MỤC LỤC
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn . ii
Mục lục . iii
Danh mục bảng . vi
Danh mục hình . vii
Danh mục viết tắt . viii
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Phần 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
1.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt . 3
1.1.1 Các khái niệm chung . 3
1.1.2 Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt . 4
1.1.3 Thành phần của rác thải sinh hoạt . 4
1.1.4 Những tác động của rác thải sinh hoạt . 7
1.1.5 Cơ sở pháp lý về quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt . 11
1.2 Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới . 12
1.2.1 Hiện trạng phát sinh rác thải trên Thế giới . 12
1.2.2 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới . 13
1.3 Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam . 17
1.3.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại một số tỉnh Việt Nam . 17
1.3.2 Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh của Việt Nam . 18
1.4 Một số phương pháp xử lý RTSH được áp dụng tại một số tỉnh . 20
1.4.1 Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt . 20
1.4.2 Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ phân hữu cơ (Compost) . 24
1.4.3 Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp . 24
1.5 Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại
một số huyện của tỉnh Ninh Bình. 25
Phần 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu . 28
2.2 Phạm vi nghiên cứu . 28
2.3 Nội dung nghiên cứu . 28
2.4 Phương pháp nghiên cứu . 28
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp . 28
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp . 29
2.4.3 Phương pháp tính khối lượng rác . 29
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu . 30
2.4.5 Phương pháp dự báo khối lượng RTSH phát sinh . 30 Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 31
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Phát Diệm . 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .
84 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp, quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phát Diệm - Huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Hà Nội và Viện KH&KT Môi Trường, trường đại học xây dựng với mong muốn đáp ứng được thực trạng xử lý rác thải Việt Nam. Hiện nay, công ty TNHH MTV Đức Minh đã xây dựng và bàn giao trên 20 mô hình xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng lò đốt BD-Anpha. Áp dụng tại các tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa. Sản phẩm không chỉ đốt triệt để lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mà còn tích hợp hệ nhu hồi nhiệt từ việc đốt rác thải để cấp nhiệt cho lò hơi trong công nghiệp. Các khu xử lý chất thải rắn này đang hoạt động tốt và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống người dân xung quanh khu xử lý rác.Lò được thiết kế để đốt rác thải sinh hoạt thải ra từ hộ gia đình, công sở, khu chợ, rác công nghiệp, rác thải làng nghề ít độc hại, rơm, rạ, phế phẩm nông nghiệp, nhiên liệu sinh khối, sơ rác,...Với công suất định mức 250, 500, 1.000 và 2.000 kg/giờ, lò đốt có thể được sử dụng phù hợp cho quy mô xử lý rác các xã, thị trấn, khu đông dân cư, cụm công nghiệp,....với lượng rác thải ra mỗi ngày từ 5 đến 50 tấn. Bình quân mỗi giờ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha xử lý được 500 kg chất thải rắn (tương đương 2 m3/giờ). Khi vận hành, lò đốt này không tiêu hao năng lượng trong quá trình đốt; khả năng tách bụi đến 99%, khói ra hoàn toàn sạch. Đặc biệt, tro xỉ được cháy kiệt, có thể dùng làm phân bón cho đất nông nghiệp, dùng làm phụ gia đóng gạch không nung, rải đường hoặc đem đi chôn lấp, vận hành đơn giản không cần công nhân có trình độ cao (Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt Lạnh, 2015).
1.4.2. Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ phân hữu cơ (Compost)
Ủ sinh học (Compost) là quá trình ổn định sinh hóa chất hữu cơ để hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Phương pháp ủ phân Compost có quá trình vận hành đơn giản, đâu tư chi phí thực hiện thấp hơn nữa mang lại lợi ích kinh tế do sản phẩm tạo thành có thể sử dụng làm phân bón giúp cải tạo đất.
Nhiệt độ của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy có thể đạt khoảng 600C đủ làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh, virus và trứng giun sán, nếu như nhiệt độ này được duy trì ít nhất 1 ngày. Do đó các sản phẩm từ quá trình làm phân hữu cơ có thể thải bỏ an toàn trên đất hoặc sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất (Nguyễn Xuân Thành, 2010).
Tuy nhiên mức độ tự động của hệ thống chưa được cao, thời gian quá trình diễn ra lâu và không xử lý triệt để được các chất vô cơ.
Ngoài ra, do đặc điểm của chất hữu cơ có thể thay đổi theo thời gian, khí
hậu và phương pháp thực hiện nên chất lượng các sản phẩm còn chưa ổn định, quá trình ủ phân thường tạo ra mùi hôi, gây mất mỹ quan.
1.4.3. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phần trong quản lý CTR tổng hợp. Một bãi chôn lấp hợp vệ sinh ngoài đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh còn phải tuân thủ những quy định về BVMT. Theo TCVN 6686/2000 BCL hợp vệ sinh được định nghĩa là: Khu vực được quy định thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. BCL bao gồm các ô chôn lấp rác, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác nhau như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc hạng mục khác để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của BCL tới môi trường xung quanh.
BCL hợp vệ sinh có những ưu điểm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí khác thấp hơn so với các phương pháp khác như đốt. BCL có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thiết phải thu gom riêng lẻ hay phân loại. Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột, muỗi không sinh sôi nảy nở được. Các BCL hợp vệ sinh sau khi đóng cửa có thể xây dựng thành các công trình như công viên, các sân chơi, sân vận động...
Áp dụng phương pháp này còn tận thu được các nguồn năng lượng phát sinh trong BCL như khí metan có ích cho đời sống sản xuất.
Tuy nhiên BCL hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất lớn, các lớp đất phủ ở BCL thường bị gió thổi và phát tán ra môi trường xung quanh. Tại các bãi chôn lấp thường sinh ra các khí CH4 hoặc khí H2S độc hại có thể gây cháy, nổ hay gây ngạt nếu không kịp thời thu khí. Nếu không được xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ONMT nước ngầm và ô nhiễm không khí.
1.5. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại một số huyện của tỉnh Ninh Bình
Rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn: Hiện nay, các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnhNinh Bình chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinhhoạt. Lượng rác phát sinh ngày một nhiều, chủ yếu được nhân dân thu gom, tậptrung tại các chân núi hoặc đốt thủ công. Việc điều tra, khảo sát, tìm địa điểmxây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho khu vực nông thôn chưa thựchiện được. Tại một số huyện, chính quyền địa phương đã hợp đồng với đơn vịchức năng thu gom, vận chuyển rác về chôn lấp chung tại bãi rác của tỉnh. Tuynhiên, đường vận chuyển dài (trung bình từ
15-25km) và ngược tuyến đã gây rấtnhiều khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển.
Do thực trạng trên, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý toàn bộ lượng rác thải còn tồn đọng tại những điểm tập kết, điểm đổ rác không đúng nơi quy định; rà soát, bố trí các điểm tập kết, điểm trung chuyển rác thải hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung tại khu vực; thực hiện nghiêm việc không đổ rác thải ra kênh mương, bờ đê, đường giao thông, nơi công cộng, đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng và các khu dân cư. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, phân bổ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm theo đúng quy định để hỗ trợ xây dựng mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.
Tại huyện Nho Quan: Đối với các xã, thị trấn, tăng cường các biện pháp và tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm cải thiện vấn đề môi trường của địa phương như: Dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh tại công sở, trường học,...nhằm huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Phối hợp với Trung tâm Vệ sinh môi trường đô thị huyện vận động nhân dân phân loại rác, tập kết rác đúng nơi quy định, thu gom và vận chuyển rác đi xử lý. Vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển rác thải trực tiếp với Trung tâm Vệ sinh môi trường đô thị huyện hoặc thông qua UBND các xã, thị trấn đúng theo quy định để xử lý triệt để nguồn rác thải sinh hoạt phát sinh.
Tại thị xã Tam Điệp: Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình ở xã Đông Sơn đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2014 đã góp phần vào việc xử lý rác thải của tỉnh. Với diện tích 23,1 ha có kinh phí gần 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc cùng vốn đối ứng Việt Nam. Nhà máy thực hiện thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn rồi sản xuất, chế biến thành phân hữu cơ chất lượng cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn vừa tạo nguồn phân vi sinh cung cấp cho sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh. Với công suất 200 tấn rác/ngày và 40 tấn bùn/ngày đêm, nhà máy xử lý chất thải rắn thị xã Tam Điệp mỗi ngày sản xuất 30-40 tấn phân vi sinh. Nhà máy xử lý chất thải rắn thị xã Tam Điệp hiện là dự án có vốn ODA lớn nhất vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân và có thêm sản phẩm phục vụ nông nghiệp.
Tại huyện Kim Sơn: Nhà máy xử lý chất thải rắn tại xã Hồi Ninh đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2015. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn, các xã trong huyện sẽ được đưa đến nhà máy để xử lý. Giảm lượng rác thải thu gom phải vận chuyển đi xa để chôn lấp. Nhà máy đi vào hoạt động góp phần giúp công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường thêm giải pháp quản lý cũng như ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả nhằm giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các lưu vực sông, các thị trấn, thị tứ và các vùng nông thôn trên cả nước...
Phần 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rác thải sinh hoạt và hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phát Diệm.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thị trấn Phát Diệm - Kim Sơn - Ninh Bình.
Phạm vi thời gian: Từ ngày 08/09/2015 đến ngày 08/01/2016.
Phạm vi nội dung: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phát Diệm ảnh hưởng đến tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt và quản lý tại địa phương.
Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm.
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Phát Diệm.
Dự báo rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn Phát Diệm giai đoạn 2015-2020.
Đề xuất một số giải pháp, quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp tại: UBND thị trấn Phát Diệm cùng các nguồn tài liệu như sách báo, các đề tài nghiên cứu, mạng internet...để:
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Phát Diệm.
Tìm hiểu thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa phương.
Tìm hiểu công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình: Dựa theo công thức Linus Yamane tại Phụ lục 1 ta tính số phiếu điều tra của cả thị trấn là 64 phiếu, mỗi phố 8 phiếu, phiếu được phát ngẫu nhiên cho các hộ.
Phương pháp điều tra công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại các phố trong toàn thị trấn: Điều tra, phỏng vấn trưởng phố mỗi phố 1 phiếu, 08 phiếu/8 phố.
Phương pháp điều tra công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương:
Điều tra, phỏng vấn cán bộ thị trấn phụ trách môi trường, 01 phiếu/thị trấn.
Phương pháp điều tra thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn:
Điều tra, phỏng vấn thành viên tổ thu gom rác 16 phiếu.
Khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát trên các khu dân cư, các tuyến đường ở các thôn; các điểm tập kết rác, các điểm trung chuyển rác, bãi rác...từ đó rút ra các nhận xét, kết luận.
2.4.3. Phương pháp tính khối lượng rác
· Phương pháp cân rác:
Tại các khu dân cư: Tiến hành cân rác thải sinh hoạt tại 8 phố mỗi phố 1hộ.
Thời gian cân rác: Tiến hành cân rác trong 3 đợt. 2 đợt diễn ra vào ngày thường và 1 đợt vào ngày cuối tuần.
Đợt 1: Đặt túi bóng từ chiều chủ nhật đến chiều thứ 4 lấy rác.
Đợt 2: Đặt túi bóng từ chiều thứ 4 đến chiều thứ 6.
Đợt 3: Đặt túi bóng từ chiều thứ 6 đến chiều chủ nhật.
Cân rác thải trong 3 tháng: tháng 9, tháng 10, tháng 11. Mỗi tháng cân 1 tuần. Trước khi cân rác, đến phỏng vấn và hướng dẫn từng hộ gia đình cách phân loại rác thành 2 loại: Rác hữu cơ (thức ăn thừa, rau cỏ thừa, lá cây...) và các rác thải sinh hoạt khác (giấy, carton, nhựa, thủy tinh, kim loại...). Các hộ được phát túi có màu khác nhau để phân biệt: Túi màu xanh dùng để đựng rác thải hữu cơ và túi màu đen dùng để đựng rác thải khác.
Tại một hộ gia đình sẽ tiến hành phân loại RTSH thành 7 nhóm: Thực phẩm thừa (thức ăn thực phẩm thừa, hoa quả hư hỏng, lá cây...); giấy (các loại giấy); nhựa; sành sứ, thủy tinh; nilon; kim loại; các loại khác (vỏ ốc, sò, giẻ rách, bỉm bụi...). Sau đó cân khối lượng của từng nhóm và tính ra phần trăm khối lượng.
· Sử dụng phương pháp đếm tải:
Sử dụng phương pháp đếm tải để xác định khối lượng rác thải sinh hoạt tại chợ và các điểm tập kết rác. Đếm số lượng xe đẩy thu gom rác trong vòng một tuần, sau đó chia cho 7 ngày để tính khối lượng xe đẩy trung bình trên một ngày. Tiến hành đếm xe đẩy trong 3 tháng 9,10,11. Mỗi tháng đếm 1 tuần. Khối lượng trung bình của xe đẩy khi rác đầy là 200 kg/xe (Nguồn: Trung tâm VSMT và quản lý đô thị huyện Kim Sơn). Như vậy khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom trong 1 ngày được xác định theo công thức: Số xe đẩy*200 (kg/ngày).
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập được xử lý và thống kê bằng phần mềm Excel.
2.4.5 Phương pháp dự báo khối lượng RTSH phát sinh
Sử dụng công thức Euler để dự báo dân số trong tương lai. Sau đó tính toán lượng RTSH phát sinh trong các năm tiếp theo dựa vào dân số và hệ số RTSH phát sinh.
Công thức dùng để dự báo dân số theo công thức euler cải tiến được biễu diễn như sau: Ni+1 = Ni + r.Ni.∆t
Trong đó: Ni là dân số ban đầu (người)
Ni+1 là dân số sau một năm (người) r là tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%/năm)
∆t là thời gian (năm)
Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Phát Diệm
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Phát Diệm là một thị trấn ở phía Nam đồng bằng sông Hồng. Đây là khu vực trung tâm của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Trụ sở thị trấn nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 30 km về phía Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 662,46 ha có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông: Giáp xã Kim Chính.
Phía Tây: Giáp xã Lưu Phương.
Phía Nam, Bắc: Giáp xã Thượng Kiệm.
Là trung tâm của một huyện miền biển Kim Sơn, thị trấn Phát Diệm nằm giữa hai con sông lớn là sông Vạc và sông Trì Chính. Thị trấn đang có tốc độ đô thị hóa nhanh Phát Diệm được định hướng trở thành thị xã của Ninh Bình trong tương lai.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị trấn Phát Diệm có địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình rất thuận tiện cho việc bố trí các công trình kiên cố.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu thị trấn Phát Diệm mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa chính mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: Nóng ẩm mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Mùa khô: Thời tiết thường lạnh và bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Tài nguyên nước
Có hệ thống nước khá dồi dào do hệ thống sông ngòi đa dạng phong phú, có tổng diện tích là 73,73 ha chiếm 11,13% tổng diện tích tự nhiên của thị trấn. Trong đó, sông Vạc là sông lớn nhất đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu.
Ngoài ra, thị trấn cũng có hệ thống nước ngầm khá phong phú. Đây là nguồn tài nguyên đang được khai thác để cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu cho nhân dân thị trấn.
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Phát Diệm là 662,46 ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 30,47 ha (chiếm 4,6%), đất phi nông nghiệp là 628,55 ha (chiếm 94,88 %), đất chưa sử dụng là 3,46 ha (chiếm 0,52%).
v Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của thị trấn Phát Diệm
Thuận lợi: Do thị trấn Phát Diệm nằm ở vị trí trung tâm của huyện, có tuyến đường quốc lộ 10 đi qua, hệ thống đường thủy và sông Vạc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hóa với các vùng lân cận. Đặc biệt là có các điểm du lịch nổi tiếng với kiến trúc cổ như nhà thờ Đá Phát Diệm, cầu ngói Kim Sơn đã thu hút nhiều lượt khách từ các nơi đến, nhu cầu mua sắm của du khách quanh điểm du lịch cũng góp phần nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_quan.doc