LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát các hoạt động của Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2 Hoạt động tín dụng 3
1.1.3 Hoạt động thanh toán 4
1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 5
1.2.1.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 5
1.2.1.2 Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 11
1.2.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 16
1.2.3.1 Điều kiện về tiền tệ và đảm bảo giá trị tiền tệ 30
1.2.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 33
1.2.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán 33
1.2.3.4 Điều kiện về phương thức thanh toán 34
1.3 Phát triển thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại 34
1.3.2.1. Vị thế, năng lực của ngân hàng 35
1.3.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp 36
1.3.2.3 Sự biến động của tỷ giá 36
1.3.2.4 Công nghệ TTQT của ngân hàng 37
1.3.2.5 Trình độ năng lực cán bộ ngân hàng 38
1.3.2.6 Môi trường kinh tế, pháp lý và tình hình an ninh chính trị quốc gia 39
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 40
CHI NHÁNH THĂNG LONG 40
2.1 Khái quát hoạt động của chi nhánh Thăng Long. 40
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Thăng Long 40
2.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 41
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn 44
a. Huy động vốn theo thành phần 45
Đơn vị: tỷ đồng 47
2.1.2.2 Tình hình cho vay 48
2.1.2.3 Hoạt động khác 50
2.1.3.1 Đánh giá một số hoạt động trong năm 2005 51
2.1.3.2 Kế hoạch năm 2006 53
2.2 Tình hình thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thăng Long 54
2.2.3.1 Hoạt động chuyển tiền 57
2.2.3.2 Hoạt động nhờ thu xuất khẩu 59
2.2.3.3 Hoạt động nhờ thu nhập khẩu 60
2.2.3.4 Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu 62
2.2.3.5 Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu 63
2.2.4.1 Những thành tựu đạt được 68
2.2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề tài Phát triển Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng
Thông thường một ngân hàng có vị thế, uy tín lớn về thanh toán quốc tế sẽ có năng lực thực hiện tốt nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng. Chính nhờ việc thể hiện được chất lượng tốt của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng mình mà từ đó nâng cao được uy tín và vị thế của ngân hàng đó trong thanh toán quốc tế.
Vị thế, uy tín của ngân hàng là rất quan trọng trong thanh toán quốc tế bởi thanh toán quốc tế là nghiệp vụ phức tạp, có độ rủi ro, số lượng tiền tệ rất lớn nên chỉ có ngân hàng đáng tin cậy thì mới thu hút được khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế và mở được mạng lưới đại lý rộng khắp trên thế giới tại các ngân hàng lớn khác. Việc lựa chọn ngân hàng để thanh toán quốc tế của khách hàng chủ yếu dựa vào sự nhìn nhận của khách hàng về ngân hàng mà cụ thể là thương hiệu, uy tín của ngân hàng. Chỉ khi khách hàng tin tưởng vào vị thế, uy tín, năng lực của ngân hàng trong thanh toán quốc tế thì họ mới cảm thấy an tâm để sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng đó.
Ngoài ra trong khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế thì ngân hàng đồng thời có thể cung cấp các dịch vụ kèm theo cho khách hàng như đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, hoán đổi tiền tệ, các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán để đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhất nhu cầu của khách hàng. Do đó những ngân hàng lớn, chuyên nghiệp, có nguồn vốn dồi dào, dịch vụ đa dạng và hiện đại mới là lựa chọn của khách hàng để phục vụ cho họ, từ đó thúc đẩy ngân hàng phát triển được hoạt đông thanh toán quốc tế.
Như vậy năng lực, vị thế, uy tín của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế.
1.3.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
Tình hình xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến thanh toán quốc tế, khối lượng thanh toán quốc tế. Cùng với sự khởi sắc trong xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán quốc tế cũng sôi động hơn do thanh toán quốc tế của ngân hàng chủ yếu là thanh toán mậu dịch, thanh toán phi mậu dịch khối lượng và tỷ trọng thấp hơn.
Xuất nhập khẩu đòi hỏi nhu cầu thanh toán quốc tế lớn và chỉ có ngân hàng mới là trung gian thanh toán lớn nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Do ngân hàng là trung gian thanh toán nên họ bị động trong hoạt động này, chỉ khi có xuất nhập khẩu thì khách hàng mới có nhu cầu nhờ ngân hàng. Một đất nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn là một nước năng động, có tiềm năng phát triển cao. Để có được kim ngạch xuất khẩu lớn đòi hỏi quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào, quan hệ rộng khắp và tìm được nhiều đối tác để xuất khẩu hàng hoá dịch vụ ra nước ngoài, có được những thương hiệu uy tín, đồng thời các sản phẩm quý hiếm, chất lượng sản phẩm tốt… Xuất khẩu đem lại nguồn lợi nhuận lớn và kích thích sự tăng trưởng mạnh mẽ của quốc gia do đó quốc gia nào cũng tăng cường hoạt động xuất khẩu. Đối với nhập khẩu thì có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của nhập khẩu, đó là sự thiếu các sản phẩm cần thiết do không có nguyên liệu, hoặc chưa tự sản xuất được vì công nghệ đòi hỏi quá cao, hoặc là nhu cầu trong nước về các sản phẩm mang thương hiệu lớn ở nước ngoài… Hoạt động xuất nhập khẩu làm thay đổi diện mạo của đất nước cả về kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và nó là một yếu tố quan trọng khi đánh giá nền kinh tế của một quốc gia. Đồng hành với xuất nhập khẩu là thanh toán quốc tế và sự tác động giữa chúng là cùng chiều với nhau, cái này phát triển làm cho cái kia phát triển theo.
1.3.2.3 Sự biến động của tỷ giá
Tỷ giá là tỷ lệ giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá biến động tác động tới thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế. Nó có thể gây bất lợi hoặc thuận lợi cho xuất nhập khẩu, như khi tỷ giá tăng làm đồng tiền trong nước mất giá thì gây bất lợi cho nhập khẩu và tương đối thuận lợi cho xuất khẩu, ngược lại khi tỷ giá giảm đồng tiền tăng giá thì thuận lợi cho nhập khẩu, bất lợi cho xuất khẩu. Tất nhiên nhận định trên là tương đối bởi nếu đồng tiền trong nước mất giá nhiều thì nền kinh tế đó có thể đi xuống, và không biết có gì để xuất khẩu nữa không. Từ sự tác động lên xuất nhập khẩu đó mà tỷ giá tác động tới thanh toán quốc tế.
Sự tăng giá của đồng tiền thanh toán có thể làm cho người nhập khẩu thiệt vì phải đổi một lượng tiền lớn hơn mới đủ tiền trả cho người xuất khẩu, ngược lại sự giảm giá của đồng tiền thanh toán có thể làm cho người xuất khẩu thiệt khi mà không có sự đảm bảo giá trị tiền tệ trong hợp đồng ngoại thương.
Tỷ giá được xác định một phần dựa trên sự biến động của giá cả, lạm phát, mức thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, cung cầu xuất khẩu, cung cầu nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, cung tiền tệ. Cụ thể những thay đổi của các yếu tố trên làm cho tỷ giá biến động theo. Như vậy tỷ giá và quy mô, khối lượng xuất nhập khẩu có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Tỷ giá biến động làm cho một trong các bên xuất nhập khẩu có thể thiệt hại lớn thậm chí có bên cố tình phá vỡ hợp đồng và ngân hàng nhiều khi gánh chịu rủi ro tỷ giá trong thanh toán quốc tế. Tỷ giá cũng ảnh hưởng tới việc tài trợ xuất nhập khẩu cũng như các dịch vụ khác đi kèm theo thanh toán quốc tế như trao đổi, mua bán ngoại tê, hoán đổi ngoại tê, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, bao thanh toán, chiết khấu chứng từ, chiết khấu hối phiếu. Do đó tỷ giá là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới thanh toán quốc tế.
1.3.2.4 Công nghệ TTQT của ngân hàng
Trong sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong thanh toán quốc tế thì bất cứ ngân hàng nào cũng làm tăng sức cạnh tranh của mình, cụ thể là phát triển thương hiệu, cải tiến công nghệ, chất lượng nhân lực trong ngân hàng.
Thanh toán quốc tế thể hiện rõ nét sự ứng dụng rất nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến bởi việc thực hiện thanh toán giữa những người có khoảng cách rất xa nhau và quy trình thanh toán rất phức tạp đòi hỏi sự chính xác cao độ. Công nghệ ngân hàng có quyết định rất lớn tới chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế. Cụ thể như việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại séc, thẻ thanh toán, hoặc tiến hành thanh toán bằng các phương thức chuyển tiền bằng điện, tín dụng chứng từ luôn đòi hỏi những máy móc thiết bị hiện đại nhất, chính xác nhất, an toàn nhất để đảm bảo cho quá trình thanh toán được thông suốt.
Với một hệ thống công nghệ lạc hậu thì một ngân hàng không thể thực hiện tốt được hoạt động thanh toán quốc tế bởi các thao tác nghiệp vụ rất dễ sai sót trong quá trình sử dụng máy móc lạc hậu ví dụ như chuyển lệnh sang nước ngoài,… và do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro rất lớn, đem lại chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế kém.
Áp dụng công nghệ trong ngân hàng đã tạo ra một bộ mặt mới cho ngân hàng, cho cả hệ thống các ngân hàng và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng.
1.3.2.5 Trình độ năng lực cán bộ ngân hàng
Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thanh toán quốc tế bởi nhiều nguyên nhân. Trong bất kỳ lĩnh vực nào con người cũng luôn là một trong các nhân tố hàng đầu quyết định cho sự thành công. Một nguồn nhân lực dồi dào, giỏi kỹ năng nghiệp vụ cũng như phẩm chất tốt luôn là mong muốn của bất cứ một ngân hàng nào. Hoạt động thanh toán quốc tế phức tạp, sử dụng máy móc hiện đại, quy trình nhiều bước, chứng từ đa dạng nhưng lại đòi hỏi sự chính xác cao trong công việc của bộ phận thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế có khối lượng thanh toán lớn, quy trình phức tạp, chịu nhiều quy định quốc tế cũng như quốc gia , do đó các cán bộ thanh toán quốc tế phải luôn nắm vững được các luật lệ, quy định, cẩn thận trong từng bước thực hiện nghiệp vụ. Chỉ một sơ suất của một cán bộ nào đó cũng có thể gây thiệt hại không lường được cho ngân hàng. Như vậy những rủi ro cho ngân hàng đến từ bản thân con người trong đó cũng rất là lớn và ngân hàng cần phải luôn trau dồi, đào tạo cho lực lượng cán bộ thanh toán quốc tế của mình.
1.3.2.6 Môi trường kinh tế, pháp lý và tình hình an ninh chính trị quốc gia
Các chính sách kinh tế vĩ mô luôn có tác động trực tiếp rất lớn tới thanh toán quốc tế. Đó là luật lệ quốc tế về xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, các chính sách đối ngoại, văn bản pháp quy về ngân hàng và hoạt động thanh toán quốc tế, về thuế, về hải quan, về các mặt hàng bị hạn chế hoặc bị cấm xuất nhập khẩu, các hạn ngạch mới… Sự thay đổi trong các chính sách đó dẫn tới những thay đổi của hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế có rủi ro cao nên chịu điều chỉnh của nhiều luật lệ, quy định quốc tế cũng như quốc gia. Tất nhiên mục tiêu của các quy định, luật lệ là để hoạt động thanh toán quốc tế được an toàn nhất, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên, tuy nhiên cũng có lúc nó là nguyên nhân chính làm giảm khối lượng xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.
An ninh chính trị xã hội của quốc gia là việc quốc gia đó có chiến tranh hay nội chiến không, tình hình xã hội có ổn định không, có mối quan hệ căng thẳng hay bị cấm vận bởi quốc gia khác không, chính sách đối ngoại như thế nào. Một quốc gia đang có nội chiến hay chiến tranh thì hoạt động thanh toán quốc tế sẽ bị ngưng trệ ngay. Ngược lại một môi trường xã hội hoà bình và ổn định là một thuận lợi, mang đến cho ngân hàng của quốc gia nhiều cơ hội xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Chính sách đối ngoại cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động thanh toán quốc tế. Một số nước có chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, quan hệ tốt bình đẳng với các quốc gia khác thì việc tiến hành thanh toán quốc tế cũng thuận lợi hơn là những nước có chính sách đối ngoại hạn chế trong quan hệ với một số nước nhất định nào đó.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1 Khái quát hoạt động của chi nhánh Thăng Long.
2.1.1 Vài nét về chi nhánh Thăng Long
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Techcombank Thăng Long là chi nhánh cấp 1 của Techcombank, được thành lập theo quyết định số 00149/NH-GP của NHNN ngày 24 tháng 4 năm 1996, nhằm mở rộng mạng lưới Techcombank và bắt kịp nhu cầu của khách hàng tại khu vực này. Techcombank Thăng Long chịu sự quản lý trực tiếp của Techcombank, có trụ sở tại số 193C3- Bà Triệu- Hà Nội. Techcombank Thăng Long ngày càng lớn mạnh và nhiều chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch thuộc Techcombank Thăng Long liên tục ra đời gồm: Đông Đô, Đống Đa, Ba Đình, Khâm Thiên, Ngọc Khánh, Kim Liên, Giáp Bát, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Giảng Võ. Các chi nhánh cấp hai và phòng giao dịch này tuy quy mô không lớn nhưng có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên năng động và chuyên nghiệp đủ thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Chi nhánh Thăng Long là một trong số chi nhánh đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam. Chi nhánh nằm trong khu vực trung tâm, đông dân cư, phù hợp với mục tiêu phát triển ngân hàng đô thị, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và thực tế đã chứng minh được điều đó với lượng khách hàng đông đảo. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân là những người trẻ, thu nhập khá trở lên, có nhu cầu lớn về gửi tiền, tín dụng, thanh toán… Chi nhánh đang ngày càng phát triển nhiều dịch vụ để có thể thu hút được lượng khách hàng đông đảo nhất và đáp ứng được những nhu cầu mới nhất của khách hàng.
2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Thăng Long
- Mua bán, trao đổi ngoại tệ, vàng bạc đá quý, VNĐ, chiết khấu giấy tờ có giá.
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới các hình thức hợp pháp: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn cả VNĐ và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với dân cư và doanh nghiệp.
- Bảo lãnh, tư vấn, uỷ thác đầu tư cho khách hàng theo quy định hiện hành.
- Thanh toán trong nước với các phương thức chuyển tiền điện tử, nhờ thu, lệnh chi, và thanh toán quốc tế với các phương thức chuyển tiền điện tử đi, nhờ thu, tín dụng chứng từ.
- Tổ chức hoạt động của chi nhánh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện báo cáo, kiểm tra, kiểm soát theo quy định.
- Phát triển các dịch vụ mới, tìm kiếm khách hàng mới: thẻ, tài trợ ngoại thương, bao thanh toán,…
Trong sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác cùng địa bàn, Chi nhánh Thăng Long vẫn đã và đang thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và trở thành một đơn vị mạnh trong cuộc cạnh tranh đó. Trong thời gian tới còn nhiều mục tiêu để Chi nhánh Thăng Long vươn tới và chi nhánh đang nỗ lực, sáng tạo rất nhiều.
2.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN, GD, KHO QUỸ
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG DN
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
PHÒNG HỖ TRỢ, BAN THẨM ĐỊNH
VĂN PHÒNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
a. Phòng kế toán, giao dịch kho quỹ
* Bộ phận kế toán có nhiệm vụ:
- Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh và báo cáo tài chính, kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
- Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng trong chi nhánh.
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh.
- Phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của chi nhánh để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế khác.
- Xây dựng, đóng góp ý kiến về thực hiện chế độ tài chính, kế toán.
* Bộ phận giao dịch có nhiệm vụ:
- Trực tiếp tiếp xúc khách hàng và xử lý các giao dịch phát sinh.
- Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng.
- Thực hiện thanh toán trong nước với các phương thức: chuyển tiền điện tử, nhờ thu, lệnh chi, séc…
- Thực hiện mua bán, trao đổi ngoại tệ giao ngay.
- Thực hiện nhận tiền gửi và rút tiền gửi bằng nội tệ, ngoại tệ.
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin cần thiết về sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
- Tiếp nhận các nguồn tin phản hồi từ khách hàng.
* Bộ phận kho quỹ có nhiệm vụ
- Thực hiện nhập xuất tiền, bảo quản, vận chuyển tiền, đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi, kiểm đếm tiền mặt.
- Quản lý ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý, giấy tờ có giá.
b. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với khách hàng doanh nghiệp, tư vấn, tiếp nhận, phân tích hồ sơ xin vay của doanh nghiệp, quản lý tài sản thế chấp, giải ngân vốn vay nếu hồ sơ được duyệt của giám đốc chi nhánh. Sau đó theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn, tình hình tài chính doanh nghiệp, thu hồi nợ gốc và lãi, chuyển nợ quá hạn.
- Phân tích, chấm điểm khách hàng để quyết định loại cho vay: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức hay cho vay thấu chi.
- Bảo lãnh cho doanh nghiệp sau khi đã thẩm định và được duyệt của lãnh đạo với phí hợp lý theo mức độ rủi ro với các loại hình: bảo lãnh (BL) vay vốn, BL thanh toán, BL dự thầu, BL thực hiện hợp đồng, BL đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, BL hoàn thanh toán, đồng bảo lãnh.
- Thanh toán quốc tế với các phưong thức: chuyển tiền đi, nhờ thu, tín dụng chứng từ với mức phí theo quy định của NHTMCPKTVN và tuỳ mức độ rủi ro mình chấp nhận.
- Tiếp thị các sản phẩm cho doanh nghiệp: thẻ thanh toán, trả lương cho cán bộ, nhân viên qua tài khoản, cho vay cổ phần hoá doanh nghiệp, bao thanh toán, bảo quản tài sản hộ…
c. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
- Thiết lập, duy trì, mở rộng quan hệ với khách hàng cá nhân, luôn giữ các khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.
- Cho vay đối với khách hàng cá nhân: ngắn trung và dài hạn, tiêu dùng hoặc kinh doanh, tư vấn, hướng dẫn khách hàng cá nhân lập hồ sơ, phân tích hồ sơ và giải ngân vốn vay và quản lý tài sản thế chấp nếu được giám đốc duyệt đồng ý. Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.
- Tư vấn, giới thiệu khách hàng sử dung các sản phẩm cá nhân: thẻ thanh toán, sản phẩm nhà mới, gia đình trẻ, hỗ trợ du học, ôtô xịn, bảo quản tài sản hộ.
- Phân tích, chấm điểm khách hàng cá nhân.
d. Phòng hỗ trợ và ban thẩm định
Phòng hỗ trợ có chức năng hỗ trợ cho phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và phòng dịch vụ khách hàng cá nhân để phòng tránh rủi ro tín dụng.
Các nhiệm vụ của phòng hỗ trợ:
- Quản lý dữ liệu, hồ sơ cả giấy tờ và trên phần mềm ứng dụng, theo dõi tình hình tài chính của tất cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của hai phòng dịch vụ khách hàng.
- Thẩm định các hồ sơ xin vay, hồ sơ xin bảo lãnh, hồ sơ mở thư tín dụng.
- Thẩm định hạn mức tín dụng, thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo.
- Giám sát chất lượng khách hàng, đánh giá phân loại xếp hạng, xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng xin vay, bảo lãnh, mở L/C.
- Kiểm soát các khoản vay quá hạn, việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu từ loại 3 trở đi.
- Cung cấp các thông tin cần thiết về các quy định tín dụng, chính sách khác có liên quan.
- Quản lý rủi ro của chi nhánh.
- Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
- Tập hợp các thông tin và thực hiện báo cáo tín dụng của chi nhánh.
e. Văn phòng
- Thực hiện các công việc hành chính, nhân sự, tổ chức của chi nhánh.
- Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ cán bộ nhân viên, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên.
- Gửi và nhận Fax, thông tư, chỉ thị, quyết định của trên gửi xuống và đưa lên Ban lãnh đạo để triển khai cho các phòng ban khác biết.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện bố trí, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân viên phù hợp với trình độ chuyên môn của họ, phù hợp với đòi hỏi của công việc, có năng lực thực hiện công việc theo yêu cầu thực tế.
2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh Thăng Long
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
a. Huy động vốn theo thành phần
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2003
Tỷ trọng
31/12/2004
Tỷ trọng
31/12/2005
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
210.1
100%
239.1
100%
346.92
100%
Từ tổ chức
124.932
59.46%
122.866
51.39%
159.184
45.89%
Từ dân cư
85.168
40.54%
116.234
48.61%
187.736
54.11%
(Nguồn: Báo cáo kiểm tra, kiểm toán cuối năm-Phòng DVKHDN)
Qua bảng số liệu tổng vốn huy động qua các năm có thể nhận thấy rằng lượng vốn huy động tăng lên với tốc độ nhanh và đều đặn. Tốc độ tăng ngày càng nhanh hơn, cụ thể trong năm 2004 so với năm 2003 tốc độ tăng là 13.8% năm 2005 so với 2004 tốc độ tăng là 45.09%. Sự tăng trưởng trong nguồn vốn huy động cụ thể là tiền gửi và tiền vay từ dân cư và tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng tăng lên chứng tỏ công tác huy động vốn có sự chuyển biến tích cực năm sau cao hơn năm trước, thu hút được đông đảo khách hàng hơn và lượng tiền nhiều hơn. Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do chi nhánh tăng cường các hình thức ưu đãi, khuyến mại khác nhau, mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ rộng khắp với khách hàng, địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng đông dân cư và quan tâm tới các dịch vụ của chi nhánh. Đồng thời dịch vụ thanh toán cho doanh nghiệp cũng như cá nhân như thanh toán không dùng tiền mặt bằng séc và bằng thẻ phát triển và làm cho tiền lượng tiền gửi thanh toán tăng. Những dịch vụ đó có tác dụng tăng trưởng nguồn vốn huy động rất tích cực. Tất nhiên nguyên nhân quan trọng nhất cho sự tăng trưởng nguồn vốn huy động đó là thương hiệu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã ngày càng có uy tín và vị thế được nâng cao trên thương trường, gây được niềm tin lớn cho khách hàng và nhờ vậy khách hàng mới yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, điều đó xuất phát từ việc do gửi tiền vào ngân hàng là một việc làm quan trọng nên phải thực sự tin cậy thì khách hàng mới gửi tiền.
Huy động vốn theo thành phần gồm dân cư và tổ chức, tổ chức đây bao gồm cả tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng. Trước đây, nguồn vốn huy động từ tổ chức cao hơn từ dân cư bởi vì một tổ chức thường gửi một lượng tiền lớn vào nhằm mục đích thanh toán hoặc nhiều dịch vụ khác nữa, dân cư thì thường một người chỉ gửi một lượng không quá lớn, hơn nữa dịch vụ đi kèm của cá nhân chưa phong phú bằng dịch vụ cho doanh nghiệp. Do ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam mới ra đời từ năm 1993, còn non trẻ so với các ngân hàng khác rất nhiều cho nên khách hàng cá nhân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà chủ yếu họ vẫn là khách hàng truyền thống của các ngân hàng quốc doanh. Còn các tổ chức như doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì thường mới nên tiếp cận rất nhanh và có quan hệ tốt với ngân hàng. Năm vừa qua lượng tiền gửi từ dân cư đã có tỷ trọng lớn hơn từ các tổ chức bởi các dịch vụ cho khách hàng cá nhân nhiều hơn như thẻ thanh toán, tiết kiệm dự thưởng… Đó là kết quả tích cực của hoạt động phát triển dịch vụ nhằm vào lượng khách hàng dân cư đô thị, có thu nhập khá trở lên. Điều đó cho thấy sự tin tưởng của khách hàng dân cư vào thương hiệu của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể.
b. Huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2003
Tỷ trọng
31/12/2004
Tỷ trọng
31/12/2005
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
210.1
100%
239.1
100%
346.92
100%
Đồng VN
160
76.15%
170.598
71.35%
227.198
65.49%
Ngoại tệ
50.1
23.85%
68.502
28.75%
119.722
36.01%
(Nguồn: Báo cáo kiểm tra, kiểm toán cuối năm-Phòng DVKHDN)
Việc phân chia vốn huy động theo loại tiền cho thấy cơ cấu vốn huy động ở các loại tiền khác nhau đồng thời cũng phản ánh thói quen dùng tiền và gửi tiền ở mỗi loại tiền của dân cư và doanh nghiệp.
Vốn huy động theo loại tiền cụ thể là ngoại tệ và Việt Nam đồng có sự tăng lên theo các năm. Trong đó huy động ngoại tệ có tốc độ tăng mạnh do sự phát triển của hoạt động thanh toán, ngoại tệ càng có khối lượng lớn trong nền kinh tế, dân cư có bộ phận ưa dùng ngoại tệ mạnh và tin tưởng vào sự ổn định của đồng tiền đó. Ngoại tệ phổ biến hơn do nhiều người được chuyển tiền từ nước ngoài về và gửi vào, các doanh nghiệp thu được tiền bán hàng xuất khẩu rồi gửi vào hoặc gửi tiền thanh toán bằng ngoại tệ.
c. Huy động vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2003
Tỷ trọng
31/12/2004
Tỷ trọng
31/12/2005
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
210.1
100%
239.1
100%
346.92
100%
Ngắn hạn
136.397
64.92%
141.906
59.35%
191.881
55.31%
Trung và dài hạn
73.703
31.28%
97.194
40.65%
155.039
44.69%
(Nguồn: Báo cáo kiểm tra, kiểm toán cuối năm-Phòng DVKHDN)
Tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì nguồn vốn ngắn hạn luôn có tỷ trọng lớn hơn do nguồn vốn ngắn hạn thì bao gồm nguồn tiền gửi không kỳ hạn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống thì khách hàng có thể rút nhanh khi họ có việc đột xuất và tiền gửi thanh toán đang ngày càng lớn do nhu cầu thanh toán tăng. Nguồn vốn trung và dài hạn khó huy động hơn vì khách hàng cũng biết rằng có rủi ro lớn hơn và không linh hoạt bằng tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn. Tuy nhiên chi nhánh đã đạt được kết quả là tỷ trọng huy động trung và dài hạn tăng lên nhiều qua các năm, điều đó chứng tỏ chi nhánh ngày càng được sự tin tưởng của khách hàng và công tác tăng cường nguồn vốn trung dài hạn được triển khai có hiệu quả. Việc huy động được nguồn vốn trung và dài hạn lớn có ý nghĩa lớn cho việc dùng vốn này để cho vay vì nhu cầu cho vay trung dài hạn rất lớn và ngân hàng thiếu nguồn trung dài hạn để cho vay, nguồn ngắn hạn thì bị giới hạn chỉ được 40% để cho vay trung dài hạn. Việc tăng trưởng trong nguồn vốn trung dài hạn làm giảm khe hở kỳ hạn và từ đó làm giảm rủi ro lãi suất cho ngân hàng.
Năm 2005 chi nhánh triển khai nhiều hình thức huy động như tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm định kỳ vì tương lai, tiết kiệm chuyển đổi, tiết kiệm điện tử, tiết kiệm dự thưởng lộc xuân… Và những sản phẩm đó đã tạo được sự hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.1.2.2 Tình hình cho vay
a. Hoạt động cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Tổng dư nợ
245.39
Tỷ trọng
306.48
Tỷ trọng
359.205
Tỷ trọng
Cơ cấu theo
kỳ hạn
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
197.10
8.29
80.32%
19.68%
211.839
94.641
69.12%
30.88%
220.38
138.825
61.35%
38.75%
Cơ cấu theo loại tiền
Cho vay VND
Cho vay ngoại tệ
204.2
41.19
83.21%
16.79%
209.694
96.786
68.42%
31.58%
221.737
137.468
61.73%
38.27%
Cơ cấu theo thành phần
Cho vay DN
Cho vay cá nhân
196.66
48.73
80.14%
19.86%
241.782
64.698
78.89%
21.11%
272.515
86.69
75.87%
24.13%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng cuối năm-Phòng DVKHDN)
Trên đây là bảng tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm qua ba năm vừa qua, ta thấy có sự tăng lên của dư nợ tín dụng. Năm 2004 tăng so với 2003 là 24.9%, năm 2005 tăng so với 2004 là 17.2%. Tỷ lệ tăng không cao do việc chi nhánh thực hiện quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn tức là thẩm định, phân tích hồ sơ xin vay thận trọng hơn cũng như chịu sự điều chỉnh của ngày càng nhiều các quy định an toàn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên chính vì thế mà chất lượng tín dụng được nâng cao qua từng năm. Năm 2005 vừa qua chi nhánh có một số sản phẩm tín dụng mới rất được khách hàng chú ý và đã sử dụng như Nhà mới, Gia đình trẻ, Du học, Ôtô xịn, cho vay kinh doanh chứng khoán, thấu chi doanh nghiệp, bao thanh toán. Các sản phẩm mới đang chứng tỏ tính hữu dụng của chúng đối với khách hàng.
Trong tổng dư nợ, khi phân loại theo kỳ hạn thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn tỷ trọng cho vay dài hạn. Có thể lý giải như sau: cho vay ngắn hạn có độ rủi ro thấp hơn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36406.doc