Đề tài Đất sạch cho công nghiệp

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar.

17 nguyên tố trong đất hiếm đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn.

Do các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.

 

doc19 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đất sạch cho công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường đất thu hồi cho các dự án thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Trong rất nhiều trường hợp, sau khi phải di chuyển để nhường đất cho các dự án, người dân nhận được số tiền bồi thường không đủ để duy trì hiện trạng cuộc sống như trước khi có dự án. Có nhiều trường hợp, khi chuyển đến nơi cư trú mới, người dân bị mất đi cơ hội sản xuất, kinh doanh, những dịch vụ phúc lợi xã hội, hoặc các điều kiện tiện nghi do kết cấu hạ tầng nơi đến không được như nơi ở cũ. Những bức xúc về đất đai của người dân đã dẫn đến việc khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp của hàng chục (thậm chí có thể là hàng trăm) ngàn hộ dân trong cả nước. Về xã hội, việc phải di dời khỏi quê hương bản quán có thể gây nên những bức xúc về tình cảm và tâm linh đối với người dân; đất đai thờ phụng bị tác động bởi các dự án cũng tạo ta những tâm lý lo ngại. Ngoài ra, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ở các vùng nông thôn. Đối với đa số nông dân, việc chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp không đơn giản. Vì vậy, nhiều người cảm thấy lo lắng cho tương lai gia đình họ. Về môi trường, hiện nay, nhiều dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả về kinh tế. Song, cũng có nhiều dự án phát triển đã và đang tạo ra những bức xúc cho người dân địa phương vì ô nhiễm môi trường. Một câu hỏi đặt ra rằng hiệu quả kinh tế đó là do đầu tư tài chính, do trình độ quản lý và công nghệ của dự án mang lại, hay do sử dụng các dịch vụ môi trường không mất tiền để biến thành lợi ích cá nhân? Tại nhiều tỉnh/thành, có thể liệt kê rất nhiều các hạng mục công trình mà việc xây dựng và vận hành chúng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ các phương tiện thông tin đại chúng có thể biết, sức khoẻ của cộng đồng dân cư gần các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào. Một số làng được gọi là những “làng ung thư”. Như vậy, sự bức xúc dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện của người dân địa phương trong cả nước trong thời gian qua bao hàm cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Để giải quyết những bức xúc đó của người dân cần xem xét và đặt những vấn đề đó trên quan điểm phát triển bền vững. 1.3.2 Thể chế hóa quan điểm phát triển bền vững chưa cụ thể: Khái niệm phát triển bền vững do Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển đưa ra năm 1987 đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Theo đó, phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm mất đi khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tư tưởng chủ đạo của phát triển bền vững chính là sự bình đẳng trong một thế hệ và giữa các thế hệ. Hay nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hòa được các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển và cụ thể hóa tư tưởng này thật không đơn giản. Mở rộng tư tưởng bồi thường cho các thế hệ có thể thấy, việc chúng ta đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế – xã hội chính là chúng ta đang vay tài nguyên thiên nhiên của các thế hệ con cháu mai sau. Thế hệ hiện tại có thể sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển nhưng cần phải bảo đảm nguyên tắc là tổng số lượng tài nguyên để lại cho các thế hệ mai sau không ít hơn tổng số lượng tài nguyên mà thế hệ hiện tại đang sử dụng. Ở đây, có sự đánh đổi các nguồn tài nguyên do con người tạo ra với tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ môi trường. Ví dụ, thế hệ hiện tại có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên tạo ra cho những thế hệ mai sau các kết cấu hạ tầng như giao thông, công viên và các công trình phúc lợi khác… Để biết được những nguồn tài nguyên do con người tạo ra đó có đánh đổi được với tài nguyên thiên nhiên hay không cần có phương pháp lượng giá tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học. Ngoài ra, những nguồn tài nguyên có nguy cơ tuyệt chủng sẽ không được tiếp tục khai thác mà cần được bảo tồn và phát triển cho các thế hệ mai sau. Quan điểm chủ đạo về phát triển bền vững đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Quan điểm này đã được thể hiện trong Điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005. Tuy nhiên, cho đến nay, do quan điểm trên vẫn chưa được triển khai đầy đủ thành các cơ chế chính sách cụ thể về phát triển bền vững trong thực tế, nên các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và chủ đầu tư đang rất lúng túng trong việc giải quyết những bức xúc, khiếu kiện của người dân. Cơ chế, chính sách bồi thường quyền sử dụng đất hiện hành đang có những bất cập lớn trong thực tiễn, chưa đặt đúng mức các lợi ích về xã hội và môi trường. Sự thiếu hụt các cơ chế, chính sách phát triển bền vững còn là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân chia lợi ích cũng như chia sẻ ô nhiễm môi trường của phát triển. Vì vậy, trước mắt cần có những nghiên cứu chính sách cụ thể hoá quan điểm chủ đạo về phát triển bền vững trong quản lý và sử dụng đất, trong đó có những nguyên tắc và cơ chế bồi thường phù hợp cho người dân. 1.3.3 Cơ chế bồi thường cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa thoả đáng: Bồi thường là một dạng điều chỉnh lợi ích nhằm tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích của vùng (hoặc quốc gia) với lợi ích của cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất. Nó cũng có thể được xem như một phương pháp để nội bộ hóa những tác động ngoại lai (tiêu cực) liên quan đến các dự án sử dụng đất và như vậy, nó có thể tạo ra các kết quả tối ưu. Bồi thường chính là để tìm ra các điều kiện cho thành công của dự án. Mức bồi thường là bao nhiêu và bồi thường như thế nào thì thoả đáng? Đó là những câu hỏi lớn đang cần được giải quyết trong thực tế quản lý và sử dụng đất của chúng ta. Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên. Cũng như các loại tài nguyên thiên nhiên khác, đất đai hàm chứa những giá trị khác nhau: giá trị sử dụng trực tiếp (ví dụ giá trị về quyền sử dụng đất trên thị trường…), giá trị sử dụng gián tiếp (giá trị sinh thái, duy trì và bảo vệ một hệ sinh thái nào đó…), và giá trị vô hình (giá trị mang tính tâm linh, đất thiêng, “long mạch”…). Vì vậy, không thể áp dụng “một cách đơn giản các phạm trù, quy luật kinh tế” trong xây dựng cơ chế, chính sách đền bù cho dân. Hiện nay, nhiều dự án đầu tư được hưởng lợi vượt quá mức đầu tư về công nghệ, quản lý và tài chính của họ. Những lợi nhuận mà các nhà đầu tư đó có được hoặc là do họ sử dụng môi trường và gây ô nhiễm môi trường cho xã hội và cộng đồng địa phương, hoặc được bảo hộ về đất đai mà đúng ra những lợi nhuận đó phải được trả về cho xã hội và cộng đồng địa phương. Rõ ràng, việc bảo hộ đó đối với các nhà đầu tư chính là một hình thức trợ giá làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Chính sự bảo hộ không hợp lý của các cơ quan nhà nước đối với các nhà đầu tư mà nhiều dự án sử dụng đất hiện nay ở Việt Nam đang phải đối mặt với sự phản ứng gay gắt của các cộng đồng địa phương ở hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước. Xác định mức bồi thường về đất đai phụ thuộc vào việc định giá những giá trị khác nhau của tài nguyên đất; nó khác nhau đối với những vùng có các điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường khác nhau (những vùng có giá trị về môi trường và cơ hội phát triển kinh tế cao hơn, đương nhiên phải có giá đất cao hơn). Tuy nhiên, việc bồi thường cho đất thu hồi của nông dân để phát triển công nghiệp hoặc đô thị có giá trị thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, lại càng thấp hơn so với giá trị thực về kinh tế và sinh thái của đất mang lại cho người nông dân. Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất của nông dân với giá bồi thường có khi chỉ vài chục ngàn đồng trên một m2, người ta xây dựng những khu đô thị và giao bán với giá hàng chục triệu đồng trên một m2. Đó là những dự án siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, cộng đồng dân cư bị mất đất chưa được hưởng lợi ích của sự “phát triển”. Đúng ra, lợi ích của dự án phát triển phải được phân chia một cách công bằng giữa ba nhà: nhà nước, nhà đầu tư và nhà nông. Mức bồi thường cần được tính toán trên cơ sở phân phối công bằng những lợi ích đó và trên nguyên tắc những người bị thu hồi đất có cuộc sống và tương lai ít nhất không thua kém so với trước khi bị thu hồi đất. Ví dụ: khu công nghiệp An Dương đã hoàn thành chi trả tiền đền bù cho dân 22 ha đất nông nghiệp tại xã An Hoà, Bắc Sơn, TP Vũng Tàu, đang trả tiếp 150 ha đất nông nghiệp cho dân tại xã Lê Hồng Phong. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng khu tái định cư, khu mở rộng nghĩa trang, phục hồi hệ thống kênh mương thuỷ lợi chậm, dẫn đến chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng giao đất cho chủ đầu tư 37 ha đất còn lại của khu công nghiệp An Dương giai đoạn 1. Khu công nghiệp Nam cầu Kiền đã hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch các khu tái định cư, nghĩa trang và đã được UBND TP Vũng Tàu phê duyệt, đang trình TP để ra quyết định thu hồi đất. Đơn vị đã làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường trình TP ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định thu hồi 108 ha (đợt 1) nhưng chưa được giải quyết. Khu công nghiệp cũng đã chuyển hồ sơ lên Sở Tài nguyên - Môi trường trình TP ra thông báo thu hồi 152,56 ha đất đợt 2 giai đoạn 2 nhưng cũng chưa được giải quyết. Khó khăn ở đây chính là vì chưa có quyết định thu hồi đất các khu tái định cư nên chưa có căn cứ để di chuyển các hộ dân trong khu vực giải phóng mặt bằng. Khu công nghiệp Tràng Duệ cũng gặp phải khó khăn như, về cơ bản, 192 ha diện tích đất TP giao đã được đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa giải phóng được gây ách tắc ảnh hưởng đến dự án. 1.4 Những giải pháp hiện thời: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được trích tối đa 50% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá đất để lập Quỹ phát triển đất. Đây là một trong những điểm mới của Nghị định 69/2009/NĐ- CP của Chính phủ vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trưởng công bố với báo chí ngày 20/8. Theo đó, kể từ 1/10 tới, Chính phủ sẽ cho phép các địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được lập Quỹ phát triển đất nhằm tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất, từ đó góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.   Quỹ phát triển đất là tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập kèm con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.   Nguồn vốn của quỹ này sẽ là khoản trích từ 30% - 50% từ nguồn thu hàng năm từ đất đai và sẽ được dùng vào các mục đích như: ứng vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất; ứng vốn tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư; ứng vốn cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ xây khu tái định cư, công trịnh hạ tầng,…   Bên cạnh đó, Quỹ cũng có chức năng quản lý những diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng, thu hồi, đất chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất. Các tổ chức cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về giá đất và quỹ đất ở địa phương có thể thông qua quỹ để nắm bắt thông tin. Cụ thể ở Hà Nội, Thành phố đang có kế hoạch thành lập Quỹ Phát triển đất TP để lo việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư với số vốn ngân sách cấp cho Quỹ trong giai đoạn 2010 - 2015 tới 5.000 tỷ đồng, trong đó kinh phí cấp cho Quỹ ngay khi thành lập (trong năm 2010) là 2.000 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Đức Biền, Trưởng Ban giải phóng mặt bằng TP Hà Nội , chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, với 1.318 ha đất thu hồi, việc chi trả GPMB và bố trí tái định cư là trên 7.000 tỷ đồng. Con số này vừa chứng tỏ tiến độ GPMB tại các công trình trọng điểm, vốn được xem là khâu khó khăn nhất cho địa phương, là khá nhanh, nhưng cũng cho thấy áp lực lớn trong việc tìm đồng vốn tạo đất “sạch” cho nhà đầu tư. Do đó, việc thành lập Quỹ phát triển đất sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc chủ động tạo quỹ đất “sạch” cho nhà đầu tư, đồng thời cũng tạo ra cơ chế mới để gia tăng lợi ích ở lĩnh vực khác. CHƯƠNG 2: ĐẤT LÀM NGUYÊN LIỆU CHO CÔNG NGHIỆP 2.1 Đất hiếm: 2.1.1 Sơ lược về đất hiếm: Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì. Theo IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố đều là những nguyên tố dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn Menđêlêép. Nhóm nguyên tố đất hiếm chia làm hai nhóm. - Nhóm nặng gồm các nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium (Lu), Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y). - Nhóm nhẹ gồm các nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc). Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật Bastnaesite (Ce, La,  Y...) CO3(F,OH)3 và Monazite (Ce, La, Nd, Th, Y...) (PO4, SiO4)3. 5 loại đất hiếm hàng đầu hiện nay (1) Erbium: nguyên liệu chủ lực trong cáp quang viễn thông (giá hiện tại khoảng 700 USD/kg); (2) Europium: dùng trong công nghệ in tiền euro giúp chống tiền giả cũng như công nghệ màn hình LED; (3) Neodymium: dùng phổ biến trong nam châm cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính...; (4) Cerium: thường được chuyển thành Cerium oxide để làm chất đánh bóng kính và chất bán dẫn; (5) Lanthanium: nguyên liệu cần thiết cho công nghệ siêu dẫn (một motor của chiếc Toyota Prius có 1kg Neodymium và mỗi cục pin của nó chứa 10 – 15kg Lanthanum). Nguồn đất hiếm ở nước ta đã được phát hiện và khảo sát hàng chục năm trước trong nền đá cổ ở miền Bắc (Promeli, 1989). Từ những năm 60, các nhà địa chất đã đánh giá trữ lượng đất hiếm ở ta khoảng 10 triệu tấn năm rải rác ở các mỏ quặng nằm ở vùng Tây Bắc, đặc biệt nhiều ở Yên Bái và dạng cát đen phân bố ở ven biển miền Trung. Giữa thập niên 1990, trữ lượng các mỏ Nậm Sa, Đông Pao ước lượng trên 9 triệu tấn tổng ôxít đất hiếm, với hàm lượng ôxít đất hiếm trong quặng trung bình đạt 4 – 5%, các thân quặng giàu đạt tới 10 – 30%. Tiếp theo cũng phát hiện  quặng đất hiếm ở các vùng như Yên Phú (Yên Bái), Mường Hum (Lào Cai), Quỳ Hợp (Nghệ An), mới đây ở  vùng  đồi núi Quảng Nam – Kontum, kể cả quặng Uranium. Công nghệ chiết tách, ứng dụng đất hiếm xuất hiện đầu những năm 1970 và hiện mới có Viện Khoa học vật liệu, Viện Năng lượng nguyên tử và Viện Khoáng sản nghiên cứu quặng này. Việc ban hành và gần đây sửa đổi bổ sung Luật khoáng sản đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư quan tâm tốt hơn đối với nguồn tài nguyên quý giá này, vừa có giá trị kinh tế cao vừa là tiền đề phát triển nhiều ngành công nghệ cao ở ngay trong nước, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới. Điều đáng mừng là cho đến nay tài nguyên đất hiếm nước ta vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, gồm các mạch đá “kiểu Mountain Pass” ở miền Bắc và các đới quặng ngoại sinh dễ khai thác “kiểu Bayan Obo” ở miền Nam. 2.1.2 Ứng dụng của đất hiếm trong công nghiệp: Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar... 17 nguyên tố trong đất hiếm đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn. Do các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay. Ngoài ra đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Trong những năm đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60. Một số nguyên tố trong đất hiếm được dùng để sản xuất những nam châm nhỏ hơn song mạnh hơn dành cho ô tô, ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác làm tăng khả năng chịu nhiệt của các cánh quạt trong động cơ phản lực và làm tăng độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại (dùng để quan sát trong đêm). Nam châm đất hiếm (rare earth magnets) có trọng lượng nhẹ và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện như nhiệt độ cao. Vì vậy, chúng làm việc tốt ở những nơi như động cơ điện trong các xe lai hay máy phát điện cho các tua bin gió. Các nhà vật lý sử dụng nam châm siêu mạnh để tăng tốc các hạt và kiểm soát bức xạ như X – quang. 2.2 Đất sét: 2.2.1 Sơ lược về đất sét Đất sét hay sét là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một nhóm các khoáng vật phyllosilicat nhôm ngậm nước (xem khoáng vật sét), thông thường có đường kính hạt nhỏ hơn 2 μm (micromét). Đất sét bao gồm các loại khoáng chất phyllosilicat giàu các ôxít và hiđrôxít của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét. Đất sét nói chung được tạo ra do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới tác động của axít cacbonic nhưng một số loại đất sét lại được hình thành do các hoạt động thủy nhiệt. Đất sét được phân biệt với các loại hạt đất đá nhỏ khác có trong đất, chẳng hạn như bùn nhờ kích thước nhỏ của chúng, hình dạng tạo bông hay tạo lớp, khả năng hút nước cũng như chỉ số độ dẻo cao. Trong các nguồn tài liệu khác nhau, người ta chia đất sét ra thành ba hay bốn nhóm chính như sau: kaolinit, montmorillonit-smectit, illit và chlorit (nhóm cuối cùng không phải lúc nào cũng được coi là một phần của đất sét và đôi khi được phân loại như là một nhóm riêng, trong phạm vi phyllosilicat). Có khoảng 30 loại đất sét 'nguyên chất' khác nhau trong các nhóm này, nhưng phần lớn đất sét 'tự nhiên' là các hỗn hợp của các loại khác nhau này, cùng với các khoáng chất đã phong hóa khác. Montmorillonit, với công thức hóa học (Na,Ca)0,33(Al,Mg)2Si4O10(OH)2·nH2O, thông thường là sản phẩm được tạo ra từ phong hóa của các loại đá nghèo silica. Montmorillonit là thành viên của nhóm smectit và là thành phần chính trong bentonit. Đất sét phiến hàng năm là loại đất sét với các lớp tạo ra hàng năm thấy rõ được, được hình thành bởi sự khác biệt theo mùa trong sự xói mòn và hàm lượng chất hữu cơ. Dạng này của trầm tích là phổ biến trong các hồ băng cũ từ thời kỳ kỷ băng hà. Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo dạng cho nó bằng tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị "nung" hay làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí. Với các dạng đất sét khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta thu được đất nung, gốm và sứ. Loài người đã phát hiện ra các thuộc tính hữu ích của đất sét từ thời tiền sử và một trong những đồ tạo tác sớm nhất mà người ta đã biết đến là các bình đựng nước làm từ đất sét được làm khô dưới ánh nắng mặt trời. Phụ thuộc vào các hợp chất có trong đất, đất sét có thể có nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, xám xịt tới màu đỏ-da cam sẫm. * Khái quát chung về các mỏ sét của Việt Nam: Theo các tài liệu thăm dò của Viện Khoa học Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng thì tổng trữ lượng sét dự báo của Việt Nam khoảng 2,93 tỷ tấn, trong đó cấp A+B+C1 chiếm 1,56 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở 8 khu vực: + Đông Bắc: 26,1% + Tây Bắc: 9,2% + ĐB Sông Hồng: 13,5% + Bắc Trung bộ: 38% + Nam Trung bộ: 0,7% + Tây Nguyên: 0,1% + Đat(g Nam bộ: 6,9% + ĐB Sông Cửu Long: 10% Với 5000 điểm mỏ thì ít nhất cần 5000 kỹ sư khai thác và hầu hết các mỏ này sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên 2.2.2 Ứng dụng của đất sét trong công nghiệp: Đất sét được nung kết trong lửa đã tạo ra những đồ gốm sứ đầu tiên và hiện nay nó vẫn là một trong những vật liệu rẻ tiền nhất để sản xuất và sử dụng rộng rãi nhất. Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, thân bugi . Đất sét cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong sản xuất giấy, xi măng, gốm sứ và các bộ lọc hóa học. Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm công nghiệp từ đất sét: Gạch và các tác phẩm gốm sứ Nguyên liệu cho nền công nghiệp mỹ phẩm Các mặt hàng lưu niệm và dụng cụ cho giáo dục 2.3 Đất cát: 2.3.1 Sơ lược về đất cát: Thành phần phổ biến nhất của cát tại các môi trường đất liền trong lục địa và các môi trường không phải duyên hải khu vực nhiệt đới là silica (điôxít silic hay SiO2), thường ở dạng thạch anh, là chất với độ trơ về mặt hóa học cũng như do có độ cứng đáng kể, nên có khả năng chống phong hóa khá tốt. Tuy nhiên, thành phần hợp thành của cát có sự biến động lớn, phụ thuộc vào các nguồn đá và các điều kiện khác tại khu vực. Các loại cát trắng tìm thấy ở các vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới là đá vôi bị xói mòn và có thể chứa các mảnh vụn từ san hô hay mai (vỏ) của động vật cùng các vật liệu hữu cơ hay có nguồn gốc hữu cơ khác Hình chụp dưới kính hiển vi điện tử các hạt cát Hình chụp gần cát đen Ở Việt Nam có 2 loại mỏ cát: cát thuỷ tinh (cát trắng) và cát đen. - Cát thủy tinh: Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản chính ven biển Việt Nam, phân bố rải rác dọc bờ biển từ Bắc đến Nam. Có mỏ ở ngoài đảo như Vân Hải (Quảng Ninh). Hầu hết các mỏ cỡ lớn tập trung ở ven biển, đoạn từ Cam Ranh đến Bình Châu. Ước chừng có 20 mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò với tổng trữ lượng khoáng 584 triệu tấn. Đa số các mỏ là cát thủy tinh. Một số mỏ cát có chất lượng tốt như  Vân Hải, Cam Ranh có chất lượng cao để sản xuất pha lê chuyên dụng. Các mỏ cát thủy tinh lớn và quan trọng như Vân Hải, Ba Đồn, Nam Ô, Thủy Triều, Hòn Gốm,... - Cát đen (Titan): trữ lượng khoảng 34,5 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Bình vào Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉnh Bình Thuận có khoảng 1 triệu tấn. Cát đen với thành phần hóa học chính là Ilmenit, Zircon, Rutil. 2.3.2 Ứng dụng của đất cát trong công nghiệp: Cát được sử dụng trong xây dựng và làm đường giao thông như là vật liệu tạo nền móng và vật liệu xây dựng trong dạng vữa (cùng vôi tôi hay xi măng). Một vài loại cát (như cát vàng) là một trong các thành phần chủ yếu trong sản xuất bê tông. Cát tạo khuôn là cát được làm ẩm bằng nước hay dầu và sau đó tạo hình thành khuôn để đúc khuôn cát. Loại cát này phải chịu được nhiệt độ và áp suất cao, đủ xốp để thoát khí và có kích thước hạt nhỏ, mịn, đồng nhất, không phản ứng với kim loại nóng chảy. Là một trong các thành phần chủ yếu để sản xuất thủy tinh. Cát đã phân loại bằng sàng lọc cũng được dùng như là một vật liệu mài mòn trong đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao hay trong các thiết bị lọc nước. Các xí nghiệp sản xuất gạch ngói có thể dùng cát làm phụ gia để trộn lẫn với đất sét và các vật liệu khác trong sản xuất gạch. Cát đen được dùng trong các ngành công nghiệp quan trọng như chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, đóng tàu, sản xuất que hàn, sơn… Một số sản phẩm từ thuỷ tinh, pha lê cao cấp: 2.4 Các vấn đề môi trường liên quan: Khai thác khoáng sản nói chung, và khai thác đất hiếm cũng như đất sét, đất cát nói riêng đều gây ảnh hưởng tới môi trường, Mức độ đó lớn hay nhỏ lại phụ thuộc và con người và công nghệ. Như nhiều loại hình khoáng sản khác, khi khai thác ngoài việc đảm bảo hiệu quả kinh tế cần đảm bảo môi trường. Khai thác, chế biến đất hiếm chắc chắn nguy cơ gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với các loại khoáng sản khác như than đá, dầu mỏ... vì chế biến đất hiếm phải sử dụng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, trong quặng đất hiếm có khoáng chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn các loại khoáng sản khác. Do đó chúng ta phải xem xét, xử lý tốt cả ba vấn đề môi trường đặt ra gồm bảo vệ sức khỏe công nhân khai thác mỏ, người dân trong khu vực mỏ và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Đặc biệt, đối với đất hiếm, việc khai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐất Sạch Cho Công Nghiệp.doc
Tài liệu liên quan