Đề tài Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Có một thực tế cần lưu ý đó là một số doanh nghiệp nhà nước lớn, đặc biệt

khi họ chiếm vị thế độc quyền hoặc thống trị có khuynh hướng tự cung cấp các dịch

vụ hoặc mua chúng càng nhiều càng tốt từ doanh nghiệp nhà nước khác, khiến cho

các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp không thể tồn tại được hoặc nếu các doanh

nghiệp này tồn tại thì cũng không tiếp nhận được các kỹ năng chuyên môn, chất

lượng cao do thiếu các điều kiện cạnh tranh, Và dường như các doanh nghiệp nhà

nươc không coi trọng việc mua các dịch vụ chuyện nghiệp từ bên ngoài, hoạc ngay

cả khi các doanh nghiệp này cân nhắc thì vẫn có xu hướng tự cung cấp các dịch vụ

này, Do dó, các doanh nghiệp nhà nước không tạo ra lượng cầu đáng kể đối với các

dịch vụ kinh doanh chuyên sâu, hàm lượng tri thức cao. Điều này sẽ không tạo ra

vấn đề nếu như những doanh nghiệp này sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cạnh tranh

với các doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước vẫn

nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của quy luật cạnh tranh. Do đó, để phát huy và giải

phóng tiềm năng tăng trưởng của khu vực tư nhân, khối các DNNVV cần phải giảm

hoặc xóa bỏ những ưu đãi khác nhau dành cho doanh nghiệp nhà nước

pdf163 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu này có thể đưa ra gợi ý đối với chương trình kích cầu về sử dụng các địch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các DNNVV ở tỉnh Thanh Hóa. Các chương trình can thiệp nên tập trung cung cấp các thông tin toàn diện, chính xác và đáng tin cậy, trên cơ sở của kênh thông tin cá nhân để chuyển tải thông tin cho các doanh nghiệp. 2.3.5.3. Lý do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Như đã phân tích ở phần trên, các nhà cung cấp dịch vụ cho các DNNVV là những doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức cơ quan chính phủ và các tổ chức xã hội, tài trợ. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trên thị trường dịch vụ ngày càng gay gắt. Kết quả nghiên cứu ở Hình 2.4 cho thấy cơ sở để các doanh nghiệp cung cấp cạnh tranh trên thị trường dịch vụ. Cơ sở quan trọng nhất để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ không phải là giá rẻ hoặc miễn cung cấp miễn phí mà chính là sự tin cậy của khách hàng về chất lượng và uy tín của việc cung cấp dịch vụ. Lý do các doanh nghiệp sử dụng nhà cung cấp dịch vụ có tỷ lệ cao nhất là uy tín trên thị trường, hoặc nhà cung cấp đã được biết trước do các quan hệ thân mật đáng tin cậy như bạn bè, họ hàng của khách hàng và do bạn bè giới thiệu thuyết phục sử dụng dịch vụ. Nhóm lý do thứ hai mới đến cách thức cung cấp dịch vụ kịp thời, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng làm cho khách hàng thấy yên tâm và hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ. Lý do thức ba mới nói đến giá cả của dịch vụ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới 56% doanh nghiệp trả lời lý do họ sử dụng dịch vụ là do một trong các lý do đã nêu, 53% doanh nghiệp cho rằng họ sử ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 dựng nhà cung cấp xuất phát từ hai lý do và 25% doanh nghiệp cho biết họ quyết định chọn nhà cung cấp xuất phát từ ba lý do. Như vậy cơ sở để các nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh là đồng thời hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao uy tín, đổi mới cách thức đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng làm cho khách hàng yên tâm tin tưởng khi sử dụng dịch vụ. 2.3.6. Đánh giá của doanh nghiệp sử dụng DVHTKD Khác với các hàng hoá thường dùng, dịch vụ là một loại hàng hoá đặc biệt - thông qua giá trị cảm nhận mà người sử dụng dịch vụ đánh giá về tầm quan trọng cũng như chất lượng của dịch vụ. Cảm nhận của người sử dụng dịch vụ được nghiên cứu thông qua phỏng vấn chủ doanh nghiệp đánh giá tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày và đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. 2.3.6.1. Đánh giá tầm quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp Ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của các loại hình dịch vụ đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp đã được khảo sát, số liệu và kết quả phân tích được thể hiện ở Hình 2.5 vả Bảng 2.15. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp đều có ý kiến đánh giá ở mức độ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình, các kiểm định giả thiết về giá trị trung bình cần được thực hiện để rút ra kết luận chính xác hơn cho toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Việc chọn lựa phương pháp kiểm định giả thiết về giá trị trung bình cần tuân thủ một số quy tắc nhất định để đảm bảo các kết luận rút ra là có ý nghĩa thống kê. Trong trường hợp - 5,00 10,00 15,00 20,00 Giá thấp Miễn phí Bạn khuyên Người quen/họ hàng Có uy tín Hài lò ng khi sử dụng Đáp ứng theo khách hàng Nhà cung cấp duy nhất Gần do anh nghiệp Khác (%) Hình 2.4. Lý do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ (Nguồn: Số liệu điều tra được tính toán bởi tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 này, phương pháp kiểm định t một mẫu (One Sample t test) được sử dụng, với kích thước mẫu đủ lớn có thể được xem như phân phối gần chuẩn. Số liệu ở Hình 2.5 cho thấy, trên 70% doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: truy cập internet tìm kiếm thông tin kinh doanh, mua phần mềm hệ thống thông tin quản lý và kế toán kiểm toán trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Đặc biệt có hai loại hình dịch vụ được đánh giá thấp là dịch vụ tổ chức tư vấn tham gia hội chợ thương mại và dịch vụ thiết kế sản phẩm. Các dịch vụ còn lại có từ 50%-60% doanh nghiệp cho là quan trọng đối với hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Vì điểm đánh giá mức độ quan trọng với phân bố chuẩn, nên kiểm định t cho một giá trị trung bình được sử dụng để kiểm định giả thuyết, H0: điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng của dịch vụ đối với hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng giống như tổng thể là 4. Kết quả kiểm định thống kê ở Bảng 2.15 cho thấy, trong số 14 dịch vụ nghiên cứu thì chỉ có dịch vụ internet được khách hàng đánh giá ở mức độ quan trọng. Đối với 13 dịch vụ còn lại đều được khách hàng đánh giá trên mức bình thường nhưng chưa tới mức quan trọng. Mặc dù một số dịch vụ được đa số doanh nghiệp cho rằng nó có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung mức độ đánh giá của các doanh nghiệp cũng chỉ ở mức độ bình thường. Điều này cho thấy khách hàng tiềm năng về sử dụng dịch vụ 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Kế t oán, kiểm t oán P háp lý Đào tạo QTKD Tư vấn QTKD Quảng cáo Điều t ra t h ị t rường Thiết kế sản phẩm Tổ c hức , tư vấn hội chợ Đào tạo, tư vấn QLCL Phần mềm quản lý Máy t í nh Int e rne t Đào tạo kỹ t huật dạy nghề Tư vấn công nghệ Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Hình 2.5. Tầm quan trọng của DVHTKD đối với hoạt động của doanh nghiệp (Nguồn: Số liệu điều tra được tính toán bởi tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 HTKD còn rất lớn nếu có chương trình nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các dịch vụ này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.15. Kết quả kiểm định One Sample t-test về mức độ quan trọng của DVHTKD đối với hoạt động của doanh nghiệp Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Bậc tự do Giá trị TB Giá trị KĐ Sig. Kết quả kiểm định 1. Quản trị - Kế toán, kiểm toán 115 3,89 4 0,015 Bác bỏ H0=4 - Pháp lý 115 3,65 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Đào tạo QTKD 115 3,62 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Tư vấn QTKD 115 3,56 4 0,000 Bác bỏ H0=4 2. Marketing - Quảng cáo 115 3,84 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Điều tra thị trường 115 3,64 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Thiết kế sản phẩm 115 3,34 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Tổ chức, tư vấn hội chợ 115 3,25 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Đào tạo, tư vấn QLCL 115 3,70 4 0,000 Bác bỏ H0=4 3. Thông tin truyền thông - Phần mềm quản lý 115 3,84 4 0,002 Bác bỏ H0=4 - Máy tính 115 3,79 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Internet 115 3,95 4 0,202 Chưa có CS bác bỏ H0=4 4. Đào tạo KT, tư vấn CN - Đào tạo KT dạy nghề 115 3,78 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Tư vấn công nghệ 115 3,59 4 0,000 Bác bỏ H0=4 Ghi chú: Thang đo Likert 5 điểm: 1- Rất không quan trọng đến 5 - Rất quan trọng (Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS) 2.3.6.2. Đánh giá tầm quan trọng của DVHTKD đối với cạnh tranh của doanh nghiệp Số liệu khảo sát ở Hình 2.6 cho thấy, chỉ có dịch vụ quảng cáo và khuếch trương sản phẩm có trên 70% doanh nghiệp cho rằng sử dụng dịch vụ này có tầm quan trọng trong việc tạo thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong tương lai. Ngược lại, các dịch vụ như thiết kế sản phẩm, tổ chức tư vấn tham gia hội chợ triển lãm và dịch vụ liên quan đến máy tính dưới 40% doanh nghiệp cho rằng quan trọng đối với cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lại. Các dịch vụ còn lại có tới 50% đến 60% doanh nghiệp cho rằng quan trọng đối với cạnh tranh của doanh nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Tương tự như đã đề cập ở phần trên, để đánh giá chính xác ý kiến của các doanh nghiệp về mức độ quan trọng của các dịch vụ đối với vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp, cần thiết phải tiến hành kiểm định thống kê giá trị trung bình của kết quả đều tra. Trong trường hợp này, kiểm định t một mẫu được sử dụng để kiểm định một giá trị trung bình, bởi vì biến này là biến liên tục và có phân bố chuẩn. Bảng 2.16. Kết quả kiểm định One Sample t-test về mức độ quan trọng của DVHTKD đối với cạnh tranh trong tương lai Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Bậc tự do Giá trị TB Giá trị KĐ Sig. Kết quảkiểm định 1. Quản trị - Kế toán, kiểm toán 115 3,74 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Pháp lý 115 3,83 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Đào tạo QTKD 115 3,95 4 0,241 Chưa có CS bác bỏ H0=4- Tư vấn QTKD 115 3,76 4 0,000 Bác bỏ H0=4 2. Marketing - Quảng cáo 115 3,97 4 0,250 Chưa đủ CS bác bỏ H0=4- Điều tra thị trường 115 3,78 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Thiết kế sản phẩm 115 3,34 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Tổ chức, tư vấn hội chợ 115 3,27 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Đào tạo, tư vấn QLCL 115 3,66 4 0,000 Bác bỏ H0=4 3. Thông tin truyền thông - Phần mềm quản lý 115 3,74 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Máy tính 115 3,22 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Internet 115 3,81 4 0,000 Bác bỏ H0=4 0% 20% 40% 60% 80% 100% Kế to án, kiểm to án P háp lý Đào tạo QTKD Tư vấn QTKD Quảng cáo Điều tra thị trường Thiết kế s ản phẩm Tổ chức , tư vấn hội chợ Đào tạo , tư vấn QLCL P hần mềm quản lý Máy tính Inte rne t Đào tạo kỹ thuật dạy nghề Tư vấn cô ng nghệ Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Hình 2.6. Tầm quan trọng của DVHTKD đối với cạnh tranh (Nguồn: Số liệu điều tra được tính toán bởi tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI N TÊ ́ HU Ế 66 4. Đào tạo KT, tư vấn CN - Đào tạo KT dạy nghề 115 3,67 4 0,000 Bác bỏ H0=4 - Tư vấn công nghệ 115 3,54 4 0,000 Bác bỏ H0=4 Ghi chú: Thang đo Likert 5 điểm: 1- Rất không quan trọng đến 5 - Rất quan trọng (Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS) Kết quả kiểm định thống kê ở Bảng 2.16 cho thấy, chỉ có dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh và quảng cáo, khuếch trương sản phẩm được đánh giá là quan trọng đối với cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Còn lại các dịch vụ khách được đánh giá quan trọng ở mức bình thường. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thanh Hóa đánh giá mức độ quan trọng của các DVHTKD còn ở mức chưa cao, điều này cho thấy mức độ nhận thức của các doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày và đối với cạnh tranh còn hạn chế. 2.3.6.3. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đúng nơi, đúng lúc và đúng yêu cầu là rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng khách hàng. Các ý kiến đánh giá về sự sẵn có và mức độ đáp ứng kịp thời các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh được thể hiện ở Hình 2.7 và Bảng 2.17. Số liệu ở Hình 2.7 cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp được hỏi ý kiến đã thừa nhận rằng các DVHTKD được cung ứng kịp thời khi có nhu cầu hoặc ít ra cũng được cung ứng nhanh. Tuy nhiên, có 2 loại hình dịch vụ được một số doanh nghiệp công nhận có sự chậm trễ trong việc đáp ứng, như dịch vụ quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Kế to án, kiểm to án P háp lý Đào tạo QTKD Tư vấn QTKD Quảng cáo Điều tra thị trường Thiết kế s ản phẩm Tổ chức , tư vấn hội chợ Đào tạo , tư vấn QLCL P hần mềm quản lý Máy tính Inte rne t Đào tạo kỹ thuật dạy nghề Tư vấn cô ng nghệ Chậm trễ Bình thường Nhanh Kịp thời Hình 2.7. Mức độ đáp ứng yêu cầu DVHTKD (Nguồn: Số liệu điều tra được tính toán bởi tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Để có thể rút ra được kết luận chính xác hơn cho tổng thể nghiên cứu, các kiểm định giả thiết về giá trị trung bình đã được thực hiện. Trong trường hợp này, phương pháp kiểm định One Sample t test và Sign test được sử dụng. Đối với những trường hợp có số doanh nghiệp cho ý kiến nhỏ hơn 30 thì phương pháp kiểm định Sign test là phù hợp nhất. Kết quả kiểm định ở Bảng 2.17 gợi ý rằng với mức ý nghĩa 5%, ý kiến đánh giá về mức độ cung ứng dịch vụ nhanh chóng đều ở mức đáp ứng nhanh đối với phần lớn các dịch vụ. Đặc biệt, dịch vụ như kế toán kiểm toán được đánh giá đáp ứng kịp thời. Bảng 2.17. Kết quả kiểm định về mức độ đáp ứng yêu cầu DVHTKD Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh DN cho ý kiến Giá trị TB Giá trị KĐ Phương pháp KĐ Sig. Kết quả kiểm định 1. Quản trị Kế toán, kiểm toán 37 3,27 3 OneSample t-test 0,039 Bác bỏ H0=3 Pháp lý 46 3,02 3 OneSample t-test 0,860 Chưa đủ CS bác bỏ H0=3 Đào tạo QTKD 11 2,91 3 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 Tư vấn QTKD 10 2,90 3 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 2. Marketing Quảng cáo 51 2,92 3 OneSample t-test 0,522 Chưa đủ CS bác bỏ H0=3 Điều tra thị trường 9 2,44 3 Sign test 0,062 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 Thiết kế sản phẩm 6 2,83 3 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 Tổ chức, tư vấn hội chợ 12 2,58 3 Sign test 0,062 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 Đào tạo, tư vấn QLCL 9 2,89 3 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 3. Thông tin truyền thông Phần mềm quản lý 59 3,02 3 OneSample t-test 0,843 Chưa đủ CS bác bỏ H0=3 Máy tính 69 2,97 3 OneSample t-test 0,726 Chưa đủ CS bác bỏ H0=3 Internet 45 2,84 3 OneSample t-test 0,164 Chưa đủ CS bác bỏ H0=3 4. Đào tạo KT, tư vấn CN Đào tạo KT dạy nghề 13 2,69 3 Sign test 0,453 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 Tư vấn công nghệ 15 3,07 3 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=3 (Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 2.3.6.4. Đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Sự hài lòng của khách hàng được xem là nền tảng trong khái niệm của marketing về việc thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng (Spreng, MacKenzie, &Olshavsky, 1996). Sự hài lòng là phản ứng của khách hàng về sự khác biệt giữa mong muốn và mức độ cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ (Tse và Wilton, 1988). Theo Oliver (1997), sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng khi được đáp ứng mong muốn. Như vậy sự hài lòng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phản ứng của doanh nghiệp sau khi sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh từ phía nhà cung cấp. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh được tiến hành bằng cách hỏi ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bằng thang đo Likert. Số liệu điều tra và kết quả tính toán được thể hiện ở Hình 2.8 và Bảng 2.18. Số liệu ở Hình 2.8 cho thấy, trên 60% ý kiến cho rằng họ hài lòng và rất hài lòng với phần lớn các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Ngoại trừ dịch vụ truy cập internet tìm thông tin phục vụ kinh doanh chưa tới 50% ý kiến đánh giá là hài lòng và rất hài lòng. Tuy nhiên, có một số tỷ lệ không đáng kể ý kiến cho rằng không hài lòng với các dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ pháp lý, đào tạo quản trị kinh doanh, truy cập internet tìm thông tin phục vụ kinh doanh. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Kế to án, kiểm to án P háp lý Đào tạo QTKD Tư vấn QTKD Quảng cáo Điều tra thị trường Thiết kế sản phẩm Tổ chức , tư vấn hội chợ Đào tạo , tư vấn QLCL P hần mềm quản lý Máy tính Inte rne t Đào tạo KT dạy nghề Tư vấn cô ng nghệ Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Hình 2.8. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với DVHTKD (Nguồn: Số liệu điều tra được tính toán bởi tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 Tuy nhiên, để có kết luận chính xác hơn về mức độ hài lòng của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, cần thiết phải kiểm định giả thiết nghiên cứu: các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đều hài lòng so với kỳ vọng của họ trước khi sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp này, phương pháp kiểm định giá trị trung bình t test được sử dụng cho những mẫu nghiên cứu trên 30 được cho là phân phối chuẩn và gần chuẩn, và phương pháp kiểm định sign test cho những mẫu nghiên cứu dưới 30, không phân phối chuẩn và dạng phân phối không cân đối, bị lệch trái hoặc phải so với phân phối chuẩn. Kết luận về mức độ hài lòng theo đánh giá của đơn vị sử dụng được thể hiện ở Bảng 2.18. Bảng số liệu này cho thấy phần lớn các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đều được các đơn vị đánh giá ở mức độ hài lòng, ngoại trừ dịch vụ internet được khách hàng đánh giá ở mức trung bình. Điều này đưa ra gợi ý về khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ là đối tượng ưu tiên trong chương trình phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các DNNVV ở tỉnh Thanh Hóa. Bảng 2.18. Kết quả kiểm định về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với DVHTKD Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh DN cho ý kiến Giá trị TB Giá trị KĐ Phương pháp KĐ Sig. Kết quả kiểm định 1. Quản trị Kế toán, kiểm toán 37 3,89 4 One Samplet-test 0,422 Chưa đủ CS bác bỏ H0=4 Pháp lý 46 3,83 4 One Samplet-test 0,160 Chưa đủ CS bác bỏ H0=4 Đào tạo QTKD 11 3,91 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 Tư vấn QTKD 10 3,90 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 2. Marketing Quảng cáo 51 3,94 4 One Samplet-test 0,411 Chưa đủ CS bác bỏ H0=4 Điều tra thị trường 9 4,00 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 Thiết kế sản phẩm 6 4,00 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 Tổ chức, tư vấn hội chợ 12 3,92 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 Đào tạo, tư vấn QLCL 9 4,11 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 3. Thông tin truyền thông Phần mềm quản lý 59 3,98 4 One Samplet-test 0,821 Chưa đủ CS bác bỏ H0=4 Máy tính 69 3,97 4 One Samplet-test 0,658 Chưa đủ CS bác bỏ H0=4 Internet 45 3,53 4 One Sample 0,000 Bác bỏ H0=4 ĐA ̣I H ỌC KI N TẾ HU Ế 70 t-test 4. Đào tạo KT, tư vấn CN Đào tạo KT dạy nghề 13 3,92 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 Tư vấn công nghệ 15 3,93 4 Sign test 1,000 Chưa đủ CSbác bỏ H0=4 (Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS) 2.4. Phân tích so sánh các thị trường dịch vụ Để có những phân tích, đánh giá chính xác về thực trạng của thị trường DVHTKD, cần có phân tích sâu sắc hơn về các đặc trưng của từng loại hình dịch vụ cụ thể. 2.4.1. Các điểm chủ yếu về thị trường DVHTKD Trước khi đi sâu phân tích chi tiết các điểm khác biệt chủ yếu của từng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cụ thể, chúng ta cần làm rõ một số thuật ngữ quan trọng. Theo thuật ngữ chuyên môn nghiên cứu thị trường, tỷ lệ người được hỏi ý kiến biết về dịch vụ đó được gọi là "tỷ lệ nhận biết". Tỷ lệ người được hỏi hiểu về dịch vụ trong số những người đã biết được gọi là "tỷ lệ hiểu". Tỷ lệ người được hỏi đã từng thử dùng dịch vụ trong số người đã hiểu được gọi là tỷ lệ ‘‘tiếp cận’’. Tỷ lệ phần trăm số khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ trong số khách hàng đã dùng thử được gọi là "tỷ lệ sử dụng". Kết quả khảo sát ở Bảng 2.19 thể hiện tình trạng nhận biết, hiểu, tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Trong trường hợp này, cần lưu ý rằng tỷ lệ phần trăm khách hàng "sử dụng" dịch vụ là những khách hàng đã từng thử dùng một lần nhưng vẫn duy trì sử dụng dịch vụ đó nhiều hơn một lần. Số liệu ở Bảng 2.20 chỉ ra một số đặc điểm đáng chú ý đối với các loại hình dịch vụ cụ thể. Đối với dịch vụ kế toán kiểm toán và dịch vụ truy cập internet tìm thông tin phục vụ kinh doanh, mặc dù tỷ lệ tiếp cận thấp nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ rất cao trên 95%. Ngược lại, các dịch vụ như tổ chức tư vấn tham gia hội chợ, dịch vụ điều tra thị trường, mua phần mềm quản lý có tỷ lệ tiếp cận và sử dụng rất thấp. Đối với dịch vụ kế toán kiểm toán nhiều doanh nghiệp có thể tự tổ chức thực hiện tốt trong nội bộ doanh nghiệp, nên tỷ lệ tiếp cận thị trường khá thấp (31,9%). Những doanh nghiệp không có nhân viên kế toán đòi hỏi phải thuê người từ bên ngoài theo quy định của pháp luật, do vậy tỷ lệ sử dụng loại hình dịch vụ này tương đối cao. Còn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 dịch vụ tổ chức tư vấn tham gia hội chợ thương mại thì tỷ lệ tiếp cận rất thấp kéo theo tỷ lệ sử dụng thấp, chỉ chiếm tới 46%. Bảng 2.19. Tình trạng nhận biết, hiểu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ Dịch vụ Biết (%) Hiểu (%) Tiếp cận (%) Sử dụng (%) 1. Quản trị Kế toán, kiểm toán 99,1 97,4 31,9 92,6 Pháp lý 78,4 63,8 39,7 69,71 Đào tạo QTKD 75,9 60,3 9,5 64,32 Tư vấn QTKD 68,1 48,3 8,6 60,00 2. Marketing Quảng cáo và khuếch trương 94,8 86,2 44 74,15 Điều tra thị trường 76,7 61,2 7,8 49,83 Thiết kế sản phẩm 69,8 55,2 5,2 74,91 Tổ chức, tư vấn hội chợ 71,6 54,3 10,3 45,87 Đào tạo, tư vấn QLCL 65,5 41,4 7,8 74,92 3. Thông tin, truyền thông Phần mềm HTTT quản lý 85,3 79,3 50,9 48,56 Dịch vụ liên quan máy tính 95,7 87,9 59,5 87,89 Truy cập Internet tìm thông tin 88,8 50,9 38,8 96,11 4. Đào tạo KT, tư vấn CN Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề 81,9 68,1 11,2 72,26 Tư vấn công nghệ 65,5 47,4 12,9 77,51 (Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra) Nhìn chung tình trạng thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa có thể phân thành ba phân khúc thị trường: - Thứ nhất những dịch vụ có tỷ lệ tiếp cận tương đối thấp nhưng tỷ lệ sử dụng cao như dịch vụ kết toán kiểm toán, truy cập intemet, dịch vụ liên quan đến máy tính. - Thứ hai, những dịch vụ có tỷ lệ tiếp cận rất thấp và tỷ lệ sử dụng thấp như tổ chức tư vấn tham gia hội chợ, mua phần mềm thông tin quản lý, điều tra thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 - Thứ ba, những dịch vụ có tỷ lệ sử dụng tương đối cao như dịch vụ pháp lý quảng cáo và khuếch trương sản phẩm, đào tạo và quản lý chất lượng, đào tạo tư vấn quản trị kinh doanh, thiết kế sản phẩm, đào tạo kỹ thuật dạy nghề và tư vấn công nghệ. 2.4.2. Các nhân tố cơ bản đối với từng loại thị trường * Nhóm dịch vụ Quản trị - Dịch vụ kế toán, kiểm toán: Đối với dịch vụ kế toán kiểm toán, tỷ lệ khách hàng nhận biết và hiểu về dịch vụ này rất cao, vì đây là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải cần biết. Ở khu vực Thanh Hóa loại hình dịch vụ này có tỷ lệ "tiếp cận" và "sử dụng" cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp hỏi ý kiến về lý do mua dịch vụ kế toán kiểm toán là do họ thấy sử dụng dịch vụ từ bên ngoài có hiệu quả hơn tự thực hiện và do doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Một nguyên nhân bên ngoài khá quan trọng là do yêu cầu của Luật kế toán kiểm toán nhà nước. Các báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp do kế toán viên lập đang dần trở thành sản phẩm của nhà quản trị và được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là báo cáo mà kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến của mình về việc các nhà quản trị doanh nghiệp có đưa ra ý kiến trung thực trong báo cáo tài chính hay không. Thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán với tỷ lệ tiếp cận chưa tới 30% sẽ là một thị trường có tiềm năng lớn trong tương lai tại Thanh Hóa. Như vậy, đối với thị trường này cần chú trọng nhiều hơn về phía các nhà cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả hợp lý và nâng cao uy tín phục vụ. - Dịch vụ pháp lý: Thị trường tư vấn dịch vụ pháp lý phát triển mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chưa phát triển rộng rãi ở các địa phương khác. Ở tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ tiếp cận dịch vụ này khá thấp trên dưới 16% và tỷ lệ sử dụng dịch vụ ở mức 70%. Khảo sát ý kiến của khách hàng về lý do sử dụng dịch vụ này chủ yếu là do mua dịch vụ từ bên ngoài hiệu quả hơn, hoặc là do doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và do sự phát triển kinh doanh, mở rộng thị trương nên cần các hợp đồng pháp lý với đối tác kinh ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 73 doanh. Một trong những lý do làm cho nhiều doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ này vì họ chưa tìm được nhà cung cấp phù hợp và họ chưa phải cần tới dịch vụ này. Do vậy để phát triển thị trường đầy tiềm năng này, cần thiết phải tác động trọng tâm vào phía nhà cung cấp dịch vụ bằng các biện pháp cụ thể như thông qua các phương tiện quảng cáo để quảng bá tạo điều kiện thuận tiện để doanh nghiệp tiếp cận, thường xuyên cập nhật những thay đổi của các quy định pháp lý thông báo kịp thời cho doanh nghiệp biết, thuyết phục khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh. - Dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh: Thị trường dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh chưa phát triển mạnh tại Thanh Hóa, điều này được thể hiện bằng tỷ lệ tiếp cận thấp 13% và tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng là 66%. Khảo sát lý do các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này, đa số doanh nghiệp cho rằng sử dụng dịch vụ này có hiệu quả hơn họ tự làm, hoặc xuất phát từ nhu cầu cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và do doanh nghiệp mở rộng quy mô cần thiết phải nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đó chính là những nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ trong nội bộ doanh nghiệp. Tìm hiểu nguyên nhân các doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ này, đa số đều cho rằng họ chưa cần tới dịch vụ đó hoặc doanh nghiệp tự làm lấy. Như vậy, để phát triển thị trường này cần quan tâm tới cả hai phía cung và cầu dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ cần tập trung vào những doanh nghiệp thực sự cần dịch vụ này để mở rộng kinh doanh tăng năng lực cạnh tranh. Nhà cung cấp dịch vụ phải ưu tiên nâng cao chất lượng và uy tín đào tạo bằng các chương trình đào tạo thiết thực hữu ích, cập nhật kiến thức, chọn các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy. Về phía cầu cần làm cho chủ doanh nghiệp thấy lợi ích lâu dài mang tính chiến lược của việc sử dụng dịch vụ này trong hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một tỷ lệ không nhỏ chiếm tới 25% doanh nghiệp sử dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdich_vu_ho_tro_kinh_doanh_cho_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua_tren_dia_ban_tinh_thanh_hoa_3103_1909258.pdf
Tài liệu liên quan