng 7.070 1.558 .596 .341 Yên tâm khi sử dụng 7.170 1.496 .422 .567 Dự định .619 Chắc chắn sử dụng khi có ý định 4.190 .596 .452 .000 Sẽ sử dụng trong tương lai 3.790 .447 .452 .000 Bảng 1.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha 2.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo chúng ta bắt đầu đi sâu vào phân tích nhân tố.Ban đầu, chúng ta có 24 biến quan sát, thông qua hệ số Cronbach Alpha, thang đo còn lại 19 biến. Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào hệ số Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu. + Kết quả phân tích thang đo mức chấp nhận công nghệ Ebanking của khách hàng - Ma trận tương quan (phụ lục 3): Để đáp ứng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Nếu hệ số tương quan nhỏ thì có thể dẫn đến phân tích nhân tố không thích hợp. Ngoài ra, chúng ta còn sử dụng Bartlett’s Test of Sphericity để kiểm định giả thuyết Ho: không có mối tương quan với nhau trong tổng thể Bảng 1.9: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố ảnh hưởng KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.730 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 912.581 df 136 Sig. 0.000 Ta nhận thấy Sig: 0.00 rất nhỏ bác bỏ Ho hay giữa các biến có mối liên hệ với nhau. Đồng thời hệ số KMO = 0.730 chứng tỏ mô hình phân tích nhân tố là phù hợp. - Số lượng nhân tố: Theo tiêu chuẩn Eigenvalue thì có 5 nhân tố được rút ra. Và 5 nhân tố này giải thích được 66.310% (> 50%) sự biến thiên của dữ liệu. Bảng Communalities cho biết các thông tin có liên quan sau khi số lượng nhân tố được rút ra. Nó cho biết các Communality của các biến tức là phần biến thiên được giải thích bởi các nhân tố chung. Việc giải thích kết quả được tăng cường bằng cách xoay các nhân tố. - Xoay các nhân tố: Thường được sử dụng theo phương pháp xoay Varimax Procedure. Xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng 1 nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Các biến này có hệ số (factor loading) lớn ở cùng 1 nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể được giải thích bằng các biến có hệ số lớn hơn đối với bản thân nó. Tóm lại sau khi phân tích đánh giá, mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn sử dụng Ebanking có 5 nhân tố. Cụ thể Nhân tố 1: ????? + c2.1 “không ai hướng dẫn sử dụng” + c3.2 “dễ dàng đăng nhập/thoát khỏi hệ thống” + c2.2 “thấy người khác dùng trước” + c2.4 “hỗ trợ trực tuyến” + c3.1 “dễ tìm địa điểm giao dịch” Nhân tố 2: rủi ro cảm nhận (RR) + c1.2 “lo bị mất cắp tiền” + c1.3 “lo người khác giả mạo thông tin” + c1.1 “lo người khác biết thông tin” Nhân tố 3: thái độ mong muốn (TĐMM) + c6.4 “yên tâm khi sử dụng” + c5.2 “kiểm soát tài chính có hiệu quả” + c6.2 “thoải mái khi sử dụng” +c5.1 “thực hiện giao dịch dễ dàng” Nhân tố 4: sự dễ sử dụng cảm nhận (DSD) + c4.3 “nhanh chóng sử dụng thành thạo” + c4.4 “thao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70956699-Report-Ebanking-Final.doc
Tài liệu liên quan