Đề tài Đánh giá tính đa dạng của các virus gây bệnh xoan lá cà chua ở Việt Nam thông qua tách dòng, xác định và so sánh trình tự đoạn gen mã hóa cho protein

1.1.3. Giá trị sử dụng

Cà chua rất dễ trồng. Ở Việt Nam, do điền kiện thời tiết thuận lợi, có thể trồng cà chua ở hầu hết các tỉnh và được trồng gần như quanh năm. Vụ sớm từ tháng 7 đến tháng 12, vụ chính từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, vụ muộn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vụ xuân hè từ tháng 1 đến tháng 6 [6].

Trong quả cà chua chín có nhiều chất dinh dưỡng như: đường, vitamin A, vitamin C và các chất khoáng quan trọng như: canxi, sắt, phospho, kali, magiê, v.v . Thành phần hoá học trong quả cà chua chín gồm có: nước (94-95%), chất khô (5-6%), trong đó: 55% đường, 21% chất không hoà tan trong rượu (như protein, xenlulôzơ, pectin, polisaccarit), 12% axit hữu cơ (như xitric, malic, galacturonic, pirolidoncacboxilic), 7% chất vô cơ và 5% các chất khác (như carotenoit, axit ascorbic, chất dễ bay hơi, amino axit, v.v ) [1].

Cà chua không những được dùng như rau cung cấp vitamin, chất khoáng mà còn có nhiều tác dụng về mặt y học. Trong cà chua có chất licopen (thành phần tạo màu đỏ của cà chua) có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo Võ Văn Chi (1997), quả cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết . Hàng ngày, mỗi người sử dụng 100-200 g cà chua sẽ thỏa mãn nhu cầu vitamin và chất khoáng cần thiết [3].

1.2. BỆNH XOĂN LÁ CÀ CHUA DO VI RÚT

1.2.1. Đặc điểm của bệnh xoăn lá cà chua do vi rút

Bệnh xoăn lá cà chua do vi rút (Tomato yellow leaf curl) rất phổ biến ở khu vực Đông Nam châu Á, các nước Trung Cận Đông và Đông Phi. Đây là một trong những bệnh do vi rút gây thiệt hại nặng nề nhất cho cà chua. Theo thống kê của Polston và Anderson (1997), từ năm 1988 đến năm 1995, bệnh đã làm giảm 5% đến 95% sản lượng cà chua ở nước Cộng hòa Dominica, Venezuela và một số nước ở Trung Mĩ, làm thiệt hại cho nền kinh tế tổng cộng 140 triệu đô la Mĩ [28]. Bệnh lan truyền qua vật truyền trung gian là loài bọ phấn (Bemisia tabaci).

Bọ phấn chích hút nhựa cây chủ yếu ở ngọn và lá non, mang TYLCV [4]. Cây bị bệnh có triệu chứng xoăn ngọn lá, làm cho lá co quắt, cây thấp nhỏ, hoa phát triển kém, dễ bị rụng. Cây còn nhỏ nếu bị nhiễm bệnh sẽ còi cọc, không thể phát triển [8].

 

doc42 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2566 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tính đa dạng của các virus gây bệnh xoan lá cà chua ở Việt Nam thông qua tách dòng, xác định và so sánh trình tự đoạn gen mã hóa cho protein, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tính đa dạng của các virus gây bệnh xoan lá cà chua ở Việt Nam thong qua tách dòng, xác định và so sánh trình tự đoạn gen mã hóa cho protein.doc
Tài liệu liên quan