Đề tài Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- Tỉnh Yên Bái

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3

2.1 Mục tiêu chung . 3

2.2. Mục tiêu cụ thể . 3

3. Đối tượng nghiên cứu . 3

4. Phạm vi nghiên cứu . 3

5. Bố cục của luận văn . 4

Chương 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 5

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài. 5

1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 5

1.1.1.1 Tổng quan về đất dốc và canh tác bền vững trên đất dốc . 5

1.1.1.2. Hiệu quả và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả . 10

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài. 15

1.1.2.1. Hoạt động của con người đến quá trình hình thành đất đồi núi 15

1.1.2.2. Kinh nghiệm canh tác trên đất dốc ở một số quốc gia trên thế giới. 17

1.1.2.3. Tình hình canh tác trên đất dốc ở Việt Nam. 20

1.1.2.4. Mô hình quản lý sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế trên đất dốc của Thế giới và Việt Nam . 24

1.2. Phương pháp nghiên cứu. 28

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu . 28

1.2.2. Cơ sở phương pháp luận . 28

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 29

1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin . 29

1.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu . 30

1.2.4. Phương pháp phân tích số liệu . 30

1.2.4.1. Phương pháp so sánh . 30

1.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả . 31

1.2.4.3. Phương pháp hồi quy. 31

1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 33

1.2.5.1. Nội dung của các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế . 33

1.2.5.2. Một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội . 33

Chương 2:

THỰC TRẠNG CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI - TỈNH YÊN BÁI . 34

2.1. Đặc điểm của huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái. 34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 34

2.1.1.1. Vị trí địa lý: . 34

2.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình . 35

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn . 39

2.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng. 42

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội . 42

2.1.2.1. Dân số . 42

2.1.2.2. Đặc điểm về lao động . 45

 

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của huyện . 48

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Mù Cang Chải qua 03 năm (

2006- 2008) . 50

2.1.4. Đánh giá những thuận lợi – khó khăn của huyện Mù Cang Chải . 51

2.1.4.1.Thuận lợi . 51

2.1.4.2. Khó khăn . 52

2.2. Hiệu quả canh tác trên đất dốc . 53

2.2.1 Đặc điểm của các hộ gia đình được tiến hành điều tra . 53

2.2.1.1. Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu . 54

2.2.1.2. Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ nghiên cứu . 57

2.2.1.3.Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ nghiên cứu . 58

2.2.1.4. Tình hình nguồn vốn của nhóm hộ . 60

2.2.1.5. Tình hình thu nhập của các nhóm hộ nghiên cứu . 62

2.2.2. Nghiên cứu hiệu quả canh tác trên đất dốc của các hộ gia đình trên

địa bàn huyện Mù Cang Chải – Yên Bái. 64

2.2.2.1. Kết quả sản xuất canh tác trên đất dốc của nhóm hộ . 65

2.2.2.2. Chi phí sản xuất, canh tác trên đất dốc của nhóm hộ . 68

2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế canh tác trên đất dốc của hộ . 72

2.2.2.4. Hiệu quả xã hội . 77

2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của phương thức canh tác trên đất dốc . 80

2.2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập từ phương thức

canh tác trên đất dốc của hộ . 81

2.2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập từ ruộng bậc

thang . 85

2.2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập từ phương thức canh tác trên nương dốc . 88

2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội của phương

thức canh tác trên đất dốc . 90

2.2.5. Kết luận về tính hiệu quả mô hình canh tác trên đất dốc . 94

Chƣơng 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐẤT DỐC Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI - TỈNH YÊN BÁI . 96

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế trên đất dốc . 96

3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành trồng trọt của tỉnh Yên Bái đến năm 2020

. 96

3.1.2. Định hướng phát triển ngành trồng trọt của huyện Mù Cang Chải –

tỉnh Yên Bái . 97

3.1.3. Phương hướng đề xuất của cá nhân người nghiên cứu . 99

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho phương thức canh

tác trên đất dốc . 99

3.2.1. Nhóm giải pháp đề xuất với chính quyền huyện Mù Cang Chải . 99

3.2.1.1. Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn . 99

3.2.1.2. Tăng cường hỗ trợ vốn đầu tư cho sản xuất cho người nghèo

. 100

3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn . 101

 

3.2.1.4. Thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình . 101

3.2.1.5. Chính sánh phát triển, mở rộng quy mô sản xuất lúa trên RBT

. 102

3.2.1.6. Tăng cường hoạt động khuyến nông. . 103

3.2.1.7. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ ông sản phẩm . 104

3.2.1.8. Nâng cao trình độ dân trí của người dân . 104

3.2.2. Nhóm giải pháp cho người nông dân . 104

3.2.2.1. Tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích canh tác ruộng bậc thang

. 104

3.2.2.2. Chủ động tham gia, thực hiện các chương trình khuyến nông

. 105

3.2.2.3. Tăng cường đầu tư cho chăn nuôi và trồng trọt . 106

KẾT LUẬN. 110

KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO. 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114

PHỤ LỤC . 118

 

 

doc146 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- Tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc th¸i nguyªn tr•êng ®¹i häc kinh tÕ vµ qu¶n trÞ kinh doanh ------------------------------------------------- TRƯƠNG TUẤN LINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI- TỈNH YÊN BÁI LuËn v¨n Th¹c sÜ kinh tÕ Thái Nguyên, năm 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- TRƯƠNG TUẤN LINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI- TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Chí Thiện Thái Nguyên, năm 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯƠNG TUẤN LINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI- TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60- 31- 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2009 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN CHÍ THIỆN Phản biện 1: ………………………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………………………. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Vào hồi…….giờ…..ngày……tháng…….năm 2009. Có thể tìm hiểu Luận văn tại Trung tâm Học liệu- Đại học Thái Nguyên và Thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Thật vậy, ngành nông nghiệp không thể sản xuất nếu không có đất đai. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì nó chịu sự tác động của con người trong quá trình canh tác. Đất đai là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cây và chăn nuôi tạo ra thu nhập. Như vậy sẽ không có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất, và chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến cây trồng. Sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả của sản xuất.[40] Theo Dữ liệu năm 2005 của Dự án Dân số thế giới của Liên hợp quốc, thì hiện nay tổng diện tích đất trên toàn thế giới là 134.682.000km2, với dân số gần 7 tỷ người và mật độ dân số là 48 người/km2. Diện tích đất đưa vào sản xuất trồng trọt vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy trong nhiều thập kỷ qua đất vẫn phải tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 7 tỷ người. Và hàng năm một tỷ lệ dân số lớn khoảng 10% vẫn đang trong tình trạng thiếu ăn hoặc bị nạn đói đe doạ, nhất là ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á. Việt Nam với diện tích tự nhiên là 331.689 km2 xếp thứ 55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Nhưng với dân số lớn khoảng 87 triệu người (thứ 12) và mật độ dân số đông 254 người/km2 (thứ 46) nên bình quân đất tự nhiên theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,48ha/người, bằng 1/6 mức bình quân thế giới. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng. Đặc biệt là những diện tích có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất đồi núi (phần lớn là đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc cao, dẫn đến việc đất bị xói mòn rất mạnh và năng suất cây trồng giảm nhanh. Kết quả là đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp nên cuộc sống của nông dân rất thấp và bấp bênh. Hiện tượng du canh du cư còn phổ biến. Mặc dù còn nhiều trở ngại, vùng đất dốc có rất nhiều tiềm năng phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của loài người, nhất là khi hiệu ứng nhà kính thể hiện rõ ảnh hưởng của nó, tức là khi mực nước biển dâng cao và có thể nhấn chìm những vùng châu thổ rộng lớn. Đó là chưa nói đến chức năng điều hoà khí hậu mà các vùng đồi núi chiếm vị trí quan trọng nhất. Ở Việt Nam, trong điều kiện đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, để đảm bảo được việc cung cấp lương thực cho khu vực miền núi phía Bắc, đòi hỏi khu vực này phải phát triển sản xuất lương thực ngày càng cao. Mù Cang Chải là một huyện miền núi khó khăn, hẻo lánh của tỉnh Yên Bái, đại bộ phận dân chúng là người Mông. Trong những năm gần đây đời sống của bà con dần ấm no, đầy đủ đó là một phần nhờ vào hiệu quả của quá trình canh tác hợp lý trên đất dốc của đồng bào. Ở Việt Nam tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về canh tác trên đất dốc nhưng cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục tiêu phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp miền núi trung du trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đề tài nhằm chỉ ra mô hình canh tác trên đất dốc tối ưu, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nói riêng và các khu vực trong cả nước có cùng điều kiện nói chung. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về canh tác trên đất dốc. - Đánh giá được thực trạng và hiệu quả canh tác bền vững trên đất dốc của người dân huyện Mù Cang Chải. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như nhân rộng mô hình canh tác hiệu quả trên đất dốc cho huyện Mù Cang Chải. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Kết quả canh tác trên đất dốc của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Mù Cang Chải – Yên Bái 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Địa điểm nghiên cứu là tại hai xã La Pán Tẩn và xã Chế Cu Nha, nơi có đặc điểm đại diện và điển hình nhất cho phương thức canh tác hợp lý trên đất dốc của huyện Mù Cang Chải, cũng như của vùng núi phía Bắc Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua 03 năm 2006 – 2008 ; thu thập số liệu sơ cấp năm 2008. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hiện trạng hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời đề tài còn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các phương thức canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái. 5. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 03 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chƣơng 2: Thực trạng canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trên đất dốc huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1.1 Tổng quan về đất dốc và canh tác bền vững trên đất dốc a) Khái niệm về đất dốc Đất dốc là tất cả các loại đất có độ dốc từ 1o trở lên. Do đó, đất dốc thường chịu tác động của các hiện tượng xói mòn rửa trôi, dẫn đến sự thoái hoá đất, làm đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, về cấu trúc, giảm độ pH, tăng hàm lượng các chất gây độc hại cho đất và làm cho đất bị chết về sinh học. Hầu hết diện tích đất dốc bị thoái hoá và bị chua, nhiều diện tích bị bỏ hoang hoá vì mất khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đây thực sự là điều khó khăn để tạo ra một nền nông nghiệp bền vững trên đất dốc [17]. b) Canh tác bền vững trên đất dốc Canh tác bền vững trên đất dốc là phương thức lựa chọn và bố trí các loại cây trồng sao cho hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình là cao nhất và ổn định qua nhiều năm (www.khuyennongvn.gov.vn). * Tính bền vững trong quản lý sử dụng đất dốc Từ lâu những người làm nông nghiệp đã hiểu rằng môi trường sống lâu dài của con người tuỳ thuộc rất nhiều vào việc giữ gìn, quản lý đất, nước và dinh dưỡng địa quyển vì nó rất có hạn. Thật vậy, đất bị xói mòn, diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do qúa trình công nghiệp hoá, chất lượng đất (độ phì nhiêu) giảm dần không chỉ tước mất cơ hội kiếm sống của người nông dân mà còn đe doạ cuộc sống của toàn xã hội về lương thực và thực phẩm. Tác động phụ thuộc qua lại của môi trường tự nhiên và xã hội chi phối quản lý sử dụng đất bền vững. Khái niệm tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất rộng lớn hơn là bền vững về độ phì nhiêu, nó bao gồm 3 phương diện: bền vững về kinh tế, sự chấp nhận của xã hội và bền vững về môi trường. Trong lịch sử canh tác đất đã từng có 3 hệ thống được công nhận có sức sản xuất ổn định tuy mức hiệu quả có khác nhau, đó là: Hệ luân phiên cây trồng bỏ hóa một vụ Hệ chăn thả gia súc luân phiên Hệ canh tác lúa nước. Các hệ thống này tồn tại khá lâu và được xem như là một mô hình sản xuất trong điều kiện đòi hỏi mức đầu tư thấp, hưởng lợi thấp và điều kiện tự nhiên (đất, nước…) còn dồi dào. Nhưng ngày nay với những biến đổi lớn lao trên toàn cầu, khu vực, mỗi quốc gia thậm chí từng địa phương thì các hệ canh tác đó không thể tồn tại bền vững ở khắp nơi như xưa nữa. Ở các vùng núi cao, nếu chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế trên đơn vị diện tích thì không có hệ thống cây trồng nào sinh lợi bằng trồng cây thuốc phiện. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế cao không thôi rõ ràng không thể tồn tại được trước áp lực xã hội đòi hỏi loại khử căn nguyên làm huỷ hoại sức khỏe con người. Từ đó ta có thể thấy rằng tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Ở cấp thực địa đồng ruộng thì “một hệ thống canh tác được coi là bền vững” khi nó không ngừng thoả mãn các nhu cầu của người dân mà không làm thoái hoá nền dự trữ cơ bản của họ. Để đánh giá sử dụng đất dốc, một khung đánh giá quản lý đất dốc bền vững đã được các nhà khoa học đề xuất từ năm 1991 trong đó 5 thuộc tính của khái niệm bền vững được xem xét là: Tính sản xuất hiệu quả Tính an toàn Tính bảo vệ Tính lâu bền Tính chấp nhận Rõ ràng quản lý bền vững đất đai phải bao gồm một tổ hợp (vì các giới hạn của dự trữ nguồn lực, tác động đến môi trường, tính kinh tế đa dạng sinh học và tính hợp pháp), bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm phù hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan điểm môi trường để đồng thời duy trì và nâng cao được sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm được rủi ro (an toàn) bảo vệ được tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn ngừa thoái hóa đất và ô nhiễm môi trường nước. Hiệu quả là lợi ích lâu dài (lâu bền) được xã hội chấp nhận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia quản lý, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. Các thuộc tính của khái niệm bền vững nêu trên có mối quan hệ với nhau, sử dụng đất được coi là bền vững khi quá trình sử dụng đó duy trì được sự cân bằng động và sự bảo toàn lâu dài theo thời gian. * Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tính bền vững đối với sử dụng đất dốc ở Việt Nam - Bền vững về kinh tế : Năng suất trên mức bình quân vùng, năng suất tăng dần, đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa phương và xuất khẩu; giá trị sản xuất trên chi phí đạt trên 1,5 lần; ít mất trắng do hạn và sâu bệnh, có thị trường ổn định, dễ bảo quản và vận chuyển. - Chấp nhận xã hội với 6 tiêu chí: + Đáp ứng nhu cầu của hộ về lương thực, thực phẩm, về tiền mặt và nhu cầu khác. + Phù hợp với năng lực nông hộ về đất đai, lao động, vốn và kỹ năng sản xuất. + Người lao động tự quyết công việc đồng áng, không áp đặt và được hưởng lợi ích thoả đáng. + Giảm nặng nhọc cho phụ nữ, không làm trẻ em mất cơ hội học hành. + Phù hợp luật pháp hiện hành ( Luật Đất đai và Luật Bảo vệ rừng, mặt nước). + Được cộng đồng nông thôn công nhận phù hợp tập quán, văn hoá dân tộc. - Bền vững về sinh thái có 4 tiêu chí: + Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất dưới mức cho phép, tăng độ phì nhiêu cho đất hoặc ít ra cũng duy trì, bảo toàn độ phì nhiêu. + Tăng độ che phủ (che phủ trên 35% quanh năm). + Bảo vệ nguồn nước: Duy trì và tăng nguồn sinh thuỷ, không gây ô nhiễm nguồn nước. + Nâng cao, đa dạng hoá sinh học của hệ sinh thái, tỷ lệ cây dài ngày cao nhất có thể được, khai thác tối đa các loài bản địa, bảo toàn và làm phong phú quỹ gien. * Những nguyên tắc đánh giá tính bền vững Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này có thể không bền vững ở nơi khác, bền vững ở thời điểm này, có thể không bền vững ở thời điểm khác. Đo lường trực tiếp tính bền vững là một khó khăn nhưng sự đánh giá đó có thể thực hiện được dựa vào những biểu hiện và chiều hướng của các quá trình chi phối đến chức năng một hệ canh tác nhất định, ở một địa phương cụ thể. Những nguyên tắc chung là: + Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định, một mô hình sản xuất nhất định, cho một đơn vị lập địa cụ thể, cho một hoạt động điều hành, cho một thời hạn xác định. + Dựa trên quy trình và dữ liệu khoa học, những chỉ số và tiêu chuẩn phản ánh nguyên nhân và kết quả, các tiêu chí và chỉ tiêu phải phản ánh hết được các mặt bền vững và không bền vững của một hệ thống sử dụng đất. Nếu thoả mãn hết các chỉ tiêu thì tính bền vững của một hệ thống đạt mức tối đa. Song trong thực tế không có được một hệ thống lý tưởng như vậy, mỗi một hệ thống chỉ đạt được một số mặt nào đó ở một mức độ nhất định tuỳ theo từng mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau và nhận được sự đánh giá khác nhau khi xem xét cho từng trường hợp [24]. c) Kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc Dựa vào quan niệm lâu đời của nông dân vùng cao và quan điểm đổi mới trong sử dụng và quản lý đất dốc. Những tiến bộ mới trong canh tác và bảo vệ đất dốc đã tự khẳng định tính ưu việt của nó và được đông đảo nông dân các dân tộc vùng cao chấp nhận, nhân rộng với tốc độ nhanh. Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt Từ thực nghiệm quy mô nhỏ, kỹ thuật che phủ đất dốc bằng tàn dư thực vật đã và đang được phổ biến rộng rãi, được bà con các dân tộc miền núi phía Bắc áp dụng có hiệu quả. Tạo lớp che phủ đất bằng lớp thực vật sống. Kiến thiết tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và làm đất tối thiểu Kinh nghiệm làm ruộng bậc thang ở miền núi đã có từ lâu, nhưng chỉ áp dụng được ở nơi có tầng đất dày và độ dốc thấp cộng với đầu tư cô ng lao động lớn. Đối với những sườn núi có độ dốc cao, tầng đất mỏng thì tạo tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và chọc lỗ gieo thẳng mà không làm đất là một kỹ thuật rất có hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ và tăng độ phì cho đất. Tiểu bậc thang được kiến tạo bề mặt từ 30-40cm và nên trồng các loại cây thích hợp để bảo vệ bờ bậc thang, có thể kết hợp trồng cỏ để làm thức ăn gia súc, trồng cây họ đậu qua đông để bảo vệ và cải tạo đất. Trồng xen cây họ đậu vào nương sắn 1.1.1.2. Hiệu quả và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả a) Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử dụng đất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã hội. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, đó là thỏa mãn ngày càng cao (tăng số lượng và chất lượng) về nhu cầu vật chất xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất là đánh giá về mặt số lượng còn đánh giá hiệu quả của sản xuất là xem xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó. Như vậy, hiệu quả là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế và là đặc trưng của mọi hình thái kinh tế xã hội. Bởi thế, để có một quan điểm hoàn chỉnh về hiệu quả kinh tế, chúng tôi xuất phát từ luận điểm kinh tế học của Các Mác «Quy luật tiết kiệm thời gian trong khi sử dụng các nguồn lực xã hội »[35] và những luận điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người và con người trong quá trình sản xuất. - Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế- xã hội phản ánh mặt chất của các hoạt động sản xuất kinh doanh và là đặc trưng cho mọi hình thái xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau : + Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ « Nền kinh tế đa thành phần nước ta ( gồm thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế hợp tác, thành phần kinh tế cá thể, dân chủ) hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa ». + Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.[36] + Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội.[36] + Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục đích là tiết kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Như vậy việc đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp; hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả của xã hội phải gắn liền với hiệu quả của toàn xã hội, trên cả mặt kinh tế và xã hội. Gắn chặt hiệu quả của các đơn vị kinh tế với hiệu quả toàn xã hội là đặc trưng riêng thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường dưới CNXH.[25]. b) Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hữu ích về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó đánh giá chủ yếu về mặt xã hội của hoạt động sản xuất. Các loại hiệu quả có liên quan chặt chẽ với hiệu quả kinh tế và biểu hiện mục tiêu hoạt động của con người. c) Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc làm thay đổi môi trường do hoạt động sản xuất gây ra như : xói mòn, ô nhiễm đất, không khí, bệnh tật…Việc xác định hiệu quả môi trường là tương đối khó. Trong 03 loại hiệu quả trên thì hiệu quả kinh tế đóng vai trò quyết định và nó được đánh giá đầy đủ khi kết hợp với hiệu quả xã hội và môi trường. d) Hiệu quả canh tác trên đất dốc * Đặc điểm đánh giá hiệu quả sản xuất đất dốc Để đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện và đầy đủ, ta căn cứ vào mối quan hệ giữa lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên mỗi đơn vị diện tích canh tác hoặc gieo trồng với các mức chi phí đầu vào khác nhau. Hiệu quả kinh tế của việc canh tác trên đất dốc phụ thuộc vào hiệu quả của từng loại cây trồng vật nuôi, công thức luân canh hay phương thức sản xuất trên phần diện tích đó. Mỗi loại đất có khả năng sản xuất khác nhau, do đó việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải được nghiên cứu riêng cho từng loại đất. * Một số nhân tố chung nhất ảnh hưởng tới hiệu quả canh tác trên đất dốc - Nhóm nhân tố chủ quan của bản thân người sản xuất: + Quyết định sử dụng đất để sản xuất cái gì ? (sản phẩm hàng hóa và dịch vụ gì ?) số lượng bao nhiêu và khi nào sản xuất ? + Quyết định sản xuất như thế nào? Với những tài nguyên sẵn có (đất, nước) áp dụng hệ thống canh tác nào vừa để đảm bảo được tính bền vững của đất đai vừa áp dụng được những công nghệ tiên tiến trên cơ sở nguồn lực lao động và vốn có thể có được ? + Quyết định sản xuất cho ai ? Sản phẩm gì để tiêu dùng nội bộ, sản phẩm gì để bán ra thị trường đều phải tính toán trong một mô hình sử dụng đất bền vững và có hiệu quả. + Tổ chức sản xuất ra sao? Ngành sản xuất phải tính đến khả năng và nguồn lực của mình để sản xuất sản phẩm hàng hóa mà xã hội cần, quyết định tự mình (lao động gia đình) đảm nhận, khi cần thuê mướn nhân công, hay là liên kết theo nhóm, tổ để có quy mô sản xuất thích hợp, có khối lượng hàng hóa để tiêu thụ ở thị trường có lợi nhất (Tủ sách gia đình, 2004). + Tổ chức sản xuất theo công nghệ sản xuất nào? Công nghệ sản xuất tiên tiến lẽ tất nhiên phải áp dụng đến đâu lại phụ thuộc vào nguồn lực (nội lực, ngoại lực) và khả năng tiếp nhận công nghệ mới. - Nhóm nhân tố khách quan + Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên : > Đặc điểm lý hoá tính của > Nguồn nước và chế độ nước > Địa hình và thổ nhưỡng > Vị trí địa lý + Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế- xã hội > Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm > Thị trường tiêu thụ sản phẩm > Các quan hệ về sở hữu và sử dụng đất nông lâm nghiệp. > Trình độ và tập quán sản xuất của chủ sở hữu đất > Sự phát triển của các ngành kinh tế khác vì giữa các ngành kinh tế đó có mối quan hệ hai chiều vừa tạo điều kiện vừa thúc đẩy nhau phát triển. > Môi trường chính sách khuyến khích nông lâm nghiệp phát triển. > Phân vùng quy hoạch và bố trí sản xuất nông lâm nghiệp giúp cho việc khai thác sản xuất một cách triệt để, hiệu quả tài nguyên đất theo hướng CNH- HĐH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. > Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông lâm nghiệp. Tóm lại, quá trình quản lý sử dụng đất bền vững và có hiệu quả chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vấn đề quan trọng là các bên liên quan có nhận thức đúng các yếu tố này, lợi dụng mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực làm chủ thời cơ trong quản lý kinh doanh sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. * Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế + Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian VA = GO - IC + Giá trị sản xuất/ ha canh tác ( gieo trồng) = Năng suất đất đai + Giá trị sản xuất/ 1 đơn vị chi phí trung gian + Giá trị sản xuất/ 1 ngày lao động - Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội + Số trẻ em đi học, số trẻ em tham gia lao động + Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chât + Hỗ trợ của chính quyền, chất lượng cuộc sống + Chất lượng và mức độ tự chủ về nguồn nước + Dịch vụ khuyến nông, chăm sóc y tế… 1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1.2.1. Hoạt động của con người đến quá trình hình thành đất đồi núi Kể từ khi loài người bắt đầu chuyển đổi cuộc sống từ hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, những tác động sản xuất nông nghiệp rồi sau đó là lâm nghiệp đã là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của các loại đất của mỗi quốc gia. Dưới các hoạt động khai phá, đất, trồng tỉa, tưới nước, bón phân, thu hoạch bằng các biện pháp thô sơ đến kỹ thuật máy móc hiện đại, các chất hoá học, nhằm thu được những sản phẩm nông nghiệp nhiều và tốt nhất cho mình, con người đã tạo ra những loại đất khác với bản chất thiên nhiên của chúng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bao quát chung các loại đất của Việt Nam cũng cho thấy hầu hết các loại đất vùng đồng bằng, vùng duyên hải và vùng đồi núi thấp đã được con người khai phá sử dụng lâu đời và triệt để. Đặc biệt trong những thập kỷ qua, con người đã tấn công mạnh mẽ và ồ ạt lên những vùng đồi núi cao và dốc ở khắp các tỉnh vùng đồi núi nước ta do sức ép tăng dân số và nhu cầu đời sống ngày một gia tăng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái.doc
Tài liệu liên quan