MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 4
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp 5
4.2. Phương pháp thực địa 5
4.3. Phương pháp thống kê toán học 5
4.4. Phương pháp bản đồ 6
5. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI 6
B. PHẦN NỘI DUNG 7
PHẦN I – ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 7
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ 7
1.1. Toạ độ địa lí. 8
1.2. Vi trí tiếp giáp 8
1.3. Các đơn vị hành chính 8
1.4. Đánh giá vị trí địa lí 8
2. ĐỊA HÌNH 9
3. ĐẤT 10
4. KHÍ HẬU 12
5. THUỶ VĂN 13
5.1. Nước mặt 13
5.2. Nước ngầm 14
6. SINH VẬT 15
7. KHOÁNG SẢN 16
7.1. Kim loại 16
7.2. Phi kim loại 17
PHẦN II - ĐỊA LÍ DÂN CƯ – XÃ HỘI 19
1. LỊCH SỬ ĐỊNH CƯ QUA CÁC THỜI KỲ 19
2. DÂN SỐ VÀ ĐỘNG LỰC TĂNG DÂN SỐ 20
3. KẾT CẤU DÂN SỐ 21
4. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 22
5. VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ 23
6. CÁC KHÍA CẠNH VĂN HOÁ XÃ HỘI 26
6.1. Y tế 26
6.2. Văn hoá – giáo dục 27
6.3. Tôn giáo 28
6.4. Chất lượng cuộc sống của nhân dân 29
PHẦN III – ĐỊA LÍ KINH TẾ 32
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 32
2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 33
2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật – hạ tầng 33
2.2. Đường lối chính sách 34
2.3. Vốn đầu tư 34
2.4. Thị trường 35
3. CÁC NGÀNH KINH TẾ 35
3.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 35
3.1.1. Công nghiệp 35
3.1.2. Tiểu thủ công nghiệp 37
3.2. Nông – lâm – ngư nghiệp 38
3.2.1. Khái quát về nông nghiệp 38
3.2.2. Ngành trồng trọt: 38
3.2.3. Ngành chăn nuôi: 40
3.2.4. Lâm nghiệp 41
3.3. Thương mại và dịch vụ 41
3.4. Giao thông vận tải 43
3.5. Thông tin liên lạc 45
3.5.1. Mạng lưới bưu chính 45
3.5.2. Các dịch vụ bưu chính 46
3.5.3. Các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin 46
3.5.4. Một số bưu điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 46
3.6. Du lịch 46
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 47
4.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 48
4.2. Nông lâm ngư nghiêp 49
4.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch 50
4.4. Giao thông vận tải 51
4.5. Thông tin liên lạc 53
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột thế kỷ đã từng bước biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng Đồng Nai. Từ chỗ là rừng hoang nhưng nội trong thế kỷ XVII đã trỏ thành vựa lúa gạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ, vì vậy việc vận chuyển buôn bán ra các phủ ở xứ Đàng Trong đã diễn ra quy mô ngày một lớn đã đặt nền móng vững chắc cho công cuộc khai khẩn và phát triển kinh tế vùng đất Đông Nai – Gia Định ở các thời kỳ kế tiếp, nhất là sau năm 1698 với nhập cư có quy mô lớn của lưu dân Việt, dưới sự bảo trợ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Qua nhiều năm chia, lập.Năm 1832, tỉnh Biên Hòa gồm một phủ Phước Long và 4 huyện. Sau ngày 30 – 4 – 1975 địa bàn Đồng Nai thành lập.bao gồm ba tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh và Tân Phú. Sau nhiều lần thay đổi địa bàn của tỉnh không ngừng được mở rộng như ngày nay.
DÂN SỐ VÀ ĐỘNG LỰC TĂNG DÂN SỐ
Bản đồ II.1, Bản đồ dân số và nguồn lao động tỉnh Đồng Nai năm 2009
Nguồn:
Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra năm 2009 là 2.483.211 người, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước (chỉ sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An). Tỷ lệ tăng dân số bình quân của tỉnh trong thời kỳ 1999-2009 là 2,2%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng của khu vực Đông Nam Bộ (3,2%) nhưng lại cao hơn so với mặt bằng tăng chung của cả nước (1,2%).
Dân số thành thị là: 825.335 người chiếm 33% dân só toàn tỉnh và dân cư nông thôn là: 1.657.876 người (chiếm 66,8%). Như vậy so với năm 1999, dân số thành thị đã tăng từ 30,5% lên 33,2% (tăng 2,7%).
Các huyện, thị, thành phố Biên Hòa, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Khánh có mật độ dân số cao nhất tỉnh.
- Tỷ lệ sinh của tỉnh trong năm 2008 là: 15,24‰.
- Tỷ lệ chết của tỉnh trong năm 2008 là: 4,43‰.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm 2008 là: 10,81‰. năm 2009 là 10,52%.
Mật độ dân số của Đồng Nai là 421 người/km2 (năm 1999 là 339 người/km2), cao hơn mật độ chung của cả nước (cả nước 259 người/km2). Với kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 sẽ là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc điều chỉnh và thực hiện các chính sách kinh tế - xã xội giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020.
Nguyên nhân dẫn tới biến động dân số.
- Tốc độ gia tăng dân số khá lớn.
- Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và làn sóng di cư của nhiều người dân lao động nghèo các tỉnh phía Bắc vào Nam làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung.
- Đô thị hoá nhanh.
Tác động đến đời sống và sản xuất.
- Môi trường sống không đảm bảo.
- Cơ sở hạ tầng thiếu, phân bố không hợp lý.
Giải pháp
Quy hoạch lại dân cư-giảm tỉ lệ sinh cho phù hợp-vận động sinh đẻ có kế hoạch.
KẾT CẤU DÂN SỐ
Dân số phân theo giới:
Nam: 1.232.182 người (chiếm 49.6%); Nữ: 1.251.029 người. (chiếm 50,4%). điều này cho thấy tỷ lệ nữ luôn cao hơn nam và đang có xu hướng cân bằng.
Tỷ số giới tính của Đồng Nai năm 2009 là 98,5 nam/100 nữ.
Có sự chênh lệch nhau về tỷ số giới tính như vậy là do những vùng phát triển nhanh với các nghề đặc thù thu hút dân cư là nam hoặc nữ.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi:
- Từ 18 - 35tuổi : 44.000 người
- Trên 35 tuổi: 31.764 người.
- Số lượng dân số đang lao động là 1,633 triệu nguời.
Theo thành phần dân tộc:
Đồng Nai là tỉnh gồm nhiều thành phần dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra còn có 31 dân tộc khác như Hoa, Nùng,Xtiêng, Choro, Chăm, Mạ…
Toàn tỉnh Đồng Nai,dân tộc thiểu số với 31.128 hộ = 172.789 nhân khẩu, chiếm 8,5% dân số toàn tỉnh, trong đó có 4 dân tộc bản địa ( Chơ Ro, Châu Mạ, S’tiêng, Cơ Ho).
Đối với cộng đồng người Hoa, trên địa bàn tỉnh hiện có 17.287 hộ với 110.000 nhân khẩu.Trong cơ cấu các dân tộc thiểu (năm 2005) ngừơi Hoa chiếm khoảng 60%, Nùng 10%, chơro 9%, Tày 8%, còn lại là các dân tộc khác.
NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Hình II.2, Người lao động tìm cơ hội việc làm tại Sàn giao dịch việc làm Đồng Nai.
Nguồn: www.baodongnai.com.vn/Modules/Photo_Download
Dân số tỉnh Đồng nai năm 2009 có 2,4 triệu người (1,6 triệu người trong độ tuổi lao động). Trong khoảng hơn 1 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở địa phương, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng nhanh và đạt khoảng 50%. tập trung vào các ngành nghề như: kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng, vận tải, công nghệ thông tin, văn hóa nghệ thuật, y tế, nông nghiệp và chế biến, hóa chất, kinh doanh và quản lý, vệ sỹ - bảo vệ, lắp máy…
Theo thống kê, mỗi năm, tỉnh Đồng Nai giải quyết cho trên 80.000 lao động có việc làm mới, trong đó khoảng 60.000 lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp, góp phần giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm không những cho tỉnh mà còn cho nhiều địa phương khác.
Tính đến hết tháng 6/2010, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có 29 khu công nghiệp, 900 dự án nước ngoài, trên 10.000 dự án đầu tư trong nước đi vào hoạt động. Tổng số công nhân lao động trên địa bàn là 1.129.343 người, trong đó khu vực ngoài nhà nước là 761.555 người. Tổng số công nhân lao động khu vực ngoài nhà nước nơi có tổ chức công đoàn: 367.788 người.
VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ
Hình II.3, Trung tâm thành phố Biên Hoà – tỉnh Đồng Nai
Nguồn: thantainhadat.com/.../file/pic/gallery/1631.jpg
Không nằm ngoài xu thế phát triển chung của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh. Quá trình đô thị hóa này bắt nguồn từ việc phát triển nhanh của nền kinh tế quốc gia khi thị trường hóa và sự phát triển mạnh của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án kinh tế của Việt Nam. Sự tăng tốc của quá trình này ngày càng mạnh khi ngày càng nhiều người dân đỗ xô vào làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung tại Đồng Nai. Bằng chứng cho thấy là việc phát triển của các đô thị trong các huyện có khu công nghiệp tăng nhanh. Sự định hình của các dự án hình thành tạo cho Đồng Nai một vẻ mặt của một đô thị phát triển nhưng sự đô thị hóa kéo theo nhiều hệ lụy. Vấn đề môi trường, nhà ở, phúc lợi xã hội cũng tạo áp lực lên nền kinh tế địa phương. Đã có những cuộc điều tra về tốc độ đô thị hóa gắn liền với đời sống dân lao động.
Một nguyên nhân tạo đà cho sự tăng tốc của quá trình đô thị hoá là quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc hội nhập cho thấy rõ sự yếu kém về hạ tầng kinh tế và quản lý đô thị. Chính vì thế, Chính phủ thành lập nhiều dự án không chỉ mang tầm địa phương về cả mặt giao thông, thương mại và công nghiệp. Định hình nhanh quy hoạch phát triển dự án tại các tỉnh tron vùng kinh tế năng động khiến cho Đồng Nai có nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế đi đôi với quá trình đô thị hóa. Điển hình nhất là dự án thành lập thành phố mới Nhơn Trạch do vị trí của Nhơn Trạch giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển Long Thành, Trảng Bom trở thành những đô thị vệ tinh của hạt nhân kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, phát triển thị xã Long Khánh thành đô thị loại 3 đến năm 2015.
Bên cạnh đó, mục tiêu lâu dài và trông đợi nhiều của chính quyền tỉnh là con đường trở thành tỉnh công nghiệp và là thành phố trực thuộc trung ương.
Với nhiều giải pháp tổng hợp, thiết thực và đồng bộ, như: nâng cao nhận thức, ý chí vượt nghèo để vươn lên làm giàu của chính hộ nghèo, trách nhiệm tham gia của toàn xã hội cộng thêm các chính sách hỗ trợ vay vốn, bảo hiểm xã hội, miễn giảm học phí, khuyến nông, nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả... đến cuối năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 3,33% (tương đương 0,98% nếu tính theo chuẩn nghèo cũ), xóa được 6 xã đặc biệt khó khăn, giảm 13/17 xã nghèo, thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 20%.
Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt khoảng 3,2 triệu đồng/tháng; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,6 triệu đồng/tháng và trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,7 triệu đồng/tháng và mỗi năm thu nhập bình quân của người lao động đều tăng khoảng 6-8%. Cùng với việc đời sống được nâng lên, người lao động trong các khu công nghiệp còn được doanh nghiệp FDI quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách khác như: giải quyết nhà ở cho một số công nhân; hỗ trợ giá điện nước, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần, tăng cường xe đưa rước công nhân…
Hình II.4, Khu hành chính tỉnh Đồng Nai
Nguồn: namgialand.com/.../KhuHanhChinhDN.png
Đồng Nai đang từng ngày, từng giờ nỗ lực để giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đồng thời tìm nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, giải quyết một số vấn đề liên quan đến DS-KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe bà mẹ-trẻ em. Sau nhiều năm thực hiện, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) của tỉnh đạt nhiều bước tiến quan trọng: số con trung bình của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ giảm từ 4 con (1989) xuống còn khoảng 2,3 con (1999) và 2,1 con (2007); tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đến cuối năm 2008 là 1,14 %, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15%, chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ, tinh thần từng bước được cải thiện. Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đã có quy hoạch phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở và đã chủ động triển khai xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao (TTVHTT), Nhà văn hóa (NVH) dân tộc trên địa bàn, để góp phần đưa văn hóa về cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 80 TTVHTT xã, phường, thị trấn, 7 NVH dân tộc, trong đó 71% đơn vị hoạt động khá tốt. Nhiều TTVHTT đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi, học tập, sáng tạo văn hóa nghệ thuật và rèn luyện thể dục - thể thao của người dân, nhất là thanh thiếu niên.
CÁC KHÍA CẠNH VĂN HOÁ XÃ HỘI
Y tế
Ngành y tế đã và đang tổ chức triển khai các hoạt động để thực hiện dự án “Củng cố toàn diện mọi hoạt động y tế cơ sở và tăng cường đưa bác sĩ về xã công tác”, đồng thời xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới y tế thôn ấp.
Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 5 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và khu vực, 4 bệnh viện chuyên khoa, 7 trung tâm chuyên khoa, 11 trung tâm y tế thành phố, thị xã, huyện (trong đó 06 TTYT có giường bệnh), 13 phòng khám đa khoa khu vực, 171 Trạm y tế xã phường, 01 trạm y tế lâm trường. Ngoài ra còn có các bệnh viện trực thuộc trung ương và ngành (Quân đội, Công An) như: Bệnh viện tâm thần, Bệnh viện 7B, bệnh viện Công ty cao su , bệnh xá K24,…
Hình II.5, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai
Nguồn: xuanvy.eportal.vn/.../720/du%20an/DongNai2.jpg
Đến nay 100% trạm y tế xã - Phường có bác sĩ công tác, trong đó có 105 trạm y tế có bác sĩ công tác lâu dài ( tỉ lệ 61,4% ). Số còn lại được tăng cường bác sĩ từ các phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế và các BVĐK khu vực. Đã có 100% thôn ấp, khu phố (971 ấp và 23 phân trường ) có nhân viên y tế hoạt động.
Y TẾ
Năm 2009
Năm 2009 so vớiNăm 2008 (%)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên - %
1,14
- 0,02
Số lượt người khám bệnh – Lượt
4.934.000
91,15
Số bệnh nhân sốt rét - Người
434
93,00
Số trẻ tiêm đủ 6 loại vắc xin – Trẻ
52.742
109,66
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng - %
15,00
- 0,50
Tỷ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế - %
95,00
+10,00
Bảng II. Tình hình y tế tỉnh Đồng Nai năm 2009
Nguồn:
Văn hoá – giáo dục
Biểu đồ II.6, Biểu đồ thể hiện số học sinh phổ thông trong tỉnh Đồng Nai năm 2009
(Đơn vị HS)
Nguồn:
Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đồng Nai. Hơn lúc nào hết, ngành Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) phải không ngừng đổi mới với mục tiêu: nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Đồng Nai đã cơ bản xóa được tình trạng học ca ba; có 58% phòng học được lầu hóa. Nếu như năm 2005, toàn tỉnh chỉ có 32/171 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn bậc trung học (tỷ lệ 14,6%) thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 166/171 xã, phường, thị trấn (tỷ lệ 97%).
Đồng Nai đã có những bước phát triển đáng mừng về trường lớp, đội ngũ nhà giáo. Đây là những yếu tố quyết định đến việc chất lượng giáo dục được cải thiện, nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Minh Hoàng cho biết, toàn tỉnh có 821 trường học ở các bậc học .Theo Sở GD-ĐT, bình quân mỗi năm Đồng Nai có thêm 4 cơ sở trường ngoài công lập, nâng số học sinh ở hệ ngoài công lập lên cao. Cụ thể ở nhà trẻ là 45%, mẫu giáo: 50%, tiểu học: 1,5%, THCS: 3,5% và THPT: 35
Bên cạnh đó tỉnh không ngừng củng cố đội ngũ nhà giáo. Đội ngũ này không ngừng được lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đối với bậc học mầm non, toàn tỉnh có gần 5 ngàn giáo viên. Ở bậc học THCS, hiện có 7.311 giáo viên,. Bậc học THPT hiện có 3.237 giáo viên, trong đó có 500 giáo viên cơ hữu ngoài công lập.
Riêng với ngành giáo dục thường xuyên, hiện có 156 giáo viên. Đội ngũ giáo viên hệ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp với trên 250 người
Trong công tác đào tạo nghề Toàn tỉnh đã phát triển mới được 30 cơ sở dạy nghề, nâng tổng số cơ sở dạy nghề lên 93 đơn vị.
Cuối năm 2009, số giáo viên dạy nghề đạt chuẩn là 2.263 người, trong đó, số giáo viên có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 89%, còn lại là sau đại học.
Nhờ các giải pháp đúng hướng, hiện nay lao động qua đào tạo nghề trong tỉnh từng bước được nâng lên, đến nay đã đạt 40%, đứng thứ 3 trong cả nước (tỷ lệ bình quân cả nước là 26%).
Tôn giáo
Ngoài tín ngưỡng dân gian, Đồng Nai còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo. Trong đó, thờ cúng Ông Bà, đạo Phật và đạo Thiên Chúa có nhiều ảnh hưởng trong đời sống xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hóa và kiến trúc.
Đồng Nai là tỉnh có nhiều tôn giáo, bao gồm 24 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, có số lượng tín đồ đông nhất nước với hơn 1.339.426 tín đồ các tôn giáo, chiếm gần 60% số dân toàn tỉnh.
Hình II.7, Đồng Nai – Bế mạc Đại giới đàn Nguyên Thiều
Nguồn:
Chất lượng cuộc sống của nhân dân
Đời sống người dân và cơ sở hạ tầng vùng nghèo một số mặt được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân nâng lên đáng kể từ 174.000 đồng/người/tháng lên 356.000 đồng/người/tháng.
Nhằm tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, đầu tháng 12 – 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành chuẩn nghèo mới (Nghị quyết số 128/NQ-HĐND). Theo đó, chuẩn nghèo khu vực thành thị có thu nhập bình quân là 650.000 đồng/người/tháng trở xuống, nông thôn là 450.000 đồng/người/tháng. Với chuẩn nghèo mới, đầu năm 2009, toàn tỉnh có 42.871 hộ nghèo, chiếm 8,59% tổng số hộ dân. Mục tiêu cuối năm 2010 giảm 50% số hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,27%.
Hình II.8, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một tặng quà cho bà con nghèo ở phường Quang Vinh – Biên Hòa
Nguồn: www.baodongnai.com.vn/default.as...%3D56553
Với nhiều giải pháp tổng hợp, thiết thực và đồng bộ, như: nâng cao nhận thức, ý chí vượt nghèo để vươn lên làm giàu của chính hộ nghèo, trách nhiệm tham gia của toàn xã hội cộng thêm các chính sách hỗ trợ vay vốn, bảo hiểm xã hội, miễn giảm học phí, khuyến nông, nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả... đến cuối năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 3,33% (tương đương 0,98% nếu tính theo chuẩn nghèo cũ), xóa được 6 xã đặc biệt khó khăn, giảm 13/17 xã nghèo, thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 20%.
Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt khoảng 3,2 triệu đồng/tháng; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,6 triệu đồng/tháng và trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,7 triệu đồng/tháng và mỗi năm thu nhập bình quân của người lao động đều tăng khoảng 6-8%. Cùng với việc đời sống được nâng lên, người lao động trong các khu công nghiệp còn được doanh nghiệp FDI quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách khác như: giải quyết nhà ở cho một số công nhân; hỗ trợ giá điện nước, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần, tăng cường xe đưa rước công nhân…
Đồng Nai đang từng ngày, từng giờ nỗ lực để giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đồng thời tìm nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, giải quyết một số vấn đề liên quan đến DS-KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe bà mẹ-trẻ em. Sau nhiều năm thực hiện, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) của tỉnh đạt nhiều bước tiến quan trọng: số con trung bình của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ giảm từ 4 con (1989) xuống còn khoảng 2,3 con (1999) và 2,1 con (2007); tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đến cuối năm 2008 là 1,14 %, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15%, chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ, tinh thần từng bước được cải thiện. Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Hình II.9, Trung tâm thương mại – giải trí phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân
Nguồn:
Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đã có quy hoạch phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở và đã chủ động triển khai xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao (TTVHTT), Nhà văn hóa (NVH) dân tộc trên địa bàn, để góp phần đưa văn hóa về cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 80 TTVHTT xã, phường, thị trấn, 7 NVH dân tộc, trong đó 71% đơn vị hoạt động khá tốt. Nhiều TTVHTT đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi, học tập, sáng tạo văn hóa nghệ thuật và rèn luyện thể dục - thể thao của người dân, nhất là thanh thiếu niên.
PHẦN III – ĐỊA LÍ KINH TẾ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta. Vì vậy, không chỉ riêng Đồng Nai mà tất cả các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ đều có nền kinh tế phát triển khá mạnh. Riêng về Đồng Nai, là một tỉnh hội khá đầy đủ các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội nên nhìn chung Đồng Nai cũng có một nền kinh tế khá mạnh và vững vàng. Tỉnh có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đc biệt về đường giao thông và thông tin liên lạc, lại là nơi tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
Hình III.1, Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc DonaCoop đang nhận quà lưu niệm của đối tác
Nguồn: www. baokinhteht.com.vn/home/20090629...-dau.htm
Nhìn chung, nền kinh tế Đồng Nai đã đạt được những thành tựu đáng kể, chứng tỏ sự phát triển khá vững vàng của mình. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hơn 12800 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa kể hợp tác xã, hộ kinh tế gia đình và trang trại. Về cơ cấu nền kinh tế, có sự chuyển hướng rõ rệt, số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có chiều hướng gia tăng đáng kể. Hiện nay, số doanh nghiệp có vốn nhà nước gồm 56 doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp dân doanh đăng ký trên địa bàn tỉnh có trên 11550 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 86500 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hiện có trên 980 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 18,3 tỷ đồng, chiếm 66,4% tổng doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp trong tỉnh.
Giai đoạn 2006-2010, tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng bình quân là 13,2%/năm (cao hơn bình quân cả nước), trong đó ngành công nghiệp xây dựng tăng 14,4%, dịch vụ tăng 14,9%, ngành nông lâm nghiệp tăng 4,5%. Tổng sản phẩm GDP theo giá hiện hành đạt 61,933 tỷ đồng (2009).
Giá trị GDP
Năm 2008
Năm 2009
GDP theo giá hiện hành (Tỷ đồng):
54.075
61.933
+ Ngành công nghiệp và xây dựng
31.302
35.488
+ Ngành dịch vụ
17.033
20.314
+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
5.740
6.131
Bảng III.2, Tổng sản phẩm GDP của tỉnh Đồng Nai
Nguồn: www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/20091228.226/20091228.2
Đồng Nai luôn biết tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Tỉnh luôn tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng để năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Cơ sở vật chất kỹ thuật – hạ tầng
Đồng Nai có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về đường giao thông và thông tin liên lạc. Trong tương lai hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đông Nam Á, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore – Côn Minh (Trung quốc) có 50 km chạy qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc – Nam được cải tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, về hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng cũng rất phát triển như việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… phục vụ cho quá trình sản xuất.
Đường lối chính sách
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, ở tỉnh Đồng Nai quá trình đổi mới đã được hình thành và phát triển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ cấu kinh tế năng động, sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn có kế hoạch và đề ra phương hướng kịp thời để phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, chính quyền có nhiều chính sách khuyến khích phát triển và thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Như Nghị quyết VIII của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2006-2010) đề ra tốc độ tăng trưởng công nghiệp là từ 18% đến 20% năm. Dù gặp nhiều khó khăn, công nghiệp Đồng Nai vẫn đạt ở mức 18%, những mục tiêu được đề ra sẽ giúp cho kinh tế Đồng Nai ngày càng phát triển hơn.
Vốn đầu tư
Như đã trình bày Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, thêm vào đó là chính sách phát triển của chính quyền tỉnh nên Đồng Nai luôn nhận được nguồn vốn đầu tư từ trong nước cho đến nước ngoài, đây là nguồn vốn rất quan trọng giúp cho Đồng Nai phát triển.
Từ nhiều năm nay, Đồng Nai là địa phương nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong 5 năm qua (2006-2010), nguồn vốn FDI vào Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn phát triển nhanh.
Tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 1.000 dự án còn hiệu lực của các nhà đầu tư đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 18,29 tỷ USD. Các dự án FDI đã tạo việc làm cho khoảng 350.000 lao động.
Hiện tại, các doanh nghiệp có vốn FDI đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, chiếm 41% cơ cấu kinh tế, 60% giá trị sản lượng công nghiệp và 90% kim ngạch xuất khẩu. Thu hút vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn và công nghệ rất quan trọng cho phát triển, tạo điều kiện cho Đồng Nai tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách nhà nước.
Biểu đồ III.3, Biểu đồ biểu diễn vốn đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
Nguồn:www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/20091228.226/20091228
Thị trường
Với vị trí địa lí nằm trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cả nông nghiệp lẫn công nghiệp. Đông Nai có điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Các tỉnh vùng Tây Nguyên và cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Thị trường trong nước rất rộng lớn và giàu tiềm năng cho phát triển. Bên cạnh đó với định hướng sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu. Đồng Nai cũng đã tạo mọi điều kiện để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ra nước ngoài, thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Tận dụng để đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà.
CÁC NGÀNH KINH TẾ
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp
Thống kê 9 tháng đầu năm 2010, mặc dù tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn do giá cả nhiều loại vật tư, nhiên liệu tăng; tỷ giá đồng ngoại tệ USD biến động liên tục, lao động ở một số ngành may mặc, giày da, mây tre đan thiếu hụt... Tuy nhiên, do Đồng Nai có tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá cao, lại có nhiều chính sách cải cách kinh tế của nhà nước; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của tỉnh ngày càng được đầu tư, có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nên hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phục hồi trở lại; chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn tăng trưởng so với tháng trước và tăng cao so cùng kỳ năm 2009. Kết quả phát triển sản xuất công nghiệp của Đồng Nai năm 2009 đạt 85.052,00 tỷ đồng
Biểu đồ III.4, Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai phân theo khu vực kinh tế
Nguồn:
Cơ cấu công nghiệp theo khu vực kinh tế cũng có những chuyển biến nhất định. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục giữ ổn định tỷ trọng trong cơ cấu. Khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng tỷ trọng và là thành phần quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Đối với cơ cấu ngành, các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn (cơ khí, điện - điện tử) tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; cơ cấu ngành công nghiệp cơ khí chuyển dịch theo hướng tích cực.
Đồng Nai là một trong các tỉnh có nhiều khu công nghiệp trong cả nước, hiện nay tỉnh có hơn 32 khu công nghiệp đã được thủ tướng chính phủ