Dự án Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Gạch ngói Cẩm Trướng - Xã Định Công - huyện Yên Định - tỉnh Thanh Hóa

Theo kết quả báo cáo khảo sát nhu cầu về vật liệu xây dựng hàng năm hiện nay của cả tỉnh Thanh Hoá là 600 triệu viên quy chuẩn. Tổng công suất của các dây truyền Tuynen trong cả tỉnh là 500 triệu viên/năm. Như vậy, Xí nghiệp gạch ngói Cẩm Trướng với cơ sở hạ tầng đang phát triển chậm, sản phẩm gạch ngói sản xuất bằng dây truyền bán thủ công, song có giá thành và giá vận chuyển thấp hơn nên vẫn còn thị trường để tồn tại. Với sự quan tâm đến cải tiến thiết bị, mẫu mã, giá thành và chất lượng dịch vụ của cả Công ty thì sản phẩm gạch ngói Xí nghiệp Cẩm Trướng vẫn có thị trường nhất định. Sản phẩm của xí nghiệp được tiêu thụ trong khoảng phạm vi bán kính 10 km.

Một số mặt hàng kinh doanh phục vụ trong năm cho vùng nông thôn như: gạch xây 2 lỗ, gạch đặc, gạch lát các loại, gạch xây cuốn giếng, ngói máy 22 viên/m2 và các loại gạch ngói theo đơn đặt hàng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Gạch ngói Cẩm Trướng - Xã Định Công - huyện Yên Định - tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của huyện, bình quân ruộng đất thấp nên tình trạng lao động nông thôn nhàn rỗi lớn. Đây là một tiềm năng sức lao động thuận lợi cho việc phát triển các nghành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 2.2.2. Điều kiện khí tượng thủy văn. Huyện Yên Định nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá, vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều). Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm từ các nguồn thải vào không khí và nước chịu ảnh hưởng nhiều vào các yếu tố khí tượng thuỷ văn. Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, các số liệu được thống kê như sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm: 32,6 0C; Nhiệt độ tối thấp trung bình: 210C; Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 50C; Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 420C; Biên độ nhiệt độ ngày trung bình: 6,20C; Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (28,90C); Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (17,40C). - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình từ 1.764 mm/năm và phân bố không đồng đều. Lượng mưa cao nhất: 3.011mm; Lượng mưa thấp nhất: 1.049mm; Số ngày mưa trung bình năm: 124 ngày; Trong đó vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm. Tháng 9 thường có lượng mưa lớn nhất(trung bình 1.092 mm), tháng 12 và tháng 1 có lượng mưa bé nhất (20 – 45mm). Lượng mưa có ảnh hưởng tới việc sản xuất gạch ngói, tuy nhiên Xí nghiệp có thiết bị che chắn, bảo vệ như: bạt, nhà dàn phơi… nên vẫn chủ động được trong công việc sản xuất. - Nắng: Tổng giờ nắng trung bình năm: 1.660 - 1.686 giờ; Số giờ nắng cực đại: 1.839 - 1.851 giờ; Số giờ nắng cực tiểu: 1.346 giờ; Số ngày không nắng 82 - 88 ngày; Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 5 (216 giờ); Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 2 và tháng 3 (54 giờ); Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng khoảng 26,5 calo. Tuy nhiên lượng bức xạ thực tế của vùng chỉ bằng 50% của lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến việc khuyếch tán, lan truyền, chuyển hoá, phân huỷ các chất gây ô nhiễm. Đây là đặc điểm hết sức quan trọng để đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm tuyệt đối trung bình cả năm là 25,3 mg/m3, thông thường tiến trình của độ ẩm phù hợp với tiến trình năm của nhiệt độ và lượng mưa. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 85 –87% và biến động không nhiều qua các tháng. Tháng 3 do có mưa phùn nên thường có độ ẩm tương đối lớn nhất (90%); tháng 11 - 12 vào thời kỳ khô hanh, độ ẩm tương đối thấp nhất, trung bình là 84%, thời điểm nhỏ nhất có thể xuống tới 44 - 45%. - Gió: Hướng gió thịnh hành là Đông Nam (16%) và Nam (12%) vào các tháng mùa hè; Bắc và Đông Bắc vào các tháng mùa Đông. Vào các tháng 6, 7, 8 còn có gió Tây Nam (10%), nhưng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn theo từng cơn (trong năm có khoảng từ 10 đến 12 ngày như vậy). Tốc độ gió trung bình: 1,8 – 2,2 m/s; Tần suất lặng gió tháng vào mùa đông cũng như mùa hè phổ biến chiếm từ 21 – 26%. Hàng ngày tốc độ gió thường lớn nhất vào buổi chiều, nhỏ nhất vào ban đêm hoặc sáng sớm. Hướng gió, tốc độ gió ảnh hưởng tới việc tính toán việc phất tán chất thải từ ống khói lò nung gạch ngói của Xí nghiệp. - Bão, áp thấp nhiệt đới: Bão thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Vào các tháng trước và sau đó có thể có áp thấp nhiệt đới. Bình quân có 0,63 cơn bão trong năm đổ bộ vào Thanh Hóa, gió lớn khoảng 2,49 cơn/năm. Sự phân bão và áp thấp nhiệt đới theo các năm không đều, đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất Xí nghiệp cần phải có các biện pháp đề phòng, đặc biệt là các sự cố môi trường do bão lũ gây ra. 2.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên. Hiện trạng môi trường khu vực Ngày 31/07/2007 chúng tôi đã kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hoá tiến hành khảo sát, lấy mẫu, phân tích tại các vị trí đặc trưng cho chất lượng môi trường không khí và nước của Xí nghiệp. Bảng1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí. TT Vị trí lấy mẫu Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Vận tốc gió (m/s) Độ ồn (dBA) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi lơ lửng (mg/m3) 1 Trung tâm Nhà máy 33,3 66,5 0,2 á 1,1 50 á 57 0.820 1,160 2,500 0,210 2 Khu tập thể CN nhà máy 33,4 66,1 0,3 á 0,6 50 á 55 0,615 1,015 1,870 0,120 3 Khu dân cư phía Nam nhà máy 33,4 37,0 0,5 á 0,7 45 á 50 0,480 0,870 2,500 0,080 TCVN: 5937-2005 TCVN: 5949-1995 - - - - - - - 70 0,2 - 0,35 - 30 - 0,3 - Nhận xét: Kết quả phân tích được so sánh với TCVN: 5937-2005 – Tiêu chuẩn không khí xung quanh và TCVN: 5949-1995 – Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép tại khu công cộng và khu dân cư. Qua bảng 1 ta thấy: - Tại các điểm đo đều có độ ồn dưới mức TCCP. - Nồng độ CO và bụi lơ lửng tại tất cả các điểm đều đạt TCCP - Nồng độ các khí SO2, NO2 đã vượt TCCP tại tất cả các vị trí: nồng độ khí SO2 vượt TCCP từ 2.9 đến 3.8 lần; Nồng độ khí NO2 vượt TCCP từ 4.8 đến 8.2 lần. Bảng 2: Bảng phân tích chất lượng môi trường nước. TT Vị trí lấy mẫu pH COD (mg O2/l) Độ cứng (mg/l) ∑Fe (mg/l) TSS (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 Nước giếng khoan của nhà máy 3,9 3,2 110,0 0,3 20,0 64 2 Nước giếng khoan phía Nam nhà máy 7,2 2,4 112,0 0,1 12,0 240 3 Nước giếng đào phía Tây nhà máy 6,8 1,6 160,0 0,1 35,0 1100 TCVN: 5942-1995 cột B TCVN: 5944-1995 5,5-9 6,5-8,5 <35 300-500 2 1-5 80 10000 3 Nhận xét: Kết quả phân tích được so sánh với cột B của TCVN: 5942-1995 - Tiêu chuẩn nước mặt dùng cho các mục đích khác. Qua bảng kế quả cho thấy: Các mẵu được đem phân tích đều đạt TCCP. 2.3. Điều kiện kinh tế xã hội. b) Tình hình kinh tế thực hiện trong năm 2006 - Tổng giá trị sản xuất: 1.160.510 triệu đồng - Tổng mức bán lẻ hàng hoá: 175.000 triệu đồng - Tổng giá trị hàng xuất khẩu: 3,64 triệu USD. - GDP bình quân đầu người trong năm: 6,152 triệu đồng - Lương thực bình quân đầu người: 831 kg/người/năm. - Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm: 49.2%; Công nghiệp, xây dựng chiếm: 13.77%; Thương mại, dịch vụ chiếm: 37.03%. Nghành dịch vụ thương mại có nhịp độ tăng trưởng khá ổn định và đều đặn. So sánh với số liệu tổng hợp từ năm 1990, số liệu của những năm gần đây cho thấy nghành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh: tổng GDP dịch vụ thương mại năm 1990 đạt 53,63 tỷ đồng, năm 1995 đạt 72,57 tỷ đồng, năm 2000 đạt 107,32 tỷ đồng, năm 2003 đạt 164,83 tỷ đồng đến năm 2005 GDP của nghành đạt 321,316 tỷ đồng. Nhìn chung, huyện Yên Định vẫn là huyện nông nghiệp, cơ cấu đang chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. c) Văn hoá - xã hội - Tổng dân số trung bình: 175.645 người; - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0.76%; - Lao động được đào tạo trong năm: 14.630 người; - Số lao động đi lao động nước ngoài: 500 người; - Tổng số học sinh đầu năm học: 45.922 học sinh; Trong đó: Nhà trẻ, mẫu giáo: 7.084 học sinh; Tiểu học: 12.559 học sinh; Trung học cơ sở: 16.385 học sinh; Trung học phổ thông: 8576 học sinh; Trung tâm dạy nghề: 1.291 học sinh; - Khai trương xây dựng làng văn hoá: 40 làng; - Số làng văn hoá đạt tiêu chuẩn cấp huyện: 20 làng; - Số làng văn hoá đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh: 24 làng; - Tỷ lệ dân sử dụng nước sạch: 75% (với Thị trấn) và 65 % (với nông thôn) - Tỷ lệ dân sử dụng điện: 100%; - Số xã có bưu điện: 29 xã; - Tỷ lệ xã có trạm xá: 100%; - Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới): 26.76%; - Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 15.5%. - Tuổi thọ bình quân: 73 tuổi. 2.4. Tôn giáo – di tích lịch sử. III. Quy mô sản xuất kinh doanh 3.1. Công trình xây dựng Tổng diện tích: 123.144 m2 (sau khi đã giao trả lại cho địa phương) Trong đó có các công trình xây dựng sau: Bố trí 70.000 m2 là ao hồ Bố trí 30.000 m2 là diện tích bố trí mặt bằng công nghệ, bao gồm: 06 lò đứng (dùng sản xuất gạch các loại) và 02 lò nằm (dùng sản xuất ngói). Còn lại là sân bãi chứa nguyên liệu, nhà dàn, kho dự trữ mộc khô, đường xá, văn phòng và dải an toàn chân đê. 3.2. Nguồn vốn Nguồn vốn đầu tư : Ban đầu được thành lập bằng 100% nguồn vốn của Nhà nước. Từ năm 2001, Xí nghiệp tiến hành Cổ phần hoá. Tổng vốn điều lệ: 600.000.000 (VND) 3.3. Dây chuyền công nghệ Tạo hình gạch và phôi ngói theo phương pháp dẻo bằng máy đùn EG5, kết hợp hút chân không. Tạo hình ngói theo phương pháp dẻo bằng máy dập ngói 5 mặt. Phơi khô mộc ngoài trời và trong nhà dàn có mái che. Nung bằng lò thủ công, nhiên liệu là than cám đóng thành bánh. Kho bãi chứa đất sét N1 Gia công NL Máy nhào đùn ép EG5 Cơ cấu cắt phân viên SP Sân phơi Lò nung gạch Hút chân không KCSS KCS Kho than cám Than + bùn đống bánh Sân phơi Kho bãi chứa đất sét N Gia công NL Máy nhào đùn ép EG5 Máy nhập ngói 5M Nhà dàn phơi Lò nung ngói KCSS KCS Hút chân không KHO SP GạCH Bãi phế phẩm Kho sp ngói Hình 1: Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất của xí nghiệp * Thuyết minh dây truyền công nghệ. a) Khai thác nguyên liệu: Trước đây, Xí nghiệp khai thác bằng cơ giới tại chỗ 75%, thu mua bên ngoài 25%. Đất khai thác đảm bảo về hàm lượng sét sẽ được vận chuyển về bãi chứa nguyên liệu của Xí nghiệp. Hiện nay........... b) Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm Đất nguyên liệu đã có thời gian ngâm ủ khá tốt, độ ẩm 20%. Tạo hình gạch bằng máy đùn ép EG5, TB cắt phân viên bán thủ công. Tạo hình ngói bằng máy dập 5 mặt từ phôi đạt tiêu chuẩn. Khâu tạo phôi để dập ngói được tạo ra bằng máy đùn ép EG5 có phối hợp máy hút chân không từ nguồn đất nguyên liệu đạt tiêu chuẩn. c) Phơi mộc Bán thành phẩm được vận chuyển ra sân bãi rộng, nhà dàn và dùng năng lượng tự nhiên nắng gió để phơi tự nhiên. Độ ẩm mộc khô giảm từ 20% (từ công đoạn tạo hình) xuống còn 7%. Gạch mộc sau khi đạt độ ẩm trên được đưa về kho, nhà dàn. d) Nung sản phẩm Gạch mộc được đem vào lò nung với nhiệt độ khoảng từ 9500C đến 10000C (nhiệt được lấy từ đốt nguyên liệu than). Gạch mộc được nung bằng lò đứng (kiểu lò thủ công) có công suất 6 vạn viên/ mẻ. Ngói mộc được nung bằng lò nằm (kiểu lò thủ công) có công suất 18.000 viên/ mẻ. e) Số vòng khai thác: Với lò đứng (sản xuất gạch): Thời gian bảo dưỡng lò: 30 ngày/năm; Thời gian nghỉ lễ, ảnh hưởng thời tiết, sự cố: 35 ngày/năm; Thời gian 1 vòng khai thác lò: 13 ngày/vòng; Số vòng khai thác cho 1 lò: (365-30-35)/13 = 23 vòng/năm. Với lò nằm (sản xuất ngói): Thời gian bảo dưỡng lò: 30 ngày/năm; Thời gian nghỉ lễ, ảnh hưởng thời tiết, sự cố: 35 ngày/năm; Thời gian 1 vòng khai thác lò: 12 ngày/vòng; Số vòng khai thác cho 1 lò: (365-30-35)/12 = 25 vòng/năm 3.4. Bảng kê trang thiêt bị chính. TT Danh mục kí hiệu đặc tính kĩ thuật Sl Ghi chú 1 Máy ủi ДТ - 75 1 Đã có sẵn 2 Máy đùn ép gạch EG - 5 5000v/h 2 nt 3 Máy đùn ép galet EGV - 5 Hkhông 1 nt 4 Máy dập ngói DN5 6000v/ca 1 nt 5 HT cấp điện động lực 1 nt 6 Máy bơm nước 1 nt 7 Cầu cần trục 1 nt 8 Xe v/c 2 bánh các loại Đẩy, kéo thủ công 30 nt 9 Băng tải cơ động 2 nt 3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh a) Phạm vi phục vụ kinh doanh của Xí nghiệp Theo kết quả báo cáo khảo sát nhu cầu về vật liệu xây dựng hàng năm hiện nay của cả tỉnh Thanh Hoá là 600 triệu viên quy chuẩn. Tổng công suất của các dây truyền Tuynen trong cả tỉnh là 500 triệu viên/năm. Như vậy, Xí nghiệp gạch ngói Cẩm Trướng với cơ sở hạ tầng đang phát triển chậm, sản phẩm gạch ngói sản xuất bằng dây truyền bán thủ công, song có giá thành và giá vận chuyển thấp hơn nên vẫn còn thị trường để tồn tại. Với sự quan tâm đến cải tiến thiết bị, mẫu mã, giá thành và chất lượng dịch vụ của cả Công ty thì sản phẩm gạch ngói Xí nghiệp Cẩm Trướng vẫn có thị trường nhất định. Sản phẩm của xí nghiệp được tiêu thụ trong khoảng phạm vi bán kính 10 km. Một số mặt hàng kinh doanh phục vụ trong năm cho vùng nông thôn như: gạch xây 2 lỗ, gạch đặc, gạch lát các loại, gạch xây cuốn giếng, ngói máy 22 viên/m2 và các loại gạch ngói theo đơn đặt hàng. b) Cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh Căn cứ vào giá cả thị trường thực tế tính bình quân: Ngói: 1.300 đồng/viên; Gạch: 300 đồng/viên. Căn cứ vào giá vật tư nhập vào tại Xí nghiệp; Căn cứ vào đơn giá khoán công đoạn và tổng hợp của Xí nghiệp: Đơn giá khoán công nhân sản xuất gạch: 83.200đ/1000viên; Đơn giá khoán công nhân sản xuất ngói: 220.000đ/1000viên; Chi phí phục vụ quản lý: 11% tổng lương khoán. c) Doanh thu sản xuất và vốn lưu động Doanh thu sản xuất dược thống kê trong bảng sau: TT Danh mục sản phẩm Sản lượng (v/tháng) Sản lượng (v/năm) Giá bán tại bãi (đ) Doanh thu (đ/tháng) Doanh thu (đ/năm) 1 Gạch 403.625 4.843.500 300 121.087.500 1.453.050.000 2 Ngói 65.000 780.000 1.300 84.500.000 1.014.000.000 Cộng 205.587.500 2.467.050.000 Vốn lưu động cần thiết Doanh thu hàng năm: 2.467.050.000 đ; Thuế doanh thu 5%: 123.352.500 đ; Vòng quay vốn: 6 vòng/năm; Vốn lưu động cần thiết: (2.467.050.000 – 1230.352.500)/6 = 390.616.250 đ. d) Giá thành sản phẩm Bảng tính chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm Đơn vị tính: đồng/ 100viên TT Khoản mục Đv đơn giá Gạch quy đổi Ngói máy ĐM T.tiền đm t.tiền 1 Đất sét nguyên liệu m3 25.000 1,4 35.000 3 75.000 2 Dầu Diezel lit 10.000 0,75 7.500 4 40.000 3 Dầu thực vật lit 20.000 0,02 400 0.2 4.000 4 Than cám Kg 400 155 62.000 220 88.000 5 Điện năng Kwh 1.300 15,5 20.150 45 58.500 6 Vật tư phục vụ khác đ 2.501 13.275 7 Tiền lương công nhân đ 83.200 250.000 8 Nộp bảo hiểm đ 30.705.2 153.525,9 9 CP quản lý phục vụ đ 9.152 27.500 10 CP khác ngoài Sx đ 4.160 12.500 11 Khấu hao TSCĐ đ 24.138 24.138 Tổng cộng chưa tính KHTSCĐ 254.768 722.301 Tổng cộng có tính KHTSCĐ 278.906 746.439 IV. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng 4.1. Nguồn nguyên liệu Nguyên liệu sản xuất gạch là đất sét khai thác tại các ao hồ trong Xí nghiệp ở tầng đất đáy ao (sâu trên 3m). Hiện tại trữ lượng còn đủ lớn với hàm lượng sét phù hợp cho việc sản xuất gạch. Vào mùa cạn hàng năm Xí nghiệp tự tổ chức khai thác tập kết lên bãi chứa đủ khối lượng dùng trong cả năm. Nguyên liệu sản xuất ngói là đất sét vàng, nguyên liệu này yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng đất sét. Thường đất sét loại này nằm ở độ sâu từ 0.7m đến 2m. Xí nghiệp tiến hành khai thác, thu mua theo từng mùa vụ hàng năm ở cự ly 5km trên cánh đồng ven sông. Trong quá trình thu gọn quy mô sản xuất, diện tích ao hồ trong Xí nghiệp được mở rộng đủ khả năng cung cấp nguyên liệu tại chỗ. Trước đây, nguyên liệu được khai thác tại các ao hồ trong Xí nghiệp. Song gần đây, trữ lượng đất sét trong các ao hồ đã được khai thác hết nên nguyên liệu sản xuất chủ yếu được Xí nghiệp thu mua từ các khu vực xung quanh. 4.2. Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu: Với công suất hiện tại của Xí nghiệp thì nhu cầu của từng loại nguyên nhiên vật liệu được sử dụng cụ thể như sau: TT Danh mục Đơn vị Khối lượng 1 Đất sét làm gạch m3 7.000 2 Đất sét làm ngói m3 2.500 3 Than cám Tấn 920 4 Dầu Diezen cho máy ủi lit 6.500 5 Điện Kwh 110.000 6 Dầu thuỷ lực, dầu máy kg 500 7 Xăng, dầu mỡ bôi trơn kg 250 4.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất: a) Nhu cầu sử dụng điện Phụ tải cho văn phòng, xưởng sản xuất và các công trình khác: 123.144(m2) x 0.65 x 0.1(kw) = 8004.36(kw) Phụ tải cho gia công: 10 kw. Dùng cho bảng điện quảng cáo: 6 kw. Tổng nhu cầu: 8020.36 kw/tháng. b) Nhu cầu sử dụng nước: Theo tiêu chuẩn của tổ chức WHO thì nhu cầu sử dụng nước của một người trong một ngày đêm khoảng từ 100 - 150 lit. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước của cán bộ, công nhân viên trong Xí nghiệp khoảng từ 6,8 đến 10,5 m3 trong một ngày đêm. Ngoài ra, Xí nghiệp thường xuyên có nguồn nước dự phòng cho công tác phòng chữa cháy tại bể cấp nước. c) Nguồn cung cấp điện Hiện tại có hệ thống cấp điện cũ đang sử dụng, sau khi thu hẹp quy mô sản xuất vấn đề cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất được thoả mãn. Xí nghiệp chủ động áp dụng biện pháp sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm, chống lãng phí tổn thất nhằm giảm gía thành sản phẩm. d) Nguồn cung cấp nước Hiện tại có hệ thống cấp nước cũ đang được sử dụng. Nguồn nước sinh hoạt là nước giếng khoan (với độ sâu khoảng 30 - 40m). Nguồn nước sản xuất được lấy từ nguồn nước giếng khoan kết hợp với bơm từ ao hồ trong Xí nghiệp, chất lượng nước từ các nguồn này đảm bảo cho việc sản xuất. e) Thoát nước Chủ yếu thoát nước theo mương rãnh qua hố lắng xuống hệ thống ao hồ, hệ thống thoát nước đã có sẵn trong hệ thống cơ sở hạ tầng được Xí nghiệp bảo trì thường xuyên trong quá trình sử dụng. 4.2. Nhu cầu lao động. Tổng lao động của Xí nghiệp: 68 - 70 người Trong đó: - Cán bộ quản lý: 04 người; - Công nhân công nghệ hợp đồng thời hạn: 60 người; - Công nhân phục vụ hợp đồng thời vụ: 3 –6 người; Các lao động được tuyển là lao động có tay nghề và trình độ bậc 3 trở lên. Môi trường làm việc là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân viên. Xí nghiệp thực hiện cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết, chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo tái sản xuất sức lao động của công nhân trong xí nghiệp. Hàng năm xí nghiệp bố trí cho các cán bộ công nhân tham gia tập huấn an toàn lao động. Xí nghiệp cũng thực hiện đầy đủ về các chế độ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho đội ngũ lao động. Sơ đồ tổ chức bộ máy Xí nghiệp Giám đốc XN Tổ phục vụ Tổ 1 Thủ quỹ Ytá Tổ 2 Kế toán tổng hợp Tạo hình – phơi đẩo Tổ N1 Trợ lý tổ chức sx Nung đốt Tổ N2 Kinh doanh – bán hàng V. Các tác động môi trường do hoạt động của dự án 5.1. Các chất thải phát sinh Xác định nguồn thải và các yếu tố gây ô nhiễm là căn cứ cho việc lựa chọn các giải pháp giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường từ các nguồn thải do hoạt động của Xí nghiệp gây ra. Xí nghiệp gạch ngói Cẩm Trướng được xây dựng và đã đi vào hoạt động sản xuất từ rất lâu với công nghệ sản xuất thủ công, công suất thấp nên mức độ gây ô nhiễm là khá lớn. ở đây chúng tôi chỉ xác định nguồn và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở giai đoạn Xí nghiệp đang hoạt động. Nguồn thải và các yếu tố gây ô nhiễm do hoạt động của Xí nghiệp Theo quy trình sản xuất gạch – ngói của Xí nghiệp, nguồn và các yếu tố gây ô nhiễm là: Bụi, khí thải, tiếng ồn, nhiệt độ, rác thải, nước thải. Bụi: Bụi tro than từ ống khói các lò nung. Bụi than nghiền trước khi phối liệu. Bụi sét khi khai thác sét, phơi đảo, vận chuyển, xếp vào lò trước khi nung. Bụi gạch ra lò sau nung. Bụi do quá tình bốc xếp ra bãi sản phẩm và bốc xếp lên phương tiện vận chuyển. Bụi do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Khí thải: - Khí thải từ ống khói lò nung mang theo bụi và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như: CO, CO2, NOx, SO2... - Khí CO, SO2, NO2, CO2 phát sinh từ khói thải động cơ của ô tô (phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm) và xe máy của CBCNV. Tiếng ồn: Từ máy cán, máy nhào đùn, băng tải. Do phương tiện vận chuyển ra vào Xí nghiệp. Chất thải rắn từ các nguồn: Gạch phế phẩm, bụi gạch, xỉ than khi ra lò. Rác thải sinh hoạt của công nhân viên trong Xí nghiệp. b) Tác động về mặt lý, hóa học của các chất ô nhiễm đối với con người và động, thực vật: - Tác hại của bụi: Bụi sinh ra do hoạt động vận chuyển vào lò, ra lò, bốc dỡ sản phẩm; khí thải lò nung là nguồn phát sinh bụi chủ yếu. Bụi vô cơ khi vào phổi gây các kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên các bệnh về đường hô hấp, bụi bay vào mắt sẽ gây tổn thương mắt. Bụi than tạo thành trong quá trình đốt nhiên liệu, phát thải qua ống khói là các hợp chất HydratCacbon đa vòng, đây là những hợp chất có tính độc cao và có khả năng gây ung thư. - Khí SOx, NOx : Là các khí axit, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt sẽ tạo thành các khí axit. Các khí SOx, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu. SOx, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng. Nếu kích thước bụi này nhỏ hơn 2-3mm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đa đến hệ thống bạch huyết. SOx có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hoá toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nớc tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SOx thể hiện ở sự rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế ezym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SOx có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe+2 thành Fe+3. Đối với thực vật, các khí SOx, NOx khi bị ô xy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo thành mưa axit gây ảnh hởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SOx trong không khí khoảng 1-2ppm có thể gây tổn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loài thực vật nhạy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15-0,3 ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là động thực vật bậc thấp như rêu, địa y. Đối với vật liệu, sự có mặt của SOx, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ bê tông và các công trình xây dựng. - Khí CO và CO2: CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxyhemoglobin (COHb) dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức tế bào. ái lực đối với hồng cầu của CO gấp 200 lần so với của Oxy. Hàm lượng COHb trong máu từ 2 –5% bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng đến tinh kinh trung ương, khi hàm lượng COHb trong máu tăng 10-20% cấc chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể bị tổn thương. Nừu hàm lượng COHb lên đến 60% trở lên (tương ứng với nồng độ khí CO trong không khí bằng 1000ppm) thì gây nguy hiểm đến tính mạng con người và có thể gây đến tử vong. CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của ôxy. Một số đặc trng gây ngộ độc của CO2 như sau: Bảng 6: Đặc trưng gây ngộ độc của CO2 Nồng độ CO2 (ppm) Biểu hiện độc tính 50.000 Khó thở, nhức đầu 100.000 Ngất, ngạt thở - Nước thải: Nước thải sinh hoạt khoảng 2,5 m3/ngày Nước mưa chảy tràn chứa bụi, rác thải, phế phẩm từ vận chuyển hàng hoá… Tác động lớn của lượng nước mưa chảy tràn là làm đục nguồn nước mặt, ảnh hưởng tới môI trường sống của thuỷ sinh vật. VI. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 6.1. Xử lý chất thải + Đối với ô nhiễm không khí: Công nghệ sản xuất của Xí nghiệp là thủ công nên khí thải của lò nung có chứa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như: Bụi, khí CO, SO2, NOx. Để giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm đó trong khí thải lò nung, Xí nghiệp xử lý bằng cách đầu tư hệ thống xiclon màng nước. Đối với lượng bụi phát sinh từ mặt đất: đây là nguồn phát sinh bụi như ở tầng thấp, độ phân tán ra môi trường xung quanh là không lớn mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân tham gia sản xuất. Để giảm thiểu các tác động dã được nêu ở trên, Xí nghiệp trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, tổ chức phun nước vào nhũng ngày khô nắng tại những khu vực phát sinh nhiều bụi như: khu vực ra lò, bốc xếp sản phẩm, đường vận chuyển. - Do khí thải ô tô, xe máy chứa nhiều loại khí độc hại nên để hạn chế tác động xấu của khí thải tới sức khỏe của CBCNV Xí nghiệp sẽ yêu cầu hạn chế sử dụng các loại xe ô tô vận chuyển sản phẩm quá cũ kỹ, lạc hậu. Các xe có thùng kín, để tránh rỡi vãi khi vận chuyển vật liệu rời thì thùng xe phải tủ bạt kĩ . - Để giảm bụi, cải thiện điều kiện vi khí hậu vào mùa khô hanh Xí nghiệp cử người tiến hành phun tới nước dọc theo đường nội bộ. - Để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và tạo điều kiện vi khí hậu, tạo cảnh quan đẹp thì Xí nghiệp sẽ trồng các loại cây xanh, có tán lớn để tạo bóng mát như: phượng, bàng… + Đối với ô nhiễm nước: - Đối với nước thải sinh hoạt: Xí nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh khu nhà vệ sinh tự hoại - Đối với nước mưa chảy tràn: Xí nghiệp đã có hệ thống cống, rãnh riêng để thu nước. Nước sẽ được thoát theo hệ thống này xưống hẹ thống các ao hồ trong Xí nghiệp. + Đối với ô nhiễm do chất thải rắn: Đối với chất thải sinh hoạt Xí nghiệp tiến hành thu gom tập trung tại các thùng chứa rác đặt tại khu vực nhà văn phòng, xưởng sản xuất và những khu vực khác trong cơ sở sau đó tiến hành chuyên chở và chôn lấp tại bãi rác củễnã. Riêng đối với chất thải rắn sản xuất như: gạch vụn, đất thừa trong công đoạn gia công gạch mộc... Xí nghiệp sẽ yêu cầu công nhân thu gom tận dụng làm nguyên liệu tái sử dụng. Lượng xỉ lò có thể tái sử dụng làm gạch không nung hoặc để san lấp mặt bằng. 6.2. Giảm thiểu các tác động khác Giải pháp phòng ngừa cháy nổ và an toàn lao động Xí nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy, chữa cháy, cụ thể: - Trang bị các thiết bị chữa cháy đầy đủ đặc biệt tại các khu vực cần thiết - Xây dựng nội quy an toàn sử dụng điện và phổ biến nội quy tại các vị trí làm việc. - Huấn luyện cho CBCNV các phơng thức và biện pháp xử lý trong trường hợp có sự cố xảy ra, theo đúng nguyên tắc an toàn lao động. Công tác đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ cho người lao động: Trong quá trình hoạt động sản xuất công nhân và người lao động được trang bị đầy đủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCBM SX Gạch.doc
Tài liệu liên quan