Mục Lục
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông
1.Khái niệm truyền thông trong Mar – Mix ----------------------------------------------------3
1.1.Bản chất truyền thông-------------------------------------------------------------------------3
1.2.Các loại hình truyền thông--------------------------------------------------------------------3
1.3.Các phương tiện truyền thông----------------------------------------------------------------4
2.Vai trò của truyền thông-------------------------------------------------------------------------5
2.1.Là cầu nối của các doanh nghiệp-------------------------------------------------------------5
2.2.Là cầu nối của người tiêu dùng---------------------------------------------------------------5
2.3.Tầm quan trọng trong Mar – Mix------------------------------------------------------------5
3.Các yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.------------------------5
Chương II: Thực trạng hoạt động truyền thông của Vinaphone qua các kênh
I.Giới thiệu công ty----------------------------------------------------------------------------------7
II.Các sản phẩm cung cấp của Vinaphone--------------------------------------------------------8
III.Thực trạng truyền thông của Vinaphone trên các kênh------------------------------------11
1.Truyền thông trên radio--------------------------------------------------------------------------11
2.Truyền thông trên truyền hình------------------------------------------------------------------17
3.Truyền thông trên Internet-----------------------------------------------------------------------20
4.Đánh giá hiệu quả trên từng kênh--------------------------------------------------------------23
Chương III: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả cho từng kênh--------------------------------25
1.Mục tiêu truyền thông----------------------------------------------------------------------------25
2.Các kiến nghị về hoạt động truyền thông-----------------------------------------------------25
Kết luận----------------------------------------------------------------------------------------------28
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động truyền thông của Vinaphone qua các kênh radio, truyền hình và trực tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam. Công ty chính thức mang tên Vinaphone vào năm 2006 bằng việc chuyển tên từ công ty dịch vụ viễn thông GPC sang thành công ty Vinaphone. Công ty đã có hệ thống nhận diện thương hiệu hiện đại và chuyên nghiệp cho phù hợp với mục tiêu sứ mệnh của công ty. Công ty có khẩu hiệu truyền thống là Không ngừng vươn xa đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng cùng với Luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu nhằm thể hiện cam kết phát triển và vươn xa của doanh nghiệp.
2.Vinaphone luôn quyết tâm hướng tới trở thành mạng viễn thông di động số 1 tại Việt Nam. Quyết tâm đó được thể hiện bằng tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây như sau.
Dành giải thưởng mạng di động có dịch vụ phi thoại tốt nhất năm 2008 do bạn đọc của tạp chí Echip Mobile bình chọn. Dành được giải thưởng này là do các dịch vụ Vinaphone cung cấp vô cùng đa dạng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất (Các dịch vụ cung cấp sẽ được xem xét ở phần sau)
Tính đến đầu năm 2010 Vinaphone đã có trên 27 triệu thuê bao phát sinh cước đang hoạt Doanh thu của Vinaphone trong năm 2009 là 21.000 tỷ VND
động và khai báo đầy đủ thông tin cá nhân. Và có tới 13.000 trạm thu phát sóng ( BTS) trên toàn quốc, tăng gấp hai lần so với năm 2008 có thể cho ta thấy sự phát triển không ngừng của Vinaphone trong những năm vừa qua.
3.Về đặc điểm thị trường của Vinaphone: Dịch vụ cung cấp chủ yếu và cũng là doanh thu chính cho Vinaphone đó chính là dịch vụ viễn thông công nghệ 2G thông qua các gói cước của công ty. Vì Vinaphone phủ sóng toàn quốc nên phạm vi thị trường của công ty rất rộng, và với các gói cước đa dạng nên khách hàng của Vinaphone cũng phong phú mọi tầng lớp, tỉnh thành.
II.Các sản phẩm cung cấp của Vinaphone:
1.Gói cước trả sau Vinaphone:
Là loại hình dịch vụ được ra đời từ ngày thành lập mạng viễn thông di động Vinaphone, cung cấp khá nhiều tiện ích và ưu đãi đối với người sử dụng. Tiết kiệm 40% cước gọi so với sử dụng gói cước trả trước, ngoài ra tiết kiệm tới 55% khi sử dụng gói cước gia đình và 46% với gói cước đồng nghiệp. Đặc biệt duy nhất gói cước này được cung cấp dịch vụ hộp thư thoại duy trì kết nối, tức là người sử dụng có thể để lại lời nhắn ngay cả khi tắt máy hay ngoài vùng phủ sóng.
Với các đặc điểm nổi bật trên của gói cước này, rất phù hợp với những khách hàng sử dụng dịch vụ đàm thoại là chủ yếu, bận rộn có thể gọi là “gói cước doanh nhân”.
2.Vinacard:
Là gói cước được thiết kế đặc biệt dành cho các bạn trẻ có nhu cầu sử dụng điện thoại trong thời gian ngắn. Các ưu điểm của Vinacard là
Không phải ký hợp đồng thuê bao
Không phải trả phí hòa mạng và cước thuê bao hàng tháng
Dễ dàng chuyển sang các gói cước khác
Chỉ phải trả cước cho từng cuộc gọi, tự kiểm soát được cước phí
Thế mạnh của gói cước này nằm ở giá cước gọi, là một trong những gói cước chủ đạo của Vinaphone.
3.Vina Daily, Vina Text:
Vina Daily là gói cước tính giá thuê bao theo ngày
Vina Text là gói cước dành cho những ai ưa thích nhắn tin. Tuy nhiên cả hai gói cước này không được coi là gói cước thế mạnh của Vinaphone
4.VinaXtra:
VinaXtra là dịch vụ di động trả trước, được thiết kế đặc biệt cho đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin di động thường xuyên và muốn kiểm soát mức chi tiêu cước phí của mình. Những ưu điểm nổi bật của VinaXtra so với các gói cước khác:
Không giới hạn thời gian sử dụng
Nhắn tin chỉ với 200VND/bản tin
Sử dụng dịch vụ nhạc chuông chờ chỉ phải trả cước thuê bao ngày là 150VND/ngày
Dễ dàng chuyển sang các loại thuê bao trả trước khác
Không phải ký hợp đồng thuê bao và trả phí hòa mạng
Có thời gian sử dụng các mệnh giá nạp thẻ dài hơn so với các dịch vụ trả trước khác.
VinaXtra được cho là một trong những gói cước chủ đạo của Vinaphone, rất phù hợp với giới trẻ ưa thích nhắn tin và các dịch vụ về nhạc chờ được ưu đãi. Tuy nhiên thì giá cước gọi không phải là thế mạnh của VinaXtra.
5.Vina 365
Là một trong những gói cước mới trong năm 2009 của Vinaphone, tuy không vô thời hạn giá trị thẻ nạp như VinaXtra nhưng với thời gian 365 ngày cùng nhiều ưu đãi cũng đủ để thu hút một số lượng lớn người sử dụng.
6.Gói cước HSSV: là gói cước dành riêng cho các đối tượng
Sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học dạy nghề tại Việt Nam
Thiếu niên trong độ tuổi từ 12t – 17t đang sinh sống tại Việt Nam
Gói cước này giúp mở rộng thêm đối tượng khách hàng của Vinaphone. Ưu điểm của gói cước đặc biệt nhất là ở giá cước tin nhắn nội mạng 99vnd/sms nội mạng, vô cùng là hấp dẫn, điều này càng tác động tăng số lượng thuê bao của Vinaphone. Đặc biệt trong giới học sinh, sinh viên thì sms vô cùng được yêu thích.
7.Một vài gói cước khác của Vinaphone:
Bộ hòa mạng Alo là gói cước kết hợp giữa việc mua điện thoại sử dụng sim Vinaphone, nhận những ưu đãi về giá máy và giá trị tài khoản. Gói cước này đáp ứng cho những người có thu nhập thấp, muốn sở hữu chiếc điện thoại cho riêng mình.
Di động nội vùng – My zone: ưu tiên về cước gọi trong cùng 1 vùng ( tỉnh thành)
Gói cước gọi quốc tế: gói cước này chỉ áp dụng cho thuê bao trả sau của Vinaphone
VNPT – trò chuyện thoải mái: cho phép các khách hàng là thuê bao cố định của VNPT và di động trả sau của Vinaphone do cùng một viễn thông tỉnh, thành phố quản lý thiết lập một nhóm gồm một thuê bao cố định và từ 2-5 thuê bao di động trả sau Vinaphone để được hưởng chính sách liên lạc miễn phí giữa các thuê bao trong cùng một nhóm với nhau.
8.Vinaphone 3G :
Thời điểm hiện tại mọi hoạt động truyền thông của Vinaphone đều tập trung vào quảng bá cho dịch vụ Vinaphone 3G. chính vì vậy hoạt động truyền thông xem xét trong đề tài này sẽ là xem xét về truyền thông của Vinaphone 3G. Điểm qua một vài thông tin về Vinaphone 3G để ta có thể nắm rõ hơn về sản phẩm này.
Cả thuê bao trả trước và trả sau đều có thể đăng ký dịch vụ Vinaphone 3G
Có rất nhiều chức năng được cung cấp như là: Mobile Internet, Mobile Camera, Video Call, Mobile Tivi, 3G Portal, Mobile Broadband ( USB moderm, có thể kết nối máy tính sử dụng internet tốc độ cao thông qua Vinaphone 3G)
Đặc biệt giá cước cho dịch vụ Video Call khá là hấp dẫn: với giờ cao điểm: 1.500d/phút đối với thuê bao trả sau và 2.000d/phút đối với thuê bao trả trước. Giờ thấp điểm: 750 – 1000d/ phút với thuê bao trả sau – trả trước.
Từ các gói cước kể trên của Vinaphone ta có thể thấy sự đa dạng và phong phú chủng loại cung cấp của Vinaphone, nhằm mang tới những lợi ích thiết thực nhất cho người tiêu dùng, đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó Vinaphone không ngừng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng.
III.Thực trạng truyền thông của Vinaphone trên các kênh radio, truyền hình và trực tuyến
1.Truyền thông trên radio
1.1 Giới thiệu về kênh truyền thông radio:
Khi chiếc radio nghe đài đang dần bị quên lãng bởi sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền thông hiện đại như tivi, internet thì tưởng rằng quảng cáo trên radio cũng bị lãng quên theo. Tuy nhiên so với chi phí quảng cáo trên truyền hình thì chi phí quảng cáo trên radio tốn ít hơn nhiều, bên cạnh đó các sóng radio ngày càng thu hút với nội dung phát sóng cùng với số lượng kênh phát sóng khiến cho đối tượng nghe đài ngày càng được mở rộng. Điều đó cũng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy được khách hàng mục tiêu của mình trong số các thính giả nghe đài.
Sự lên ngôi của điện thoại di động và ngành công nghệ ô tô như trở thành cứu cánh cho sự phát triển trở lại của radio, người ta có thể nghe radio trên điện thoại, khi đang lái xe.
Theo số liệu của TNS VietCycle (tính đến hết năm 2008) ta có một vài con số minh chính cho lợi thế của quảng cáo trên radio như sau:
84% dân số thành thị; 33% dân số nông thôn sử dụng điện thoại di động
25% những người này nghe radio trên điện thoại di động
Theo số liệu của FTA tại Hà Nội và tp Hồ Chí Minh
16% số người được hỏi dùng MP3
3% dùng Ipod
2% sở hữu xe hơi
Những con số trên tạo nên một cơ hội đáng kể cho sự phát triển của kênh truyền thông trên radio. Bên cạnh đó thì ngày nay các kênh radio ngày càng được mở rộng, các chuyên mục đa dạng nhằm đáp ứng ngày càng nhiều khán giả nghe đài. Việc phát nhạc trên radio được đưa thành các chương trình quà tặng, bình chọn album hay bài hát, bên cạnh đó cũng đưa các thông tin, kiến thức để phục vụ mọi đối tượng nghe đài. Sự tương tác từ phía người nghe đài và nhà đài trở nên dễ dàng giúp cho người nghe cảm giác gần gũi hơn với chương trình, họ càng dễ nhận thông tin hơn. Chính tính linh hoạt về nội dung cộng với khả năng di động khi nghe radio giúp cho nhiều người lựa chọn radio là kênh để họ cập nhật thông tin.
Về đối tượng nghe đài, có một vài số liệu của TNS như sau: đối tượng thính giả tập trung chủ yếu vào giới trẻ ở độ tuổi từ 15 – 34 tuổi. Độ tuổi này chiếm tới 55,1% tổng số thính giả các chương trình giới trẻ yêu thích như ca nhạc, giao lưu với người nổi tiếng…
Không chỉ dừng lại ở việc thu hút giới trẻ, radio cũng được người lao động, trung niên.. chọn là phương tiện giải trí và cập nhật thông tin.
21,6% người nghe radio có thu nhập cao
34,6% là có thu nhập trung bình
Một điều đặc biệt là việc ùn tắc giao thông ở Việt Nam diễn ra rất thường xuyên. Mỗi khi như vậy thì những lái xe lựa chọn radio là kênh giải trí của mình, theo số liệu của TNS ta thấy được các thời điểm radio được sử dụng nhiều nhất là:
6h – 7h45; 15h – 16h; 21h – 21h45 ở thành thị. Buổi sáng được nghe nhiều nhất.
9h – 9h45; 11h – 11h45; 16h – 18h và 19h – 21h ở nông thôn.
Từ những đặc điểm của kênh truyền thông trên radio được nêu ở trên, dưới đây ta sẽ xem xét Vinaphone đã tiến hành hoạt động truyền thông trên radio của mình như thế nào? Hiệu quả mang lại ra sao? Có những đánh giá nhất định qua một vài số liệu thu được từ cuộc điều tra.
Các bí quyết mang lại thành công cho quảng cáo trên radio
Phải biết rõ khách hàng của mình là ai? Thông qua xác định về độ tuổi, giới tính, khu vực sống…
Biết rõ mình đang hợp tác với ai? Chính là tác dụng, tính hiệu quả số lần khách hàng nghe được thông tin của doanh nghiệp.
Tìm kiếm cơ hội tài trợ đặc biệt, các đài phát thanh luôn có nhu cầu có những nhà tài trợ cho từng khung chương trình nhất định. Dựa trên lượng thông tin về khách hàng mà lựa chọn chương trình tập trung nhiều khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nhất, từ đó chọn để tài trợ đặc biệt…
Làm vui lòng khách hàng: khách hàng sẽ tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp đưa ra nếu nó thú vị, tạo cảm giác thoải mái…
Từ những yếu tố trên ta sẽ đi tới xem xét các hoạt động của Vinaphone trên radio là gì? Liệu rằng nó có đáp ứng được các yêu cầu trên và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp?
1.2. Thông điệp truyền thông của Vinaphone trên radio:
Vinaphone đã rất thông minh khi lựa chọn bí quyết thứ 3 trong bốn bí quyết để thành công khi quảng cáo trên Radio. Vinaphone là nhà tài trợ bạch kim cho kênh VOV giao thông. Một trong những kênh thu hút rất nhiều giới trẻ và người tham gia giao thông bằng xe hơi. Chính vì vậy mà tần suất xuất hiện quảng cáo của Vinaphone là tất cả các khung giờ của VOV giao thông. Dưới đây là bảng giá của từng khung giờ cụ thể
Loại hình
Loại giờ
Thời gian phát sóng
Giá đã bao gồm VAT
Quảng Cáo
Giờ cao điểm (30s)
06h30 – 09h30 (Thứ 2-6)
10h30 – 12h( Thứ 2-6)
16h30 – 19h (Thứ2- 6)
17h – 18h(chủ nhật)
3.500.000 đ
Quảng cáo
Giờ cao điểm (45s)
06h30 – 09h30 (Thứ 2-6)
10h30 – 12h( Thứ 2-6)
16h30 – 19h (Thứ2- 6)
17h – 18h(chủ nhật)
5.250.000 đ
Quảng cáo
Giờ cao điểm (60s)
06h30 – 09h30 (Thứ 2-6)
10h30 – 12h( Thứ 2-6)
16h30 – 19h (Thứ2- 6)
17h – 18h(chủ nhật)
7.000.000 đ
Quảng cáo
Ngoài giờ cao điểm (60s)
Các giờ còn lại
5.000.000 đ
Nội dung quảng cáo trong thời gian hiện tại của Vinaphone là về Vinaphone 3G, nên trong đề tài này ta chỉ xét thông điệp truyền thông về dịch vụ Vinaphone 3G của Vinaphone.
Thông điệp truyền tải: khá hài hước, bối cảnh là hai nhân viên tán phét bằng cách xem film trên mobile trong giờ làm việc với chiếc điện thoại tích hợp chức năng 3G và khi bị xếp bắt được thì ngay lập tức chuyển sang dịch vụ Mobile Camera để cho xếp thấy tình hình ùn tắc giao thông. Thông điệp truyền tải thể hiện những dịch vụ phong phú của Vinaphone, đi kèm với nó là sự hài hước gây thu hút người nghe. Tuy nhiên đấy là về phía truyền tải thông tin từ doanh nghiệp. Vậy những người nhận tin – người nghe đài – người quan tâm tới dịch vụ Vinaphone 3G họ đánh giá như thế nào về quảng cáo này của Vinaphone. Dưới đây là một vài số liệu thu được từ cuộc điều tra nhỏ của em.
Với mấu điều tra 80 phiếu, có 18 người đang sử dụng mạng Vinaphone chiếm 22.5% . Kết quả về phương tiện truyền thông quan tâm
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Truyền hình
16
20.0
20.0
20.0
Radio
2
2.5
2.5
22.5
Internet
60
75.0
75.0
97.5
Phương tiện trưng bày
2
2.5
2.5
100.0
Total
80
100.0
100.0
Có thể thấy Radio không phải là kênh truyền thông gây nhiều sự chú ý với người nghe lắm, hoặc có thể đây không phải là kênh họ lựa chọn để cập nhật thông tin.
Bên cạnh đó số lượng người quan tâm, thường xuyên nghe radio là:
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Có
22
27.5
27.5
27.5
Không
58
72.5
72.5
100.0
Total
80
100.0
100.0
Từ 2 bảng trên có thể thấy rằng, khi được hỏi về phương tiện quan tâm nhất, thì họ thường chọn Internet, tuy nhiên không có nghĩa những người này không quan tâm tới radio. Tuy nhiên quảng cáo của Vinaphone trên radio không có tác dụng ghi nhớ nhiều lắm tới người được hỏi. Khi được hỏi về thái độ đối với quảng cáo của Vinaphone trên radio
25% có ý kiến cho rằng hấp dẫn, rất thú vị và vui vẻ
20% không có ý kiến vì họ không quan tâm
55% cảm thấy không ấn tượng, họ có cảm giác ồn ào. Và thường họ hay nghe những quảng cáo trong những giờ cao điểm, cảm giác mệt mỏi nên không thấy thú vị.
Trên đó là những đánh giá cơ bản thông qua cuộc điều tra, có thể thấy rằng thực sự hiệu quả của Vinaphone trên radio là chưa cao lắm. Bởi lẽ tuy là tần suất xuất hiện quảng cáo nhiều nhưng Vinaphone lại không tạo cảm giác gần gũi và yêu thích cho người nghe. Đối thủ cạnh tranh Mobiphone đã thực hiện một chiến lược không ngoan hơn Vinaphone khi họ phối hợp với nhà đài thực hiện riêng một chương trình của riêng Mobiphone bằng cách tham gia trả lời các câu hỏi từ phía chương trình cùng với việc nhận phần thưởng. chương trình này của Mobiphone đã thu hút không ít đối tượng tham gia, đặc biệt là trong đó còn có các thuê bao của các mạng di động khác. Vậy tại sao Vinaphone không tạo sự thu hút trong các nỗ lực truyền thông của mình trên radio như vậy? việc truyền thông không phải chỉ dành riêng cho các thuê bao của mạng mình mà là với mọi đối tượng có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp trong tương lai. Một số kiến nghị về hoạt động truyền thông trên radio của Vinaphone sẽ được đưa ra ở phần 3
2.Truyền thông trên truyền hình
2.1 Giới thiệu về truyền thông trên truyền hình:
Tivi được coi là kênh truyền thông chủ yếu được người dân Việt Nam lựa chọn là nơi cập nhật thông tin, giải trí. Không những thế mà mẫu quảng cáo trên truyền hình cũng dễ dàng chuyển sang các phương tiện truyền thông khác,ví dụ chuyển hình ảnh sang pano – áp phích, chuyển âm thanh sang radio… giúp tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy quảng cáo trên truyền hình là một trong những sự lựa chọn chủ yếu của các doanh nghiệp. Vậy để đạt được thành công trên kênh này thì doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu gì? Dưới đây là một số yếu tố đảm bảo cho sự thành công của truyền thông trên truyền hình
Truyền hình là công cụ truyền thông chủ yếu bằng hình ảnh, chính vì vậy việc lựa chọn hình ảnh ấn tượng, phù hợp đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho nỗ lực truyền thông của doanh nghiệp
Thời gian phù hợp: việc lựa chọn thời gian phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình. Không phải quảng cáo ở mọi khung thời gian đều mang lại hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là phải dựa trên đặc điểm sản phẩm quảng cáo, doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình khung thời gian thích hợp để mang lại hiệu quả cao mà vẫn tiết kiệm chi phí. Không ít các quảng cáo trên truyền hình đã bị cho là phản cảm khi không lựa chọn thời gian hợp lý và thiết kế thông điệp không hấp dẫn hoặc quá lố.
Dưới đây ta sẽ xem xét xem Vinaphone đã làm gì với thông điệp của mình khi quảng cáo trên Tivi? Và những hiệu quả thông qua những đánh giá của người xem truyền hình là như thế nào?
2.2 Thông điệp truyền thông của Vinaphone trên truyền hình
Quảng cáo của Vinaphone sẽ không có gì lạ lẫm với ai yêu thích xem quảng cáo trên truyền hình, bởi lẽ TVC này được đánh giá khá cao không chỉ đối với người xem truyền hình mà cả với các chuyên gia. Bằng chứng cho điều đó là giải thưởng danh giá quảng cáo truyền hình hay nhất năm 2009 đã thuộc về quảng cáo Vinaphone 3G của Vinaphone. Đặc điểm của thông điệp này là đã truyền tải hết được những đặc điểm của sản phẩm Vinaphone 3G, tính liên kết mọi người, tính tức thời ( bạn có thể kết nối internet mọi nơi chỉ với một thiết bị của Vinaphone). Không chỉ dừng lại ở đó, âm thanh của TVC này cũng được đánh giá rất cao, là tiếng huýt sao rất nhẹ nhàng có thể lôi kéo mọi người cùng ngân nga theo, âm thanh này đã khá hot trên các trang web nhạc chuông. Bạn cũng có thể nghe thấy ở đâu đó ai cũng huýt theo âm thanh này. Điều đó càng chứng tỏ sự nhận biết, mức độ ảnh hưởng của TVC tới người xem. Khung giờ chủ yếu mà Vinaphone 3G được quảng cáo trên truyền hình chủ yếu là khung giờ vàng.
Ban đầu quảng cáo xuất hiện với clip 60s, sau một thời gian là 30s. Dưới đây sẽ là bảng giá cho những quảng cáo đó của Vinaphone trên truyền hình.
Khung giờ
Giá quảng cáo ( 60s – 30s )
18h10 – 18h55 ( VTV1)
40.000.000 đ – 20.000.000 đ
19h50 – 20h10( VTV1)
76.000.000 đ – 38.000.000 đ
19h50 ( VTV3)
50.000.000 đ
Có thể thấy rằng những khung giờ Vinaphone lựa chọn toàn là các khung giờ vàng, giờ cao điểm, phần lớn người dân Việt Nam ở nhà và xem tivi vào thời điểm đó, hai kênh lựa chọn cũng là hai kênh truyền hình lớn của đài truyền hình Việt Nam. VTV1 là kênh thông tin xã hội, VTV3 là kênh thông tin giải trí. Vậy là Vinaphone đã gần như có thể nắm bắt được các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình bao gồm cả những khách hàng trẻ ( VTV3) và những khách hàng là người đi làm… (VTV1)
Với thông điệp như vậy thì phản ứng của người xem truyền hình với quảng cáo này như thế nào? Một TVC hội tụ đầy đủ các điểm nổi bật của một quảng cáo hay kết hợp với sự đầu tư về chi phí khi lựa chọn khung thời gian phát sóng.
Như đã xét ở trên, đối tượng khách hàng mục tiêu của Vinaphone bao gồm : học sinh - sinh viên và những người đi làm. Gói cước của Vinaphone trở nên đa dạng có thể phục vụ được rộng rãi mọi lứa tuổi.
Biểu đồ : Số lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình chia theo lứa tuổi (Nguồn: công ty Tayor Nelson Việt Nam – 2003)
Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy đối tượng khách hàng mục tiêu của Vinaphone đã nằm trong lượng khán giả thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình. Đó là mức từ 25 -34t chiếm 20% và 35 – 49t chiếm 24%
Vậy phản ứng của khản giả là như thế nào với quảng cáo của Vinaphone trên truyền hình? Thống kê dưới đây sẽ giúp chúng ta đưa ra một vài nhận định.
50/80= 62,5% người được hỏi đồng ý rằng họ thường xuyên xem các chương trình quảng cáo trên truyền hình
37.5% còn lại thì không quan tâm lắm khi xem quảng cáo trên truyền hình.
Khi được hỏi về cảm nhận của họ khi xem clip quảng cáo của Vinaphone thì đa số nhận được thông tin phản hồi vô cùng tích cực cụ thể như:
Clip quảng cáo vui nhộn, thông tin truyền tải dễ hiểu,
Giai điệu hay, dễ nhớ. Tuy nhiên vẫn một số người cho rằng họ cảm thấy nhàm chán vì tần suất của quảng cáo quá nhiều gây nên cảm giác lặp lại nhiều lần.
Vậy có thể đánh giá sơ bộ rằng quảng cáo trên truyền hình của Vinaphone khá được yêu thích và cũng mang lại những nhận biết cơ bản về Vinaphone cho khán giả. Quảng cáo trên truyền hình của Vinaphone mang lại sự yêu thích đối với rất nhiều người bởi âm thanh nhẹ nhàng dễ dàng, dễ dàng bắt gặp âm thanh này được mọi người hát theo trong cuộc sống, điều đó càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng của hoạt động quảng cáo này.
Tiếp theo ta sẽ xem xét hoạt động truyền thông của Vinaphone trên Internet
3.Truyền thông trên Internet:
3.1.Giới thiệu về kênh truyền thông trên Internet – quảng cáo trực tuyến:
Quảng cáo trên mạng cũng như các loại hình quảng cáo khác, đều nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng điểm khác giữa quảng cáo trực tuyến với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác là người tiêu dùng có thể tương tác trực tiếp với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm…
Vậy với tình hình hiện tại của Việt Nam thì quảng cáo trực tuyến có những điểm mạnh gì thu hút các doanh nghiệp lựa chọn nó là một trong những kênh truyền thông lý tưởng?
Theo số liệu của ADMA Digital Marketing Yearbook – 2009 cho một vài kết quả về tiềm năng lớn đối với việc quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam như sau:
20,8 triệu người sử dụng Internet và dự tính tới năm 2010 sẽ lên tới 30 triệu người. Có thể thấy tỉ lệ người sử dụng Internet không ngừng gia tăng, là một tín hiệu tốt cho hoạt động truyền thông trực tuyến
90% người Việt Nam sử dụng Internet tập trung ở các thành phố lớn thường đọc tin tức trên Internet
82% thì sử dụng công cụ tìm kiếm
73% sử dụng công cụ chat
67% nghe nhạc, tải nhạc..
Bên cạnh đó, theo số liệu của AC Nielson về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam:
Thị trường Quảng cáo trực tuyến của Việt Nam ở mức 2,81 triệu USD tại thời điểm năm 2008 và sẽ là 7,8 triệu USD vào năm 2010 và đặc biệt là quảng cáo hiển thị chiếm đa số. Theo đánh giá của tổng giám đốc công ty truyền thông TNS Việt Nam thì thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam còn vô cùng khiêm tốn. vậy để thành công khi quảng cáo trực tuyến thì doanh nghiệp cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp mình?
Tạo ra những trang web đủ hay và hấp dẫn để người dùng chọn làm trang web đầu tiên họ vào khi truy cập Internet
Tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm dựa trên sự hiểu biết rõ về thành phần khách hàng.
3.2 Quảng cáo trực tuyến của Vinaphone:
Ngoài sử dụng các clip đã sử dụng khi quảng cáo trên truyền hình Vinaphone tiến hành đặt các banner trên một số trang web lớn của Việt Nam như , với banner dạng gift được đặt ở vị trí top banner tại trang chủ có giá là 100.000.000VND/ tháng. Có thể nhận thấy chi phí cho quảng cáo này rẻ hơn so với quảng cáo trên truyền hình.
Cũng với một banner tương tự về kích thước và nội dung quảng cáo của Vinaphone được đặt trên vị trí top banner của trang web Trong khi đó vnexpress.net là trang web đứng thứ 3 trong top 100 trang web được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam, còn dantri.com.vn thì đứng thứ 4. Có thể thấy rằng Vinaphone đã lựa chọn 2 trang web thu hút số lượng người truy cập lớn tạo điều kiện người sử dụng internet tiếp cận với thông điệp truyền thông của Vinaphone càng lớn hơn.
Tuy nhiên, phản ứng của người sử dụng internet Việt Nam với quảng cáo trực tuyến cũng như quảng cáo của Vinaphone là như thế nào? Cùng theo dõi một vài số liệu thống kê dưới đây về việc họ có thường xuyên click vào banner quảng cáo của Vinaphone trên các trang web nói trên?
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Có
18
20.0
20.0
20.0
Thỉnh thoảng
32
40.0
40.0
60.0
Không bao giờ
32
40.0
40.0
100.0
Total
80
100.0
100.0
( Bạn có bao giờ click vào banner quảng cáo của Vinaphone trên các trang web)
40% nói rằng không bao giờ họ click vào nó, 40% là thỉnh thoảng. và 20% click là có( tức là mang tính chất thường xuyên hơn).
Có thể nói rằng, đa số người Việt Nam vẫn chưa có thói quen click popup hoặc banner quảng cáo, họ thường chỉ lên để đọc tin tức chứ không có thói quen đọc quảng cáo thông qua popup, đôi khi điều đó còn tạo cảm giác khó chịu với người sử dụng internet. Khi được hỏi cũng có một số người cho rằng họ click vào nhiều khi là do bị click nhầm, thực sự họ không có cảm tình với việc quảng cáo trên website, nó tạo cảm giác rối mắt khi họ truy cập trang web đó.
Trên đây là những đánh giá về truyền thông trên internet của Vinphone, những nhận định trên không chỉ riêng với Vinaphone mà hầu hết các quảng cáo trên web đều gặp phải do thói quen của người Việt Nam, cũng có thể do thiết kế quảng cáo cũng như nội dung chưa thật sự gây chú ý, thu hút người sử dụng Internet.
4.Đánh giá hiệu quả truyền thông của Vinaphone trên từng kênh, đưa ra nhận xét
Từ những dẫn chứng được nêu ở ba phần trên ta có thể nhận thấy kênh truyền thông hiệu quả nhất của Vinaphone hiện tại vẫn là truyền hình. Điều này không chỉ đúng riêng với trường hợp của Vinaphone mà còn đúng với đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành truyền thông. Một phần là do thói quen, cách sinh hoạt của người Việt Nam, người Việt Nam có xu hướng ăn cơm cùng nhau, cùng xem Tivi và thời điểm đó thường là thời điểm tập trung các quảng cáo nên khả năng tác động tới người xem là rất lớn. Còn radio thì có lẽ sẽ thật sự phát triển khi số lượng người sở hữu xe hơi cá nhân ở Việt Nam nhiều hơn nữa. Để phát triển thêm ở kênh truyền thông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26156.doc