LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH (SXKD)CỦA DOANH NGHIỆP 2
I. Khái niệm, cơ cấu của VCĐ trong doanh nghiệp 2
1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định (VCĐ): 2
2. Nguồn hình vốn cố định 3
II. Vai trò của VCĐ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 4
III. yêu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ: 5
1. Phân loại TSCĐ: 5
2. Khấu hao TSCĐ: 7
3. Bảo toàn vốn cố định: 10
IV. Sự cần thiết của việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 11
1. Ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng có hiệu quả VCĐ: 11
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ: 12
3. Một số biện pháp chủ yếu để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 13
PHẦN 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ & HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN. 15
I. Đặc diểm SXKD và tổ chức quản lý của Công ty In 15
1. Quá trình hình thành và phát triển . 15
2. Bộ máy quản lý 16
II. Tình hình SXKH và sử dụng VCĐ của Công ty In Công Đoàn 18
III. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty In Công Đoàn. 19
1. Tình hình kết cấu vốn kinh doanh của Công ty In Công Đoàn. 19
2. Nguồn hình thành VCĐ của Công ty. 20
3. Tình hình TSCĐ đang dùng của Công ty in Công Đoàn. 21
4. Tình hình khấu hao TSCĐ. 22
5. Tình hình quản lý TSCĐ và bảo toàn VCĐ: 23
6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty. 26
PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 28
1. Đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty in Công Đoàn Việt Nam. 28
2. Một số kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty in Công Đoàn. 29
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
33 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề tài Một số biện pháp quản lý vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in Công Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngừng được cải tiến có tính năng, công dụng và công suất cao hơn. Vì thế những máy móc trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá này chính là sự hao mòn vô hình.
Để thu hồi lại giá trị do sự hao mòn nhằm tái sản xuất TSCĐ, giá trị hao mòn TSCĐ được chuyển vào giá thành sản phẩm bằng cách tính khấu hao. Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí hay một khoản mục giá thành. Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp.
Khấu hao hợp lý TSCĐ là biện pháp quan trọng để thực hiện việc bảo toàn VCĐ,khiến cho doanh nghiệp có thể thu hồi đầy đủ VCĐ khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng. Khấu hao hợp lý giúp cho doanh nghiệp tập trung tiền khấu hao để kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ. Việc xác định khấu hao hợp lý là nhân tố quan trọng để góp phần xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên góc độ tài chính, khấu hao TSCĐ là phương thức thu hồi vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý tốt thì tiền khấu hao không chỉ cô tác dụng tái sản giản đơn mà còn có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng TSCĐ
2.2. Các phương pháp khấu hao TSCĐ:
a- Phương pháp khấu hao tuyến tính và tỷ lệ khấu hao TSCĐ (phương pháp khấu hao theo đường thẳng):
Là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Mk : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
- NG : Nguyên giá của TSCĐ
- T : Thời gian sử dụng TSCĐ
NG
MK = ---------
T
TK= hoặc
Ưu điểm là: việc tính toán đơn giản, dễ tính, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bố đều đặn vào các năm sử dụng TSCĐ nên không gây ra sự biến động quá mức khi tính vào giá thành sản phẩm hàng năm. Nhược điểm là do trích khấu hao bình quân nên thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó,trong những trường hợp không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp dễ bị mất vốn do hao mòn vô hình.
b- Các phương pháp khấu hao nhanh:
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này, số tiền khấu hao từng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm, có thể được xác định qua công thức sau:
MKi = Gdi x TKh
Trong đó:
- MKi : Số khấu hao TSCĐ năm thứ i
- Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
- TKh : Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
- i : Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ (i = 1,n)
Tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm của TSCĐ trong phương pháp này được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính nhân với một hệ số nhất định:
TKh = TK x Hs
Trong đó:
- TK : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
- Hs : Hệ số
Các nhà kinh tế thường sử dụng hệ số như sau:
- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 3 đến 4 năm thì hệ số là: 1,5
- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 5 đến 6 năm thì hệ số là: 2,0
- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ số là: 2,5
Trong trường hợp biết được nguyên giá của TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ ở một năm nhất định, ta có thể tìm được tỷ lệ khấu hao của TSCĐ đó theo công thức sau:
TKh = 1-
Trong đó:
- Gci : Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i
- NG : Nguyên giá của TSCĐ
- i : Thứ tự của năm tính khấu hao (i = 1,n)
Ưu điểm: vốn được thu hồi nhanh, phòng ngừa được hiện tượng hao mòn vô hình. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là số tiền khấu hao trong năm đầu lớn , bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Hơn nữa số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ khôngđủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ.
* Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự các năm sử dụng: Theo phương pháp này số khấu hao của từng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm và có thể được xác định bằng một công thức sau:
MKt = NG x TKt
Trong đó:
- MKt : Số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t (t = 1,n)
- NG : Nguyên giá TSCĐ
- TKt : Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm của TSCĐ ở năm thứ t
Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ chia cho số thứ tự các năm sử dụng:
2( T + 1 - t )
TKt = --------------------
T( T+1 )
Trong đó:
- TKt : Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm của TSCĐ ở năm thứ t
- T : Thời gian sử dụng của TSCĐ
- t : Thời điểm của năm cần tính khấu hao (tính theo thứ tự t = 1,n)
Ưu điểm: trong những năm đầu một lượng tương đối lớn vốn đầu tư được thu hồi, TSCĐ được đổi mới nhanh, chống được hao mòn vô hình, số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. Tuy nhiên có nhược điểm là tính toán khó khăn, phức tạp đối với những TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, và cũng bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.
3. Bảo toàn vốn cố định:
* Xuất phát từ sự vận động của VCĐ cho thấy việc bảo toàn và phát triển VCĐ được đặt ra như một yêu cầu tất yếu cuả mỗi doanh nghiệp:
- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì VCĐ thường chiếm một tỷ trọng khá lớn, nó quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, do đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chu kỳ vận động của VCĐ kéo dài, sau nhiều năm mới có thể hoàn đủ số vốn đã ứng ra ban đầu. Trong thời gian đó đồng vốn luôn gặp phải rủ ro do những nguyên nhân khách quan, chủ quan làm VCĐ không còn giữ nguyên như ban đầu như:lạm phát, giá cả, tiền tệ, tiến bộ của khoa học công nghê, quản lý kinh doanh kém hiệu quả...
* Trong nền kinh tế thị trường bảo toàn VCĐ phải được biểu hiện một cách đầy đủ là: Phải thu hồi một lượng giá trị thực của TSCĐ ban đầu đã bỏ ra để có thể tái sản xuất giản đơn lại TSCĐ.
- Bảo toàn về mặt giá trị: là trong điều kiện có biến động lớn về giá cả, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, theo hệ số trượt giá tại các thời điểm bảo toàn mà Nhà nước cho phép. Vì có bảo toàn về mặt tài chính (giá trị) mới bảo đảm sức mua của VCĐ không giảm sút so với ban đầu.
- Bảo toàn về mặt vật chất: là đảm bảo năng lực sản xuất của TSCĐ không giảm sút khi không còn sử dụng được nữa. Điều đó có ý nghĩa là khi TSCĐ hư hỏng phải bảo đảm tái sản xuất một năng lực sản xuất như cũ.
Tóm lại: Bảo toàn VCĐ là bảo đảm sức mua của vốn và năng lực sản xuất của vốn. Trên ý nghĩa đó, bảo toàn vốn là bảo đảm tái sản xuất giản đơn lại TSCĐ.
IV. Sự cần thiết của việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
1. ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng có hiệu quả VCĐ:
VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn SXKD nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý nó là nhân tố ảnh hưởng đến quy mô trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó tác động quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Quản lý VCĐ là một trọng điểm trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Việc sử dụng VCĐ thường diễn ra trong một thời gian dài, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý là làm thế nào để VCĐ trong thời gian tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu thị trường thu hồi được vốn sớm, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng VCĐ được biểu thị qua việc các TSCĐ tham gia vào quá trình SXKD, bằng năng lực sản xuất hiện có của nó tạo ra một lượng sản phẩm lớn có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu thị trường để có được doanh thu cao và lợi nhuận nhiều thoả mãn mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động được sử dụng trong quá trình SXKD của doanh nghiệp là các TSCĐ, TSCĐ là yếu tố chủ chốt tạo ra sản phẩm.
Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập và mở cửa. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ càng đòi hỏi bức bách hơn bao giờ hết. Bởi vì, giờ đây đối thủ cạnh tranh không chỉ là doanh nghiệp trong nước, trong ngành mà là với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, trên thị trường cả trong và ngoài nước.
Để làm như vậy, phải nắm chắc tình hình và trang bị TSCĐ của doanh nghiệp và phải loại những TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu, tạo nguồn để đầu tư đổi mới TSCĐ, tiến hành khấu hao nhanh để thu hồi vốn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:
tt
Các chỉ tiêu
Cách tính
ý nghĩa
1
Vòng quay VCĐ
Doanh thu thuần
VCĐ bình quân
Vòng quay càng nhiều càng tốt
2
Hệ số đảm nhiệm VCĐ
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
Hệ số càng nhỏ càng có hiệu quả
3
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Lợi nhuận sau thuế
VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ suất càng lớn chứng tỏ sức sinh lời càng cao, trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp lớn
3. Một số biện pháp chủ yếu để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
VCĐ là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng VCĐ có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng VCĐ có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải tìm ra biện pháp thích ứng quản lý và sử dụng VCĐ của mình, sau đây là một số biện pháp chủ yếu:
+ Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư TSCĐ mới phải lựa chọn được phương án hay dự án đầu tư hiệu quả. Không chỉ chú ý tới quy mô vốn, tính toán khả năng thu hồi vốn nhanh và tạo ra năng suất lao động cao hơn trước, chi phí thấp hơn trước và hạ giá thành hơn.
+ Từng thời gian, phải đánh giá và đánh giá lại TSCĐ một cách chính xác. Giá cả thị trường biến động, hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất đa dạng và mau lẹ Những điều đó đã làm cho giá trị thực tế và giá trị danh nghĩa của TSCĐ có sự chênh lệch so với mặt bằng giá hiện tại của VCĐ. Việc xác định được "giá trị thực tế " của TSCĐ là cơ sở để xác định mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi vốn hoặc kịp thời sử lý những TSCĐ bị mất giá, chống thất thoát vốn.
+ Phải lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp, phải chú ý đến cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của TSCĐ. Nhà quản lý phải lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh, bảo toàn được vốn, vừa đỡ gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm.
+ Phải áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đây là một giải pháp kinh tế và kỹ thuật tổng hợp có liên quan trực tiếp tới kết quả bảo toàn vốn kinh doanh nói chung, như: tận dụng tối đa công suất của máy móc, giảm thời gian thiết bị để rỗi, đồng bộ hoá dây chuyền công nghệ, thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng, duy tu máy móc, tổ chức tốt sản xuất và cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm kịp thời...
+ Thực hiện các biện pháp kinh tế khác như: kịp thời xử lý những máy móc, thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những thiết bị không cần dùng và hư hỏng để thu hồi vốn tái đầu tư.
+ Chú trọng đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tránh tụt hậu về kỹ thuật, công nghệ để tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện, hạ giá thành và tăng lợi nhuận.
+ Phải tính đến mối tương quan giữa VCĐ và VLĐ. Một lượng TSCĐ nhất định sẽ bảo đảm cho một quy mô sản xuất nhất định và ứng với nó phải có một lượng TSCĐ thích ứng. Nếu VCĐ nhiều mà VLĐ ít, không cân đối sẽ không sử dụng hết công suất TSCĐ dẫn đến lãng phí và giá thành sản phẩm cao, hiệu quả sản xuất kinh thấp. Ngược lại VCĐ ít mà VLĐ nhiều thì thừa VLĐ và cũng dẫn đến kết quả trên.
+ Cần cố nội quy, quy chế quản lý như: thời gian hoạt động, thời gian sửa chữa lớn, kiểm tra và giao trách nhiệm cho các bộ phận chưa trách nhiệm sử dụng quản lý cơ chế do thưởng phạt.
+ Có thể phản ánh tình hình tăng giảm, tình hình khấu hao, tình hình sửa chữa lớn... kịp thời nắm được thông tin để huy động TSCĐ vào sử dụng.
Phần 2
Tình hình quản lý & hiệu quả sử dụng vốn của Công ty In Công Đoàn.
I. Đặc diểm SXKD và tổ chức quản lý của Công ty In
1. Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty in công đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam , tiền thân là nhà máy in lao động được thành lập ngày 22/8/1946 tại Chiến Khu Việt Bắc với nhiệm vụ in “ báo lao động ” và các tài liệu sách báo của Tổng liên đoàn .
Tháng 7/1997 xí nghiệp in Công Đoàn được đổi tên thành Công ty In Công Đoàn Việt Nam và được giao toàn quyền tự chủ sản xuất kinh doanh in ấn .
Công ty in Công đoàn là 1 doanh nghiệp nhà nước với ngành nghề kinh doanh là gia công in ấn trực thuộc Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam. Chức năng chủ yếu của công ty là gia công in ấn các văn hoá phẩm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác tư tưởng văn hoá xã hội ,các loại báo chí , tập san , sách giáo khoa .
Nhiệm vụ cơ bản của công ty là xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mặt hàng đã đăng kí ( sách báo , tạp chí ) đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh vào phục vụ xã hội .
Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế , đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty in Công đoàn đã có những thay đổi căn bản về hình thức cũng như nội dung và đạt kết quả tốt .
Hiện nay , sản phẩm của công ty sản xuất rất đa dạng , phong phú gồm hơn 30 loại báo và tạp chí ,ngoài ra còn có nhiều sách của Nhà xuất bản Hà Nội , Nhà xuất bản Lao Động...
2. Bộ máy quản lý
-Bộ máy quản lý theo nguyên tắc khép kín , gọn nhẹ, thông tin kịp thời , chính xác góp phần phục vụ sản xuất có hiệu quả cao, nhanh chóng tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để có những phương án và điều hành thích hợp.
-Nhiệm vụ chung của các phòng ban là trách nhiệm tổ chức việc thực
hiện
các chỉ tiêu kinh nghiệm kỹ thuật, lao động được xác định trong kế hoạch sản xuất.
- Phòng quản lý tổng hợp : kĩ thuật cơ điện và kế hoạch vật tư .
Phòng tài vụ.
Phòng tổ chức hành chính .
Các phân xưởng sản xuất .
Bộ máy tổ chức của công ty được tóm tắt như sau :
Giám đốc
Phòng tổ chức hành chính .
Phòng quản lý tổng hợp
Phòng kế toán tài vụ .
Kĩ thuật cơ điện
Kế hoạch vật tư
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng in
Phân xưởng sách
Vi tính
Bình bản
Phơi bản
Offet một màu
Offet Toshiba
Offet một màu
Tổ sách lồng báo
Tổ OTK
Tổ sén gấp
: Tham mưu .
:Cung cấp số liệu .
Tổ chức bộ máy của kế toán của công ty in Công đoàn .
Kế toán trưởng
Kế toán vật liệu , công cụ dụng cụ
Kế toán tài sản cố định , lương BHXH
Kế toán thanh toán
Thủ kho , thủ quỹ
Phòng kế toán của công ty gồm 5 thành viên : gồm 1 kế toán trưởng , 4 kế toán viên mỗi thành viên thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình .
Hình thức kế toán :
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ gồm bộ sổ kế toán :
+Sổ Cái .
+Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ .
+Sổ thu chi tiền mặt .
+Sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh .
+Sổ theo dõi thanh toán với người bán , người mua
II. Tình hình SXKH và sử dụng VCĐ của Công ty In Công Đoàn
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
1. Tổng doanh thu
11.712
13.113
1.401
12
2. Các khoản giảm trừ
167
145
-21
-12,8
3. Doanh thu thuần
11.546
12.968
1.422
12,3
4. Giá vốn hàng bán
9.389
10.610
1.220
13
5. Lãi gộp
2.156
2.358
201
9,3
6. Chi phí bán hàng
1.427
1.413
-15
-1
7. Chi phí QLDN
622
704
82
13,2
8. LN thuần từ KĐKH
107
241
134
125,6
9. KQ hoạt động khác
11
19
7
64,3
10. Tổng LN trước thuế
118
222
104
88
11. Thuế thu nhập DN
38
71
33
88
12. LN sau thuế
80
151
71
88
Qua số liệu bảng 1 ta thấy rõ nguyên nhân của mức tăng lợi nhuận trước thuế là do doanh thu thuần 2003 tăng 12,3% so với năm 2002 (+1.422 triệu đồng) và giá vốn hàng bán tăng 13% (+1.220 triệu đồng) có tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu đôi chút, lợi nhuận gộp cũng tăng 9,3% (201 triệu đồng) .
Chi phí bán hàng năm 2003 giảm 1% so với năm 2002 (- 15 triệu đồng) so với năm 2002. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 tăng 13,2% (+82 triệu đồng) so với năm 2002. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng chủ yếu do doanh thu tăng mạnh và chi phí bán hàng giảm, dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng.
Bảng 2 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Đơn vị tính: trang
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
%
Đầu sách
2.310.000.000
2.744.500.000
119
Qua số liệu trên, kết quả trong 2 năm gần 2002-2003 tình hình sản xuất của công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn, đã đầu tư thêm vào vốn cố định và phát huy những lợi thế riêng của mình để giữ được uy tín và ngày càng khẳng định mình trên thị trường. Tổng doanh thu tăng, năm 2002 là 11.712.060.800đ thì năm 2003 là 13.112.653.400đ tăng 12% là do số trang sách, báo, in tăng 119%.
III. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty In Công Đoàn.
1. Tình hình kết cấu vốn kinh doanh của Công ty In Công Đoàn.
Vốn là điều kiẹn tiên quyết có ý nghĩa quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn cố định đóng một vai trò không nhỏ và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vốn cố định thể hiện năng lực, trình độ công nghệ và quy mô sản xuất của doanh nghiệp đó. Trước khi đi vào phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty in Công Đoàn, chúng ta tìm hiểu về vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng của công ty.
Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty In Công Đoàn.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tuyệt đối
%
Vốn kinh doanh
7.707
100
6.319
100
-1.388
-18
Vốn cố định
1.432
18,6
1.428
22,6
- 4
-0,29
Vốn lưu động
6.275
81,4
4.891
77,4
-1.384
-22
Qua bảng số 3 ta thấy tổng số vốn kinh doanh của Công ty năm 2003 giảm 18% so với năm 2002 (- 1.388 triệu đồng). Trong đó, VCĐ năm 2003 giảm 0,29% so với năm 2002, và VLĐ năm 2003 giảm 22% .
2. Nguồn hình thành VCĐ của Công ty.
VCĐ của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp ban đầu và cấp bổ sung, nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh sau thuế. Cơ cấu nguồn hình thành VCĐ được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn hình thành VCĐ của công ty.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tuyệt đối
%
Cộng
2.013
100
1.815
100
-198
-9,8
Vốn ngân sách
1.793
89,1
1.595
87,9
-198
-11,1
Vốn bổ sung
220
10,9
220
12,1
0,62
Năm 2003 VCĐ giảm 9,8% tức là - 198 triệu đ so với năm 2002, đồng thời các nguồn vốn cũng có sự thay đổi đáng kể. Nếu như tỷ trọng vốn ngân sách năm 2002 là 89,1% đến năm 2003 chỉ còn 87,9 % giảm 11,1%. Nguồn vốn này đã giảm vì nhà nước có chủ trương giảm cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao trách nhiệm và tính tự chủ của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là nguồn vốn tự bổ sung tăng 0,62% làm cho tỷ trọng tăng từ 10,9% năm 2002 lên 12,1% năm 2003. Điều này chứng tỏ Công ty quan tâm tới việc phát huy nội lực của mình để đầu tư đổi mới trang thiết bị đảm bảo cho TSCĐ của Công ty được hình thành bằng một nguồn vốn ổn định lâu dài, không sử dụng vốn vay để mua sắm TSCĐ nhằm giảm bớt chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Tình hình TSCĐ đang dùng của Công ty in Công Đoàn.
Bảng 6: Tình hình sử dụng vốn cố định.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
%
Tổng số nguyên giá TSCĐ
2.013
100
1.815
100
-198
-9,8
I. TSCĐ dùng trong SXKD
2.013
100
1.815
100
-198
-9,8
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
1.324
65,9
876
48,3
-448
-33,8
2. Máy móc thiết bị sx
491
24,4
712
39,2
221
45
3. Phương tiện vận tải
77
3,8
95
5,2
18
22,7
4. Thiết bị dụng cụ QL
121
6,0
132
7,3
114
9,4
II. TSCĐ chưa cần dùng
-
-
-
-
-
-
III. TSCĐ chờ thanh lý
-
-
-
-
-
-
Qua số liệu bảng trên ta thấy, năm 2003 tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là 1.815 triệu đồng giảm 9,8% (-198 triệu đồng) so với năm 2002 trong đó:
+ TSCĐ là nhà của, vật kiến trúc giảm 33,8% tương đương 448 triệu đ
+ TSCĐ là máy móc thiết bị tăng 45,0% tương đương 221 triệu đ.
+ TSCĐ là phương tiện vận tải tăng 22,7% tương đương 18 triệu đ.
+ TSCĐ là thiết bị dụng cụ quản lý tăng 9,4% tương đương 114 triệu đ.
Toàn bộ TSCĐ của công ty đã được huy động hết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Không có TSCĐ chưa cần dùng hay không cần dùng chờ thanh lý. Việc này có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn và thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc khai thác nguồn lực có sẵn của mình vào sản xuất ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm TSCĐ để tránh TSCĐ mua về lại chưa cần dùng tới gây ứ đọng, lãng phí vốn. Do đó đã giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản, bảo dưỡng những máy móc thiết bị chưa sử dụng... những TSCCĐ không cần dùng hoặc không sử dụng đã được công ty kịp thời thanh lý để thu hồi vốn tránh lãng phí, vốn đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong cơ cấu TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh thì TSCĐ là máy móc thiết bị năm 2003 tăng 45,0% so với năm 2003 và chiếm tỷ trọng cao từ 24,4% năm 2002 lên đến 39,2% năm 2003. Đặc biệt là trong phần tăng lên của tổng TSCĐ là 198 triệu đ thì TSCĐ là máy móc thiết bị sản xuất tăng 221 triệu đ. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị sản xuất là những phương tiện cơ bản và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và đã tạo điều kiện cho công ty đảm bảo sản phẩm phục vụ nhu cầu mọi người.
4. Tình hình khấu hao TSCĐ.
Công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính ( phương pháp khâu hao theo đường thẳng) theo quyết định số 166/1999-QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính để tính khấu hao với thời gian sử dụng hữu ích ước tính và tỷ lệ khấu hao như sau:
Nhà của, vật kiến trúc có thời gian sử dụng là 25-30 năm, tỷ lệ khấu hao 4%-3,33%.
Máy móc thiết bị sản xuất có thời gian sử dụng là 6-10 năm, tỷ lệ khấu hao 16,67%-10,0%.
Phương tiện vận tải có thời gian sử dụng là 6-10 năm tỷ lệ khấu hao 16,67%-3,33%
Thiết bị dụng cụ quản lý có thời gian sử dụng là 3-4 năm tỷ lệ khấu hao 3,33%-25%.
Khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính nên việc tính toán và phân bổ khấu hao đơn giản, dễ theo dõi, giúp cho việc tổng hợp số liệu hao mòn luỹ kế, nguồn vốn khấu hao và tính toán giá trị còn lại của TSCĐ được kịp thời, chính xác, hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch mua sắm, đổi mới TSCĐ.
Bảng 7: Tình hình khấu hao TSCĐ đang dùng trong SXKD
đến 31/12 năm 2003 của công ty.
Đơn vị tính: đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
Só tiền
% NG
Số tiền
% NG
1. Nhà của, vật kiến trúc
876.466.800
178.679.600
20,4
697.787.200
79,6
2. Máy móc thiết bị sx
711.674.700
113.553.000
15,9
589.121.700
84,1
3. Phương tiện vận tải
94.784.140
57.200.000
60,4
37.584.140
39,6
4. thiết bị dụng cụ QL
132.338.800
38.324.000
28,9
94.014.800
71,1
Cộng
1.815.264.440
387.756.600
21,3
1.427.507.840
78,7
Tính đến cuối năm 2003, số khấu hao luỹ kế là 387 triệu đ bằng 21,3% so với nguyên giá TSCĐ. Giá trị còn lại 1.427 triệu đ bằng 78,7% so với nguyên giá TSCĐ. Nhìn chung, TSCĐ còn mới, khấu hao mới chỉ bằng hơn 20% vốn đầu tư.Trong đó, máy móc thiết bị sản xuất đã khấu hao 15,9%, giá trị còn lại là 84,1%, máy móc thiết bị sản xuất mới khấu hao được 15,9%. Nhưng cũng có TSCĐ đã khấu hao đáng kể như phương tiện vận tải đã khấu hao 60,4% giá trị còn lại chỉ còn 39,6% so với nguyên giá. Do đó, trong thời gian tới công ty cần ưu tiên đầu tư vào loại tscđ này bởi đây là những tài sản phục vụ không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Tình hình quản lý TSCĐ và bảo toàn VCĐ:
Để đảm bảo cho TSCĐ của công ty hoạt động liên tục và có hiêuh quả, công ty có hệ thống chứng từ sổ sách theo dõi việc tiến hành quản lý, phân loại, đánh giá, hạch toán tình hình tăng giảm , khấu hao, phân bổ TSCĐ mà công ty đang sử dụng và nguồn hình thành cũng như việc xây dựng quy chế sử dụng, xác định rõ ràng trách nhiệm vật chất. Từ đó giúp công ty theo dõi được tình hình huy động năng lực sản xuất của TSCĐ vào quá trình SXKD cũng như công suất làm việc của từng loại TSCĐ để xác định và phân bổ mức khấu hao phù hợp.
Bên cạnh đó, còn có thẻ TSCĐ làm cơ sở để quản lý TSCĐ, thông qua đó công ty có thể biết được mức độ hao mòn của TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ. Tại công ty, thẻ TSCĐ được lưu và theo dõi trên máy tính trong suốt thời gian sử dụng và mỗi loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật được mở một sổ riêng. Qua đó, cũng thấy được những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ cũng như trách nhiệm vật chất trong quá trình sử dụng, bảo quản TSCĐ.
Tình hình đăng ký khấu hao từ năm 1999 - 2003 của một số TSCĐ
TT
Tên TCSĐ
Năm bắt đầu sử dụng
Nguyên giá TSCĐ
Số khấu hao luỹ kế(31/12/2003)
Giá trị còn lại
Thời gian sử dụng còn lại
Mức khấu hao TB hàng năm
1
01 Máy đóng sách Trung Quốc
1996
14.300.000
14.289.000
11.000
2
01 Máy in OPSET
2000
198.000.000
39.600.000
158.400.000
08
19.800.000
3
05 Máy COMPAP NEW BL
2000
115.967.000
28.777.000
87.191.000
04
21.780.000
4
04 Máy điều hoà
2001
65.340.000
18.480.000
46.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0153.doc