Bản tin tổng hợp thị trường lúa gạo (7/2009)

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệthực vật, vụlúa hè thu năm 2009 các tỉnh

ĐBSCL đã xuống giống trên 1,6 triệu ha, đến nay đã thu hoạch được 228.000 ha, năng suất

bình quân đạt từ4,2 - 4,3 tấn/ha. Các giống lúa được gieo cấy phổbiến là OM 4900, OM

2717, OM 4498, OMCS 2000, OM 6073, OM 6162 Đặc biệt giống lúa IR 50404, toàn

vùng chiếm khoảng 18% diện tích, vượt 3% so với chỉ đạo vềcơcấu giống của BộNông

nghiệp-PTNT. toàn vùng có 130.991 ha lúa bịnhiễm rầy nâu, giảm 54.345 ha so với cùng

kỳnăm trước, trong đó diện tích bịnhiễm nặng là 16.771 ha, tập trung ởcác tỉnh Long An,

Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu. Bệnh vàng lùn - lùn

xoắn lá ởcác tỉnh Nam bộtừ đầu vụ đến nay chỉnhiễm 444,7 ha, giảm 1.181 ha so với

cùng kỳ. Đặc biệt bệnh đạo ôn lá xuất hiện ởhầu hết trên diện tích lúa của các tỉnh trong

giai đoạn từ đẻnhánh đến làm đòng với diện tích nhiễm là 92.551 ha, tăng 28.540 ha so

với cùng kỳ.

pdf13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tin tổng hợp thị trường lúa gạo (7/2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho vụ thu đông là từ đầu tháng 7 đến 20/8/2009 và vụ mùa là trong tháng 8 và tháng 9/2009, đồng thời đề nghị các tỉnh hạn chế đến mức thấp nhất canh tác giống lúa IR 50404 và giống OM 576 (dưới mức 15% diện tích). – Trong tuần qua, trên diện tích 39.000 ha lúa hè thu của tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện cào cào gây hại. Mật độ trung bình từ 5-10 con/m2, cao nhất là 40-50 con/m2 ở các xã của huyện Đức Thọ và Hương Sơn. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo nông dân dùng vợt bắt cào cào và khuyến khích các chủ hộ bắt 1 kg cào cào được hưởng lợi 5 kg thóc. – Tại Cà Mau, thời tiết diễn biến phức tạp đã làm thiệt hại trên 700 ha lúa. Mưa liên tiếp sau đợt nắng nóng kéo dài đã làm cho 620 ha/24.500 ha diện tích lúa hè thu trong huyện Trần Văn Thời có nguy cơ mất trắng. – Theo dự thảo Đề án “An ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, diện tích đất canh tác lúa cần giữ đến năm 2020 là 3,6 triệu ha, trong đó đất chuyên lúa nước là 3,2 triệu ha. Sản lượng thóc dự kiến trong năm 2020 là 39,4 triệu tấn. Bên cạnh vấn đề đất canh tác, cần có các ý kiến chỉ đạo từ Chính phủ về các vấn đề như: biến đổi khí hậu, quản lý sản xuất nhiêu liệu sinh học, tăng năng suất lúa,… để đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn. 1.2 Thị trường vật tư đầu vào – Tuần qua, giá phân bón tiếp tục giảm sút. Giá phân Ure ở Cần Thơ và Hà Nội giảm từ 6,067 đồng/kg xuống 5,800 đồng/kg và từ 6,400 đồng/kg xuống còn 6,200 đồng/kg. Tương tự, giá phân DAP ở nhiều địa phương giảm đáng kể, trong đó mức giảm mạnh nhất là ở Cần Thơ (giảm 10,53%) và Hà Nội (giảm 11,48%). – Nguyên nhân giá phân bón liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây là nguồn cung phân bón dồi dào. Nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón đang gặp phải tình trạng tồn đọng hàng Trang 2/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 do sức mua trên thị trường yếu. Hiện nhiều địa phương đang thu hoạch rộ vụ hè thu, dẫn đến nhu cầu phân bón ở mức thấp. – Theo công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, hiện nay, doanh nghiệp vẫn chưa tăng giá phân bón. Mặc dù chi phí sản xuất phân bón tăng do giá xăng dầu và giá cước vận tải tăng, nhưng doanh nghiệp chưa tăng giá phân bón do khó khăn về đầu ra, sức tiêu thụ yếu. 1.3 Gạo trong nước – Xu hướng nổi bật trong tuần qua là giá nhiều mặt hàng lúa gạo đều tăng so với trước đó. Lúa tẻ thường ở ĐBSCL có giá tăng từ khoảng 4,100-4,250 đồng/kg lên 4,200-4,350 đồng/kg. Cụ thể, giá lúa tẻ thường tăng lên 4,150 đồng/kg tại Cần Thơ và 4,200 đồng/kg tại Đà Nẵng. – Giá gạo tẻ thường tại Cần Thơ và Hà Nội tăng lên mức 8,000 đồng/kg và 8,500 đồng/kg. Ngoại trừ ở Tiền Giang, giá gạo tẻ thường sụt giảm đáng kể, xuống còn 5,650 đồng/kg (mức giảm 13,08%). – Thị trường gạo trong nước tuần qua sôi động do hoạt động thu mua lúa của các thương lái cho nhu cầu chế biến gạo xuất khẩu. Hiện nay, lúa hàng hóa vụ đông xuân trong dân đã tiêu thụ gần hết, chủ yếu còn trong kho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vụ hè thu đang vào thu hoạch đã đảm bảo nguồn cung gạo cho xuất khẩu, làm cho thị trường gạo càng trở nên nhộn nhịp. 1.4 Gạo xuất khẩu – Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần qua chững lại sau khi tăng lên 413 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 355 USD/tấn đối với gạo 25% trong tuần trước đó. – Thị trường xuất khẩu gạo tương đối ổn định là nhờ Thái Lan và Ấn Độ vẫn chưa xuất khẩu gạo trở lại, nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước vẫn đang ở mức cao. Theo cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA), nước này sẽ nhập khẩu thêm 350.000 tấn gạo quy xay, ngoài lượng 1,5 triệu tấn đã mua của Việt nam. Manila cũng đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu 200.000 tấn gạo từ nay tới 31/8/2009. Ngoài ra, châu Phi dự kiến sẽ mua 400.000 tấn gạo trong tháng 7 và tháng 8/2009, bao gồm 100.000 tấn gạo sấy của Thái và khoảng 300.000 tấn gạo Việt Nam. – Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thái Lan ngày 13/7 nhận định việc Việt Nam và Thái Lan bắt tay cùng hợp tác sẽ giúp ổn định giá gạo trên thị trường, tạo cơ hội cho hai bên có Trang 3/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 thêm quyền mặc cả trong quá trình thương thảo các hợp đồng bán thóc gạo. Thái Lan và Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với nhau để hạn chế cạnh tranh và tránh dẫn đến tình trạng giá gạo sụt giảm, ảnh hưởng tới lợi ích của người sản xuất. Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam Huỳnh Minh Huệ ghi nhận nỗ lực của nông dân và ngành nông nghiệp trong sách lược tăng năng suất và uy tín trên thị trường, song nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu của gạo Việt Nam, khi an ninh lương thực đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. B. THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1. Thái Lan – Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan không có nhiều biến động. Gạo 25% tấm xuất khẩu của Thái Lan có giá giữ nguyên ở mức 490 USD/tấn. Gạo 5% tấm giảm tăng nhẹ từ 552 USD/tấn lên 560 USD/tấn (tăng 1,45%). Mặc dù khách hàng châu Phi không mua tích cực như của Chính phủ, giá gạo xuất khẩu nước này vẫn duy trì ở mức cao. – Chính phủ Thái Lan đang có kế hoạch bán lượng gạo dự trữ trong thời gian tới. Hiện tại, dự trữ gạo của Thái Lan đang ở mức kỷ lục 6 triệu tấn và có khả năng tăng lên 7 tấn vào cuối tháng 7. Bộ trưởng Bộ thương mại Thái Lan cho biết sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc mở kho gạo dự trữ từ Cục Ngoại thương ngay khi được sự đồng ý từ Hội đồng Chính sách Gạo Quốc gia vào tuần tới. – Ngày 13/07/2009, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Chính phủ Iran, trong đó, Thái Lan bày tỏ nguyện vọng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu gạo sang các nước châu Phi, Trung Đông và đặc biệt là Iran. Trong 5 tháng đầu năm 2009, Iran đã mua 2.263 tấn gạo từ Thái Lan so với con số 73,136 tấn năm 2008. Hàng năm, Iran nhập khẩu 3 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo thơm. 2. Ấn Độ Thời gian qua, Ấn Độ vẫn chưa có thêm động thái gì về việc mở cửa xuất khẩu gạo trở lại do lo ngại về thời tiết và đảm bảo an ninh lương thực. Cuối ngày 13/7, một quan chức Ấn Độ phụ trách về thương mại cho hay Chính phủ nước này hiện chưa có kế hoạch nới lỏng hạn chế xuất khẩu ngũ cốc vì chưa chắc chắn vụ lúa 2009-2010 có bội thu hay không. 3. Indonesia Trang 4/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 Indonesia, từ một nhập khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, cũng dự kiến xuất khẩu gạo do đạt sản lượng tăng cao. Dự báo năm nay, Indonesia sẽ sản xuất được 38 triệu tấn gạo. Ngoài số lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước, Indonesia sẽ còn khoảng 2 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Hiện các nhà chức trách của nước này đang trao đổi với một số nước để xuất khẩu lượng gạo này, đặc biệt là gạo chất lượng trung bình. C. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG 1. Thị trường trong nước Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và có khả năng suy giảm. Sau một thời gian tạm dừng xuất khẩu, một số nước đã có dấu hiệu chuẩn bị xuất khẩu trở lại, điển hình là Thái Lan. Như vậy, lượng cung gạo xuất khẩu trên thế giới tăng sẽ tác động làm giảm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng. 2. Thị trường thế giới Thị trường gạo thế giới hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào tình hình xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ - hai nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Dự báo trong thời gian tới, Thái Lan sẽ sớm xuất khẩu gạo trở lại. Ấn Độ tuy chưa mở cửa xuất khẩu gạo, nhưng trong 6 tháng cuối năm 2009, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ tăng cường xuất khẩu. Nguồn cung tăng mạnh từ Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia trong thời gian tới sẽ làm giá gạo trên thị trường thế giới giảm đáng kể. D. CÁC THÔNG TIN KHÁC THAM KHẢO 1. Indonexia tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo – Indonexia đang thương lượng với một số nước về việc xuất khẩu gạo, nhất là loại chất lượng trung bình. Hiện Indonexia đang dư thừa khoảng 2 – 3 tấn, và nếu xuất khẩu với khối lượng như vậy, Indonexia sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. Nước này đã thành công trong việc tự cung tự cấp gạo trong năm 2008, nhờ tăng trợ cấp của Chính phủ cho nông dân, đặc biệt là trợ cấp về hạt giống thóc và phân bón. Chủ tịch Cơ Trang 5/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 quan Hậu cần Quốc gia Indonexia, Mustafa Abubakar, cho biết Malaysia đã tiếp cận với Indonexia về khả năng nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo chất lượng trung bình trong tương lai gần. – Các nước khác như Philippine và Nam Phi cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Gần đây, Indonexia mới chỉ xuất khẩu 15.000 tấn gạo chất lượng cao. – Trong những năm trước, Indonexia thường nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo Thái lan hoặc Việt Nam để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng gạo của nước này tăng tới 38 triệu tấn, đem lại khoảng 2-3 triệu tấn gạo dư thừa. – Ông Mustafa đã kêu gọi Chính phủ nới lỏng những quy định về giới hạn xuất khẩu để nước này có thể xuất khẩu thêm nhiều gạo. – Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Chính phủ Indonexia quy định giới hạn xuất khẩu cho mỗi đơn vị không quá 100.000 tấn. (Theo Vinanet) 2. Gạo một bụi đỏ Hồng Dân ra thị trường – TT - Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hồng Dân” cho gạo một bụi đỏ Hồng Dân (Bạc Liêu), ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức sản xuất và đóng gói loại gạo đặc sản này bán ra thị trường với thương hiệu “Một bụi đỏ Hồng Dân”. Loại gạo này có màu vàng sẫm hơi ánh đỏ nên người dân quen gọi là “một bụi đỏ”. Gạo nấu lên cho cơm thơm, nở mềm, có hàm lượng tinh bột 85%, protein 8% và 1,5% đạm. – Hiện giống lúa một bụi đỏ Hồng Dân được trồng tập trung ở huyện Hồng Dân và huyện Phước Long (Hồng Dân cũ) của tỉnh Bạc Liêu với diện tích ổn định khoảng 21.000ha. (Nguồn: temid=135) 3. Giá lương thực tại nhiều nước vẫn cao – Trong báo cáo mới nhất mang tên Tình hình lương thực và triển vọng sản xuất, giá lương thực tại nhiều nước đang phát triển vẫn ở mức cao mặc dù giá quốc tế giảm mạnh và thu hoạch ngũ cốc tại nhiều nước khá tốt. – Tại một số nước, giá lương thực thậm chí còn vượt qua những giá đỉnh cao của một năm Trang 6/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 trước hoặc thậm chí chỉ đứng dưới mức kỷ lục khiến hàng triệu người gặp khó khăn. – Tại khu vực cận sa mạc Sahara thuộc châu Phi, theo quan sát của FAO, từ 80-90% giá lương ngũ cốc tại 27 quốc gia vẫn cao hơn 25% so với trước khi khủng hoảng tăng giá lương thực xảy ra vào hai năm trước. – Ở châu Á, Mỹ la tinh và Caribe, từ 40-80% giá lương thực tại 31 nước vẫn cao hơn khoảng 25% so với thời điểm trước khi khủng hoảng lương thực. – Tình hình giá lương thực vẫn tiếp tục leo thang sẽ làm tăng lo ngại về vấn đề an ninh lương thực ở cả khu vực nông thôn và thành thị do nhiều người sẽ phải chi một khoản đáng kể trong thu nhập để mua đồ ăn. – Tại Sudan, một nước thuộc khu vực Đông Phi, giá cao lương trong tháng 6 đã tăng gấp 3 lần so với hai năm trước. Tại Uganda, Kenya và Ethiopia, giá ngô cũng tăng gấp đôi so với hai năm trước. Còn ở khu vực Nam Phi, giá ngô đã giảm trong những tháng gần đây do mua màng bội thu nhưng giá vẫn cao hơn so với trước khi xảy ra khủng hoảng. – Còn ở Tây Phi, giá lương thực cũng giảm vào cuối năm 2008 do thu hoạch ngũ cốc khả quan nhưng giá đã tăng trở lại vào năm 2009. Tại Ghana, giá ngô ở thủ đô Accra đã tăng gấp đôi kể từ 6/2007. – Trong số những lý do giải thích về giá lương thực leo thang, báo cáo của FAO đưa ra những lý do như sản lượng thu hoạch giảm, nhập khẩu tăng hoặc tạm ngừng, xung đột nội chiến, nhu cầu tăng mạnh ở những quốc gia láng giêngf và dòng chảy thương mại khu vực, đồng nội tệ mất giá, chính sách lương thực và thương mại thay đổi, thu nhập tăng kéo nhu cầu đi lên, và giao thông hạn chế đẩy chỉ phí vận chuyển lên. ™ Cung ngũ cốc vẫn thỏa mãn nhu cầu – Triển vọng đối với nguồn cung ngũ cốc trên thế giới vẫn thỏa mãn nhu cầu mặc dù sản lượng ngũ cốc trên thế giới trong năm 2009 được ước tính giảm 3% so với mức kỷ lục năm ngoái. Sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm 2009 được dự báo ở mức 2208 triệu tấn, giảm 3,4% so với thu hoạch kỷ lục của năm ngoái, tuy nhiên cũng là vụ thu hoạch lớn thứ hai từ trước tới nay. Dự báo sản lượng lúa mì sẽ giảm. – Tại những nước thâm hụt lương thực có thu nhập thấp, triển vọng ngũ cốc nhìn chung khá hứa hẹn và tổng sản lượng được dự đoán sẽ tăng năm thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, triển vọng không chắc chắn tại những khu vực Đông và Tây Phi cũng như một số nước châu Á. Trang 7/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 ™ 30 nước trong khủng hoảng – Bất kể triển vọng lạc quan về nguồn cũng ngũ cốc trên thế giới, 30 quốc gia trên toàn cầu vẫn trong khủng hoảng và cần sự hỗ trợ do thảm họa thiên nhiên, bệnh dịch, xung đột nội chiến và những vấn đề kinh tế. – Hội nghị Lương thực thế giới do FAO tổ chức sẽ diễn ra tại Rome từ ngày 16-18/11 với mục đích tạo sự đồng thuận trong giảm đói nghèo, nâng cao quản lý hệ thống nông nghiệp quốc tế và những chính sách, chương trình đảm báo an ninh lương thực thế giới. Khánh Hoa Theo FAO 4. Các Tỉnh ĐBSCL cần xác định vụ Thu Đông là vụ lúa chính để chỉ đạo sản xuất. – Theo báo cáo của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật, vụ lúa hè thu năm 2009 các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống trên 1,6 triệu ha, đến nay đã thu hoạch được 228.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 4,2 - 4,3 tấn/ha. Các giống lúa được gieo cấy phổ biến là OM 4900, OM 2717, OM 4498, OMCS 2000, OM 6073, OM 6162… Đặc biệt giống lúa IR 50404, toàn vùng chiếm khoảng 18% diện tích, vượt 3% so với chỉ đạo về cơ cấu giống của Bộ Nông nghiệp-PTNT. toàn vùng có 130.991 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, giảm 54.345 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 16.771 ha, tập trung ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu. Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá ở các tỉnh Nam bộ từ đầu vụ đến nay chỉ nhiễm 444,7 ha, giảm 1.181 ha so với cùng kỳ. Đặc biệt bệnh đạo ôn lá xuất hiện ở hầu hết trên diện tích lúa của các tỉnh trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng với diện tích nhiễm là 92.551 ha, tăng 28.540 ha so với cùng kỳ. – Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng vụ lúa hè thu đến nay đã cơ bản thắng lợi về diện tích, năng suất, công tác phòng trừ dịch hại. Tuy nhiên các tỉnh ĐBSCL cần phải xác định vụ lúa thu đông là vụ chính trong năm để chỉ đạo sản xuất. Không nên xuống giống lúa thu đông sau ngày 20/8/2009 để không ảnh hưởng đến thời vụ cũng như cầu nối dịch hại cho vụ lúa đông xuân tới. Về cơ cấu giống, phải có 70% giống chất lượng cao, hạt dài, không bạc bụng là an toàn, đầu ra không đáng ngại. Trang 8/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 Không nên gieo sạ 1 giống chiếm diện tích lớn trên 1 cánh đồng; một vùng mà phải cơ cấu nhiều loại giống để hạn chế dịch hại và thuận lợi trong khâu tiêu thụ. Phải xác định vụ lúa thu đông là cơ hội để nhân giống lúa cho vụ đông xuân nên chất lượng giống gieo sạ phải đặc biệt chú ý. Bộ NN-PTNT sắp tới sẽ đề xuất với Chính phủ đưa ra giá sàn bảo hiểm cho cây lúa ở vụ hè thu là 3.800 đ/kg, đảm bảo nông dân có lợi nhuận 30% để bà con an tâm sản xuất. – Tại hội nghị này, Cục Trồng trọt cũng đã đưa ra khung thời vụ xuống giống cho vụ thu đông là từ đầu tháng 7 đến 20/8/2009 và vụ mùa là trong tháng 8 và tháng 9/2009, đồng thời đề nghị các tỉnh hạn chế đến mức thấp nhất canh tác giống lúa IR 50404 và giống OM 576 (dưới mức 15% diện tích); các giống lúa có năng suất và chất lượng cao chiếm từ 60 đến 70% diện tích; các giống lúa đặc sản, lúa thơm chiếm tỷ lệ từ 15 đến 20% diện tích./. (Nguồn: 5. Tiền Giang: Mô hình hợp tác xã trồng lúa Global GAP hấp dẫn nông dân. – Ông Trương Văn Bảy, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết, sau sự kiện lúa gạo chất lượng cao, an toàn được vinh dự nhận chứng chỉ Global GAP, mô hình Hợp tác xã Mỹ Thành đang hấp dẫn nông dân địa phương; qui mô mở rộng lên gấp ba trước đây với 520 hộ xã viên, diện tích sản xuất lên trên 330 ha tại hai xã Mỹ Thành Bắc và Mỹ Thành Nam. – Đặc biệt, trong vụ hè thu 2009, đơn vị mở rộng diện tích trồng lúa theo tiêu chí Global GAP lên 100 ha. Để đảm bảo mục tiêu, Ban chủ nhiệm hợp tác xã kết hợp cùng công ty ADC ký kết hợp đồng sản xuất cụ thể đối với từng hộ xã viên, chuyển giao qui trình sản xuất và hỗ trợ bà con từ khâu tuyển chọn giống đến khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch theo những tiêu chí có giám sát kiểm tra nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hỗ trợ mỗi hộ 20 triệu đồng vốn vay ưu đãi không tính lãi trong thời gian 3 năm cho những xã viên trồng lúa theo tiêu chí Global GAP nhằm khuyến khích xã viên mở rộng diện tích, tạo vùng lúa gạo hàng hóa Global GAP tập trung cung ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Những đòi hỏi nghiêm ngặt khi sản xuất lúa gạo Global GAP gồm: các hộ xã viên phải có sân phơi; nhà vệ sinh; nhà kho chứa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; tủ thuốc gia đình; sổ sách theo dõi ghi chép cụ thể...Mục tiêu đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho cả người sản xuất lẫn tiêu dùng vừa tránh ô nhiễm môi trường. Trang 9/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 – Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành đang trở thành điển hình về cung cách làm ăn tập thể mới vừa gắn kết chặt chẽ mối liên kết “4 nhà” mang lại nhiều mối lợi lớn cho nông hộ xã viên trong khi con đường làm ăn riêng lẻ đang ngày càng nhiêu khê và thua thiệt. Đặc biệt, từ mối liên kết “4 nhà”, Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành giành thắng lợi ngoạn mục khi liên kết được với Công ty ADC tổ chức sản xuất, tiêu thụ, quảng bá lúa gạo đạt tiêu chí Global GAP. Lúa Global GAP Mỹ Thành được công ty ADC bao tiêu toàn bộ với giá cao hơn bình quân giá thị trường 20%. Đây là một trong những động lực lớn động viên nông hộ đăng ký tham gia hợp tác xã, đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích trồng lúa đạt tiêu chí Global GAP cũng như khẳng định thương hiệu gạo chất lượng cao “Tứ Quí” được ưa chuộng trên thị trường./. (Nguồn: 6. Nâng cao tay nghề cho nông dân – Theo dự thảo kế hoạch, mỗi năm sẽ có khoảng 1 triệu nông dân được đào tạo nghề, trong đó khoảng 0,3 triệu người được đào tạo để trở thành nông dân “chất lượng cao”. Liệu có dễ để đưa nông dân đến trường và họ sẽ học những gì ở đó? – Dự kiến, nông dân có trình độ, có quyết tâm gắn bó với nông nghiệp sẽ phải xét tuyển hoặc thi tuyển để theo học chương trình đào tạo bài bản. Họ sẽ phải đến trường, được học theo giáo trình trong thời gian ba tháng, một năm... chứ không như những khóa học tập kinh nghiệm, hội thảo đầu bờ, tham quan... chỉ vài ba ngày như trước đây. – Như vậy, nếu không có kế hoạch tuyển chọn, sắp xếp lớp và những giáo án, chương trình đào tạo phù hợp, không dễ để kéo nông dân đi học, nhất là mặt bằng học vấn của nông dân hiện nay không cao. Đây là vấn đề nan giải, nhất là khi cơ sở dạy nghề và đội ngũ giảng viên khó đáp ứng. – Mặt khác, nếu chương trình đưa ra chỉ tiêu cụ thể, không khéo lại có những học viên “ngồi nhầm chỗ” chỉ để đạt kế hoạch và “tiêu” hết kinh phí được rót xuống. ™ Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đầu tư cho nông dân học nghề nuôi nhím – Nhiều người cho rằng chỉ cần làm tốt chuyện khuyến nông là đủ. Nếu có cho nông dân đi học, thì cũng chỉ nên gói gọn trong vài ba ngày. – Trong khi đó, theo các chuyên gia, điều mà nông dân mong muốn nhất hiện nay là được Trang 10/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 Nhà nước hỗ trợ, xây dựng hệ thống thông tin, hoàn chỉnh mạng lưới tiêu thụ nông sản để nuôi trồng, canh tác đúng nhu cầu thị trường và sản phẩm bán được giá nhất. Còn nghề nông nghiệp, lâu nay nông dân đã làm khá tốt, hàng triệu tấn lúa, hàng trăm ngàn tấn cá da trơn... họ đều đủ khả năng sản xuất, có điều hiệu quả chưa như mong muốn cũng do khó khăn về thị trường tiêu thụ. – Tuy nhiên, xét về lâu dài thì dạy nông dân kiến thức là đầu tư khôn ngoan hơn cả. Bởi nếu nghề này không phù hợp họ có thể chuyển nghề hoặc thay đổi phương thức canh tác. Trình độ nông dân Việt Nam còn hạn chế so với thế giới nên năng suất lao đọng thấp tỷ lệ thuận với thu nhập bèo bọt. Hiện nay, Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước là 25%; lao động nông thôn qua đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế (vùng Đồng bằng Sông Hồng 19,4%, đồng bằng Sông Cửu long 17,9%; trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%). – Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề. – Khắc phục thực trạng nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". – Đề án xây dựng cho 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 2009-2010, một mặt tiếp tục thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo Dự án "Tăng cường năng lực dạy nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 (khoảng 800.000 người trong 2 năm 2009-2010), mặt khác thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị triển khai đại trà cho các giai đoạn tiếp. Giai đoạn 2011-2015: Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn. Giai đoạn 2016-2020: Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội, đào tạo chuyên sâu cho 500.000 lượt cán bộ, công chức xã. – Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn Ngân sách Nhà nước dự kiến là 32.679 tỷ đồng. Trong số đó, kinh phí dạy nghề lao động nông thôn là 31.153 tỷ đồng (25.551 tỷ đồng để chi hỗ trợ nông dân học nghề; 5.105 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trường, trung tâm dạy nghề huyện). Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 1.526 tỷ đồng. Trang 11/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 – Theo tính toán, 179 nghề cần phải đào tạo cho nông dân, đồng thời cần phải thay đổi cung cách đào tạo, để người nông dân được chọn trường, chọn nghề cần học. Trường đào tạo nghề cho nông dân không nhất thiết là trường của nhà nước, do vậy cần đẩy mạnh xã hội hóa và đào tạo nghề cho nông dân; ưu tiên đào tạo nghề cho những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất công nghiệp, đô thị. (Nguồn: 7. Số liệu thống kê xuất khẩu gạo sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2009 – Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu được 3.152.035 tấn gạo, đạt kim ngạch 1.490.974.444 USD (tăng 28,78% về kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2009). Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 20 thị trường chính; trong đó, Philippine là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất với 1.383.609 tấn, trị giá 752.373.472 USD (chiếm 43,90% về lượng và 50,46% về kim ngạch của cả nước). – Thị trường Malaysia đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch, đạt 128.802.355USD, chiếm 8,64% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Tiếp sau là các thị trường Irắc, Cuba, Singapore... – Hiện nay nông dân đồng bằng Sông Cửu Long đã thu hoạch xong lúa đông xuân và đang thu hoạch lúa hè thu sớm. Giá lúa dao động từ 4.200 - 4.300 đồng/kg, tuỳ chất lượng lúa và địa phương. – Giá gạo nguyên liệu loại 1 khoảng 5.600 - 5.670 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg, tuỳ từng địa phương. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu khoảng 6.950 - 7.000 đồng/kg; gạo 15% tấm khoảng 6.450-6.500 đồng/kg, gạo 25% tấm ở mức 5.700-5.800 đồng/kg. – Trung tâm thông tin Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể đạt 5,5 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với năm 2008. – Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ đạt 6 triệu tấn, kế hoạch xuất khẩu gạo trong 6 tháng cuối năm 2009, chủ yếu tập trung vào tiêu thụ lúa gạo hàng hoá vụ hè thu và thu đông. (Nguồn: temid=135) Trang 12/13 Website: www.scb.com.vn – SWIFT: SACLVNVX ĐT: (84-8) 3920 6501 – Fax: (84-8) 3920 6505 @ Thông tin được trích dẫn từ các nguồn sau: a. b. http:// www.oryza.com c. d. e. f. (hiệp hội lương thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBantintonghopthitruongluagao.pdf
Tài liệu liên quan