MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
DANH MỤC PHỤ LỤC xiii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam 5
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Phú Thiện 6
2.2.1 Vị trí địa lý 6
2.2.2 Địa hình 6
2.2.3 Thời tiết, khí hậu 6
2.2.4 Thủy văn 7
2.2.5 Tài nguyên đất 8
2.2.6 Các nguồn tài nguyên khác 8
2.3 Tình hình kinh tế xã hội 8
2.3.1 Dân số và lao động 8
2.3.2 Sản xuất nông nghiệp 10
2.3.3 Sản xuất lâm nghiệp 10
2.3.4 Sản xuất các ngành nghề khác 10
2.3.5 Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi 11
2.3.6 Tình hình sử dụng đất đai 12
2.3.7 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn 13
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Cơ sở lý luận 15
3.1.1 Khái niệm kinh tế hộ 15
3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ 15
3.1.3. Vai trò kinh tế hộ 16
3.1.4 Đặc điểm sinh trưởng của một số giống lúa tại địa phương 16
3.1.5 Một số yêu cầu kỹ thuật của cây lúa 18
3.1.6 Bệnh thường gặp ở lúa 20
3.1.7 Khái niệm hiệu quả kinh tế 22
3.1.8 Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả 22
3.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 23
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra 25
4.1.1 Tình hình sản xuất 25
4.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn huyện 27
4.2 Mô tả mẫu điều tra sản xuất lúa tại nông hộ tại 3 xã 29
4.3 Lịch thời vụ sản xuất lúa của 3 xã Chư A Thai, IaKe và Ayun Hạ 34
4.4 Kết quả sản xuất lúa tại huyện Phú Thiện 2009 36
4.4.1 Các chi phí trong quá trình sản xuất lúa tại huyện Phú Thiện 36
4.4.2 CPBQ và KQ,HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009 39
4.4.3 CPBQ và KQ, HQ giống thường vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009 43
4.4.4 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 2009 47
4.4.5 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 48
4.3.6 CPBQ và KQ, HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2007 49
4.4.7 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 53
4.4.8 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Mùa 2009 54
4.5 So sánh những thuận lợi và thách thức trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa 2 loại lúa đang canh tác 55
4.5.1 Hiệu quả kinh tế 55
4.5.3 Rủi ro khi đầu tư 55
4.5.4 Điều kiện đầu tư 55
4.5.5 Thị trường tiêu thụ 56
4.6 Ưu điểm và nhược điểm của 2 giống lúa 56
4.7 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng năng suất 57
4.7.1 Thời tiết 57
4.7.2 Giống lúa 57
4.7.3 Kinh nghiệm sản xuất lúa 58
4.7.4 Trình độ học vấn 58
4.7.5 Kỹ thuật trồng lúa 58
4.7.6 Chất lượng đất 59
4.7.7 Phân bón và thuốc BVTV 59
4.8 Tình hình tham gia khuyến nông 60
4.9 Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ 60
4.10 Nguyện vọng của nông hộ trong sản xuất lúa 61
4.11. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa 61
4.11.1. Thuận lợi 62
4.11.2 Khó khăn 62
4.12. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất lúa 63
4.12.1 Về vốn 63
4.12.2 Về kỹ thuật 64
4.12.3 Về nâng cao chất lượng 64
4.12.4 Về giá cả 64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
96 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 9148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA BẰNG GIỐNG LÚA HT1 TẠI HUYỆN PHÚ THIỆN – GIA LAI
TRƯƠNG THỊ THỦY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai” do Trương Thị Thủy, sinh viên khóa 32, ngành Phát Triển Nông Thôn Và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày .
Trần Đắc Dân
Người hướng dẫn,
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con xin gởi tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, động viên... để con có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa và tất cả các thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích trong thời gian tôi học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn và các phòng ban khác huyện Phú Thiện – Gia Lai, đặc biệt là chú Dương, anh Tý đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể bà con canh tác lúa trên địa bàn huyện đã cung cấp những thông tin quý báu để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
TP HCM, ngày tháng năm 2010
Người viết
Trương Thị Thủy
NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG THỊ THỦY, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 7 năm 2010. “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai”.
TRUONG THI THUY, Falcuty of Economics, Nong Lam University. July 2010. “Evaluating economic efficiency of HT1 rice variety production in Phu Thien disctrict – Gia Lai province”.
Đề tài tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa HT1 trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 50 nông hộ canh tác giống lúa HT1, 20 hộ trồng lúa giống khác và 20 hộ trồng giống lúa HT1 trước đây (năm 2007) tại địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Đề tài đã sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu để xác định hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác bằng giống lúa HT1 so với mô hình sản xuất bằng giống lúa khác và mô hình trồng lúa trước đây để thấy được hiệu quả kinh tế mà giống HT1 mang lại là hơn hẳn so với các giống lúa khác. Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ canh tác lúa trên địa bàn Huyện.
Ngoài ra, đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả cho thấy thời tiết, kinh nghiệm trồng, phân bón, thuốc BVTV và kỹ thuật trồng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất lúa tại địa phương. Việc canh tác bằng giống lúa HT1 đã mang lại thu nhập và lợi nhuận cao hơn các giống lúa khác của nông hộ, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm, do quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn về kỹ thuật canh tác, thị trường, thiếu vốn trong quá trình sản xuất, … Đó là những vấn đề cần được các cấp chính quyền xã, huyện quan tâm hỗ trợ để việc canh tác lúa phát triển theo hướng bền vững, phù hợp với tình hình thực tế
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
DANH MỤC PHỤ LỤC xiii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam 5
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Phú Thiện 6
2.2.1 Vị trí địa lý 6
2.2.2 Địa hình 6
2.2.3 Thời tiết, khí hậu 6
2.2.4 Thủy văn 7
2.2.5 Tài nguyên đất 8
2.2.6 Các nguồn tài nguyên khác 8
2.3 Tình hình kinh tế xã hội 8
2.3.1 Dân số và lao động 8
2.3.2 Sản xuất nông nghiệp 10
2.3.3 Sản xuất lâm nghiệp 10
2.3.4 Sản xuất các ngành nghề khác 10
2.3.5 Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi 11
2.3.6 Tình hình sử dụng đất đai 12
2.3.7 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn 13
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Cơ sở lý luận 15
3.1.1 Khái niệm kinh tế hộ 15
3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ 15
3.1.3. Vai trò kinh tế hộ 16
3.1.4 Đặc điểm sinh trưởng của một số giống lúa tại địa phương 16
3.1.5 Một số yêu cầu kỹ thuật của cây lúa 18
3.1.6 Bệnh thường gặp ở lúa 20
3.1.7 Khái niệm hiệu quả kinh tế 22
3.1.8 Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả 22
3.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 23
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra 25
4.1.1 Tình hình sản xuất 25
4.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn huyện 27
4.2 Mô tả mẫu điều tra sản xuất lúa tại nông hộ tại 3 xã 29
4.3 Lịch thời vụ sản xuất lúa của 3 xã Chư A Thai, IaKe và Ayun Hạ 34
4.4 Kết quả sản xuất lúa tại huyện Phú Thiện 2009 36
4.4.1 Các chi phí trong quá trình sản xuất lúa tại huyện Phú Thiện 36
4.4.2 CPBQ và KQ,HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009 39
4.4.3 CPBQ và KQ, HQ giống thường vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009 43
4.4.4 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 2009 47
4.4.5 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 48
4.3.6 CPBQ và KQ, HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2007 49
4.4.7 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 53
4.4.8 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Mùa 2009 54
4.5 So sánh những thuận lợi và thách thức trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa 2 loại lúa đang canh tác 55
4.5.1 Hiệu quả kinh tế 55
4.5.3 Rủi ro khi đầu tư 55
4.5.4 Điều kiện đầu tư 55
4.5.5 Thị trường tiêu thụ 56
4.6 Ưu điểm và nhược điểm của 2 giống lúa 56
4.7 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng năng suất 57
4.7.1 Thời tiết 57
4.7.2 Giống lúa 57
4.7.3 Kinh nghiệm sản xuất lúa 58
4.7.4 Trình độ học vấn 58
4.7.5 Kỹ thuật trồng lúa 58
4.7.6 Chất lượng đất 59
4.7.7 Phân bón và thuốc BVTV 59
4.8 Tình hình tham gia khuyến nông 60
4.9 Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ 60
4.10 Nguyện vọng của nông hộ trong sản xuất lúa 61
4.11. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa 61
4.11.1. Thuận lợi 62
4.11.2 Khó khăn 62
4.12. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất lúa 63
4.12.1 Về vốn 63
4.12.2 Về kỹ thuật 64
4.12.3 Về nâng cao chất lượng 64
4.12.4 Về giá cả 64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CNH-HĐH Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá
ĐVT Đơn vị tính
DT Doanh thu
CP Chi phí
CPBQ Chi phí bình quân
CPVC Chi phí vật chất
TCP Tổng chi phí
LĐ Lao động
CPLĐ Chi phí lao động
TN Thu nhập
LN Lợi nhuận
KQ, HQ Kết quả, hiệu quả
DTTS Dân tộc thiểu số
KHKT Khoa học kỹ thuật
ND Nông dân
NH NN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NH CSXH Ngân hàng chính sách xã hội
PTTH Phổ thông trung học
THCS Trung học cơ sở
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn của huyện Phú Thiện từ 2007 – 2009. 9
Bảng 2.2: Tình Hình Giáo Dục ở Huyện Phú Thiện (năm 2009) 11
Bảng 2.3: Tình Hình Biến Động Đất tại Huyện Phú Thiện từ năm 2008 đến 2009 13
Bảng 4.1: Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2007 – 2009 vụ Đông Xuân và vụ Mùa của huyện Phú Thiện 26
Bảng 4.2: Tình hình giá lúa từ 2007 – 2009 tại huyện Phú Thiện 27
Bảng 4.3: Độ Tuổi Lao Động của Nông Hộ Canh Tác Lúa 30
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ 31
Bảng 4.5: Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ 32
Bảng 4.6: Lượng tiền vay phân bố theo nguồn vay 33
Bảng 4.7: Quy mô trồng lúa của các hộ điều tra 34
Bảng 4.8: Tổng CPVC sản xuất 1ha lúa năm 2009 37
Bảng 4.9: Tổng CPLĐ sản xuất 1ha lúa năm 2009 38
Bảng 4.10: CPBQ 1ha lúa giống HT1 trên vụ Đông Xuân 2009 39
Bảng 4.11: KQ - HQ 1ha lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 40
Bảng 4.12: CPBQ 1ha lúa giống HT1 trên vụ Mùa 2009 41
Bảng 4.13: Kết quả - hiệu quả 1ha lúa HT1 vụ Mùa 2009 42
Bảng 4.13: CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Đông Xuân 2009 43
Bảng 4.14: KQ, HQ 1ha lúa Thường vụ Đông Xuân 2009 44
Bảng 4.15: CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 45
Bảng 4.16: KQ, HQ 1 ha lúa thường vụ Mùa 2009 46
Bảng 4.17: So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 2009 47
Bảng 4.18: So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 48
Bảng 4.19: CPBQ vụ Đông Xuân giống HT1 năm 2007 49
Bảng 4.20: CPBQ vụ Mùa Lúa HT1 năm 2007 50
Bảng 4.21: KQ, HQ giống lúa HT1 vụ Đông Xuân năm 2007 51
Bảng 4.22: KQ, HQ giống lúa HT1 vụ Mùa năm 2007 52
Bảng 4.23: So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 53
Bảng 4.24: So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Mùa 2009 54
Bảng 4.25: Bảng trình độ học vấn nông hộ sản xuất lúa 58
Bảng 4.26 Chất lượng đất ảnh hưởng đến năng suất 59
Bảng 4.27: Số lần tham gia tập huấn khuyến nông 60
Bảng 4.28: Dự định của người dân trồng lúa 60
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giá lúa từ 2007 - 2009 ở huyện Phú Thiện 27
Hình 4.2: Sơ Đồ Kênh Tiêu thụ lúa tại huyện Phú Thiện. 28
Hình 4.3 Biểu đồ tình hình nhân khẩu các hộ trồng lúa ở 3 xã Chư A Thai, Ayun Hạ và Iake 30
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số hình ảnh minh họa
Phụ lục 2. Danh sách các hộ điều tra
Phụ lục 3: Phiếu điều tra nông hộ
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, vì vậy nông nghiệp và nông thôn là vấn đề thời sự luôn đuợc các cấp, các ngành quan tâm. Chưa bao giờ, vấn đề nông nghiệp và nông thôn lại có sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu lí luận và thực tiễn như hiện nay.
Trong những năm gần đây, với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nông nghiệp đã mang lại cho nền nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, đây là nền tảng góp phần quan trọng trong chiến lược XĐGN. Với một nước đi lên từ nền nông nghiệp nghèo nàn, luôn trong tình trạng thiếu lương thực, chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo. Thành quả này không chỉ nhờ vào chính sách chỉ đạo của Đảng, nhà nước mà còn nhờ vào khả năng ứng dụng, tìm kiếm kỹ thuật, mô hình sản xuất mới của người nông dân trên khắp cả nước. Người dân Việt Nam đã không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới. Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, đối với ngành lúa gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống mới vào sản xuất đã giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình trên con đường xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên được biết đến với các sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu... Nhưng bên cạnh đó cây lúa cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà. Với diện tích gieo trồng là 36.280 ha (theo Tổng cục thống kê năm 2008), cây lúa được xem là cây ngắn ngày chủ lực của tỉnh. Đối với người dân nơi đây, việc chọn giống lúa vừa thích nghi với điều kiện tự nhiên, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao đã gây trở ngại cho người nông dân trong khâu chọn giống để đưa vào sản xuất đại trà.
Huyện Phú Thiện thuộc phía Đông Nam Gia Lai là huyện mới được thành lập năm 2007, có diện tích tự nhiên 50.191 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 21.303,70 ha, với diện tích sản xuất lúa khá lớn (7.680,74 ha), được cung cấp nguồn nước dồi dào từ hồ chứa Ayun Hạ, là điều kiện rất thuận lợi để canh tác lúa nước. Và chính nơi đây được coi là vựa lúa của Tây Nguyên bởi sản lượng mà nó cung ứng mỗi năm, nguồn lúa gạo ở đây không những đáp ứng cho huyện nhà mà còn cho các tỉnh lân cận như Kon Tum, Đăklăk, Bình Định,... Với điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng người dân địa phương vẫn còn trăn trở trong việc lựa chọn giống lúa thích hợp để đưa vào sản xuất. Đó là làm sao chọn được loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, kháng sâu bệnh tốt lại cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong các nhóm giống mà người nông dân canh tác, HT1 là giống lúa hiện đang được sản xuất khá phổ biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu quả kinh tế của nó hơn hẳn với các giống lúa khác. Với mong muốn sau đề tài này người dân sẽ biết tới giống lúa HT1 và chọn nó canh tác để mang lại hiệu quả cao nhất. Đó cũng chính là lý do tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện - Gia Lai”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình sản xuất lúa của bà con nông dân khi đưa giống HT1 vào sản xuất trên diện rộng tại địa bàn huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tình hình gieo trồng bằng giống lúa HT1 của các hộ dân tại địa phương
- Đánh giá hiệu quả của chi phí bỏ ra và công sức lao động của người dân khi quyết định sử dụng giống lúa này
- Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa giống lúa HT1 và các giống lúa khác để thấy được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống HT1.
- Phân tích các nhân tố ảnh huởng đến năng suất khi canh tác lúa, các yếu tố thuận lợi, khó khăn khi canh tác giống lúa HT1.
- Từ đó đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn và phương hướng để giúp người dân địa phương xác định được giống lúa thích hợp cho việc đầu tư vào sản xuất.
- Khuyến cáo người dân sử dụng giống lúa HT1 với quy mô rộng hơn.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Tiến hành phỏng vấn nông hộ trồng lúa HT1 và một số giống lúa khác tại 3 xã Chư A Thai, IaKe và Ayun Hạ.
Thời gian: Từ 1/4/2010 – 30/5/2010
1.4 Nội dung nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kinh tế của giống lúa HT1 so với các giống lúa khác đang được sử dụng tại địa phương.
Đánh giá khả năng áp dụng và phổ biến của giống HT1 tại địa phương
Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại địa phương
1.5 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề
Sơ lược về lí do lựa chọn, mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu một số tình hình cơ bản của huyện Phú Thiện như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…đồng thời sơ lược hiện trạng chung về sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về các khái niệm sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: khái niệm kinh tế hộ, vai trò kinh tế hộ, đặc điểm một số giống lúa tại địa phương,các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế…cũng như phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Tìm hiểu cụ thể về thực trạng sản xuất giống lúa HT1 của nông hộ, lịch thời vụ của bà con nơi đây, so sánh KQ, HQ giữa giống lúa HT1 và các giống lúa khác ở hiện tại và trước đây (năm 2007). Bên cạnh đó, nêu lên những ưu nhược điểm của giống lúa HT1 và giống lúa thường để thấy được hiệu quả khi canh tác giống HT1. Đồng thời cũng nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, những nguyện vọng, dự định của người dân trồng lúa tại địa phương và đề xuất một số biện pháp để nâng cao năng suất đối với người trồng lúa.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị đối với quá trình canh tác lúa HT1 nói riêng và ngành trồng lúa nói chung.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam
Theo kết quả điều tra ngân hàng thế giới, tổng sản lượng tiêu thụ lúa gạo không ngừng gia tăng, trong đó Châu Á chiếm tới 88%, nhưng tổng sản lượng trên thế giới tăng rất chậm do thiên tai gây nên. Cùng với sự bùng phát dân số ở các nước kém phát triển và đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) cộng với tình trạng thiếu lương thực đang và sẽ xảy ra. Để đảm bảo an ninh lương thực cho con người, đòi hỏi các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất và gia tăng sản lượng cho ra nhiều giống mới để phục vụ bà con nông dân.
Việc nghiên cứu các loại giống lúa mới vào sản xuất trên diện rộng đã phần nào đưa Việt Nam xứng tầm quốc tế với vị trí nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong đó phải kể đến đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù chỉ chiếm 12% diện tích cả nước nhưng với tiềm năng sẵn có, chủng loại giống vừa đa dạng vừa phong phú và đây cũng là vùng trọng điểm lúa gạo nước ta chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên vài năm gần đây dịch bệnh cũng gây không ít khó khăn cho ngành trồng lúa khiến giá và sản lượng lúa bất ổn.
Từ năm 1985, Nhà nước đã có những chương trình lớn về quỹ gen, hàng năm đầu tư từ 3 - 4 tỷ đồng cho chương trình quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu về quỹ gen cây lúa. Chương trình quốc gia này đã tạo thành được một màng lưới duy trì và bảo tồn các nguồn gen quý, đồng thời tiến hành các nghiên cứu lai tạo nhiều giống mới. Cho đến nay, đã có gần 30 giống lúa được công nhận là giống quốc gia.
Ngoài những nghiên cứu về hàng loạt các giống cho hiệu quả cao còn phát triển về kỹ thuật trồng lúa bằng các nông cụ tiên tiến hiện đại như: máy gieo sạ hàng, máy cấy lúa, máy gặt liên hợp đã giảm được một phần hai lượng giống trên 1 ha, tiết kiệm chi phí giống, giảm lượng phân bón, giảm lượng thuốc BVTV và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng thực trạng cho thấy người dân Việt Nam vẫn còn lối canh tác theo thói quen, truyền thống đặt ra vấn đề cần được quan tâm và tìm cách khắc phục.
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Phú Thiện
2.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Phú Thiện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, nằm ở sườn đông dãy Trường Sơn. Trung tâm huyện cách thành phố Pleiku 72 km theo quốc lộ 25 về phía Nam, là huyện mới chia tách có diện tích tự nhiên là 50.191 ha, trong đó có diện tích đất nông nghiệp 21.303,7 ha, đơn vị hành chính trực thuộc gồm có 9 xã và 1 thị trấn.
Địa giới hành chính huyện Phú Thiện:
Phía Đông giáp huyện Ia Pa
Phía Tây giáp huyện Chư Sê
Phía Nam giáp thị xã Ayun Pa
Phía Bắc giáp huyện Chư Sê
Huyện Phú Thiện có quốc lộ 25 là trục giao thông chính của huyện kéo dài từ đầu đến cuối huyện .
2.2.2 Địa hình
Huyện Phú Thiện có độ cao trung bình từ 200 – 250m so với mặt nước biển và nằm trên địa hình trung du của cao nguyên Gia Lai. Cấu trúc địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, địa hình có hai dạng chính:
Địa hình bằng phẳng có độ dốc từ 00 – 200, phân bố ở phía Đông Nam, đất đai màu mỡ kết hợp với hệ thống kênh mương thủy lợi Ayun Hạ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp (sản xuất lúa và hoa màu …) và nuôi trồng thủy sản.
Địa hình đồi núi phân bố ở phía Tây và Tây Bắc, có độ dốc từ 200 – 250, đất đai chủ yếu cho việc phát triển rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
2.2.3 Thời tiết, khí hậu
Điều kiện khí hậu huyện Phú Thiện ngoài những đặc điểm chung của khu vực Tây Nguyên còn mang đặc điểm riêng của tiểu vùng. Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình có dãy núi cao bao bọc xung quanh và ở giữa là thung lũng bằng phẳng thấp đã tạo nên tiểu vùng khí hậu có đặc điểm khô nóng, biên độ nhiệt ngày đêm lớn.
Huyện Phú Thiện là một trong những vùng nóng nhất của tỉnh Gia Lai, mang tính nhiệt đới gió ẩm và khí hậu Cao Nguyên. Một năm có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, lượng mưa phân bổ không đều trong năm, lượng mưa trung bình từ 1.200 – 1.250mm/năm, tập trung cao điểm vào các tháng 9, 10, 11; mùa khô bắt đầu từ 12 – 5 năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 25,50C
Độ ẩm trung bình năm là: 80%
Lượng mưa bình quân năm là: 1.225mm/năm
Huyện Phú Thiện có hai hướng gió chính là: hướng Đông Nam bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau; hướng Tây Nam từ tháng 8 đến tháng 10.
Với đặc thù thời tiết như trên cây lúa có thể phát triển tốt ở vùng Cao Nguyên này.
2.2.4 Thủy văn
Huyện Phú Thiện có hệ thống sông suối tương đối nhiều. Đặc biệt có sông IaYun là sông chính chảy qua địa phận huyện, dọc theo ranh giới từ phía Bắc kéo dài xuống phía Nam. Đây là nguồn dự trữ và cung cấp chủ yếu cho các ngành sản xuất, dịch vụ cũng như phục vụ sinh hoạt của người dân trong huyện. Tuy nhiên, vào mùa mưa sông Ia Yun thường bị ngập lụt gây xói mòn hai bên bờ, phá hoại mùa màng ảnh hưởng xấu tới sản xuất và sinh hoạt của bà con nông dân.
Ngoài nguồn nước chủ yếu của con sông Ia Yun và các nhánh suối của nó, huyện còn có công trình hồ chứa thủy điện AYun Hạ, đây là một trong những công trình thủy lợi lớn, là nguồn nước chính cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước sản xuất nông nghiệp và cung cấp điện cho vùng dân cư rộng lớn.
Lượng nước dồi dào từ hệ thống sông IaYun kết hợp với hệ thống thủy lợi giúp cây lúa được cung ứng đủ cho quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình miền núi và khí hậu khắc nghiệt cùng với chế độ mưa tập trung, nên một số vùng vẫn còn thiếu nước vào mùa khô và thừa nước vào mùa mưa, nhất là tháng 10 và tháng 11.
2.2.5 Tài nguyên đất
Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện, nhờ có sông Ayun chảy qua đã tạo nên thung lũng rộng lớn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa nước, hoa màu và cây lâu năm.
Đất của huyện Phú Thiện chủ yếu là đất Ferarit màu nâu xám phát triển trên đá mẹ Macma acid. Với đặc điểm địa tầng, độ dày tầng đất khoảng 20cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
Về đất đai thổ nhưỡng có những loại đất sau:
Đất phù sa bồi tụ
Đất vàng trên phù sa cổ
Đất cát pha thịt nhẹ
Đất xám trên đá Macma acid
Đất vàng đỏ trên đá Granit, nolit
Các loại đất khác
Nhìn chung với điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng của khu vực huyện Phú Thiện rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng ngắn ngày đặc biệt là cây lúa nước, cây công nghiệp, … mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2.6 Các nguồn tài nguyên khác
Ngoài các nguồn tài nguyên trên trong huyện còn có nguồn tài nguyên sinh vất rất phong phú với diện tích rừng 23.901ha. Trong đó có rất nhiều loại quý như: sao, hương, cate, trắc, cẩm lai,… các sản phẩm ngoài gỗ như: dược liệu, măng, nấm, mật ong, củi tre… Thu nhập từ khai thác các nguồn tài nguyên trên cũng góp phần thu nhập cho một số bà con DTTS khi chưa thu hoạch lúa. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức cũng làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt đòi hỏi cần có biện pháp bảo vệ và phát triển khả năng tái sinh rừng.
2.3 Tình hình kinh tế xã hội
2.3.1 Dân số và lao động
Dân số và lao động là các yếu tố quan trọng và có nhiều ảnh hưởng tới việc phát triển cũng như kinh tế xã hội của huyện nhà.
Huyện Phú Thiện hiện tại có tổng số 103 thôn, làng, tổ dân phố với tổng số hộ 14.989 hộ. Trong đó, số hộ đồng bào DTTS là 7.512 hộ chiếm 50,11%; số hộ nghèo là 1.704 hộ chiếm 11,37% phần lớn hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và là đồng bào DTTS 1.348 hộ chiếm 79,10% tổng số nghèo của toàn huyện.
Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn của huyện Phú Thiện từ 2007 – 2009.
ĐVT: người
Năm
Tổng số
Phân theo giới
Thành thị - Nông thôn
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
2007
66.055
33.366
32.689
17.396
48.659
2008
69.832
35.273
34.559
17.874
81.958
2009
70.486
35.680
35.476
18.498
51.988
Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Phú Thiện, 2010
Huyện có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp cao, với 80% dân số có việc làm và thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Số còn lại dựa vào hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu là buôn bán vừa và nhỏ, và là một số bộ phận nhỏ là cán bộ công nhân viên chức.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và UBND huyện đời sống của những người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao, nhất là các hộ người đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Công tác xóa đói giảm nghèo được cấp uỷ, chính quyền đặc biệt quan tâm với nhiều giải pháp tích cực như điều tra nắm số hộ nghèo, vận động nhân dân giúp nhau làm kinh tế, cho vay xóa đói giảm nghèo và các chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm đã mang lại kết quả hạ thấp số hộ nghèo. Cùng với các hoạt động văn hoá xã hội thiết thực đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần làm thay đổi mức sống và si
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai.doc