Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990 - 2002

Lời nói đầu 1

Chương I Kiến thức cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và Lâm nghiệp Việt Nam. 4

1. Đầu tư nước ngoài 4

I. Một số vấn đề cơ bản của đầu tư quốc tế. 4

1. khái niệm về đầu tư quốc tế. 4

2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư quốc tế: 4

2.1. Đầu tư của tư nhân. 4

a. Đầu tư trực tiếp. 4

b. Đầu tư gián tiếp. 5

c. Tín dụng thương mại. 5

2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 5

II. Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 6

1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 6

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

2.1. Các nhân tố bên trong một quốc gia: 8

2.2. Các nhân tố bên ngoài một quốc gia: 9

3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. 9

3.1. Vai trò tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nước đang phát triển. 9

3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế. 9

3.1.2. Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động. 11

3.1.3. Nâng cao năng lực công nghệ. 12

3.1.4. Thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế. 13

3.1.5. Một số lợi ích khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài . 14

3.2. Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 14

 

doc110 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáng kể cho người lao độngvà tăng sức mua cho thị trường xã hội. Lương bình quân của lao động Việt Nam trong lĩnh vực ĐTNN khoảng từ 75- 80 USD/ tháng, cao hơn bình quân chung của doanh nghiệp trong nước. Với khoảng 6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật và số lượng đáng kể công nhân lành nghề, riêng thu nhập của người lao động làm việc trực tiếp trong khu vực ĐTNN hàng năm lên tới trên 400 triệu USD. Đến nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án ĐTNN tại Việt Nam, dẫn đầu là các con rồng châu A’ trong đó Singapore có 263 dự án với tổng vốn đầu tư trên 6,7 tỷ USD, Đài Loan có số dự án lớn hơn 628 nhưng vốn đầu tư chỉ đạt gần 5,0 tỷ USD, xếp sau là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các quốc gia ở nhiều khu vực trên thế giới đã góp phần phá thế cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam ra nhập ASEAN, ký hiệp định khung với EU, bình thường hóa quan hệ và ký hiệp định thương mại song phươngvới Mỹ mở đường cho việc Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) trong tương lai. Đồng thời tăng cường thế và lực của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc gia nhập của các quốc gia, các tập đoàn lớn của thế giới cũng ghi tên mình trên bản đồ ĐTNN của Việt Nam (Các tập đoàn như Cocacola, Samsung, Chinphon… ) đã và đang hoạt động ngày càng có hiệu quả tại nước ta. 2. Những tồn tại cơ bản trong thu hút ĐTNN. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động thu hút ĐTNN thì còn có những mặt hạn chế đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do các nghị quyết của Đảng và Nhà nước chưa được cụ thể hoá đầy đủ và dẫn đến nhận thức quan điểm xử lý một số vấn đề còn khác nhau (Như lựa chọn, cho phép và mở rộng các hình thức về đầu tư tư nhân, hợp tác đầu tư với nước ngoài về tỉ lệ góp vốn, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, về phát triển các khu công nghiệp, về mối quan hệ mở rộng ĐTNN với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ). Công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch liên quan đến thu hút vốn ĐTNN còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể, cơ cấu vốn ĐTNN còn có những điểm bất hợp lý, hiệu quả kinh tế – xã hội của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao. Do một số ngành và một số sản phẩm quan trọng làm chậm hoặc chưa có lại dựa trên một số dự báo thiếu chuẩn xác chưa lường hết được những diễn biến phức tạp của thị trường… Nên đã cấp phép vào một số lĩnh vực và sản phẩm vượt quá nhu cầu hiện tại như khách sạn, bia, nước giải khát… Cũng do thiếu quy hoạch cụ thể về việc sử dụng kết hợp các nguồn vốn nên chủ trương đối với một số dự án liên quan đến một số sản phẩm quan trọng hoặc lĩnh vực nhạy cảm là chưa rõ ràng nên một mặt các địa phương phải xin phép các cơ quan TW mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng xử lý chủ trương đối với dự án không nhất quán. Cơ cấu vốn ĐTNN có một số bất hợp lý, hiệu quả kinh tế-xã hội của khu vực ĐTNN chưa cao. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản mặc dù chúng ta đã có những chính sách ưu đãi khá rộng rãi nhưng ĐTNN còn quá thấp. Số dự án thành công không nhiều do gặp rủi ro thiên tai. ĐTNN tập chung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi tuy có góp phần làm cho các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển nhưng cũng làm chênh lệch về kinh tế giữa các vùng ngày càng lớn. Chủ trương đa phương hoá nguồn ĐTNN chưa được thưc hiện tốt, vốn từ các nước châu A’ chiếm 67% trong đó ASEAN gần 23%, các nước EU chiếm 12,9%, Mỹ và Canada 4%, các nước G7 chiếm 12%. Chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngoài chưa được cụ thể hoá và thiếu các chính sách cần thiết đối với vay vốn… xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh. Tuy nhiên hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử, giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế. Hình thức thu hút vốn ĐTNN chưa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế. Hơn 10 năm qua ĐTNN ở Việt Nam chỉ thực hiện theo 3 hình thức là: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp ĐTNN chỉ được thành lập theo hình thức công ty TNHH. Việt Nam chưa chú trọng đến các hình thức thu hút vốn đầu tư khác như thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN, cho phép mua bán, sát nhập doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài như trào lưu chung hiện nay trên thế giới. Do đó, trong nhiều năm ta chưa mở được các kênh mới để thu hút được dòng vốn ĐTNN của thế giới. Đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém (mặc dù được đánh giá là yếu tố quyết định). Nhiều cán bộ Việt Nam cử vào trong làm trong các liên doanh thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững pháp luật và thương trường, không biết ngoại ngữ. Ngoài ra, chất lượng lao động của Việt Nam còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp về lao động kỹ thuật có tay nghề cao, kỷ luật lao động còn kém, năng suất kinh doanh thấp, do đó thế mạnh về kinh doanh của ta bị suy yếu dần. Nguyên nhân một phần là do công tác đào tạo cán bộ quản lý ĐTNN từ TW đến địa phương, công tác đào tạo công nhân chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả là từ năm 1997 đến nay, nhịp độ tăng ĐTNN vào Việt Nam liên tục giảm sút. Điều này cũng do một số nguyên nhân như: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực làm mất lợi thế so sánh vốn có và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút vốn ĐTNN. Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ và ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán trước được. Tính ổn định của luật pháp chưa cao, một số luật pháp liên quan đến ĐTNN còn thay đổi nhiều và một số trường hợp chưa tính kỹ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nên làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ. Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm hơn so với quy định. Một số văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành địa phương có xu hướng xiết lại, đẻ thêm quy trình dẫn đến trên thoáng dưới chặt thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Luật pháp chưa tạo ra môi trường bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Công tác quản lý Nhà nước đối với ĐTNN còn có những mặt yếu kém vừa buông lỏng, vừa can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp. Trong một thời gian dài chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTNN phù hợp với điều kiện mới làm cơ sở cho vận động, xúc tiến đầu tư, xử lý các dự án cụ thể. Việc quản lý tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau cấp phép là khâu quyết định đến sự thành bại của dự án. * Một số nguyên nhân chính của sự sụt giảm ĐTNN liên tục từ năm 1997 đến nay. + Các nhà đầu tư vào Việt Nam với động cơ kiếm lợi nhuận và nhằm vào thị trường tiêu thụ nội địa 80 triệu dân. Nhưng một mặt quy mô của thị trường còn nhỏ bé, mặt khác nước ta chủ trương khuyến khích xuất khẩu. + Chi phí cho đầu tư tại Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực do đó không phải là địa điểm lý tưởng cho đầu tư. + Môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. + Khủng hoảng kinh tế trong khu vực cũng là một nguyên nhân bên ngoài quan trọng dẫn đến suy giảm ĐTNN vào Việt Nam . Mặt khác, cạnh tranh trong thu hút ĐTNN trong khu vực và trên thế giới cũng đang diễn ra hết sức gay gắt. Hiện nay, ba phần tư vốn ĐTNN trên thế giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển. Trong bối cảnh đó các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đã và đang không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm vượt lên trên các nước khác coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. II. Thực trạng thu hút vốn FDI vào lâm nghiệp. 1. Quy mô và tốc độ thu hút. Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (12/1987) và hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (9/11/93) đến nay, hoạt động thu hút vốn FDI vào lâm nghiệp tương đối nhanh. Tốc độ bình quân hàng năm đạt mức 25%, năm 1995 với 47 dự án và 645 triệu USD gấp hơn 2 lần số dự án và 5 lần vốn đầu tư so với năm 1991 (là năm được lấy làm mốc khi nguồn FDI đi vào ổn định và phát triển trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta). Giai đoạn 1988-1990 có 30 dự án và tổng vốn đầu tư là 165 triệu USD trung bình mỗi năm thu hút được 55 triệu USD, số dự án là 164, tổng vốn đầu tư là 1,335 triệu USD. Trung bình mỗi năm thu hút được gần 35 dự án với tổng vốn đầu tư trung bình hàng năm là 262 triệu USD. Giai đoạn 1996-1999 giảm xuống còn 146 dự án với tổng vốn đầu tư là 812 triệu USD, trung bình mỗi năm có 36,5 dự án và 203 triệu USD. Năm 2000 có 42 dự án với tổng vốn đầu tư 65,9 triệu USD. Tình trạng giảm vốn đầu tư kể từ 1996 là do nhiều nguyên nhân khác nhau: Nhân tố khác quan chủ yếu là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực (phần lớn vốn FDI vào lâm nghiệp là từ các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia. Quy mô bình quân của một dự án tăng dần qua các năm, từ 5,4 triệu USD/DA giai đoạn 1988-1990 lên 8,4 triệu USD/DA giai đoạn 1991-1995. Giai đoạn 1996-1999 quy mô bình quân giảm (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực). Dự án quy mô từ 5-10 triệu chiếm 9,32%, từ 10-20 triệu USD chiếm 5,75% và trên 20 triệu USD/DA chiếm 9,04%…dự án có quy mô dưới 5 triệu USD tương đối nhiều nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư (khoảng 28%). Điều này cho thấy bên cạnh những dự án công trình có quy mô lớn, việc phát triển hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hướng đi thích hợp với điều kiện sản xuất lâm nghiệp trong tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực tổ chức quản lý cho phép sử dụng có hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có và tận dụng được nguồn lao động dồi dào trong nông lâm nghiệp và nông thôn nước ta. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có ưu thế là năng động, dễ đổi mới các thiết bị, công nghệ và phương án sản xuất, dễ thích nghi với những thay đổi của thị trường tiêu thụ sản phẩm. Số lượng các dự án có quy mô lớn thời gian qua chưa nhiều, do đó chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do môi trường đầu tư của nông nghiệp và nông thôn chưa thực sự hấp dẫn, bởi đầu tư vào nông lâm nghiệp hiệu quả thấp, thời gian thu hồi vốn chậm, sản xuất lâm nghiệp còn nhiều rủi ro. Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lâm nghiệp giai đoạn 1988-2000 (tính đến ngày 31/12/2000-Chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị tính: 1000 USD và Dự án Chỉ tiêu 88-90 96-95 96-2000 Cấp phép Còn hiệu lực Hết hạn và giải thể Số dự án 30 164 188 382 261 121 Vốn đầu tư (nghìn USD) 165,30 1335,45 77,88 2378,6 1836,69 541,92 Vốn pháp định (nghìn USD) 45,09 710,22 156,52 1211,83 986,08 243,75 Nguồn: Vụ quản lý dự án ĐTNN- Bộ KH và ĐT 2. Cơ cấu vốn đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp . 2.1. Cơ cấu vốn theo ngành. Trong thời kỳ đầu thì mục tiêu của Việt Nam là thu hút nhiều vốn FDI vào lâm nghiệp , ít chú ý đến việc lựa chọn các dự án đầu tư sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu sản xuất giữa các ngành trong lâm nghiệp, càng về sau yêu cầu xây dựng cơ cấu sản xuất giữa các ngành lâm nghiệp đặt ra ngày càng chặt trẽ hơn. Bằng các giải pháp khuyến khích đầu tư theo lĩnh vực và khu vực, cơ cấu đầu tư bước đầu có sự chuyển dịch tương đối phù hợp hơn. Trong những năm đầu vốn đầu tư chủ yếu tập chung vào các ngành khai thác chế biến lâm sản và chế biến lâm đặc sản. Giai đoạn 1988- 1990 ngành khai thác và chế biến lâm sản có 24 dự án với tổng số vốn đầu tư 122,3 triệu USD chiếm 74,4% vốn đầu tư vào lâm nghiệp. Trong khi trồng trọt có 1 dự án 12 triệu USD( 72%), chế biến lâm đặc sản có 2 dự án với tổng số vốn 27,69 triệu USD(16,78%). Giai đoạn 1991-1995 cũng như các ngành khác lượng vốn đầu tư vào lâm nghiệp có mức tăng đáng kể với sự phân bổ giữa các ngành (Trồng trọt từ một dự án với tổng vốn là 12,13 triệu USD chiếm 7,2% tăng lên 29 dự án với 347,74 triệu USD chiếm 26%;). Lượng vốn đầu tư năm 1999 được phân bổ (Trồng trọt: 22,91%; Chế biến lâm đặc sản: 31,63%; Khai thác và chế biến lâm sản: 7,55% và trồng rừng: 5,3%). Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp thời gian qua có được là do chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực, lĩnh vực ưu đãi đối với những ngành quan trọng nhằm tận dụng lợi thế so sánh và sử dụng nguồn lực của Việt Nam một cách có hiệu quả. Thu hút vốn ĐTNN được xem xét cụ thể qua một số ngành quan trọng sau: 2.1.1. Ngành trồng trọt. Đây là lĩnh vực chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng dự án và mức vốn đầu tư so với các lĩnh vực còn lại với 58/328 DA và 5,28,11/2378,61 triệu USD. Vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng khá nhanh, giai đoạn 1988- 1990 từ 1 dự án (12,13 triệu USD, chiếm 7,3%) lên tới 29 dự án (347,74 triệu USD, chiếm 26% tổng vốn đầu tư toàn ngành). Giai đoạn 1996-1999 cùng với tình trạng chung của toàn ngành vốn đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt giảm xuống 24 dự án với tổng vốn 162,48 triệu USD, chiếm 20% tổng vốn. Năm 2000 có 4 dự án, chiếm 8,7%. Tuy nhiên các dự án đầu tư vào trồng trọt phần lớn là các dự án có quy mô nhỏ(khoảng 7 triệu USD/DA) và phân bố tương đối rộng khắp các vùng, miền trong cả nước chủ yếu tập trung vốn vào trồng rau quả và sản xuất giống cây trồng ngắn ngày. Đến nay đã có 28 dự án trồng và chế biến rau quả, 12 dự án lai tạo giống cây cho năng xuất và chất lượng cao; 7 dự án trồng hoa, cây cảnh xuất khẩu. Đối với cây dài ngày ít được nhà đầu tư chú ý đến, hiện nay mới có 12 dự án đầu tư cho trồng chè xong mới có 6 dự án đang được triển khai. Nguyên nhân do đầu tư cho cây dài ngày vốn lớn, thu hồi vốn chậm, thị trường tiêu thụ bấp bênh (như cao su, cà fê…). Khó khăn chính là yêu cầu diện tích trồng tập trung lớn dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết đất đai, trình độ nông dân còn thấp chưa ý thức được tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài mà họ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt dẫn đến tranh chấp với các nhà đầu tư. Bảng 2: Tình hình cấp phép trong ngành trồng trọt STT Chỉ tiêu Đơn vị 1988-1990 1991-1995 1996-2000 Tổng 1 Số DA DA 1 29 28 58 2 Tổng vốn ĐT Triệu USD 12,13 347,74 168,24 528,11 3 Tỷ trọng so với nônglâm nghiệp % 7,3 26 28,7 22,2 Nguồn: Vụ quản lý dự án- Bộ kế hoạch và đầu tư * Trồng rừng Nhìn chung quy mô dự án và quy mô vốn trong lĩnh vực này còn thấp so với số dự án và số vốn trong toàn ngành nông lâm nghiệp. Đầu tư vào trồng rừng còn rất hạn chế, có thể nói là thấp nhất trong toàn ngành nông lâm nghiệp . Đến nay, ngành này mới chỉ thu hút được 70 dự án với tổng vốn 117,61 triệu USD. Giai đoạn 1996-1999 có 4 dự án với 26,32 triệu USD. Nguyên nhân là do đầu tư vào ngành này chưa có chính sách ổn định, chưa có quy định rõ ràng, chủ đầu tư chủ yếu thăm dò để tranh thủ các nguồn vốn của một số tổ chức trồng rừng như Chính phủ Pháp hoặc OECF. * Khai thác chế biến lâm sản. Tính đến năm 2000, ngành khai thác và chế biến lâm sản đã có 136 dự án với 326,61 triệu USD, trung bình 2,40 triệu USD/DA. Vốn đầu tư thu hút dần qua các năm chưa ổn định, lúc tăng lúc giảm, có thể thấy điều này qua các giai đoạn từ 1988-1999 (1988-1990: trung bình 61,15 triệu USD/năm; 1991-95: 21,8 triệu USD/ năm; 1996-1999: 14,54 triệu USD/ năm). Năm 2000 tăng lên 36,61 triệu USD. Nhìn chung lĩnh vực này có quy mô và dự án nhỏ, phần lớn các dự án có vốn là dưới 2 triệu USD/DA. Bảng 5: Tình hình thu hút vốn đầu tư lĩnh vực chế biến lâm sản Đơn vị tính: Triệu USD và số dự án STT Chỉ tiêu 88-90 91-95 96-99 2000 Tổng 1 Số DA 24 47 31 31 136 2 Tổng vốn 122,3 109,56 36,61 36,61 326,61 3 % so với NLN 74% 8% 56% 56% 14% Nguồn: Vụ quản lý dự án- Bộ kế hoạch và Đầu tư * Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng. Sự phân bổ vốn đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp theo vùng lãnh thổ ngay càng được cải thiện, giai đoạn 1988-1990 vốn chủ yếu tập chung vào vùng Đông Nam Bộ chiếm tới 95,12% tổng vốn và 16 dự án trong khi 3 vùng: Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Tây nguyên không có dự án đầu tư nào. Đến giai đoạn 1991-1995 đã có sự chuyển dịch vào tất cả các vùng. Vùng Đông Nam Bộ (53,21%); Vùng Đồng bằng sông Hồng(7,78%); vùng núi và Trung du phía Bắc (8,51%); Bắc Trung Bộ (15,07%); vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ(5,95%); Tây Nguyên (3,165%) và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (6,32%). Sự chuyển dịch này có được là do sự điều chỉnh chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đảng và chính phủ. Bằng các biện pháp khuyến khích đầu tư vào những khu vực, vùng cần phải được đầu tư. Đặc biệt là trong những năm gần đây môi trường thu hút vốn đầu tư ở một số địa phương, vùng kinh tế đã được cải thiện một bước làm tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (như giảm thuế cho nhà đầu tư vào các vùng cần thu hút, giảm tiền thuê đất, tích cực xây dựng cải thiện cơ sở hạ tầng…). Mặt khác, các địa phương đã cũng đã xúc tiến kêu gọi đầu tư và đã biết khai thác thế mạnh của riêng mình để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn chung vốn ĐTNN vào lĩnh vực lâm nghiệp thời gian qua tập chung vào những vùng có điều kiện kinh doanh thuận lợi như vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng (3 vùng này chiếm tới 78,8% số dự án và 78,3% vốn đầu tư). bởi lẽ những vùng này có điều kiện kinh doanh thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tương đối đồng bộ, tiềm năng lao động dồi dào, có trình độ tiếp thu các tiến bộ mới, dễ tiếp cận với thị trường. Nói tóm lại, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lâm nghiệp thời gian qua đã từng bước phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trong những năm trước mắt và trong tương lai. Song việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở một số địa phương còn mang tính chất tự nhiên, chưa xuất phát từ sự chủ động gợi ý thu hút các nhà đầu tư. Nguyên nhân chính là một số địa phương chưa có quy hoạch sử dụng vốn ĐTNN có chiến lược lâu dài, việc thông tin giới thiệu và vận động đầu tư còn hạn chế. 2.3.Cơ cấu vốn theo hình thức đầu tư Đến nay lĩnh vực lâm nghiệp mới có 3 hình thức đầu tư chủ yếu đó là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp tác trên cở sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài có 1,252 tỷ USD,chiếm 51%. Hình thức liên doanh có 1,279 tỷ USD chiếm 48%. Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 23,54 triệu USD chiếm 1%. * Hình thức doanh nghiệp liên doanh. Trong những năm đầu, hình thức này chiếm tỷ trọng lớn cả về số dự án và vốn đầu tư (giai đoạn 1988-1990 là 80% số dự án và 95,73% vốn đâù tư). Thời kỳ này các nhà đầu tư lựa chọn sử dụng nhiều nhất hình thức DNLD bởi: Thông qua hợp tác với đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ sự hỗ trợ các kinh nghiệm của đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen biết trong quá trình kinh doanh của họ tại Việt Nam. Liên doanh với đối tác của nước sở tại, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ đã có bạn đồng hành cùng chung mục đích kinh tế. Bước đầu kinh doanh ở Việt Nam , khi chưa có thông tin, hiểu biết về thị trường Việt Nam nên hầu hết các nhà đầu tư còn hạn chế vốn đầu tư vốn hạn chế để thăm dò thị trường. Nhưng khi kinh doanh có hiệu quả họ đều muốn nới rộng hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức doanh nghiệp liên doanh có khả năng thuận lợi để mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động kinh doanh hơn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Những năm gần đây xuất hiện xu hướng giảm dần sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào hình thức doanh nghiệp liên doanh. Giai đoạn 1991-1995 giảm còn 59,41% số dự án và 50,32% vốn đầu tư, giai đoạn 1996-1999 giảm mạnh xuống còn 35,33% số dự án và 37,05% vốn đầu tư năm 2000 còn 10% số dự án và 17% vốn đầu tư. Xu hướng giảm dần đầu tư nước ngoài ở hình thức liên doanh là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Sau một thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam , các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư châu A’ đã hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam, hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và các quy định khác của Việt Nam . Thậm chí còn hiểu rõ phong tục tập quán, thói quen và thị hiếu tiêu dùng, cách thức kinh doanh trên thị trường Việt Nam. các nhà đầu tư nước ngoài muốn tự chủ trong công việc điều hành doanh nghiệp liên doanh mà một phần là do sự yếu kém về trình độ của bên Việt Nam, có nhiều trường hợp bên đối tác nước ngoài góp nhiều vốn nhưng không được quyết định các vấn đề chủ chốt của doanh nghiệp vì nguyên tắc nhất trí trong Hội đồng quản trị (Luật quy định: Điều 14 Luật đầu tư nước ngoài, Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc biểu quyết…). Khả năng liên doanh của các đối tác Việt Nam ngày càng hạn chế vì thiếu vốn đối ứng đóng góp, thiếu cán bộ quản lý có năng lực, đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn thấp…theo số liệu tính toán thì trong số 178 dự án liên doanh đã được cấp giấy phép, bên Việt Nam chỉ góp được 33,83% vốn pháp định (395 triệu USD trên tổng số 1169 triệu USD) mà chủ yếu bằng quyền sử dụng đất và một phần là giá trị nhà xưởng (90%) phần góp vốn bằng tiền rất nhỏ bé và thường khó khăn trong việc thực hiện. Các đối tác Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước (95%), các doanh nghiệp quốc doanh rất ít (5%). Do vậy mà trong nhiều trường hợp các cơ quan quản lý đã can thiệp quá sâu vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây cản trở không ít cho hoạt động của chủ đầu tư. Mặt khác, các chủ đâu tư nước ngoài muốn giữ bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ, kỹ thuật… * Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các dự án đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thời gian đầu xuất hiện chưa nhiều, nhưng lại có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Giai đoạn 1988-1990 chiếm 13,33% số dự án và vốn đầu tư, giai đoạn 1991-1995 chiếm 37,06% dự án và 62,09% vốn đầu tư, giai đoạn 1996-1999 chiếm 61,34% số dự án và 62,09% vốn đầu tư. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được nhà đầu tư lựa chọn ngày càng nhiều vì nó thuận lợi và dễ thực hiện đối với nhà đầu tư. việc tăng nhanh hình thức đầu tư này chính là nguyên nhân giảm loại hình thức doanh nghiệp liên doanh. Bằng hình thức đầu tư này về phía nước chủ nhà (nước nhận đầu tư) Thường nhận được lợi ích trước mắt, xét về lâu về daì thì hình thức này không hứa hẹn bằng lợi ích tốt, bởi các nhà đầu tư có lợi thì làm, bất lợi thì bỏ. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của nước chủ nhà. Kinh nghiệm một số nước là hạn chế hình thức này. * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức mà bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện một hợp đồng sản xuất kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Trong quá trình hợp tác kinh doanh mỗi bên giữ nguyên tư cách pháp nhân của nhau. Hình thức này dễ thực hiện và có ưu thế hơn trong việc sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao, đòi hỏi có sự kết hợp sức mạnh của nhiều công ty lớn của nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, hình thức này ít được thu hút vào nông lâm nghiệp. Cho đến nay hình thức này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé, đến hết năm 2000 mới có 4 dự án và 1% vốn đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lâm nghiệp thời gian qua chủ yếu là gia công sản xuất một số mặt hàng với khách nước ngoài, vì vậy tỷ lệ xuất khẩu 100% cao. Thời gian tới cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào nông lâm nghiệp theo hình thức này. Bảng 6: Thống kê về hình thức đầu tư vào lâm nghiệp theo giai đoạn Chỉ tiêu ĐV tính 1988-1990 1991- 1995 1996- 2000 1988- 2000 DN 100% VĐT% 5,66 3,65 682,80 46,69 564,38 62% 1252,84 51% DNLD VĐT% 157,47 95,73 706,45 50,32 304,91 37% 1179,84 48,03% HĐHTKD VĐT% 1,17 1% 14,47 1% 7,34 1% 23,54 0,9% Kinh doanh Tổng VĐ% 164,3 100 1403,72 100 888,2 100 2456,22 100 Nguồn: Vụ quản lý dự án – Bộ KH & ĐT * Cơ cấu vốn theo đối tác đầu tư Trong những năm đầu ĐTNN vào lâm nghiệp chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ, đến nay đã có nhiều công ty có tầm cỡ và quốc gia mạnh về công nghệ đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lượng vốn đầu tư vào Việt Nam . Các nước Đông A’ (Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…) đứng đầu về vốn đầu tư ở Việt Nam (52,81%) lại là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong hoàn cảnh hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh giữa các nước và các tổ chức đi đầu tư nhằm giành và giữ thị trường thì lâm nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn, tìm những đối tác có đủ tiềm năng về vốn và công nghệ để đầu tư phát triển. Qua bảng sau ta thấy phần lớn các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp đều là các nước châu A’ những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Đây cũng chính là nguyên nhân của sự sụt giảm đầu tư vào Việt Nam thời gian qua. Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lâm nghiệp theo đối tác đầu tư STT Tên nước/chỉ tiêu Số dự án Số vốn đăng ký ( triệu USD) Số vốn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0074.doc
Tài liệu liên quan