Đề tài Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

1.2.1. Mục đích 2

1.2.2. Yêu cầu 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1. Cơ sở lý luận 3

2.1.1. Khái niệm về đất đai, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 3

2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai 4

2.1.3. Những vấn đề về quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5

2.1.4. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về cấp giấy CNQSDĐ 9

2.2. Cơ sở thực tiễn 10

2.2.1. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất ở tỉnh Quảng Bình 10

2.2.2. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 11

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ 13

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 13

3.2.1. Nội dung nghiên cứu 13

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 13

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 14

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 14

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 18

4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy 21

4.2.1. Tình hình quản lý đất 21

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 28

4.2.3. Phân tích tình hình biến động đất đai 29

4.3. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy 30

4.3.1. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện 30

4.3.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy 39

4.3.3. Một số thuận lợi và khó khăn, tồn tại trong quá trình cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 41

4.4. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 42

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1. Kết luận 44

5.2. Kiến nghị 45

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o phép triển khai ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng, có suối nước nóng Bang được khai thác làm nước giải khát và nơi nghỉ ngơi du lịch, có trữ lượng lớn cát trắng có thể làm thủy tinh cao cấp phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất gạch Silicat. - Tài nguyên biển Lệ Thủy có đường bờ biển dài 30 km, với ngư trường rộng hàng trăm hải lý, có nguồn lợi thủy sản phong phú. Ven biển có hàng trăm ha bãi cát có thể nuôi trồng thủy sản có giá trị như tôm, cua... - Tài nguyên nhân văn Người dân trong huyện có truyền thống cách mạng, bản chất cần cù lao động,tinh thần đoàn kết. Quan hệ giữa người dân nông thôn được giữ gìn tốt. Phong tục tập quán văn hóa nói chung lành mạnh, các lễ hội hàng năm được tổ chức làm đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú. 4.1.1.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên Nhìn chung với điệu kiện tự nhiên của huyện có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Lệ thủy có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường tương đối thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hơp đa dạng, bền vững gồm có: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. - Khó khăn: Khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùa mưa và nắng hạn, gió Tây Nam vào mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất. Môi trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, mặt khác bị áp lực dân số tăng nhanh, một số tài nguyên khai thác chưa có kế hoạch nên hiệu quả không cao. Cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây tuy chú trọng đầu tư, song nhìn chung vẫn còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phuc vu đời sống nhân dân, lại bị sự phá loại của thiên nhiên nên xuống cấp nhanh, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế huyện Lệ Thủy đã có bước phát triển khá. Đời sống nhân dân càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 9,8%, trong đó giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,95%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 15,7%, thương mại - dịch vụ tăng 11%. 4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 54,95% năm 2004 xuống 46,52%năm 2008, ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 27,43% lên 33,21% năm 2008, thương mại dịch vụ tăng từ 17,62% năm 2004 lên 20,27% năm 2008. Bảng 02: Cơ cấu kinh tế các ngành (đơn vị: %) Các ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2008 Ngành nông-lâm-ngư nghiệp 54,95 56,52 Ngành công nghiệp và xây dựng 27,43 33,21 Ngành thương mại dịch vụ 17,62 20,27 (Nguồn: phòng nông nghiệp huyện Lệ Thủy năm 2008) 4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế - Khu vực kinh tế nông nghiệp + Nông nghiệp - Tổng sản lượng lương thực đến năm 2008 là 82018 tấn, lương thực bình quân đầu người là 538 kg. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành năm 2008 đạt 39966 triệu đồng. - Tổng đàn gia súc: tổng đàn trâu năm 2004 là 9078 con, đến năm 2008 là 12246 con. Tổng đàn bò năm 2004 12656 con, đến năm 2008 đạt 13538 con. Tổng đàn gia cầm năm 2004 là 712357 con, đến năm 2008 la 972235 con. + Lâm nghiệp Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn được chú trọng. Thực hiện lồng ghép các chương trình dự án như: Định canh định cư, chương trình 135, chương trình 5 triệu ha rừng, kết hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tái sinh và công tác tuần tra phòng chống cháy rừng nên tốc độ che phủ tăng qua hàng năm, đến nay đạt tỷ lệ hơn 70% + Thủy sản Với thé mạnh của vùng, sự quan tâm đầu tư vốn và kỹ thuật trong nhưng năm qua, ngành thuy sản của huyện đã có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng thủy sản năm 2004 là 2324 tấn, đến năm 2008 là 2842 tấn. Nuôi trồng thủy hải sản được mở rộng, đến tháng 12 năm 2008 toàn huyện có 134 ha nuôi trồng thủy hải sản. Đi đôi với đánh bắt và nuôi trồng, ngành chế biến thủy sản ngày càng được phát triển. - Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng + Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Lệ Thủy trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2008 đạt 93043 triệu đồng (giá so sánh năm 1994). + Năm 2004 toàn huyện có 2274 cơ sở sản xuất công nghiệp, đến năm 2008 có 2712 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. + Sản xuất vật liệu xây dựng được quan tâm đầu tư như: sản xuất gạch, ximăng, khai thác đá... + Nhiều nganh nghề mới phát triển, dich vụ cơ khí nông nghiệp, điện tử phát triển mạnh, mức độ cơ giới hóa ngày càng tăng. - Thương mại dịch vụ Phát triển đa dạng, thị trường giá cả bình ổn. Đến nay toàn huyện có trên 20 chợ nông thôn, các cửa hàng cửa hiệu, điểm sản xuất kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng từ 134999 triệu đồng năm 2000 lên 391920 triệu đồng năm 2008. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,32%. Hoạt động thương mại dịch vụ trong những năm qua đã đóng góp tích cực thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa của huyện, đã chú ý xây dựng thị trường nông thôn, mở rộng liên doanh. 4.1.2.4. Dân số và lao động Theo số liệu của phòng thống kê huyện thì dân số huyện Lệ Thủy năm 2000 là 139858 người; đến năm 2008 là 148543 người với, với 32.565 hộ. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2000 là 1,41%, đến năm 2004 là 1,12%. Mật độ dân số năm 2000 là 99 người/km2, đến năm 2008 là 103,7 người/km2. Trong đó mật độ dân số cao nhất là 1419 người/km2 (thị trấn Kiến Giang), mật độ dân số thấp nhất là 4 người/km2 (xã Lâm Thủy). Số người trong độ tuổi lao động năm 2000 là 66180 người, đến năm 2008 là 80319 người chiếm 54% dân số toàn huyện. 4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - Giao thông: Trên địa bàn huyện Lệ Thủy có tuyến giao thông Quốc lộ 1A dài 33km, đường Hồ Chí Minh cả hai nhánh Đông và Tây dài 83km, đường sắt Bắc Nam dài 34km, có tỉnh lộ 10, 16 dài 73km và hệ thống đường liên thôn xã, đường sông khá thuận lợi cho việc giao lưu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa. - Hệ thống thuỷ lợi: Trong những năm trở lại đây hệ thống thủy lợi của huyện Lệ Thủy đã được chú trọng đầu tư. Hiện nay huyện có 3 công trình thủy nông là An Mã, Cẩm Ly, Thanh Sơn, 63 trạm bơm điện và 24 hồ đập nhỏ đảm bảo tưới tiêu cho khoảng 5000 ha mỗi vụ chiếm 82% diện tích lúa toàn huyện. - Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội trong những năm gần đây trên địa bàn có nhiều tiến bộ nhờ hệ thống y tế đến từng đơn vị xã. Số lượng các bộ y tế được đào tạo từ sơ cấp đến đại học, trên đại học không ngừng tăng đảm bảo phục vụ nhân dân. Tuy vậy trang thiết bị, cơ sở vật chất cho tuyến y tế ở các xã đang còn thiếu nhiều, năng lực chuyên môn của cán bộ y tế cơ sở còn hạn chế. 4.1.2.6. Đánh giá chung về kinh tế xã hội - Trong những năm qua huyện Lệ Thủy đã có những nỗ lực phấn đấu vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. - Nông nghiệp bước đầu đã phát triển đa dạng, bền vững, sản xuất hàng hóa. Năng suất cây trồng tăng, nhất là các giống lúa mới đã được đưa vào trên địa bàn sản xuất có hiệu quả. Tiềm năng vùng gò đồi đã được chú trọng khai thác, mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển gắn với quá trình phân công lao động nông nghiệp, nông thôn. Các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa phát triển nhanh góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. - Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủy lợi từng bước được đầu tư phát triển. đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân được cải thiện và nâng lên rỏ rệt. 4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy 4.2.1. Tình hình quản lý đất - Công tác quản lý và sử dụng đất đai có nhiều chuyển biến tích cực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đã có sự đổi mới mạnh mẽ về nhận thức, đưa công tác quản lý đất đai theo chức năng quản lý nhà nước như luật đất đai đã quy định. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Văn phòng đăng ký đất đai đã được xây mới, hoạt động của ngành đã thành một mạng lưới từ huyện đến xã. Hồ sơ địa chính đã được lưu trữ đầy đủ đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai và điều hành sản xuất trong những năm qua. Công tác kiểm kê quỹ đất được được thực hiện theo định kỳ kịp thời theo yêu cầu. Nhiều địa phương trong huyện đã xây dựng được quy hoạch sử dụng đất, công tác giao đất thu hồi đất đã thực hiện theo đúng quy hoạch, đúng theo quy định của pháp luật, nên đã hạn chế được sự trùng chéo, lãng phí trong sử dụng đất, đảm bảo cảnh quan môi trường và sự phát triển đô thị hóa nông thôn, tranh chấp đất đai cũng được hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai được coi trọng thường xuyên và có kết quả. - Tuy nhiên công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện theo mười ba nội dung quản lý nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn một số tồn tại là: Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá đất, để có hồ sơ cập nhật kịp thời có hệ thống vấn còn nhiều bất cập. Việc kiểm kê quỹ đất từ các cơ sở thiếu đồng bộ giữa các ngành nên số liệu không cập nhật được kịp thời, còn có nhiều sai sót. Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở một số xã còn tùy tiện, không đúng theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do trình độ dân trí, nhận thức của người dân về luật đất đai chưa đầy đủ dẫn đến tùy tiện trong quản lý sử dụng đất. Hồ sơ tài liệu một số loại đã quá lâu nhưng thiếu kinh phí để tổ chức điều tra lại. Mặt khác mức độ quan tâm của cấp ủy chính quyền các cấp còn có nhiều hạn chế. 4.2.1.1. Công tác điều tra khảo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính Từ năm 2003 trở về trước, việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận QSD đất về cơ bản dựa vào tài liệu đo đạc bản đồ giải thửa được thành lập từ thập kỷ 80, sau đó được chỉnh lý lại để làm tài liệu quản lý, loại bản đồ này có độ chính xác thấp. Từ năm 2004 đến nay, trên địa bàn của 28 đơn vị hành chính cấp xã (26 xã và 02 thị trấn) trong huyện đều đã được triển khai đo đạc thành lập bản đồ địa chính tại các khu vực: Khu dân cư tập trung, khu vực đất nông nghiệp và khu vực đất lâm nghiệp bằng nhiều dự án khác nhau. Còn lại một số khu vực khác chưa được đo đạc địa chính như khu vực phá Hạc Hải, đất chưa sử dụng, một số khu dân cư độc lập nằm xa trung tâm cụm xã và các khu dân cư thuộc đối tượng xâm canh, xâm cư. Đến nay huyện Lệ Thủy đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính cho các tỷ lệ và các xã sau: - Tỷ lệ 1/500: thị trấn Kiến Giang, thị trấn nông trường Lệ Ninh. - Tỷ lệ 1/1000: xã Liên Thủy, Phong Thủy, Cam Thủy, trị trấn Kiến Giang. - Tỷ lệ 1/2000: xã An Thủy, Dương Thủy. Đang tiến hành đo tiếp xã Sen Thủy và Hoa Thủy. 4.2.1.2. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Trong quá trình triển khai thi hành luật đất đai trên địa bàn, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtluôn được quan tâm chỉ đạo. Đến nay, quy hoạch sử dụng đất cấp xã thực hiện được 14 đơn vị. Từ năm 2000 đến nay thêm 5 đơn vị, trong đó đáng chú ý là quy hoach sử dụng đất chi tiết của 2 trị trấn Kiến Giang và Lệ Ninh đã thực hiện xong. Năm 2002 hoàn thành xong quy hoạch vùng gò đồi. Quy hoạch sử dụng cấp huyện đang được triển khai. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất đã trở thành nề nếp qua hàng năm. Nội dung của kế hoạch sử dụng đất ngày càng đầy đủ, chi tiết và cụ thể hơn. Năm 2000 có 20/27 xã lập kế hoạch sử dụng đất, đến năm 2005 có 25/28 xã lập kế hoạch sử dụng đất. Đến năm 2008 đã hoàn thành việc lập kế hoạch sử dụng đất cho các đơn vị xã trên toàn huyện. Một số phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện như sau: Bảng 03: Diện tích và cơ cấu các loại đất chuyên dùng đến năm 2010 TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích 3.672,46 100 2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 52,79 1,44 3 Đất quốc phòng an ninh 159,78 4,35 4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 120,59 3,28 5 Đất giao thông 1866,14 50,81 6 Đất thủy lợi 1230,34 33,50 7 Đất chuyên dùng khác 242,38 6,62 (Nguồn: Phòng TN và MT huyện Lệ Thủy năm 2008) Bảng 04: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 114.543 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.112 14,94 1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.154 12,35 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.958 2,59 2 Đất lâm nghiệp 97.023 84,70 3 Đất nuôi trồng thủy sản 394 0,35 4 Đất nông nghiệp khác 14 0,01 (Nguồn: Phòng TN và MT huyện Lệ Thủy) - Kế hoạch sử dụng đất: Từ năm 1997 huyện đã tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ đạo chuyên môn của tổng cục địa chính. Các năm sau này công tác lập kế hoạch sử dụng đất được triển khai đầy đủ hơn đến các xã và các ngành. Giúp quản lý và đánh giá tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng cũng như phục vụ cho quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể ở mỗi địa phương, cho từng đối tượng, chủ sử dụng đất. 4.2.1.3. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất Bảng 05: Thu hồi đất năm 2008 TT Xã, thị trấn Số hộ Diện tích thu hồi (ha) Loại đất thu hồi (ha) Mục đích chuyển sang Nông nghiệp Phi nông nghiệp 1 Phong Thuỷ 6 2,657 2,657 Đất ở 2 An Thuỷ 16 11,980 11,980 Đất ở 3 Liên Thuỷ 10 7,790 7,790 Đất ở 4 Xuân Thuỷ 4 1,611 1,611 Đất ở 5 Phong Thuỷ 31 4,850 4,850 Công trình 6 Kiến Giang, Liên Thuỷ 90 25,773 25,773 Công trình 7 Văn Thuỷ 16 5,469 5,469 Công trình 8 Đường Hà Cạn - Võ Gguyên Giáp 15,000 15,000 Công trình 9 Xây dựng mặt bằng TT Cụm xã Lâm Thuỷ 4 5,495 4,295 1,200 Công trình 10 Kênh N1,N2 Phú Thuỷ 89 26,189 26,119 70,000 Công trình 11 Đường điện 110 KV 137 6,749 6,749 Công trình Tổng cộng 403 98,578 92,458 6,120 (Nguồn: Phòng TN và MT huyện Lệ Thủy) - Việc thu hồi đất của huyện nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, công trình công cộng... mặc dù diễn ra không đáng kể nhưng đã có những chính sách hỗ trợ, đền bù, giải tỏa một cách thỏa đáng và hợp lý. - Công tác giao đất : Việc giao đất theo nghị định 64/CP và nghị định 02/CP được triển khai từ đầu năm 1994 với việc làm điểm ở 18 xã sau đó được triển khai trên diện rộng. Đến cuối năm 2007 đã giao được 50756.23 ha, đất đã giao bao gồm toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất ở, đất chuyên dùng và một phần đất chưa sử dụng. - Việc cho thuê đất: Do kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đô thi hóa chưa phát triển mạnh nên việc kinh doanh buôn ban vẫn còn lẻ tẻ cho nên việc cho thuê đất của huyện chưa phổ biến so với các huyện khác. 4.2.1.4. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cho thuê đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được huyện cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào "quầy dịch vụ một cửa" tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người dân. Vì vậy kết quả giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện đạt khá cao. Tổng số giấy chứng nhận QSD đất đã cấp trên địa bàn từ trước đến nay (tính đến ngày 31/12/2008): 114.284 giấy. Trong đó: + Đất ở: 31.313 giấy đạt tỷ lệ 96,16% số hộ sử dụng đất. + Đất nông nghiệp: 79.837 giấy, đạt tỷ lệ 100% số hộ được giao đất sản xuất nông nghiệp theo Nghị đinh 64/NĐ-CP và cơ bản cấp xong cho các hộ tự khai hoang đã đưa vào sản xuất ổn định thuộc các xã ven biển và các vùng núi rẻo cao. + Đất lâm nghiệp: 3.134 giấy 4.2.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003 tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Các công việc thực tế đã được quy định theo chức năng, nhiệm vụ về quản lý sử dụng đất tuân theo Luật Đất đai năm 1993. Nhìn chung việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế. Hiện tượng tuỳ tiện chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra những năm trước đây. Tình hình trên đã có chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, đơn giản thủ tục hành chính, hợp lý hóa các khoản thu có liên quan đến đất. 4.2.1.6. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất - Thời kỳ trước luật đất đai năm 1993 Trước khi luật đất đai sửa đổi năm 1993, việc quản lý nhà nước về đất đai chủ yếu thực hiện theo luật đất đai năm 1988, Quyết định 201/CP (ngày 1/7/1980) về việc thống nhất quản lý và tăng cường công tác quản lý ruộng đất, Quyết định 169/CP của chính phủ năm 1977 về điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước. Các văn bản cấp địa phương xây dựng và ban hành rất ít. Thời kỳ này huyện đã tiến hành đo đạc thanh lập một bản đồ giải thửa cho đất nông nghiệp và đất thổ cư theo chỉ thị 299/TTg của thủ tướng chính phủ, cũng trong thời điểm này, huyện chỉ tập trung giao đất cho tập thể, hợp tác xã, các đơn vị quốc doanh, các nông trường, trạm sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế. Đất sử dụng vào các mục đích khác và đối tương sử dụng khác ít được chú ý. + Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện đã tiến hành rà soát tình hình sử dụng đất ở nhiều đơn vị quốc doanh, tổ chức và các cấp địa phương. Kết quả đã đưa ra được phương án quy hoạch đất đai nhưng còn hạn chế, xây dựng kế hoạch theo luật định chưa làm được. + Cho thuê và thu hồi đất: Trong giai đoạn này ở huyện Lệ Thủy hầu như chưa có cho thuê đất. Thu hồi đất được thực hiện với các đất sử dụng không hợp lý, hợp pháp của một số đơn vị tập thể để giao khoán lại trong quá trình triển khai giao khoán đất. + Công tác thanh tra đất, giải quyết tranh chấp về đất đai: Tình trạng sử dụng đất không đúng pháp luật và tranh chấp nhìn chung diễn ra khá phổ biến. Việc giải quyết tranh chấp chủ yếu do cơ quan hành chính làm, còn hoạt động thanh tra của nghành địa chính không làm được nhiều. Nhận định chung về tình hình quản lý đất đai trước năm 1993 của huyện: tuy đã có những cố gắng lớn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai song trong giai đoạn này có nhiều biến động về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất, huyện không tránh khỏi một số tồn tại như: còn một số trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất công, vi phạm luật đất đai, lãng phí đất, sử dụng đất không đúng mục đích. - Thời kỳ từ năm 1993 đến nay + Địa giới hành chính : Thực hiện chỉ thi 364/Cp của Thủ Tướng Chính Phủ về hoạch định ranh giới đất đai, UBND huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo tiến hành xác định lại ranh giới hành chính của huyện với các huyện lân cận và vơi các xã trong huyện. + Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính Năm 1995 toàn huyện mới đo được hoàn chỉnh 5 xã và đo từng phần diện tích đất nông nghiệp những xã vùng giữa. Đến năm 2007 thì đã đo được 11 xã góp phần thiết thực phục vụ cho công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn, xác định đầy đủ và chính xác hơn diện tích đất của huyện. + Tình hình giao đất, cho thuê đất Công tác giao đất của huyện hàng năm thực hiện đúng kế hoạch ở cả đất ở, đất lâm nghiệp. Đáng chú ý nhất là huyện đã thực hiện theo Nghi định 62/CP, 63/CP về việc giao đất rừng cho các tập thể và hộ gia đình cá nhân. Việc thu hồi đất của huyện nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, công trình công cộng diễn ra không đáng kể. + Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất những năm gần đây đã được triển khai tốt, góp phần không nhỏ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn. + Việc quy hoạch sử dụng đất Việc lập quy hoạch sử dụng đất được thực hiện từ năm 1995, quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2015 đã được xây dựng xong 28/28 đơn vị hành chính trong huyện. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện mới dừng lại ở chỗ xây dựng phương án. + Về kế hoạch sử dụng đất Từ năm 1997 huyện đã tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ đạo chuyên môn của Tổng cục Địa chính. Các năm sau này công tác lập kế hoạch sử dụng đất được triển khai đầy đủ hơn đến các xã và các ngành giúp quản lý và đánh giá tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng rãi cũng như phục vụ cho quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể ở từng mỗi địa phương, cho từng đối tượng, chủ sử dụng đất. + Tình hình tranh chấp, khiếu nại về tình hình sử dụng đất và kết quả xử lý. Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quả lý, sử dụng đất trong mấy năm gần đây đã thực hiện được nhiều việc, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội và khai thác hiệu quả hơn quỹ đất của huyện. Tuy nhiên tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn chưa giảm mà có xu hướng ngày càng tăng. 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất Theo thống kê năm 2008, hiện trạng sử dụng quỹ đất đai của huyện Lệ Thủy như sau: Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 141413 ha chiếm 17,56% diện tích toàn tỉnh được phân thành 28 đơn vị hành chính, xã có diện tích lớn nhất là Kim Thủy: 48475 ha chiếm 34,28% diện tích toàn huyện, thị trấn Kiến Giang có diện tích nhỏ nhất: 313,68 ha chiếm 0,22% diẹn tích toàn huyện. Bình quân diện tích trên đầu người là 0,98 ha, tương đương với mức trung bình của cả nước. Đất đai của huyện phân theo mục đích sử dụng như sau: - Đất nông nghiệp: 111246 ha chiếm 78,68%. - Đất phi nông nghiệp: 9326 ha chiếm 6,59%. - Đất chưa sử dụng: 20823 ha chiếm 14,73%. 4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Năm 2008 tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 111246 ha chiếm 78,68% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 7697 m2. Quỹ đất nông nghiệp được sử dụng như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: 16908 ha chiếm 15,2%. - Đất lâm nghiệp: 94226 ha chiếm 84,69%. - Đất nuôi trồng thủy sản: 117 ha chiếm 0,1%. - Đất nông nghiệp khác: 13 ha chiếm 0,01%. 4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Năm 2008 đất phi nông nghiệp toàn huyện là 9326 ha chiếm 6,59% diện tích tự nhiên, bao gồm: - Đất ở: 747,74 ha chiếm 8,02% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất chuyên dùng: 3290 ha chiếm 35,28% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất tôn giáo tín ngưỡng: 3,33 ha chiếm 0,04% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 377,36 ha chiếm 4,05% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 4907,53 ha chiếm 52,62% diện tích đất phi nông nghiệp. 4.2.2.3. Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng có diện tích 20823 ha chiếm 14,73% diện tích tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng có 3519 ha, phân bố chủ yếu ở các xã vùng giữa và ven biển. Đất đồi chưa sử dụng có diện tích 16954 ha phân bố ở các xã vùng gò đồi và vùng núi. 4.2.3. Phân tích tình hình biến động đất đai Tổng diện tích tự nhiên của huyện Lệ Thủy năm 2008 là 141413 ha tăng 353,42 ha so với năm 2000 do đo đạc thống kê lại diện tích một số xã huyện. Bảng 06: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2008 TT Chỉ tiêu Mã Năm 2000 Năm 2008 Tăng (+), giảm (-) (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 141.060 141.413,42 +353,42 1 Đất nông nghiệp NNP 94.130,20 111.264,12 +17.133,92 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14.536,41 16.907,99 +2.371,58 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 79.492,27 94.225,92 +14.733,65 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 13,51 116,61 +103,10 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 88,01 16,60 -4,41 2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.868,94 9.236,13 +1.457,19 2.1 Đất ở OTC 616,64 747,74 +131,10 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.475,15 3.290,17 +815,02 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 3,33 3,33 0,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 239,21 377,36 +138,15 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 4.529,14 4.907,53 +378,39 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,47 0,00 -5,47 3 Đất chưa sử dụng CDS 39.060,86 20.823,17 -18.237,69 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5947,62 3.519,39 -2.428,23 3.2 Đất đồi chưa sử dụng DCS 31.870,88 16.953,78 -14.917,10 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 1.242,36 350,00 -892,36 (Nguồn: Phòng TN & MT huyện Lệ Thủy) 4.3. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy 4.3.1. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện 4.3.1.1. Tình hình tổ chức thực hiện Trong những năm trở lại đây UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn. Tuy nhiên số lượng cán bộ phòng còn thiếu, tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung_dat_tren_dia_ban_huyen_le_thuy_tinh_quang_binh_692.doc