Tỉnh quảng Trị có đường bờ biển dài 67,8km với 2 cửa lạch quan trọng là cửa Việt và Cửa Tùng. Ngư trường đánh bắt rộng lớn các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, mực nang, cá thu, cá ngừ, hải sản, tảo Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm khoảng 13 - 18 nghìn tấn, song hiện tại mới chỉ khai thác đạt 10000 tấn (2005). Toàn tỉnh có diện tích mặt nước khoảng 140 nghìn ha, trong đó khoảng 400 ha nước lợ và một số đất nhiễm mặn có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, với vai trò là trung tâm của tỉnh - nơi dân cư tập trung đông đúc, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, giao thông thuận lợi có thể xây dựng tại Đông Hà những nhà máy chế biến thủy hải sản phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Địa lý kinh tế xã hội thị xã Đông Hà, Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa Lịch sử
---------------
Bài tập giữa kỳ
Môn : Địa lý
Mở đầu
Đông Hà là trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Trị - một tỉnh thuộc vùng bắc Trung bộ Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp tỉnh Savannakhet (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) và phía Đông giáp biển Đông.
Quảng Trị có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng - đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông; là nơi giao lưu giữa 2 miền Nam – Bắc của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía Tây bán đảo Đông Dương và các nước khác trong khu vực Đông Nam á, trên thế giới - qua Lao Bảo hành lang Quốc lộ 9 ra cảng Cửa Việt. Tuy nhiên, hiện nay Quảng Trị đang gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh nặng nề; xuất phát điểm quá thấp; cơ sở hạ tầng thiếu thốn không đủ điều kiện để khai thác và phát huy những tiềm năng sẵn có.
Hiện nay tỉnh Quảng Trị đang đề ra chiến lược phát triển Đông Hà thành trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của toàn tỉnh, tiến tới xây dựng Đông Hà trở thành một thành phố trực thuộc tỉnh, giúp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để khai thác và phát huy tiềm năng kinh tế.
Phần I: Nội Dung
1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Thị xã Đông Hà chính là tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị - nằm ở ngã ba Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9. Nằm cách 598km về phía nam của của thủ đô Hà Nội và 1.112km về phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí như cầu nối trung chuyển giao thông Bắc - Nam. Quảng Trị còn là tỉnh ven biển - Đông Hà trở thành điểm dừng của con đường vận chuyển hàng hóa sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi để có thể khai thác và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Như vậy, thị xã và toàn tỉnh Quảng Trị cần có những biện pháp xây dựng và cải tạo hệ thống cầu, cảng, đường bộ - nhà kho và cơ sở kĩ thuật hạ tầng để sẵn sàng là điểm dừng chân cho các chuyến hàng lưu thông giữa nước ta và các nước khác. Nguồn lợi thu được từ việc cho thuê bến bãi cầu cảng sẽ được sử dụng để tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong toàn tỉnh.
b. Điều kiện tự nhiên.
* Về khí hậu:
Đông Hà nằm gọn trong tỉnh Quảng Trị ,vì vậy khí hậu của Đông Hà hoàn toàn giống với khí hậu của tỉnh Quảng Trị. Nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu, nên khí hậu phía Bắc của mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió Tây – Nam: khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường. Vì vậy đời sống của nhân dân cũng như trong sản xuất gặp không ít khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có 2 lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nên bức xạ cao (cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Trọng lượng bức xạ cả năm dao động trong khoảng từ 70 -80 kcal/cm2/năm. Những tháng mùa hè gấp 2 - 3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở đây dao động từ 1700 à 1800 giờ. Số giờ nắng lớn nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ).
Nhiệt độ trung bình hàng năm giao động 20 - 250C, tháng 6 là cao nhất, còn tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng 34 à 350C, nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể từ 8 à 100C.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa khoảng 75 à 85% lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài thường là 9 -11 (khoảng 600mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2-7 (thấp nhất 40mm/táng). Tổng lượng mưa cả năm dao động từ 2000 - 2700mm, số ngày mưa từ 130 - 170 ngày.
Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85 à 90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%.
Như vậy đặc trưng thời tiết của Đông Hà là: gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) - hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua. Thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 390C. Độ ẩm tương đối thấp dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3 - 9 và gay gắt nhất tháng 4 - 5 đến tháng 8. Hàng năm có từ 40 - 60 ngày khô nóng. Ngoài ra còn phải chịu rất nhiều bão. Mùa bão diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9 và tháng 10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình - Trị - Thiên - 0,8 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Trị - Đông Hà. Có năm không có bão nhưng có năm liên tiếp 2 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kéo theo mưa to, dài (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỉ lệ do mưa bão và áp thấp gây ra chiếm 40 à 50% tổng lượng mưa trong các tháng 7 - 10. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300 - 400mm có khi là 1000mm.
Thời tiết khô và nóng khiến cho kinh tế của Đông Hà gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp. Như thế, đòi hỏi toàn tỉnh phải có một phương hướng phát triển kinh tế mới thay cho kinh tế nông nghiệp cổ truyền để bộ mặt của toàn thị xã Đông Hà cũng như toàn tỉnh Quảng Trị thay đổi.
* Địa hình:
Nằm trong tổng thể các dạng địa hình của tỉnh Quảng Trị, Đông Hà mang những đặc trưng địa hình của toàn tỉnh. Cụ thể: đồi núi và đồng bằng chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này diễn biến rõ trên đường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. ở Quảng Bình các đỉnh cao nhất đều nằm giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nước ta. Các sông lớn như Se băng luôn, Seepoon… đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tính phân bậc của địa hình từ đông sang tây thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông của đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bậc địa hình lại phân cách khá mạnh bởi mạng sông suối dày đặc với trắc diện dọc và ngang đều rối. Đồng bằng nhỏ và hẹp, phía đây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát dải địa hình đồng bằng cấu tạo bởi phù sa, ở giữa lại thấp và dễ dàng bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
* Đất: toàn tỉnh có đặc điểm rất đa dạng với việc hình thành 11 nhóm đất và 32 loại đất chính trong đó nhóm đất bazan khoảng trên 2000 ha tập trung ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Hương Hóa, Cam Lộ, có thể trồng cây công nghiệp dài ngày. Đất phù sa ven sông, đất cát pha thịt có thể trồng cây lương thực, đất đồi phù hợp với trồng rừng và cây lâu năm.
Thị xã Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị cũng có cùng những đặc điểm thổ nhưỡng song cũng mang những đặc trưng riêng. Hiện nay, vì mục đích phát triển kinh tế nên mục đích sử dụng đất của thị xã có nhiều thay đổi như chuyển đổi từ đất vùng nông nghiệp sang đất xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, đất ở, đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… Như thế sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - tăng cao thu nhập cho nhân dân.
*Tài nguyên rừng
Toàn tỉnh có 102,6 nghìn ha rừng (chiếm 21,8% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 81,2 nghìn ha với trữ lượng 8,1 triệu m3 gỗ chủ yếu tập trung ở vùng cao. Với vị trí là trung tâm hành chính, kinh tế, có thể phát triển xây dựng các nhà máy chế biến gỗ, thúc đẩy ngành chế biến lâm sản phát triển hạn chế xuất khẩu gỗ thô - thu lợi nhuận cao phục vụ phát triển kinh tế địa phương và góp phần hạn chế việc buôn lậu gỗ, gây thất thoát tài sản quốc gia. Đồng thời vị trí của Đông Hà ngày càng được nâng cao, xứng tầm là trung tâm của toàn tỉnh.
* Tài nguyên nước
Toàn tỉnh Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống sông chính: Thạch Hãn, Mỹ Chánh và sông Bến Hải với tổng diện tích lưu vực khoảng 3600km2. Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của dân và bổ sung một phần cho sản xuất.
Ngoài ra sông ở quảng Trị còn có đặc điểm ngắn và dốc. Điều đó giúp có thể xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ để cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần hòa mình vào mạng lưới điện 500KV của cả nước.Từ đó khắc phục được khó khăn, hạn chế, thúc đẩy kinh tế xã luôn phát triển. Xây dựng tỉnh lị Đông Hà thành bộ mặt quan trọng của toàn tỉnh và những cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu ủy ban hành chính… Toàn tỉnh phải phát triển mới kéo theo các thị xã, huyện khác phát triển theo.
* Tài nguyên biển và nuôi trồng thủy sản
Tỉnh quảng Trị có đường bờ biển dài 67,8km với 2 cửa lạch quan trọng là cửa Việt và Cửa Tùng. Ngư trường đánh bắt rộng lớn các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, mực nang, cá thu, cá ngừ, hải sản, tảo… Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm khoảng 13 - 18 nghìn tấn, song hiện tại mới chỉ khai thác đạt 10000 tấn (2005). Toàn tỉnh có diện tích mặt nước khoảng 140 nghìn ha, trong đó khoảng 400 ha nước lợ và một số đất nhiễm mặn có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, với vai trò là trung tâm của tỉnh - nơi dân cư tập trung đông đúc, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, giao thông thuận lợi có thể xây dựng tại Đông Hà những nhà máy chế biến thủy hải sản phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Từ đó hạn chế được những thiệt hại do thời tiết gây ra và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp một phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
* Khoáng sản
Than bùn có ở ven biển Hải Long, Gio Linh; titan dọc theo dải cát ven biển; Antimon ở Tân Lâm; vàng ở Sa Lung song trữ lượng không lớn; đá vôi ở Tân Lâm, Đầu Mộu; đá Granit ở Hương Hóa; đất sét ở Linh Sơn, Trung Sơn, Hải Thượng giúp phát triển sản xuất gạch ngói. Nước khoáng ở Tân Lâm Hương Hóa hiện đang được khai thác.
Mặc dù trữ lượng khoáng sản không lớn song lại đa dạng và phong phú, dễ khai thác. Khoáng sản có thể được sơ chế tại chỗ rồi vận chuyển tới nơi có điều kiện thuận lợi để tiến hành chế biến. Thị xã Đông Hà là nơi có thể tập trung để chế biến khoáng sản vì ở đây dân cư đông đúc, thị trường lớn, nguồn lao động dồi dào, nguồn nước, điện phục vụ sản xuất đầy đủ hơn. Tóm lại Đông Hà dù không có khoáng sản vẫn hoàn toàn có thể trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu khoáng sản trong cả nước.
* Môi trường
Trong thời kì chiến tranh 1975, hầu hết các khu vực bị hủy diệt vì bom đạn, đất bị xói mòn, lớp phủ thực vật bị tàn phá nặng nề. Đất lại bạc mầu và thoái hóa mạnh, ven biển và cửa sông bị nhiễm mặn, hay xảy ra các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, cát bay, cát lấp… do đó việc trồng rừng, bảo vệ rừng cần được quan tâm. Những nhân tố trên cùng với hậu quả của chiến tranh đã làm cho môi trường xuống cấp nặng nề:
- Môi trường đất và rừng bị xuống cấp nhiều, đất xói mòn, rừng bị phá.
- Nạn cát bay làm lấp đường giao thông, đồng ruộng, ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm môi trường đô thị do nước thải sinh hoạt, rác rưởi và tập quan sinh hoạt chưa có nguyên tắc.
Như vậy, xét trên tổng quan tỉnh Quảng Trị nói chung và thị xã Đông Hà nói riêng, điều kiện tự nhiên và môi trường đã tạo nên những rào cản để toàn tỉnh và thị xã có thể phát triển mạnh mẽ về kinh tế trên mọi mặt. Song với những chiến lược kinh tế trong thời đại mới được vạch ra với mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng và khắc phục, cải tạo những hạn chế khó khăn sẽ đem đến cho Đông Hà, Quảng Trị một sức sống, sự phát triển hoàn toàn mới.
2. Đặc điểm về nhân văn:
a. Dân số: Thị xã Đông Hà có diện tích 72,96km2 (2005). Dân số là 82046 người (2005). Mật độ dân số trên 1000 người/km2.
b. Dân tộc:
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay có các dân tộc đang sinh sống: người Việt (kinh) chiếm khoảng 90%. Người Việt có tiếng nói thiện chí Việt - Mường, ngữ hệ Nam á. Hiện nay, người Việt sinh sống hầu hết trên địa bàn tỉnh từ đồng bằng ven biển đến vùng trung du, đồi núi và vùng núi cao, từ thành thị đến nông thôn, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở nông thôn, đồng bằng và các thị trấn. Đặc biệt là thị xã Đông Hà với vị thế kinh tế và chính trị sẽ thu hút phần lớn những sức ép về dân số như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, thu nhập giảm sút, môi trường ô nhiễm…
Ngày nay, mối quan hệ giữa người Việt và người các dân tộc khác ngày càng khăng khít, củng cố khối đoàn kết giữa cộng đồng dân cư trong toàn tỉnh, đem lại sự bình ổn về chính trị, thúc đẩy kinh tế của toàn tỉnh phát triển. Vấn đề dân tộc luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu và tỉnh Quảng Trị cũng vậy.
Ngoài vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo cũng được chú trọng quang tâm hết mức:
- Về phật giáo: hơn 70% dân Quảng Trị theo đạo phật, có hơn 200 cơ sở phật giáo.
- Đạo thiên chúa: toàn tỉnh có 70 giáo xứ, phân bổ trên khắp các huyện. Toàn tỉnh có 900 gia đình theo đạo thiên chúa với trên 4900 giáo dân có 7 linh mục coi sóc toàn bộ các giáo xứ.
Đây là vấn đề rất nhạy cảm đòi hỏi tỉnh Quảng Trị phải có những chính sách mềm dẻo và khéo léo để tránh gây mâu thuẫn tôn giáo làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Với dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, tập trung đông đúc ở các thị xã lớn, đặc biệt là Đông Hà. Những thuận lợi đó giúp cho Đông Hà xây dựng các nhà máy xí nghiệp sử dụng lao động tại chỗ, chi phí thấp là cơ sở để nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. ở đây, cư dân vẫn lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và gặp phải nhiều thiên tai, khí hậu thất thường khiến cho mức sống và trình độ lao động của người lao động còn thấp. Còn thiếu lao động có tay nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để có thể phát triển kinh tế theo hướng nâng cao mức sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Cần phải có một chiến lược đào tạo nguồn lao động thật kĩ càng. Đông Hà cần phải đi đầu trong việc này để tạo nên một đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề phục vụ cho mục tiêu sắp tới của thị xã: xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân.
3. Lịch sử hình thành và phát triển.
- Đông Hà tồn tại cùng tỉnh Quảng Trị với quá trình Nam tiến của người Việt. Đồng thời cũng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Chưa một vùng đất nào trên dải đất Việt Nam lại phải hứng chịu nhiều bom đạn của kẻ thù như Quảng Trị. Nơi đây có những địa danh đã đi vào lịch sử như: sông Bến Hải (con sông bắt nguồn từ Trường Sơn chảy dọc theo vĩ tuyến 17 rồi đi ra biển ở cửa Tùng, là gianh giới phân chia hai miền Bắc - Nam theo quy định của hiệp định Giơnevơ 1954 - giới tuyến phi quân sự tạm thời); cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, nằm tại km 735 Quốc lộ 1 nơi vĩ tuyến 17 đi qua. Theo hiệp định Giơnevơ về Việt Nam – 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Điểm giữa cầu nằm trên ranh giới này. Năm 1972, cầu Hiền Lương bị bom của quân đội Hoa Kì phá hủy hoàn toàn.
Ngoài ra còn có di tích của những cuộc chiến tranh ác liệt giành giật lấy tong tấc đất cho tổ quốc của chiến sĩ ta như thành cổ Quảng Trị; Khe Sanh; đường 9 Nam Lào.
Mặc dù không có số liệu cụ thể về việc thị xã Đông Hà được thành lập ngày tháng năm nào, lịch sử phát triển ra sao nhưng có thể khẳng định Đông Hà mang chung số phận lịch sử với toàn tỉnh Quảng Trị với những địa danh kể trên. Việc xây dựng và phát triển thành phố Đông Hà tương lai sẽ là một bước thúc đẩy kinh tế chính trị xã hội toàn tỉnh phát triển. Đông Hà là nơi dừng chân của du khách đến với Quảng Trị để nhìn lại quá khứ đau thương mà hào hùng, là cầu nối quá khứ và hiện tại.
Tóm lại Đông Hà hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ dựa vào truyền thống vốn có của toàn tỉnh Quảng Trị: truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất, không lùi bước trước những gian nan thử thách và là trung tâm - con đường trung chuyển Bắc Nam.
4. Đặc điểm kinh tế:
a. Về nông - lâm - ngư nghiệp:
Toàn tỉnh Quảng Trị có trên 100 nghìn ha đất nông nghiệp trong đó có 4200 ha lúa, 20.000 ha đất đỏ Bazal và điều kiện khí hậu thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày. Hiện tại có 5000 ha cao su, 1100 ha cà phê 700 ha hồ tiêu và 300 ha cây ăn quả; 306 ngàn ha đất lâm nghiệp, trong đó 81,2 ngàn ha rừng tự nhiên với trữ lượng 8 triêu m3 gỗ; nhiều lâm sản quý và 31,6 ngàn ha rừng trồng. Nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng…
Đông Hà đóng vai trò quan trọng trong mắt xích của sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Là nơi tập trung và chế biến phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời hướng ra xuất khẩu thu ngoại tệ. Diện tích hẹp, mật độ dân số đông, mục đích sử dụng đất phải có nhiều thay đổi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nông nghiệp của Đông Hà có ít điều kiện thuận lợi phát triển song thị xã có thể đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tập trung phát triển công nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu tại chỗ.
b. Về công nghiệp.
- Với trữ lượng khoáng sản không lớn nhưng số lượng đa dạng và tập trung dễ khai thác như đá vôi, sét, đá Granit, sắt, titan, bôxít… phát triển công nghiệp mũi nhọn là sản xất vật liệu xây dựng. Các nhà máy xi măng 8.2 vạn tấn/năm. Dây chuyền gạch men tuynen 20 triệu viên/năm.
Đông Hà với những điều kiện như nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận lợi, vị trí địa lý trọng yếu hoàn toàn có thể đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, đẩy mạnh, phát triển kinh tế. Giống như Nhật Bản hoàn toàn không có khoáng sản nhưng công nghiệp chế biến khoáng sản vẫn hết sức phát triển nhờ nhập nguyên liệu thô từ các nước đang phát triển với giá hết sức rẻ mạt để chế biến. Để có thể phát triển công nghiệp theo hướng như vậy đòi hỏi phải có vốn và công nghệ - cũng là điều mà thị xã còn thiếu. Việc này đặt ra yêu cầu phải có những chính sách kế hoạch cụ thể để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển công nghiệp địa phương.
Như vây có thể thấy, xu hướng kinh tế của Đông Hà cần chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy hải sản, Đông Hà có thể tận dụng nguồn lợi vốn có của địa phương, thu nguồn lợi để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng, kéo theo những ngành nghề khác phát triển. Những ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, chế biến khoáng sản thì có thể tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ đồng thời giảm bớt hiện tượng “chảy máu” khoáng sản do xuất khẩu khoáng sản thô ra nước ngoài với giá rẻ. Từ đó, thu được các nguồn lợi khác nhau và tập trung cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
c. Về dịch vụ:
Đông Hà có một hệ thống giao thông thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong khu vực quốc tế.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1 đi qua trung tâm thị xã và các huyện phía tây nối với các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cảng Cửa Việt thành trục kinh tế trùng hợp đông - tây. Hành lang kinh tế đông - tây (East - West Economic Corridor EWEC) là một sáng kiến nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng lần thứ 8 tổ chức tại Manila (Philippin) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa 4 nước Lào, Myanma, Thái Lan, và Việt Nam. Hành lang kinh tế đông- tây được hình thành với mục đích:
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các địa phương của 4 nước dọc theo EWEC tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại đầu tư và phát triển kinh tế.
- Giảm chi phí vận tải tại các địa phương dọc theo EWEC, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đạt hiệu quả cao hơn.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo dọc các địa phương dọc theo EWEC.
Như thế, Đông Hà đã trở thành một mắt xích khôngg thể thiếu kết nối hành lang kinh tế đông - tây. Vị trí cuả Đông Hà như một điểm trung chuyển quan trọng, giữ vai trò thiết yếu cho việc thành công của dự án. Vì thế, Đông Hà cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật cũng như hệ thống cầu cảng, bến bãi để xứng đáng là điểm dừng chân cho những chuyến hàng giữa nước ta và các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy kinh tế phát triển. Có thể nói Đông Hà là nguồn kinh tế tiềm năng vô tận của con người cần được khai thác. Và nếu khai thác hiệu quả sẽ đem lại những nguồn lợi vô cùng lớn lao.
Quảng Trị là một địa danh lịch sử trong chiến tranh để lại nhiều di tích nổi tiếng như như cầu Hiền Lương - vĩ tuyến 17, địa đạo Vĩnh Mốc, nhà tù Lao Bảo; khu Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam; Thành cổ Quảng Trị, Hàng rào điện tử Mac namara, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… và nhiều cảnh quan du lịch như bãi tắm Cửa Tùng; rừng nguyên sinh Rú Linh, Lâm Viên, Khe Mây; nước khoáng nóng Đakrông rất hấp dẫn khách quốc tế tham quan. Đông Hà trở thành điểm tập trung dừng chân của các du khách quốc tế. Để được như thế cần phải xây dựng ở đây một hệ thống các nhà hàng - khách sạn đạt chuẩn quốc tế, cùng với những khu vui chơi giải trí.
Tuy ban đầu còn thiếu vốn đầu tư song nếu biết tận dụng những nguồn lực sẵn có đồng thời xây dựng được kết hoạch phát triển kinh tế rõ ràng với quy mô và chiến lược lớn thì nhất định Đông Hà sẽ thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, xây dựng một kết cấu hạ tầng hoàn toàn mới và hiện đại xứng tầm với các nước trên thế giới và trong khu vực. Dù còn nhiều hạn chế về vốn, về trình độ lao động và thậm chí cả những khó khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng nhất định Quảng Trị sẽ xây dựng Đông Hà trở thành một thành phố trung tâm - với vai trò là điểm nối quan trọng của kinh tế - của văn hóa - của du lịch.
5. Văn hóa:
Người Quảng Trị nói chung và Đông Hà nói riêng giầu truyền thống văn hóa. Trong chiến tranh họ đấu tranh bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ chịu lùi bước. Số bom mà người dân Quảng Trị phải hứng chịu nhiều hơn bất cứ một địa danh nào trên tổ quốc (trong kháng chiến chống Mỹ) nhưng họ vẫn bước ra khỏi cuộc chiến với toàn dân tộc trong tư thế của một người chiến thắng.
Sống ở dải đất miền Trung nơi gió Lào - Cát trắng, nơi mà thiên tai dịch họa luôn rình rập đổ xuống đầu nhưng người dân nơi ấy vẫn sống kiên cường, vẫn đối mặt với thử thách bất chấp những hiểm nguy cận kề. Hàng ngày, họ vẫn ra biển đánh cá mặc cho gió bão gào thét; vẫn phải trồng cây mặc cho bão cát, nước mặn, vì cái nghèo cứ đeo đẳng và bám riết lấy họ dù họ có dũng cảm can trường không ngại khó khăn thử thách đến đâu.
Vốn là những cư dân nông nghiệp và cư dân biển nhưng điều kiện tự nhiên lại không ưu ái những con người nơi đây. Họ vẫn trồng cây miệt mài với nỗi lo mất trắng sau mỗi mùa bão lũ; vẫn phải ra biển dầu vẫn biết bão, gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào bởi sau lưng họ vẫn còn có mẹ, có vợ, có đàn con thơ.
Nghị lực thoát nghèo và mong muốn thoát nghèo đã tôi rèn cho những con người nơi đây một ý chí học tập và vươn lên cực kì sắt đá. Việc học sẽ đem lại cho họ một cuộc sống mới với một kĩ năng lao động hoàn toàn mới, giúp họ làm chủ được thiên nhiên, sống chung với thiên nhiên khắc nghiệt. Từ đó họ có thể vươn lên thoát khỏi cái nghèo. Để làm được điều này cần phải có sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Đảng và Nhà nước ta.
Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống tự lực tự cường, bất khuất của những người dân nơi đây cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, khó khăn nào họ cũng sẽ vượt qua để xây dựng một cuộc sống tốt hơn, tươi đẹp hơn. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phần II. Kết luận
Với những điều kiện tự nhiên và khả năng phát triển kinh tế như vậy, thị xã Đông Hà hoàn toàn có thể trở thành một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Trị. Với những kế hoạch mang tầm chiến lược, Đông Hà chắc chắn sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Quảng Trị - một mắt xích không thể thiếu trên con đường hành lang kinh tế Đông - Tây với một vai trò như điểm trung chuyển hàng hóa trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
Cũng như Nhật Bản, Đông Hà - Quảng Trị không có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vùng nông nghiệp hay một số lĩnh vực khác song công nghiệp chế biến, dịch vụ và du lịch ở đây hứa hẹn nhiều thành công tốt đẹp.
Lời cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - giảng viên hướng dẫn đã giao bài tập này cho chúng tôi và tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành tốt nhất bài tập trong khả năng có thể, giúp chúng tôi hiểu thêm về mỗi vùng quê của tổ quốc. Từ đó càng yêu thêm đất nước con người Việt Nam.
Do hạn chế về kĩ năng cũng như nguồn tài liệu tham khảo, bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, bài viết đã nêu được những nét khái quát nhất về thị xã Đông Hà - Quảng Trị về những hướng phát triển tiếp theo của thị xã để khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa đất nước hòa mình vào sự phát triển chung của thế giới.
Phần III: Tài liệu tham khảo
1. Google.com.vn/quangtrịportal
2. Đảng bộ Quảng Trị - Nxb Chinh tri Quốc gia (năm 1995)
3. Bản đồ hành chính Việt Nam
Quốc lộ số 1A Quốc lộ số 9
Nhà thờ thị xã Đông Hà
Khu công nghiệp
Sân vận động
Bản đồ tỉnh quảng Trị
Thị xã Đông Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (4).doc