MỤC LỤC
PHẦN MỘT 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
PHẦN HAI 6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.2. các vấn đề về tự kỷ. 8
1.2.1. Khái niệm tự kỷ. 8
1.2.2. Nguyên nhân của tự kỷ. 9
1.2.3. phân loại tự kỷ. 11
1.2.4. rối loạn tự kỷ và các hội chứng liên quan. 11
1.3. sự phát triển tâm - vận động. 12
1.3.1. một số khái niệm tâm - vận động và phát triển. 13
1.3.2. phương pháp nghiên cứu và đánh giá tâm - vận động. 15
1.4. sự phát triển của Trẻ em độ tuổi mẫu giáo. 16
1.4.1. Học thuyết của Piaget. 17
1.4.2. Học thuyết của Wallon. 19
Chương 2 21
CƠ SỞ THỰC TIỄN 21
2.1. Giới thiệu chung về hoàn cảnh thăm khám. 21
2.2. đánh giá chung về kết quả nghiên cứu. 21
2.3. quan sát, mô tả và phân tích các trường hợp cụ thể. 22
2.4. kết luận. 36
PHẦN BA 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5462 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ tự kỷ trong độ tuổi mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay một số quan niệm tin rằng virus liên quan đến các loại vaccin như vaccin MMR dành cho bệnh sởi cũng có thể gây ra chứng tự kỷ.
Sự ô nhiễm và chất độc trong môi trường cũng được coi là nguyên nhân có thể gây ra tự kỷ. Điển hình là trường hợp một thị trấn nhỏ Leomenster, Massachusetts với tỉ lệ tự kỷ cao. Nơi đây đã từng có một nhà máy sản xuất kính mát. Điều đặc biệt là tỉ lệ tự kỷ cao nhất ở những hộ nằm dưới hướng gió từ các cột khói của nhà máy.
1.2.3. PHÂN LOẠI TỰ KỶ.
Theo phân loại quốc tế DSM IV và ICD 10 tự kỷ được chia thành 2 loại:
- Tự kỷ điển hình: Tự kỷ bẩm sinh (phát hiện ngay sau sinh hoặc rất sớm sau sinh) chậm phát triển và có các triệu chứng xuất hiện ngay sau sinh đến trước 3 tuổi.
- Tự kỷ không điển hình: Tiền sử phát triển bình thường tới 12 - 30 tháng tuổi, sau đó ngừng phát triển đột ngột hoặc thoái triển (mất các kỹ năng đã có) và các triệu chứng khác của tự kỷ xuất hiện.
1.2.4. RỐI LOẠN TỰ KỶ VÀ CÁC HỘI CHỨNG LIÊN QUAN.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và mô tả rất nhiều các thể khác nhau của tự kỷ và các rối loạn liên quan. Nhìn chung tự kỷ là một dạng rối loạn tâm trí có biểu hiện đa dạng, phong phú và với nhiều cấp độ. Có thể giới thiệu một số hội chứng và thể rối loạn tự kỷ sau:
Hội chứng Asperger được đặc trưng bởi tư duy thực tế, ám ảnh bởi một số chủ đề nhất định, trí nhớ tốt và tính cách kỳ quặc. Những cá nhân mang triệu chứng này được đánh giá là có khả năng làm việc và sống độc lập.
Hội chứng dị tật X là một dạng chậm phát triển trí tuệ trong đó nhiễm sắc thể X có nhánh bị ngắn. Gần 15% người có hội chứng X fragile có những biểu hiện tự kỷ: chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động, thiếu tiếp xúc mắt và hay vỗ tay. Phần lớn những cá nhân này hoạt động ở mức trung bình. Khi trưởng thành, những người có hội chứng này có những nét mặt đặc trưng nội bật (Ví dụ: mặt và tai dài) và có thể mắc bệnh tim.
Hội chứng Landan - Kleffner cũng mang những biểu hiện tự kỷ như sự thu mình, sự rập khuôn và vấn đề về ngôn ngữ. Những cá nhân này thường được đánh giá là chứng tự kỷ “thoái lui” vì họ có vẻ phát triển bình thường cho đến khoảng từ 3 đến 7 tuổi. Họ thường có kỹ năng ngôn ngữ tốt trong thời kỳ trẻ thơ nhưng dần mất đi khả năng nói. Họ có những sóng điện não bất thường.
Hội chứng Rett là một rối loạn thoái hóa thường tác động đến giới nữ và phát triển giữa một năm tới một năm rưỡi tuổi. Một số biểu hiện đặc trưng của hội chứng này là: Mất ngôn ngữ, thói quen vặn vẹo tay, lắc lư cơ thể và thu mình với xã hội. Hội chứng này thường kèm theo sự chậm phát triển trí tuệ nặng.
Hội chứng William được đặc trưng bởi một số biểu hiện như: Chậm phát triển ngôn ngữ, nhạy cảm âm thanh, giảm chú ý và vấn đề xã hội. Hơi trái ngược với nhiều người mắc tự kỷ, những người có hội chứng William thích giao du và có vấn đề về tim mạch.
Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn có nhiều các chứng tật khác về thần kinh như: khuyết tật về thị giác, khuyết tật về thính giác, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn về ngữ nghĩa thực dụng, rối loạn về khả năng tập trung chú ý, phối hợp vận động tri giác, chứng câm tùy lúc, chứng tâm bệnh,…
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM - VẬN ĐỘNG.
Sự phát triển tâm - vận động có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn bộ tâm lý nhân cách của trẻ em. Sự phát triển bình thường của trẻ em phụ thuộc và được thể hiện thông qua sự phát triển tâm vận động.
Trên thế giới đã có rất nhiều trắc nghiệm để đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ như trắc nghiệm Brunet - Lezine, Stanford - Binet, Buyse - Decroly, Denver I, Denver II…, trong đó trắc nghiệm Denver được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng và hiệu quả cao. Trắc nghiệm Denver đã được thích ứng, tiêu chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi trên 20 nước, trên 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới.
1.3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TÂM - VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN.
Trẻ em là một cá thể đang đà phát triển trên 3 mặt thể chất, tâm lý và xã hội hóa. Ngay từ những ngày đầu, sự phát triển của trẻ được thể hiện trên ba con đường là vận động, cảm giác và nhận thức. Trong sự phát triển, 3 tuyến đường này luôn song song và xen kẽ lẫn nhau, nhưng mang tính kế thừa và nối tiếp cái mới. Khi nghiên cứu sự phát triển của trẻ, chúng ta thường bắt gặp một số khái niệm liên quan đến sự phát triển của trẻ như các giai đoạn phát triển tâm lý, phát triển trí khôn, phát triển tâm - vận động… Vì vậy, cần hiểu ý nghĩa của mỗi thuật ngữ để tránh nhầm lẫn.
a. Tâm vận động.
Thuật ngữ này được E. Dupre đưa ra vào những năm 1900 để nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa các kết quả vận động và phát triển trí khôn ở trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi). Ông muốn nhấn mạnh rằng, ở trẻ nhỏ sự phát triển vận động (hành vi) là thể hiện sự phát triển của trí khôn. Thuật ngữ Tâm vận động sau này được gọi rõ là phát triển tâm lý và vận động. Trong sự phát triển, tâm - vận động và cảm xúc có quan hệ khá mật thiết. Đời sống cảm xúc đã tác động tới trương lực và tư thế.
Trong tâm vận động có sự thống nhất về động thái của các hoạt động, cử chỉ, các điệu bộ và các tư thế tạo thành một hệ thống biểu cảm, thực hiện và thể hiện “con người” trong tình huống đó và thể hiện quan hệ cùng tồn tại với người khác.
Quá trình phát triển tâm - vận động có nét đặc trưng là trình độ thành thục thống hợp động tác, nhịp điệu, cấu trúc không gian và cũng là việc nhận biết các đồ vật, các vị trí, sơ đồ thân thể con người chúng ta và hoạt động ngôn ngữ - vận động. Giữa các hiện tượng tâm trí và các dạng vận động không có sự phân chia ranh giới.
b. Quá trình phát triển tâm - vận động.
Là quá trình lớn lên và trưởng thành, bao gồm sự tăng trưởng và thành thục. Cơ sở của sự phát triển tâm - vận động của trẻ em là sự tương tác qua lại mật thiết giữa yếu tố sinh học và môi trường nuôi dưỡng.
- Tăng trưởng: là sự lớn lên, kết quả của sự phát triển; là sự tăng lên của các tế bào trong cơ thể (phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng). Mức tăng trưởng có thể đo bằng trọng lượng và chiều cao (ví dụ chiều cao, cân nặng, chiều dài của xương, vòng đầu, vòng cánh tay…).
- Thành thục (thành thục và học tập - luyện tập): là sự thành thục và chín muồi các chức năng của cơ thể song song với quá trình hình thành và thống hợp các cấu trúc thần kinh.
c. Thang phát triển và giai đoạn phát triển.
Khái niệm giai đoạn được các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau như J. Piaget chú trọng về thao tác trí lực. H. Wallon đánh giá các giai đoạn bắt đầu từ sự phát triển cảm xúc và xã hội hóa. S. Freud nghiên cứu sự kế tiếp và nối tiếp các giai đoạn bản năng.
- Giai đoạn phát triển: muốn xác định các chức năng thao tác, nhằm đào sâu những hiểu biết về phương diện cấu trúc tổ chức của trẻ em, và những hình thức mới trong ứng xử khác nhau trong quá trình tiến triển. Giai đoạn phát triển không tuân theo một trật tự thời gian, mà theo sự kế tiếp và phát triển các chức năng.
- Thang phát triển: là mô tả và xếp thứ tự mốc phát triển theo tháng hoặc theo năm. Nó có giá trị về mặt thống kê, cho phép đo lường mức phát triển ở trẻ em đạt được hoặc chậm theo trật tự thời gian với độ chính xác tương đối. A. Gesell (Mỹ, 1911), Charlotle Buhler (Viene, 1932) là những người đầu tiên đã nghiên cứu về phát triển tâm - vận động của trẻ và xếp thứ tự tiến trình các mốc phát triển tâm - vận động của trẻ nhỏ theo bậc thang. Trên cơ sở các nghiên cứu này, nhiều tác giả đã lập ra nhiều thang đo phát triển khác như Baylay (1935), Simon, Binet và Lezine (Pháp), Denver I, Denver II, Baylay II,…
1.3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÂM - VẬN ĐỘNG.
Kết quả của mỗi một môn khoa học, tùy thuộc vào mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Những phương pháp nghiên cứu về phát triển tâm - vận động trẻ em thường được các nhà nghiên cứu ứng dụng:
a. Nghiên cứu và đánh giá:
- Quan sát lâm sàng:
+ Theo chiều dọc: theo dõi từng mốc tuổi của một trẻ hoặc một nhóm trẻ.
+ Từ những trẻ thiếu hụt giác quan như mất thính lực (điếc), thị lực (mù)
+ Từ những trẻ bị bệnh như chậm phát triển tâm thần, bệnh tổn thương thần kinh, thiếu dinh dưỡng,..
- Nghiên cứu trên thực nghiệm:
+ Tạo tình huống, để quan sát các hoạt động của trẻ.
+ Nghiên cứu trẻ hoang dã: trẻ sinh ra bị lạc sống với thú rừng…
b. Thang đánh giá phát triển tâm - vận động.
- Thang đánh giá ở 4 khu vực: Vận động thô, vận động tinh tế thích nghi, ngôn ngữ và cá nhân xã hội.
- Các thang đang được ứng dụng:
+ Lezin, Brunet (0 - 3 tuổi).
+ Denver I, II (từ 0 - 72 tháng)
+ Baylay (từ 0 - 72 tháng).
+ Firststep (từ 0 - 72 tháng).
Mục đích sàng lọc, phát hiện trẻ có nguy cơ hoặc phát triển chậm để hỗ trợ.
1.4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO.
Hiện nay tồn tại hai cách tiếp cận quá trình phát triển của con người là tiếp cận lứa tuổi và tiếp cận chủ đề. Với tính chất của đề tài, chúng tôi chọn lựa cách tiếp cận thứ nhất. Cách này tiếp cận vấn đề theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ khi mang thai và tiến triển qua từng lát cắt của cuộc sống, các lứa tuổi hay là các giai đoạn theo thứ tự thời gian như là một nguyên tắc quy chuẩn để xem xét. Và với phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tiếp cận sự phát triển của con người trong độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi).
Tuổi mẫu giáo là gì? Trong tác phẩm “Những con đường của tâm lý học” tập 3 do bác sĩ Trần Di Ái Dịch (chủ biên): tuổi mẫu giáo là độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi thuộc thời kỳ “thời trẻ em”, trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi mẫu giáo có đặc điểm là phát triển nhân cách và các quá trình nhận thức.
Sự phát triển ở độ tuổi này: thời kỳ này sự phát triển vận động đi theo trục từ đầu đến chân: tức là sự tự làm chủ được tư thế của đầu trước rồi các vận động của thân, đến các chi và cuối cùng là biết đi.
Sự phát triển của vận động tinh tế theo trục từ gần đến xa, tiếp theo cử động toàn bộ các tay và sử dụng bàn tay để cầm nắm chủ tâm. Điều này bắt đầu từ lúc 5 tháng, để trở nên tinh vi nhờ các ngón cái đối diện áp vào các ngón tay khác (lúc 9 tháng) rồi thì phối hợp các ngón nhằm làm một cử động nhất định. Đến tuổi mẫu giáo sự vận động tinh tế này tốt lên một cách rõ ràng trông thấy.
Còn theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Tâm lý học trẻ em”: “… trẻ em lứa tuổi mẫu giáo rất hiếu động, và nhiều hoạt động phong phú như vui chơi, học tập, lao động đã xuất hiện…vui chơi là hoạt động chủ đạo không phải vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời giờ vật chất cho nó, mà chính là trò chơi đóng vai theo chủ đề, đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Nó chi phối các dạng hoạt động khác (học tập, lao động,…) làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo.”
Nguyễn Khắc Viện, trong tác phẩm “Từ điển tâm lý” có đề cập tới độ tuổi mẫu giáo: “… trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Đây là lứa tuổi “ngây thơ” với những đặc điểm tâm lý rất rõ nét: trẻ em trong thời gian này chuyển từ tư duy duy kỷ sang tư duy trừu tượng và bắt đầu có tư duy hợp lý khi đến 6 -7 tuổi, từ vô thức đến có ý thức về bản thân và vị trí trong gia đình, xã hội… phương thức hoạt động chủ yếu của lứa tuổi ấy là chơi. Chơi là học, học dưới hình thức chơi, tạo điều kiện cho chơi, tổ chức cho chơi vừa để phát hiện trí khôn, vừa để nuôi dưỡng tính tình, để tập luyện tính kỷ luật, chấp nhận quy tắc của tập thể…”
Hiện nay có rất nhiều học thuyết khác nhau về sự phát triển, nhưng trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến học thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget và học thuyết của Wallon.
1.4.1. HỌC THUYẾT CỦA PIAGET.
Theo Piaget, trong tác phẩm “Tâm lý học phát triển” của Nguyễn Văn Đồng thì độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi) thường diễn ra giai đoạn tiền thao tác. Thành tựu nhận thức chính trong giai đoạn này là sự hoàn thiện khả năng biểu tượng bao gồm: chơi trò chơi biểu tượng thể hiện chức năng biểu tượng, khả năng mô phỏng và khả năng thể hiện ngôn ngữ.
Trò chơi biểu tượng có ý nghĩa cấp thiết đối với trẻ. Trong trò chơi biểu tượng, trẻ nhìn nhận đồ chơi theo cách mới để thể hiện các sự vật khác. Ví dụ một dãy dài các khối gỗ được coi là đoàn tàu hỏa, hai cái que buộc vuông góc với nhau được coi là máy bay phản lực… Trẻ bắt đầu phân loại và phân lớp sự vật, bắt đầu học đếm và chơi các con số.
Piaget cho rằng sự phát triển của chức năng biểu tượng thực sự bắt đầu trong giai đoạn cảm giác - vận động, khi trẻ bắt đầu mô phỏng các sự kiện ở môi trường xung quanh.
*. Sự phát triển vận động:
Thao tác vận động thể hiện hệ lý thuyết bởi vì nó là tổ hơp cả chuyển động mà vật thể thực hiện lẫn chuyển động của trẻ khi giao tiếp với vật thể. Thậm chí cả những đứa trẻ rất bé cũng biểu diễn được sự khởi đầu của chức năng này. Khi trẻ lớn hơn, nó có thể chuyển sang mức cao hơn là bắt chước.
*.Sự phát triển ngôn ngữ.
Trong giai đoạn này, ngôn ngữ nhanh chóng phát triển. Những từ được sử dụng để biểu tượng hóa các đối tượng, sự kiện và cảm giác. Hệ lý thuyết của trẻ cũng được thể hiện bằng lời. Những lời này là các biểu tượng không có liên hệ vật thể với hệ lý thuyết (Piaget gọi những biểu tượng trừu tượng kiểu này là những ký hiệu).
*. Sự phát triển nhận thức.
Sự phát triển nhận thức trong giai đoạn tiền thao tác có giới hạn. Trẻ trong giai đoạn này cũng hướng nội nhưng ở đây đặc tính hướng nội là sự thất bại của việc phân tách biểu tượng chủ quan của nội tâm với đối tượng ở thế giới thực. Trẻ có thể biểu tượng hóa đối tượng bằng từ ngữ nhưng thất bại trong việc phân tách từ và vật mà biểu tượng.
Piaget kết luận rằng khả năng cảm nhận sự bảo toàn của số, khối lượng, trọng lượng và thể tích là thuộc tính của sự phát triển gia tăng. Ông cho thấy trẻ đạt được sự cảm nhận bảo toàn số trước 6 tuổi, trong khi đó sự cảm nhận bảo toàn thể tích không xuất hiện trước 11 tuổi.
Theo ông, ở giai đoạn này nhận thức thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ chứ không phải ngược lại.
*. Đặc điểm của thời kỳ:
- Tính duy kỷ: xu thế tri giác, hiểu và giải thích thế giới dưới dạng của bản thân. Trẻ không có quan điểm tri giác và khái quát của người khác, không dễ dàng đóng vai trò của người khác. Sau thời kỳ tiền thao tác (2 - 7 tuổi) tính duy kỷ tiếp tục giảm đi song không bao giờ mất hẳn, kể cả ở tuổi người lớn.
- Tư duy cứng nhắc: Trẻ có xu thế tập trung vào một nét nổi bật của vật thể và không biết tới các nét khác. Tư duy cứng nhắc do thiếu sự phản hồi, khả năng nhập tâm hành động còn chưa đầy đủ vì không hai chiều.
- Suy luận bán lôgíc: Trẻ cố giải thích những sự vật bí ẩn tự nhiên hàng ngày dưới danh nghĩa hành vi của con người. Các ý nghĩ hay kết nối với nhau một cách lỏng lẻo hơn là với một quan hệ lôgíc.
- Nhận thức hạn chế về xã hội: Trẻ đánh giá một hành vi xã hội sai trái tùy vào các biến tố bên ngoài như là thiệt hại gây nên là bao nhiêu, hoặc là hành vi bị trừng phạt, không biết tới những yếu tố bên trong như là ý đồ của con người.
1.4.2. HỌC THUYẾT CỦA WALLON.
Theo ông, trẻ em độ tuổi mẫu giáo thuộc giai đoạn cá thể hóa (3 đến 6 tuổi), gồm 3 thời kỳ có đặc điểm là sự phát triển tính độc lập cũng như cái tôi của các em trở nên phong phú.
Đến 3 tuổi, bắt đầu giai đoạn trẻ chống đối. Đó là giai đoạn phát triển “cái tôi”. Đồng thời trẻ học được phân biệt mình với người khác, trẻ ngày càng có khả năng phân biệt các đồ vật theo hình dáng, màu sắc và kích thước.
Lúc 4 tuổi, trẻ biết tên, họ, tuổi, chỗ ở, đó là giai đoạn ái kỷ, ở đó cái tôi có xu hướng tỏ ra khoe khoang. Trẻ tự quan sát, tự nhìn mình hoạt động, kiên trì trong hoạt động mình tiến hành. Đồng thời tri giác các vật thể ngày càng trừu tượng làm các em có khả năng phân biệt các đường, các hướng, các vị trí, các dấu vết.
Lúc 5 tuổi, em thể hiện chú ý đến bản thân và xung quanh đưa em vào thời kỳ bắt chước, ở đó em học bắt chước một vai trò, và tự tạo một nhân vật.
Suốt giai đoạn này, tư duy của trẻ được đánh dấu bằng tính hỗn hợp (tổng giác), đưa em đến giải mã một tình huống theo toàn bộ xuất phát từ một chi tiết hoặc sự việc để kề nhau các chi tiết mà không thể thấy được mối quan hệ nhân quả giữa chúng.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOÀN CẢNH THĂM KHÁM.
Để hoàn thành báo cáo về “Đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ tự kỷ trong độ tuổi mẫu giáo”, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành tìm ca trẻ tự kỷ từ tháng 10 năm 2004 trong khu vực Hà Nội.
Cho đến khi làm báo cáo này, chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc và tiến hành làm test với 4 trường hợp trẻ em tự kỷ từ 3 tuổi rưỡi đến 5 tuổi 3 tháng. Tất cả các em đều được bệnh viện chẩn đoán là tự kỷ. Một em đang theo học ở trường hòa nhập Xã Đàn, hai em hàng ngày vẫn được đưa đi mẫu giáo bình thường, còn một em chỉ ở nhà. Hai trong bốn em hàng tuần được đưa đến trung tâm phục hồi chức năng ở bệnh viện Bạch Mai và để điều trị thêm.
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Sau gần 6 tháng liên tục quan sát các em (do chúng tôi có tiến hành trị liệu cho các em ngay tại gia đình). Chúng tôi nhận thấy cả 4 em đều có những triệu chứng điển hình của tự kỷ: thu mình, rối loạn ngôn ngữ và hành vi rập khuôn, cố định.
Chúng tôi tiến hành so sánh trình độ phát triển của các em với trẻ bình thường (theo các chuẩn đã nêu ở chương 1). Để rõ hơn, chúng tôi làm test Denver I và Bảng đánh giá mức độ tự kỷ trên cả 4 em.
2.3. QUAN SÁT, MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.
TRƯỜNG HỢP 1
Tiểu sử và bệnh sử
N.T.V là một bé trai 4 tuổi 5 tháng, con thứ hai trong gia đình. Bố của V là kỹ sư, mẹ là thạc sĩ luật. Bố của V hơn 40 tuổi, đang làm trong cơ quan chính phủ, mẹ V 34 tuổi đang làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. V có người chị sinh năm1993 đang học cấp II. Quá trình mang thai trẻ hoàn toàn bình thường, người mẹ hay đi siêu âm. Sau khi sinh (được vài tiếng) thì V bị sặc sữa khi được một người cho bú bằng bình, da tím tái do thiếu ôxy. Trước 3 tuổi trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về cả vận động, ngôn ngữ và tư duy. Thậm chí có lúc gia đình nhầm tưởng là V hoạt bát và thông minh hơn bình thường.
Khoảng 2 tuổi V đã nói được rất nhiều từ, đã đi mẫu giáo bình thường. Nhưng thường quậy phá, nghịch ngợm hơn các bạn nên thường bị cô lập, V không có quan hệ với các bạn trong lớp. Nhận thấy những dấu hiệu bất thường, gia đình cho trẻ đi khám, được chẩn đoán là tự kỷ nhẹ.
Ở nhà V rất thích chơi điện tử máy cầm tay, và đặc biệt thích chơi trên máy vi tính. V thích nghe nhạc Quang Vinh và lúc 3 tuổi đã nhại theo nhạc được hầu hết các bài trong đĩa CD. V rất được chiều chuộng trong gia đình, V đặc biệt quấn mẹ và yêu quý nhất mẹ.
Quan sát và mô tả lâm sàng:
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về V là trẻ có gương mặt xinh xắn, đẹp trai và thể trạng phát triển hoàn toàn bình thường, thậm chí là nhanh so với lứa tuổi. Vào thời điểm chúng tôi cho trẻ làm test (tháng 3 năm 2005), theo nhận định của gia đình là trẻ đã có rất nhiều tiến bộ so với thời điểm tháng 10 năm 2004. Trẻ hoàn toàn tự vệ sinh được bản thân, tuy chưa biết mặc áo mặc quần. Trẻ đã ăn được cơm, không còn thủ dâm và đã nhai được. Trẻ đã nói được rất nhiều từ, có thể nhớ được câu và bài thơ 4 chữ khoảng 5 câu. Trẻ đã biết viết số 1 đến 10, đã viết vẽ người, vẽ cây và vẽ nhà. Trẻ rất thích chơi với Sách điện tử Hồng Phát HP 900 (bộ sách tập nói cho trẻ em). Ngoài ra, trẻ rất thích tiếp xúc và chơi trên máy vi tính. Trẻ đáp lại khi được gọi tên hoặc nhắc nhở, nhưng vẫn chưa biết tự chào khách đến. Trẻ không có phản ứng rụt rè hay e sợ người lạ.
V bắt đầu thích chơi với bạn, chú ý tới sự có mặt của người lạ. V đã nhớ tên mọi thành viên trong gia đình. Đã biết trả lời khi hỏi tên, tuổi, phố (nơi ở) của mình. V nhớ được tháng và năm. Trẻ thích đi chơi ở ngoài, tuy vẫn còn e sợ.
Trẻ có một số thói quen cố định. Ví dụ như chỉ thích nghe nhạc Quang Vinh, chỉ ăn cơm với ruốc tôm và muối vừng, lúc nào cũng phải cầm một vật gì đó mà em yêu thích trên tay (ví dụ như sách điện tử, máy chơi điện tử, hoặc viên phấn trắng còn nguyên,…), hay đi kiễng chân, hay nhắc lại một câu nào đó của sách điện tử như: “Dễ quá không giúp em đâu” “Đáp án của câu hỏi này là”…
Sử dụng test đánh giá :
SỬ DỤNG TEST DENVER I
A - Vận động thô sơ:
Tất cả các items từ 1 đến 25 trẻ đều làm được. Như vậy, về vận động thô, trẻ hoàn toàn đạt yêu cầu.
B - Ngôn ngữ:
Trẻ làm được từ items 1 đến 15. Items 16 trẻ không trả lời được. Còn các items khác nằm trên đường tuổi hoặc về phía bên phải trẻ đều không làm được nhưng không được tính trong bản đánh giá. Như vậy trong khu vực ngôn ngữ có một items ở bên trái đường tuổi mà trẻ không làm được.
C - Vận động tinh tế - thích ứng:
Trẻ đạt yêu cầu với tất cả các items.
D - Cá nhân - xã hội
Trẻ làm được các items từ 1 đến 20, nhưng không làm được items 21, 22 và 23. Items 21 và 22 nằm bên trái đường tuổi. Như vậy ở khu vực cá nhân - xã hội có 2 items bên trái đường tuổi mà trẻ không làm được.
Kết luận:
Tổng cộng có 3 items bên trái đường tuổi mà trẻ không làm được.
Một khu vực trẻ có 2 biểu hiện chậm phát triển (Khu vực cá nhân - xã hội) và một khu vực khác (Khu vực ngôn ngữ) trẻ có một biển hiện chậm phát triển. Như vậy căn cứ theo nhận định kết quả của test Denver I, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.
SỬ DỤNG TEST C.A.R.S
Lĩnh vực
Điểm
Biểu hiện
I. Quan hệ với mọi người
1,5
V không tránh người lớn, không né tránh tiếp xúc bằng ánh mắt nhưng ngại nhìn vào mắt người lớn.
II. Bắt chước
1,5
V bắt chước được hầu hết các âm thanh và hành vi đơn giản, nhưng nhiều âm vẫn ngọng và méo, ví dụ như âm “th”, “bố”,…
III. Đáp ứng tình cảm
3
V thường cười lớn và có lúc khóc không phù hợp với hoàn cảnh.
IV. Các động tác cơ thể
2,5
V có một số động tác bất thường như đi kiễng chân, các động tác nói chung còn vụng về.
V. Sử dụng đồ vật
2
V thích thú một số đồ chơi và đồ vật nhất định như sách điện tử, viên phấn còn nguyên, hoặc xem nến cháy.
VI.Thích nghi với sự thay đổi
3,5
V chỉ thích viết chữ, số và chơi một số đồ chơi đã thân thuộc và kiên quyết từ chối sự thay đổi của người lớn. Trẻ có thể cào cấu, cắn và gào khóc chống lại.
VII.Phản ứng thị giác
2,5
V rất thích nhìn vào ngọn nến cháy, hơn nữa người lớn luôn phải nhắc nhở việc V đang làm.
VIII. Phản ứng thính giác
1
Phản ứng thính giác của trẻ bình thường, thính giác được dùng cùng với các giác quan khác.
IX. Phản ứng qua vị, khứu, xúc giác và sử dụng những giác quan này.
1
Phản ứng của trẻ bình thường và phù hợp với tuổi đối với cả ba loại giác quan trên.
X. Sợ hãi hoặc hồi hộp
2,5
Trẻ rất sợ âm thanh to, sợ cô giáo đến mức cô giáo đến là nôn.
XI. Giao tiếp bằng lời
3
V ít khi tự nói được rõ ràng. Em thường phải có người nhắc và lặp lại.
XII. Giao tiếp không lời
2
Trẻ rất kém trong sử dụng giao tiếp không lời thể hiện mong muốn hay ý muốn nào đó.
XIII. Mức độ hoạt động
2
Trẻ hiếu động hơn bình thường, có biểu hiện của tăng động giảm chú ý.
XIV. Đáp ứng trí tuệ
3
Trẻ có khả năng nhớ tốt một vài lĩnh vực như đếm số, câu nói trong máy điện tử.
XV. Ấn tượng chung.
2
Trẻ biểu hiện một vài triệu chứng tự kỷ như hành vi rập khuôn (đi nhón chân), ngôn ngữ, sở thích cố định.
Tổng điểm
33
Trẻ bị tự kỷ ở mức độ trung bình
TRƯỜNG HỢP 2
Tiểu sử và bệnh sử
P.V.C là một bé trai 5 tuổi 3 tháng, con đầu và duy nhất trong gia đình. Bố mẹ C đều là kỹ sư chuyên về kỹ thuật của công ty may. Bình thường trong gia đình chỉ có hai mẹ con, bởi bố C thường xuyên phải đi làm xa, ít có cơ hội về nhà hàng ngày. Lúc mang thai, người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, lúc sinh ra dễ dàng, đủ cân, xinh xắn, có vẻ năng động và hoạt bát. Lúc 1 tuổi rưỡi C có nói được “bố”, “bà”,… nhưng hiện tại bây giờ em chỉ phát âm được “pi” “pi”. Gia đình phát hiện ra trẻ có những bất thường về khả năng ngôn ngữ và vận động từ lúc 3 tuổi rưỡi, đưa đến Viện Nhi được chẩn đoán là tự kỷ.
Vì trẻ rất ngoan, không khóc, không nghịch phá cho nên gia đình vẫn đưa trẻ đến lớp mẫu giáo bình thường cho tới bây giờ. Ở lớp mẫu giáo trẻ chỉ ngồi một chỗ, không biết chơi một trò gì và không kết bạn. Gia đình đã đưa trẻ đi nhiều nơi như Trung tâm phục hồi chức năng ở Viện Nhi Thụy Điển, dạy liền trong 4 tháng nhưng không có tiến triển. Từ tháng 2 năm 2005, trẻ được dạy tại nhà (được trị liệu bởi các sinh viên Tâm lý K47).
Trẻ rất quý mọi người, đặc biệt rất quấn bố, bởi bố rất chiều con, còn mẹ nghiêm khắc hơn. C rất thích khách đến nhà chơi, và thường “nịnh” người khác bằng cách thơm vào má. Bố mẹ của C đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ, gia đình luôn sốt sắng và nhiệt tình trước mọi thông tin, mọi khả năng có thể để con mình tiến bộ. Bản thân bố mẹ của C không giàu, nhưng đã giành và chi cho việc chữa trị của C rất nhiều.
Quan sát và mô tả lâm sàng:
C là cậu bé béo tốt, rất xinh trai và trông dễ thương. Trẻ hoạt động liên tục, em chạy quanh phòng, sờ vào mỗi vật một tí, rồi lại chạy về phía mọi người để “thơm” vào má. C không thích chơi với trẻ em cùng tuổi, em chỉ thích chơi với người lớn. Trẻ tự đi vệ sinh được với sự giúp đỡ của mẹ, đã tự xúc cơm để ăn được, biết mặc được quần chun và tự kéo quần lên (khi trễ xuống), biết cởi áo. Em đã biết chỉ các bộ phận trên người.
Khi tôi gọi tên, trẻ có đáp ứng, tuy không lâu. Trẻ hầu như không thích gì cả, kể cả tivi, đĩa quảng cáo và đồ chơi, em chỉ thích cầm lấy một vật bất kỳ vừa tay, liếm qua và chạy loanh quanh phòng. Trẻ rất sợ bóng tối và rất sợ ở một mình.
C không nói được từ nào đặc hiệu, chỉ phát ra được những âm không rõ nghĩa, đặc biệt là âm “pi”. Khi có nhu cầu về ăn uống,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1730.DOC