Đề tài Đề xuất áp dụng quyền chọn cổ phiếu trong thời gian tới trên thị trường chứng khoán Việt Nam

CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT QUYỀN CHỌN

Trang

1. Khái quát quyền chọn chứng khoán: 1

1.1. Khái niệm: 1

1.2. Phân loại: 1

Theo kiểu quyền chọn: 1

+ Quyền chọn kiểu Mỹ: 1

+ Quyền chọn kiểu Châu Âu: 1

Theo hình thức: 1

+ Quyền chọn mua: 1

+ Quyền chọn bán: 1

1.3. Thị trường quyền chọn: 1

2. Lịch sử hình thành: 2

CHƯƠNG II. SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam: 5

2. Phân tích sự biến động của VN-Index trên thị trường

chứng khoán Việt Nam: 6

2.1. Từ 2000 đến 6/2001: 6

2.2. Từ 6/2001 đến 12/2005: 6

2.3. Năm 2006: 7

2.4. Năm 2007: 8

2.5. Đầu 2008: 10

3. Phân tích và đánh giá rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 12

3.1. Rủi ro hệ thống: 12

3.1.1. Rủi ro thị trường (loại rủi ro phổ biến và thường thấy nhất): 13

3.1.2. Rủi ro lãi suất: 13

3.1.3. Rủi ro sức mua: 14

3.1.4. Rủi ro tỷ giá: 14

3.1.5. Rủi ro do chính sách chưa hoàn thiện: 14

3.2. Rủi ro phi hệ thống: 15

3.2.1. Rủi ro do tâm lý và trình độ nhà đầu tư: 15

3.2.2. Rủi ro phá sản: 16

3.2.3. Rủi ro bội ước: 16

4. Nhu cầu của nhà đầu tư đối với quyền chọn cổ phiếu hiện nay: 17

5. Ý nghĩa của việc áp dụng quyền chọn cổ phiếu trong thời gian tới: 17

5.1. Tạo ra công cụ bảo vệ lợi nhuận và kiếm lời cho nhà đầu tư trên thị trường: 17

5.2. Góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn nữa: 18

5.3. Tác động gián tíếp đến các công ty niêm yết: 18

5.4. Thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 19

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRONG THỜI

GIAN TỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi áp dụng quyền chọn cổ phiếu:

1.1. Thuận lợi: 20

1.1.1.Thị trường chứng khoán Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn: 20

1.1.2. Sức cầu về chứng khoán cao: 20

1.1.3. Sự quyết tâm của Chính Phủ xây dựng và phát triển

thị trường chứng khoán: 21

1.1.4. Sự ra đời của các hiệp hội: 21

1.1.5. Được nhiều kinh nghiệm từ việc ứng dụng quyền chọn vàng

và quyền chọn ngoại tệ: 21

1.1.6. Thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh

trong thời gian vừa qua: 22

1.1.7. Những dự đoán khả quan về triển vọng phát triển

thị trường chứng khoán trong những năm tới: 22

1.2. Khó khăn: 23

1.2.1 Vẫn chưa có hệ thống pháp luật nào điều chỉnh

và qui định cụ thể hoạt động này: 23

1.2.2. Chính sách thuế chưa khuyến khích nhà đầu tư: 23

1.2.3. Sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư. 23

1.2.4. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán thật sự chưa nhiều

và kém chất lượng. 23

1.2.5. Giá giao dịch cổ phiếu vẫn còn nằm trong biên độ kiểm soát: 24

2. Những đề xuất để có thể áp dụng quyền chọn trong thời gian tới: 24

2.1. Nhà nước nên sớm nghiên cứu và áp dụng quyền chọn cổ phiếu

trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 24

2.2. Nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của nhà nước đối với thị trường. 24

2.3. Tăng cung ứng cho thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại: 24

2.4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường. 25

2.5. Nâng cao tính hiệu quả, chính xác và minh bạch trong việc

cung cấp thông tin. 25

2.6. Hoàn thi ện quy trình và nâng cao trang bị kỹ thuật giao dịch. 25

2.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến lợi ích của

các công cụ phái sinh và khuyến khích hướng dẫn các doanh nghiệp,

các nhà đầu tư sử dụng hiệu quả. 25

2.8. Hoàn thi ện cơ sở hạ tầng đê chuẩn bị cho giao dịch phái sinh. 26

KẾT LUẬN

pdf29 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất áp dụng quyền chọn cổ phiếu trong thời gian tới trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ đồng. Nguyên nhân là một số ý kiến cho rằng giá cổ phiếu đã vượt qua giá trị thực của nó. Để bảo vệ nhà đầu tư, Ủy ban chứng khoán đã đưa ra một số biện pháp như tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán…Và chúng đã thực sự có hiệu quả. Sau đó, thị trường chứng khoán có chút khởi sắc nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn rất chậm. Năm 2004, Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên VF1 được thành lập và niêm yết trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán hiện vẫn còn quá nhỏ, giá và chỉ số luôn biến động, các công ty cổ phần niêm yết đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vẫn chưa có sức hút mạnh nhà đầu tư. 2.3. Năm 2006: Thị trường chứng khoán quả thật là một thị trường đầy biến động và thay đổi không ngừng. Những tháng đầu năm 2006, thị trường đã tăng trưởng trở lại. Ở phiên giao dịch đầu năm, ngày 3/1/2006, VN-Index đạt 305,28 điểm và đã liên tục tăng đến 623,69 điểm ở phiên giao dịch thứ 1276. Đỉnh điểm đợt sốt thứ hai còn cao hơn đợt một với nhiều chuyển biến tích cực của thị trường. Tổng số chứng khoán trong phiên này được khớp lệnh là 37,767 triệu cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch là 314,238 tỷ đồng. Tiếp tục điệp khúc thăng trầm, VN-Index sau đó cũng nhanh chóng hạ nhiệt và chỉ còn 399 điểm ngày 1/8/2006, do nhiều nhà đầu tư không chịu nổi sự suy giảm đã bán ra ồ ạt làm VN-index sụt giảm 37% so với ngày 25/4 làm chao đảo nhà đầu tư khi tăng trở lại hơn 573,79 điểm ở phiên giao dịch ngày 17/11. Như vậy, tính từ ngày 30/12/2005, VN-Index tăng 66% và từ mức vốn hóa thị trường 144 triệu USD, gồm 26 công ty niêm yết cách đây hai năm đã tăng 21,5 lần lên 3,1 tỷ USD với 49 công ty niêm yết. Đây quả là một bước tiến lớn. Giải thích nguyên nhân khởi sắc 4 tháng đầu 2006, ta có thể thấy các yếu tố vĩ mô tích cực (chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá), kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết khả quan và nhất là sự mất cân đối cung cầu trên thị trường - số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng không đủ nhanh so với sức cầu phát triển ồ ạt của nhà đầu tư khi thấy khả năng chiếm lợi nhanh trên thị trường này đã làm thị trường tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm sức cầu giảm rõ rệt do Ủy ban chứng khoán tăng cung, trong đó có 1 số mã có khối lượng giao dịch rất lớn như VSH, STB và thông tin về biến động một số ngành nghề trước thềm WTO. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng giá chứng khoán tăng nóng, vượt quá giá trị thực của doanh nghiệp. Nhưng sau đó, với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC 14 cùng những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô, sự tăng cường vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã giúp thị trường phục hồi trở lại. 2.4. Năm 2007: Thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 đã có những biến động lớn với 3 con sóng dài tạo ra 3 mức đáy của VN-Index sau khi chỉ số này đạt đỉnh 1170,67 điểm vào tháng 3/2007. Một điều đáng ghi nhận là diễn biến của VN-Index luôn gắn liền với những đợt IPO của các “đại gia”. Cụ thể: Những tháng đầu 2007, thị trường có sự tăng tốc đầy bất ngờ. Hãng tin News Network đánh giá “thị trường chứng khoán Việt Nam đã có màn trình diễn tuyệt vời và Việt Nam là ngôi sao mới nổi trên thị trường chứng khoán thế giới”. VN-Index năm 2006 tăng 145% và chưa đầy 2 tháng của năm 2007, chỉ số này tăng thêm 44%. Làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút mạnh nhiều đối tượng đầu tư, chuyên nghiệp và cả nghiệp dư. Theo tạp chí Financial Times, đây thực sự là 1 cơn sốt chứng khoán, đã có 1 tầng lớp trung lưu mới nổi của Việt Nam lao vào cơn say chứng khoán, từ các doanh nhân có kinh nghiệm thương trường đến các công chức nhà nước, sinh viên, các bà nội trợ cũng rủ nhau chơi chứng khoán với “giấc mơ thu được lợi nhuận trời cho”. Trước tình hình này, đã có 1 số cảnh báo về việc các quỹ đầu cơ nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam, làm thị trường nóng lên bất thường và có dấu hiệu bong bóng, nguy hiểm hơn, quả bóng này có thể xì hơi - ảnh hưởng rất xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ và cả nền kinh tế-xã hội Việt Nam.Chính điều đó đã dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư nhỏ, làm VN-Index rơi vào giai đọan suy giảm lần 1 của năm kéo dài trong tháng 3 và 4/2007. Không lâu sau, khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, thị trường phục hồi trở lại với sự tăng giá mạnh của các cổ phiếu Blue-chips do các nhà đầu tư nước ngoài tích cực mua vào và sự kiện IPO của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam-Bảo Việt. Tuy nhiên từ tháng 5, thị trường chứng khoán lại bước vào đợt suy thoái dài hạn, VN-Index sụt giảm mạnh xuống 884 điểm vào ngày 23/8. Nguyên nhân trước nhất là do Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị 03/2007/CT-NHNN, giới hạn tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán của các tổ chức tín dụng, các báo cáo không khả quan, dự đoán thị trường sẽ giảm xuống mức 900 điểm của các định chế tài chính lớn (HSBC, Merrill Lynch). Làm cho nhà đầu tư trong nước hoang mang và đẩy mạnh bán cổ phiếu. Thời điểm này, giá trị giao dịch cũng giảm mạnh, bình quân khoảng 450-500tỷ đồng/phiên, chỉ bằng 1/3 giá trị giao dịch bình quân thời điểm thị trường tăng nóng. Thị trường chứng khoán phục hồi trở lại giai đoạn cuối tháng 9 và 10, giá trị giao dịch bình quân hai sàn tăng mạnh, đạt 1600 tỷ đồng/phiên. Nguyên nhân có thể thấy là do sự phục hồi thị trường chứng khoán toàn cầu và sự kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài trước những đợt IPO lớn sắp tới. VN-Index nhanh chóng vượt các mức cản 900, 1000, 1100 điểm và đạt đỉnh 1107 điểm 4/10/2007. Tuy nhiên, sau giai đọan phục hồi trong tháng 10, thị trường lại bắt đầu điều chỉnh và suy giảm. Tháng 12/2007, khi các thông tin về đợt IPO Vietcombank được công bố, VN-Index đã giảm xuống mức 950 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của 2007, Việt Nam-Index đạt 927,02 điểm. Nhìn chung, năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam, điều này thể hiện ở quy mô tăng mạnh của thị trường. Năm 2006, mức vốn hóa thị trường chỉ chiếm khoảng 22,7% GDP thì năm 2007, tỷ lệ này là 43%. Khối lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường tập trung đạt khoảng 3591 triệu chứng khoán, tăng 2,7 lần với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 355848 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với cả năm 2006. Năm 2007 cũng là năm đánh dấu sự ra đời và có hiệu lực của Luật chứng khoán và cũng là năm thực thi chuyển Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM thành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.5. Đầu năm 2008: Quý I/2008, không khí ảm đạm vẫn bao trùm thị trường chứng khoán, giá chứng khoán giảm trung bình 60% so với đỉnh cao hồi tháng 3/2007. Tiếp tục đà giảm giá từ cuối 2007, VN-index giai đoạn này liên tục tuột dốc không phanh. Các đáy 800 rồi 700 điểm lần lượt bị phá cũng nhanh như khi nó tăng trưởng nóng. Lượng đặt bán ngày càng tăng mạnh trong khi lượng đặt mua ngày càng giảm. Theo ước tính, thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam đã mất khoảng 16 tỷ USD giá trị thị trường kể từ đầu năm. Trước tình hình đó, cùng với các kiến nghị của chuyên gia, “kêu cứu” của nhà đầu tư, ngày 5/3, trong phiên họp đưa ra nhóm 19 giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, Chính phủ có văn bản yêu cầu Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC) có biện pháp can thiệp thị trường, bằng cách mở nhiều tài khoản cùng lúc để mua vào số lượng lớn chứng khoán làm thay đổi cung cầu, cứu vãn tình hình. Nhưng trong khi mà hiệu quả của biện pháp này chưa thể hiện rõ, thị trường chỉ tăng được một vài phiên thì nhìn chung VN-index vẫn tiếp tục suy giảm. Để giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ, Ủy ban chứng khoán đã thu hẹp biên độ giao dịch chỉ còn 1% trên sàn HOSE và 2% trên sàn HASTC (trước đó là 5% và 10%), sau 1 thời gian, biên độ lại được tăng lên 2% và 3%.. Tuy Chính phủ và các ban ngành liên quan đã cố gắng sử dụng các biện pháp hành chính lẫn thị trường để thay đổi tình hình nhưng chỉ số thị trường vẫn giảm sâu, các đáy 600, 500 và thậm chí 400 cũng nhanh chóng bị phá. Ngày 25/3, khi các mã chứng khoán đồng loạt giảm xuống mức sàn làm VN-Index giảm 24,43 điểm, còn 496,64 điểm đáy 500 chính thức bị phá. Cho đến 16/5/2008, VN-Index còn 460 điểm, như vậy, chỉ số này đã giảm 50,4% so với cuối 2007 và giảm 60,7% so với đỉnh cao 3/2007, nhiều mã chứng khoán đã xuống dưới giá trị thực. Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/6, Việt Nam-Index chính thức phá ngưỡng 400, đóng cửa ở mức 395,66 điểm, số mã chứng khoán giảm dưới mệnh giá tiếp tục tăng thêm). Ngay cả những nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn như STB, SSI, FPT vẫn chưa thoát ra khỏi chuỗi ngày giảm giá. Đến nay, hầu hết các cổ phiếu Blue-chips đã giảm khoảng 50-75% so với hồi tháng 3/2007. Giải thích cho sự đi xuống trước cơn lốc bán tháo cổ phiếu dường như không có điểm dừng này, có thể thấy các nguyên nhân : Trước tiên là sự tụt dốc chung của thị trường chứng khoán các nước. Rồi tình hình lạm phát tăng cao, cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại và giá vàng tăng nóng đã thu hút vào các kênh đầu tư này một lượng tiền không nhỏ. Cùng với các biện pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát là chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước đã gây khó khăn rất nhiều cho nhà đầu tư. Chỉ thị 03 rồi quyết định 03 liên tiếp ra đời, hạn chế nguồn vốn đổ vào thị trường, vì đa số các nhà đầu tư sử dụng tiền vay ngân hàng để đầu tư chứng khoán, hơn nữa các khoản vay đó nay đã đến thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư buộc phải bán chứng khoán với bất kì giá nào để có tiền trả nợ, nếu không trả được, các ngân hàng sẽ giải chấp lượng cổ phiếu đó. Các yếu tố có tác động dây chuyền này càng làm mất cân đối cung cầu càng nghiêm trọng hơn. Riêng với các nhà đầu tư trong nước vẫn còn tiền, dù biết đây là thời điểm rất tốt để đầu tư nhưng vẫn không dám mạnh dạn mua vào vì sợ thị trường sẽ vẫn tiếp tục xuống và cũng mong chờ thị trường tiếp tục xuống để có thể mua chứng khoán rẻ hơn nữa. Một nguyên nhân khác hết sức đặc trưng của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không kém phần quan trọng chính là tâm lý “bầy đàn” của nhà đầu tư, mặc dù đang sở phiếu các cổ phiếu tốt của các công ty đang kinh doanh hiệu quả, nhưng vì muốn hiện thực hóa lợi nhuận, chạy theo trào lưu nên họ cũng sẵn sàng bán. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng cơ hội này để thu gom rất nhiều chứng khoán tốt. tình hình này cũng khiến các doanh nghiệp đã IPO cũng dời ngày niêm yết, chưa dám lên sàn. Tất cả những nguyên nhân trên như đang đẩy thị trường chứng khoán xuống sâu hơn dù giá cổ phiếu đã giảm ở mức không ngờ trong thời gian qua. Trong giai đoạn này, cũng có một sự kiện đáng ghi nhận: ngày 27/5, hệ thống công nghệ thông tin sàn HOSE bị sự cố và các giao dịch đã bị gián đoạn, một số công ty chứng khoán đã không thể nhập lệnh của nhà đầu tư vào hệ thống giao dịch của sở. Sự cố này làm sàn HOSE phải tạm ngừng giao dịch trong 3 ngày. Sự tạm ngưng làm le lói tia hy vọng VN-Index sẽ đảo chiều khi sở giao dịch trở lại nhưng thực tế càng làm các nhà đầu tư thất vọng hơn. 3. Phân tích và đánh gía rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Qua những phân tích trên thì ta thấy trong thời gian qua thị trường chứng khoán đã trải qua giai đoạn biến động rất mạnh. Và điều đó có thể hiểu là rủi ro cho nhà đầu tư trong thời gian qua là rất lớn, họ đã trải qua thời kỳ thua lỗ. Tuy nhiên thì thị trường vẫn đang ngày càng đi xuống. Điều này càng làm cho nhà đầu tư hoang mang và bán tháo cổ phiếu vì sợ sẽ tiếp tục thua lỗ sẽ làm cho thị trường có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng. Để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bất kì nhà đầu tư nào cũng phải xem xét hai thành phần quan trọng của một chứng khoán đó là rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Tất cả quyết định đầu tư đều phải được cân nhắc dưới 2 góc độ đó. Tất nhiên tỷ suất sinh lợi 1 tài sản có mối tương quan xác định với rủi ro. Tỷ suất sinh lợi càng cao, rủi ro cũng sẽ cao và ngược lại. Do đó, để dung hòa mâu thuẫn thống nhất giữa lợi ích và rủi ro, nhà đầu tư phải nhận diện được rủi ro và có biện pháp hạn chế, khắc phục đến mức ảnh hưởng nhỏ nhất của rủi ro. Sau đây là những đánh giá những rủi ro cơ bản trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau 8 năm hoạt động: 3.1.Rủi ro hệ thống: Là những rủi ro có liên quan đến tòan bộ sự vận động của thị trường. Nó biểu hiện thành những thay đổi chỉnh thể của một lĩnh vực, một thị trường tài chính hay một ngành do có sự thay đổi các nhân tố vĩ mô. Đây là lọai rủi ro có ý nghĩa quan trọng vì nhà đầu tư không thể tránh được dù đã nắm giữ 1 danh mục đầu tư tối ưu. Bao gồm: 3.1.1. Rủi ro thị trường: (loại rủi ro phổ biến và thường thấy nhất) Là những biến động giá cả do mất cân bằng cung-cầu, làm nhà đầu tư có thể không thu được lợi nhuận như dự tính. Điều này đã xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam, không chỉ trong giai đọan đầu. Cụ thể: khi mới thành lập, hàng hóa trên thị trường khan hiếm, cung không đáp ứng đủ cầu, giá chứng khóan tăng mạnh, gây nên đợt sốt giá đầu tiên năm 2001 và lần 2 năm 2006. Tuy nhiên, sau đó, cầu lại liên tục giảm, giá chứng khoán rớt, nhà đầu tư vội vàng bán tháo, càng làm giá rớt nhiều hơn. Việc cung – cầu luôn trong tình trạng mất cân đối làm nhà đầu tư thua lỗ nặng và dần mất niềm tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 3.1.2. Rủi ro lãi suất: Lãi suất thị trường càng cao thì chi phí cơ hội cho việc đầu tư chứng khoán càng tăng và ngược lại. Tức là, giá chứng khoán và lãi suất vận động ngược chiều nhau. Kì hạn chứng khoán càng lâu, rủi ro càng lớn. Đã hơn 1 lần, nhà đầu tư chứng khóan Việt Nam phải đối mặt với lọai rủi ro này. Đầu năm 2003, khi thị trường chứng khoán vẫn đang ảm đạm thì một loạt các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động vốn làm cho họat động trên thị trường chứng khoán càng khó khăn hơn. Quý II/2003, lãi suất huy động VNĐ của các ngân hàng là 0,7-0,73%/tháng, đã đưa lãi suất huy động VNĐ lên rất cao so với thị trường tài chính quốc tế. Điều này cũng lặp lại đầu 2008, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang tuột dốc không phanh, dưới chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại lại bắt đầu một cuộc chạy đua lãi suất vô cùng quyết liệt buộc Ngân hàng Nhà Nước phải ra tay, và đến nay, lãi suất cơ bản đã nâng lên 14%/năm đẩy lãi suất huy động bình quân trên thị trường lên đến 17-18%. Lãi suất tăng cao làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, họ sẽ quay trở lại với hình thức đầu tư quen thuộc là gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. 3.1.3. Rủi ro sức mua: Khi đầu tư, điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất chính là tỷ suất sinh lợi. Tuy nhiên, đó chỉ là tỷ suất danh nghĩa vì họ không thể tính được chỉ số lạm phát. Trong tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay (2007: 12.63% và dự kiến 2008 là 22%), thì việc đầu tư chứng khoán (không phải đầu cơ) không còn là sự lựa chọn tối ưu nữa. Thực tế đã có sự dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác, hấp dẫn hơn như vàng và ngọai tệ. 3.1.4. Rủi ro tỷ giá: Lọai rủi ro này chỉ xảy ra đối với nhà đầu tư nước ngoài do nó chịu tác động của chính sách tiền tệ - tài chính - ngoại thương của các nước và mức cân bằng cung cầu trên thị trường quốc tế. Do không dự đoán được sự biến động tỷ giá khi nhà đầu tư đem lợi ích thu được chuyển thành ngọai tệ, có thể khác biệt, chênh lệch rất lớn so với giá trị ban đầu. Theo luật pháp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia thị trường chứng khoán không được đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ mà phải quy đổi ra VNĐ trước khi đầu tư. Hiện nay, khi thị trường có những diễn biến bất thường về tỷ giá USD/VNĐ thì loại rủi ro này càng ảnh hưởng nhiều hơn đến họ. Ảnh hưởng đến cung - cầu chung của thị trường. 3.1.5. Rủi ro do chính sách chưa hòan thiện: Luật chứng khoán cùng các văn bản hướng dẫn cụ thể đã và đang có hiệu lực nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ và có nhiều bất cập. Các văn bản còn thiếu đồng bộ, thể hiện nhiều bất cập và do vậy chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu ổn định, rõ ràng và minh bạch đã gây hoang mang, khó khăn cho nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định dài hạn. Giai đoạn cuối 2006, một số tin đồn về việc Ngân hàng Nhà Nước dự kiến hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã khiến giao dịch trên thị trường kém sôi động, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã thận trọng hơn. Gần đây, khi thị trường đang khó khăn, co một số ý kiến đề nghị tăng ROOM cho nhà đầu tư nước ngoài để cải thiện thị trường nhưng tất cả vẫn chỉ là thông tin không chính thức. Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị 03, khống chế mức trần cho vay đầu tư chứng khoán trên tổng dư cho vay của các ngân hàng thương mại là 3%, hạn chót thực hiện hoàn thành mục tiêu này là 12/2007 trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang tăng nóng, hầu hết các ngân hàng đều vượt mức cho phép này. Chỉ thị này không sai khi nhằm đảm bảo an toàn cho thị trường cũng như hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đưa ra chỉ thị vào thời điểm không thích hợp đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn tiền của nhà đầu tư, hoạt động của các ngân hàng và công ty chứng khoán, tạo nên sự suy giảm của thị trường giai đoạn 5-8/2007. Việc Ngân hàng Nhà Nước ra chính sách một cách bất ngờ cho thấy tính khó dự báo của chính sách và tác động mạnh mẽ của yếu tố chính sách đến hoạt động của thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát, quản lý thị trường cũng họat động chưa thật sự hiệu quả tuy đã có nhiều văn bản, thông tư hướng dẫn thi hành. Vì chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ, đang nằm trong quá trình hoàn thiện, nên các quy định hiện hành còn nhiều kẻ hở mà nhà đầu tư có thể tận dụng để lách “luật” một cách dễ dàng: các nhà đầu tư có thể cùng lúc mở nhiều tài khoản giao dịch để thâu tóm cổ phiếu, nhân viên các công ty chứng khoán sử dụng tài sản khách hàng để tự doanh…Nhà nước hiện cũng không giám sát được hoạt động của thị trường tự do - nơi mua bán đa số cổ phiếu không được kiểm định, nơi không có biên độ giá, nơi mà đa số nhà môi giới chỉ là “cò” chứng khoán, họ hoạt động tự do, không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề cũng như không chịu trách nhiệm gì về hoạt động của mình. 3.2.Rủi ro phi hệ thống: Là rủi ro do sự phát sinh, xuất hiện một sự kiện đặc biệt nào đó, làm ảnh hưởng tới một hạng mục đầu tư nào đó. Nó chỉ liên quan đên một lọai chứng khoán xác định nào đó chứ không ảnh hưởng đến cả thị trường. 3.2.1. Rủi ro do tâm lý và trình độ nhà đầu tư : Tâm lý là một yếu tố rất nhạy cảm. Việc nghiên cứu, đánh giá giá trị chứng khóan đòi hỏi kiến thức nhất định. Thực tế, trong tổng số hơn 300000 tài khoản hiện nay, có rất ít chủ tài khoản là người có hiểu biết và kiến thức sâu sắc về thị trường chứng khoán. Do đó, ảnh hưởng tâm lý “bầy đàn” lên sự biến động VN- Index là rất lớn. Với đa số họ, đầu tư chứng khoán đơn giản chỉ là ”mua giá thấp- bán giá cao”, hay hành động rập khuôn theo động thái của nhà đầu tư nước ngoài và bị tác động mạnh bởi các báo cáo đôi khi vì mục đích thiếu trong sáng của các tổ chức tài chính quốc tế dễ dẫn đến định hướng sai lệch thị trường, bị nhà đầu tư nước ngoài làm giá. 3.2.2. Rủi ro phá sản: Đây là loại rủi ro đặc trưng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các công ty mới thành lập. Khi công ty hoạt động không hiệu quả, vận hành không tốt hay nợ nần chồng chất…có thể dẫn đến phá sản. Khi đó, giá chứng khoán của công ty giảm nhanh chóng, thậm chí, nhà đầu tư có thể mất tòan bộ vốn của mình. 3.2.3. Rủi ro bội ước: Đây là loại rủi ro nhà đầu tư phải gánh chịu khi đầu tư các loại chứng khoán có thu nhập cố định. Ban đầu, nhà phát hành đảm bảo chắc chắn cho nhà đầu tư một mức thu nhập nhất định trong tương lai. Nhưng khi chu chuyển tiền mặt của công ty không tốt hay xuất hiện khủng hoảng tài chính thì sự cam kết này là không thể thực hiện. Từ những gì trình bày ở trên, ta thấy rằng thị trên trường chứng khoán nhà đầu tư Việt Nam đang chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro biến động giá. Điều này ảnh hưởng to lớn đến lợi nhuận nhà đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp niêm yết cũng như sự ổn định toàn thị trường. Do đó, cần thiết phải xây dựng một thị trường đa dạng sản phẩm phái sinh để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư. Như vậy, ta thấy nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải chịu những rủi ro rất lớn kể cả rủi ro hệ thống lẫn rủi ro phi hệ thống. Những rủi ro này lúc nào cũng đe dọa hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư trên thị trường. Nhận thức được rủi ro đó nên nhà đầu tư rất cần có một công cụ để họ có thể tự hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu. 4. Nhu cầu của nhà đầu tư đối với quyền chọn cổ phiếu: Tuy chưa có 1 cuộc khảo sát chính thức trên quy mô lớn nào về nhu cầu của nhà đầu tư đối với loại chứng khoán phái sinh này, nhưng qua những cuộc tiếp xúc, tham dò nhỏ lẻ của nhóm, đa số nhà đầu tư thị trường chứng khoán dù đã từng biết đến công cụ này hay chưa đều khá hào hứng và cho rằng sẽ sẵn sàng sử dụng công cụ này để phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của mình. Nhất là trong thời điểm thị trường chứng khoán giảm sâu như hiện nay. 5. Ý nghĩa của việc áp dụng quyền chọn cổ phiếu trong thời điểm sắp tới: Quyền chọn cổ phiếu tuy hiện nay vẫn chưa được áp dụng và đang trong giai đoạn nghiên cứu để áp dụng nhưng khi áp dụng thì với sự cần thiết của nó việc áp dụng này sẽ có rất có ý nghĩa. 5.1. Tạo ra công cụ bảo vệ lợi nhuận và kiếm lời cho nhà đầu tư trên thị trường. Như chúng ta đã biết thì hiện nay trên thị trường chứng khoán hàng hóa được giao dịch tương đối ít, người Việt Nam vốn có tính thận trọng và số người sẵn sang bỏ ra số tiền lớn để đầu tư không nhiều vì trên thực tế thì thu nhập của người Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên quyền chọn với đặc tính của nó là nhà đầu tư không phải bỏ ra một số tiền lớn mà vẫn có thể đầu tư. Như vậy việc ứng dụng quyền chọn đem lại cho nhà đầu tư một cơ hội kinh doanh mới phù hợp với khả năng nhu cầu của người đầu tư Việt Nam. Do đó, nếu quyền chọn cổ phiếu được ứng dụng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút thêm được rất nhiều người đầu tư vào thị trường. Còn đối với người đầu tư cổ phiếu thì đây quả thật là một công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả nhất. Bằng việc sở hữu quyền chọn, nhà đầu tư có thể yên tâm mua bán cổ phiếu trong thời gian quyền chọn có hiệu lực. Hơn nữa việc kết hợp mua bán chứng khoán và các hợp đồng quyền chọn sẽ tạo ra những chiến lược tự bảo hiểm đồng vốn cho các nhà đầu tư – đối với chứng khoán riêng lẻ hay cả doanh mục đầu tư – chống lại xu hướng giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Đây là ưu điểm đặc trưng nổi trội của công cụ quyền chọn so với sản phẩm phái sinh khác. Đối với công ty chứng khoán thì đây là một phương thức hiệu quả cung cấp cho khách hàng và thu lợi nhuận thông qua việc thu phí giao dịch, tư vấn… 5.2.Góp phần thúc đẩy thị trường chứng khóan Việt Nam phát triển hơn nữa: Quyền chọn chỉ áp dụng hiệu quả khi thị trường chứng khóan đã phát triển đến một mức cao, có nhiều biến động khó lường và nhà đầu tư thật sự cần thiết. Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua được đánh giá là một thị trường tuy còn non trẻ nhưng rất sôi động và đầy những biến động rủi ro. Vì thế nếu quyền chọn được áp dụng sẽ đem lại một vị thế cao hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Với ý nghĩa công dụng của quyền chọn chứng khoán vừa là công cụ bảo vệ rủi ro hữu hiệu và đồng thời là một loại hàng hóa có thể mua bán trên thị trường chứng khoán nên việc ứng dụng giao dịch quyền chọn sẽ làm cho thị trường chứng khoán rất sôi động. + Với vai trò là một công cụ bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, quyền chọn sẽ tạo tâm lý an toàn hơn trong đầu tư cổ phiếu. Do đó sẽ thu hút được thêm nhiều người đầu tư còn e ngại về mức độ mạo hiểm, rủi ro nên mạnh dạn tham gia vào thị trường. + Với vai trò là một hàng hóa thì quyền chọn cổ phiếu mang đến khao khát kiếm lợi nhuận cho những nhà đầu cơ nên khi quyền chọn được áp dụng giao dịch sẽ có rất nhiều nhà đầu tư tham gia, đặc biệt là những nhà đầu tư có vốn tương đối thấp. Một khi nhiều người tham gia thị trường sẽ làm cho cầu hàng hóa chứng khóan tăng. Điều này sẽ làm thúc đẩy thị trường ngày càng phát triển và ngày càng sôi động. 5.3.Tác động gián tiếp đến các công ty niêm yết: Để quyền chọn cổ phiếu một công ty được niêm yết thì công ty đó phải đáp ứng được những điều kiện của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước như đề ra số lượng cổ phiếu đang lưu hành, đang được giao dịch trên thị trường, số cổ đông nắm giữ cổ phiếu, giá cổ phiếu…Hơn nữa, có thể nhìn vào xu hướng giao dịch quyền chọn trên thị trường mà nhận biết được và đánh giá được uy tín và tình hình của công ty trên thị trường. Vì nếu quyền chọn bán cố phiếu của một công ty đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan