I. Sơ lược về tình hình nông nghiệp thế giới
Cùng với việc tăng dân số và sự phát triển của xã hội, nông nghiệp thế giới
phải đối mặt với những thách thức như: đất đai bị thu hẹp, thiếu nước phục vụ sản
xuất, thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, . Thêm vào đó, tình hình thiếu hụt
về lao động do sự chuyển dịch lao động trẻ ở nông thôn sang các khu vực kinh tế
khác đang có xu hướng tăng dần, dẫn đến lao động nông nghiệp ngày một khan
hiếm. Giữa thời kì hội nhập vào xu thế toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ đã có
bước tiến vượt bậc, nông nghiệp bước vào công nghiệp hoá hiện đại hóa thì lực
lượng và chất lượng lao động, nhất là máy móc trở nên cần thiết, nó góp phần tăng
năng suất và tạo ra sản phẩm chất lượng. Và điều quan trọng là nó làm tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã
không ngừng đầu tư sâu và rộng để phát triển khoa học công nghệ, bởi vì nó chính
là mũi nhọn mang tính quyết định trong sản xuất, phát triển và cạnh tranh trên thế
giới.
II. Sơ lược về tình hình nông nghiệp Việt Nam
Từ lâu đời, Việt Nam được biết đến như là một đất nước nông nghiệp, với
hơn 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm
việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam trong những năm
qua đạt nhiều thành tựu quan trọng, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
Song, tăng trưởng nông nghiệp trong những năm qua chủ yếu tập trung đầu tư sản
xuất theo chiều rộng, chưa chú ý đầu tư chiều sâu. Ngày 07/11/2006, Việt Nam
chính thức được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, và chính phủ Việt
Nam thực hiện một loạt các cam kết theo quy định, điều đó đã đặt nông nghiệp Việt
Nam trước những khó khăn và thử thách rất lớn. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã
nêu: “ hết sức coi trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
theo hướng sản xuất lớn, gắn công nghiệp chế biến và thị trường: thực hiện cơ giới
hóa - điện khí hóa và thủy lợi hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp
đặc điểm từng vùng, từng địa phương ”.
Ngày nay, để Việt Nam có thể đứng vững trên trường Quốc tế, bắt nhịp với
xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đối với một nước nông
nghiệp đang phát triển như nước ta, đòi hỏi Việt Nam ra sức đầu tư nghiên cứu các
lĩnh vực khoa học công nghệ mới và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật
sẵn có phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên và địa hình khí hậu của nước ta. Đặc biệt
trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế mở và ngày càng hội nhập sâu sắc hơn,
nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn đối với sự phát triển của nông
nghiệp.
65 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất cây lúa và cây mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sơ lược về tình hình nông nghiệp thế giới
Cùng với việc tăng dân số và sự phát triển của xã hội, nông nghiệp thế giới
phải đối mặt với những thách thức như: đất đai bị thu hẹp, thiếu nước phục vụ sản
xuất, thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, .... Thêm vào đó, tình hình thiếu hụt
về lao động do sự chuyển dịch lao động trẻ ở nông thôn sang các khu vực kinh tế
khác đang có xu hướng tăng dần, dẫn đến lao động nông nghiệp ngày một khan
hiếm. Giữa thời kì hội nhập vào xu thế toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ đã có
bước tiến vượt bậc, nông nghiệp bước vào công nghiệp hoá hiện đại hóa thì lực
lượng và chất lượng lao động, nhất là máy móc trở nên cần thiết, nó góp phần tăng
năng suất và tạo ra sản phẩm chất lượng. Và điều quan trọng là nó làm tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã
không ngừng đầu tư sâu và rộng để phát triển khoa học công nghệ, bởi vì nó chính
là mũi nhọn mang tính quyết định trong sản xuất, phát triển và cạnh tranh trên thế
giới.
II. Sơ lược về tình hình nông nghiệp Việt Nam
Từ lâu đời, Việt Nam được biết đến như là một đất nước nông nghiệp, với
hơn 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm
việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam trong những năm
qua đạt nhiều thành tựu quan trọng, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
Song, tăng trưởng nông nghiệp trong những năm qua chủ yếu tập trung đầu tư sản
xuất theo chiều rộng, chưa chú ý đầu tư chiều sâu. Ngày 07/11/2006, Việt Nam
chính thức được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, và chính phủ Việt
Nam thực hiện một loạt các cam kết theo quy định, điều đó đã đặt nông nghiệp Việt
Nam trước những khó khăn và thử thách rất lớn. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã
nêu: “…hết sức coi trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
theo hướng sản xuất lớn, gắn công nghiệp chế biến và thị trường: thực hiện cơ giới
hóa - điện khí hóa và thủy lợi hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp
đặc điểm từng vùng, từng địa phương…”.
Ngày nay, để Việt Nam có thể đứng vững trên trường Quốc tế, bắt nhịp với
xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đối với một nước nông
Phần mở đầu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 2
nghiệp đang phát triển như nước ta, đòi hỏi Việt Nam ra sức đầu tư nghiên cứu các
lĩnh vực khoa học công nghệ mới và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật
sẵn có phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên và địa hình khí hậu của nước ta. Đặc biệt
trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế mở và ngày càng hội nhập sâu sắc hơn,
nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn đối với sự phát triển của nông
nghiệp.
III. Sơ lược về tình hình nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long [7]
Đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của vùng đồng bằng Tây Nam
Bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Tại đây có tiềm năng rất lớn để phát triển
nền nông nghiệp hiện đại của đất nước, hơn thế nữa, đồng bằng sông Cửu Long đã
đóng góp khoảng 55% đến 60% trong tổng sản lượng nông nghiệp và khoảng 65%
tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp quốc gia. Trong đó, sản xuất lúa gạo đạt 60%
trong tổng sản lượng và khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của quốc gia
(niên giám thống kê, 2008). Là vùng đồng bằng mang tính đặc thù với sản xuất nhỏ,
đất manh mún cùng với thói quen sử dụng kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất truyền
thống lạc hậu nên năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp. Trong những năm
gần đây, một bộ phận không nhỏ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển
đổi mô hình sản xuất lúa độc canh sang mô hình sản xuất luân canh lúa – màu, được
sự quan tâm của Đảng và nhà nước đã ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật trong
sản xuất giúp nông dân cải thiện lao động trong sản xuất, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm.
IV. Sơ lược về tình hình nông nghiệp tỉnh Long An [6]
Long An nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có nền nông
nghiệp lâu đời chiếm khoảng 40% trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh, và nằm trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên Long An cũng mang những đặc điểm của
vùng là diện tích manh mún nhỏ lẻ, tập quán sản xuất của người dân. Nhằm nâng
cao năng suất, cải thiện cuộc sống người dân thì cơ giới hóa là nhu cầu cần thiết và
đang được đẩy mạnh.
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ GIỚI HÓA TRONG
SẢN XUẤT CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA
1.1.1 Các khái niệm
- Cơ giới hóa: Là áp dụng máy móc có động cơ vào công nghiệp hay nông
nghiệp thay cho nhân công để sản xuất được nhanh. [2]
- Khoa học kỹ thuật: Là các khoa học liên hệ trực tiếp với sản xuất, và các
ngành kĩ thuật, ưu tiên phát triển khoa học kĩ thuật. [2]
- Hiệu quả sản xuất chính là lợi nhuận đạt được sau khi đã trừ đi các khoảng
chi phí tổn.
1.1.2 Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất cây lúa và cây mía
Trong sự phát triển của đất nước, Đảng ta chủ trương công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước. Ở bất cứ góc độ nào, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nhất
là đối với cây lúa và cây mía cũng là một bộ phận quan trọng của công cuộc này.
Cơ giới hóa góp phần:
- Việc đầu tiên mà cơ giới hóa mang lại là tăng sản lượng và nâng cao năng
suất lao động.
- Cơ giới hóa góp phần giải quyết tình hình thiếu lao động tại nông thôn,
giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Cơ giới hóa sẽ góp phần mở mang dân trí, nông dân sẽ được tiếp xúc với
các quy định chặt chẽ về sử dụng máy móc.
- Phát triển giao thông ở nông thôn. Nếu cơ giới hóa phát triển, bắt buộc phải
phát triển hệ thống đường xá, vừa cho phép các loại xe cơ giới di chuyển, vừa nâng
cấp về chất lượng đường giao thông nông thôn.
- Các máy canh tác có động cơ góp phần bảo vệ sức khỏe và giúp nông dân
thoát khỏi “cực nhọc” trong quá trình sản xuất..
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 4
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA ĐỐI
VỚI CÂY LÚA VÀ CÂY MÍA
1.2.1 Khí hậu và đất đai - địa hình [6]
· Khí hậu
Đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long là 2 mùa mưa nắng rõ rệt và luôn
biến đổi. Đó chính là yếu tố đã làm giảm khả năng thích ứng của các phương tiện
máy móc ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Long An nói riêng.
· Đất đai – địa hình
- Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn là đất phù sa thích hợp cho việc trồng
lúa nước và trồng mía, nhưng địa hình tại nơi đây không bằng phẳng, mặt ruộng còn
nhiều lung trũng, nhấp nhô. Mặc dù nông dân đã ra sức cải tạo rất nhiều lần nhưng
chưa thể khắc phục được tình trạng này.
- Địa hình phức tạp nên việc nghiên cứu và ứng dụng cơ giới hóa vào các
khâu canh tác cây lúa và cây mía còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy hiện nay còn một
số khâu chưa đưa cơ giới hóa hoàn toàn.
1.2.2 Nguồn vốn
Các trang thiết bị phục vụ nông nghiệp thay sức lao động của con người giúp
giải quyết được tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, mang lại lợi nhuận cao trong
sản xuất và cải thiện đời sống của nông hộ.
Nhưng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn.
Muốn mua một chiếc máy nông nghiệp người dân phải đầu tư hàng chục đến hàng
trăm triệu đồng mới có thể sở hữu được chúng. Trái lại cuộc sống của nông dân gặp
rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy được sự quan tâm và hỗ trợ của Đảng và nhà
nước rất nhiều nhưng sự hỗ trợ đó còn nhiều hạn chế và chưa được thỏa đáng đối
với người dân. Do vậy để có đủ số tiền mua máy thì nông dân vẫn phải vay với lãi
suất cao. Chính vì vậy muốn nâng cao cơ giới hóa trong sản xuất lúa và mía cần có
những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân từ chính quyền nhà nước.
1.2.3 Khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật
Góp phần thúc đẩy cơ giới hóa phát triển thì khả năng hiểu biết của nông dân
không kém phần quan trọng.
Có sự hiểu biết sẽ giúp nông dân dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật, nhanh
chóng tiếp cận và nắm được nguyên lý hoạt động của các loại máy cơ giới. Nhưng
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 5
trình độ văn hóa của nước ta nói chung và vùng đồng bằng Nam Bộ nói riêng còn
hạn chế để nông dân bắt nhịp với thời kì hội nhập còn rất khó.
Tập quán lâu đời của nông dân là lao động bằng thủ công, dùng sức lao động
của chính mình trong nhiều khâu sản xuất. Đây sẽ là trở ngại rất lớn trong việc cơ
giới hóa sản xuất cây lúa và cây mía.
è Do đó, để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp thì cần phải nâng
cao trình độ dân trí của nông dân ở khắp mọi miền đất nước.
1.2.4 Các yếu tố khác
Vài năm gần đây, tình hình sâu bệnh diễn ra ngày càng phức tạp đối với cây
lúa, làm cho nhà nông gặp nhiều khó khăn trong việc canh tác lúa, nhất là dịch rầy
nâu, cộng thêm dịch ốc bươu vàng, dịch chuột đã làm giảm năng suất và sản lượng,
cộng thêm một số loại bệnh mới lạ gây tâm lý hoang mang cho người trồng lúa.
Riêng đối với canh tác cây mía thì phòng trừ sâu bệnh đa số bằng thủ công nên ảnh
hưởng không nhỏ đến việc làm giảm khả năng cơ giới hóa tại đồng ruộng.
1.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Long An một trong những tỉnh có sản lượng lúa và mía lớn của vùng đồng
bằng sông Cửu Long, là nơi thuận lợi ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản
xuất cây lúa và cây mía.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu của đề tài chủ yếu được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn -
điều tra trực tiếp 84 hộ sản xuất lúa và mía ở 3 huyện: Tân Thạnh, Vĩnh Hưng và
Bến Lức của tỉnh Long An. Cùng các cán bộ khuyến nông của xã, huyện, tỉnh, tài
liệu tham khảo, niên giám thống kê, và các nghiên cứu trước đây, cũng như tham
khảo các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn quản lý lĩnh vực nông
nghiệp.
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 6
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 2: Sơ đồ tỉnh Long An
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH LONG AN
Long An có đường biên giới quốc gia với Campuchia 137 km và có vùng đất
thuộc hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước tiếp giáp với cửa sông Soài Rạp. Là tỉnh
nằm cận kề với thành phố Hồ Chí Minh có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ
với vùng phát triển kinh tế trọng điểm Phía Nam.
Do có sự khác biệt về điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu tại tỉnh Long An
nên việc sản xuất nông nghiệp chia thành các vùng: vùng chuyên canh trồng lúa là
vùng Đồng Tháp Mười với diện tích 189.270,6 ha chiếm 42% diện tích đất tự nhiên
toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm bao gồm các huyện Tân Hưng, Vĩnh
Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. Khu vực phía Nam thường xuyên bị
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 7
nhiễm mặn và phèn mặn. Và vùng cao gồm các huyện: Huyện Đức Hòa, Huyện
Đức Huệ, Huyện Bến Lức chủ yếu trồng mía và một số loại cây khác. Những vùng
đất nhiễm phèn, nhiễm mặn được nhân dân trồng tràm, đước.
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LONG AN
2.2.1 Vị trí địa lý – diện tích, địa hình [3][6]
Long An là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – miền Nam Việt
Nam, có toạ độ địa lý: 10008 30" đến 11002 30" vĩ độ Bắc, 10500 30" đến 106047
02" kinh độ Đông, diện tích tự nhiên là 4.492,397 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với
diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng dân số là 1.444.660 người (2008), gồm dân tộc Kinh, chiếm 99%, dân tộc Hoa
chiếm 1%. Mật độ dân số: 322 người/km2.
Tỉnh Long An có vị trí địa lý
- Phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svây - riêng (Cam Pu Chia)
Bảng 2: Phân bố diện tích tại các huyện, thị tỉnh Long An
Đơn vị Diện tích tự nhiên (km2)
Diện tích trồng
lúa cả năm (ha)
Diện tích trồng
mía (ha)
Bến Lức 289,539 12.870 10.625
Cần Đước 218,027 21.033
Cần Giuộc 210,006 14.616 53
Châu Thành 150,517 23.777
Đức Hòa 427,701 28.018 1.665
Đức Huệ 431,629 42.980 901
Mộc Hóa 501,829 61.917
Tân Hưng 496,683 61.319
Tân Thạnh 425,936 54.011
Tân Trụ 107,041 16.183
Thạnh Hóa 468,258 27.515
Thủ Thừa 298,727 28.925 2.197
Vĩnh Hưng 384,578 53.671
Thành phố Tân An 81,926 10.180
Tổng 4.492,397 457.015 15.441
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An 2008
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 8
Đất nông nghiệp 304.177,9 ha chiếm 71,85% tổng diện tích, đất lâm nghiệp
66.717,99 chiếm 15,76% đất chuyên dùng 35.939,15 ha chiếm 8,49%, đất ở
16.504,99 ha chiếm 3,9%.
Dù xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất
chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần
từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một
số gò đồi thấp, giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng
Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha
Hình 2.1: Cánh động ngập lũ tại huyện Vĩnh Hưng
2.2.3 Điều kiện tự nhiên [1],[6]
Long An là khu vực nằm trong châu thổ sông MêKông, là một tỉnh nông
nghiệp. Đất Long An màu mỡ trải ra trên hai triền sông của hai con sông lớn sông
Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, ở phía Bắc tỉnh có một số gò, đồi thấp, còn lại thì
bằng phẳng. Phần đất phía Tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Người dân sống
chủ yếu bằng nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa và mía.
- Về đất đai: Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi
lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị
chua phèn và tích tụ độc tố. Đất tại đây vừa mang những nét đặc thù của vùng đồng
bằng sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn nên
cần có những giải pháp riêng định hướng phát triển, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu: Long An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. Nhiệt
độ bình quân năm là 27,5 0C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là
tháng 4 khoảng 28,90C và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng khoảng
25,20C.
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 9
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 92- 95% lượng mưa cả năm. Mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chiếm 5 - 8% lượng mưa cả năm. Tháng 4 và
tháng 12 hằng năm là những tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa, có lượng mưa trung
bình từ 30 đến 50 mm.
2.2.4 Cơ sở hạ tầng [6],[3]
- Giao thông: Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài :
137,7 km và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, nhất
là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường
bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50,…. Về đường thủy, ngoài sông Vàm Cỏ Đông và
Vàm Cỏ Tây Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê
Kông và Đồng Nai.
Hình 2.2: Tuyến đường TT Tân Thạnh – Xã Hậu Thạnh Đông
- Công nghiệp: Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày
càng chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là thành phố Hồ Chí
Minh đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là thị trường tiêu thụ
hàng hóa nông sản lớn nhất của đồng bằng Sông Cửu Long.
- Toàn tỉnh có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa, 181 trạm y tế, 2.075
giường bệnh, 2.717 y bác sĩ đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nơi đây.
2.2.5 Tình hình sản xuất lúa và mía tại tỉnh Long An [3],[5],[6]
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng:
chương trình 3 giảm 3 tăng, IPM, đưa giống cao sản, …. Nông dân đã luân canh
giữa vụ lúa - màu và một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư các thiết bị công nghệ cao:
máy gặt đập liên hợp, máy xịt thuốc kéo dây, motor bơm nước, xe kéo cải tiến, …
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 10
đã góp phần giảm chi phí, tăng năng suất lao động. Nhờ vậy năng suất được tăng
cao: đối với lúa đạt 47,7 tạ/ ha cao hơn so với các năm trước 2,5 tạ/ha và lợi nhuận
trên 1 ha là 4,67% (giá lúa tươi 4.300 - 4.400 đồng/kg, lúa khô 5.000 - 5.100
đồng/kg), riêng cây mía năng suất bình quân đạt 68,7 tấn/ha cao hơn năm trước
3tấn/ha.
Hình 2.3: Lô thửa ruộng tại Long An
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 11
CHƯƠNG III
ĐIỀU TRA TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG CƠ GIỚI HÓA CÂY LÚA
VÀ CÂY MÍA CỦA TỈNH LONG AN
3.1 CÂY LÚA
Long An là tỉnh đi đầu trong quá trình cơ giới hóa, hiện nay tại tỉnh Long An
có số lượng máy phục vụ nông nghiệp:
Bảng 3.1: Số lượng máy canh tác lúa tỉnh Long An
Loại máy Số lượng (chiếc)
Công cụ sạ hang 15.000
Máy cắt xếp dãy 1.815
Máy đập 5.284
Máy gom và tuốt 3
Máy gặt đập liên hợp 756
Máy sấy 1356
Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Long An (2009)
Khâu làm đất: 100% ứng dụng cơ giới, gieo cấy chiếm khoảng 55 – 60% ứng
dụng cơ giới. Thu hoạch (cắt, tách hạt thu hoạch liên hợp) đạt 70 – 75% cơ giới,
làm khô lúa chiếm 30 – 40% cơ giới trong vụ Hè Thu.
Riêng tại huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng có số lượng máy:
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Khâu canh tác
Tỉ
lệ
cơ
gi
ới
hó
a s
ản
xu
ât
lúa
Vĩnh Hưng
Tân Thạnh
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ cơ giới hóa canh tác lúa huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh
1- Làm đất
2- Gieo trồng
3- Tưới tiêu
4- Phun thuốc
5- Bón phân
6- Làm cỏ
7- Thu hoạch (gặt đập liên hợp)
8- Vận chuyển
9- Bảo quản
10- Chế biến
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 12
Làm đất
Sơ đồ 3.1: Tỷ lệ cơ giới hóa trong quy trình canh tác lúa của huyện Tân Thạnh và
Vĩnh Hưng
Gieo trồng
(sạ hàng 48,5%)
Tưới tiêu
(100%)
Trục thả Cày Trục,chạt
Khâu Chăm sóc
Phun thuốc
(44%)
Làm cỏ
(0%)
Bón Phân
(0%)
Vận chuyển
(90%)
Bảo quản
Thu hoạch 2 giai
đoạn (67,7%)
Gặt thủ công (29,7%)
Gặt xếp dãy (38%)
Đập
(100%)
Thu hoạch
GĐLH (32,3%)
Khâu
Thu hoạch
Sấy (18% Hè Thu)
Phơi thủ công
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 13
3.1.1 Khâu làm đất
Bảng 3.2: Số lượng máy kéo
Chi tiết
Đơn vị
DT trồng
lúa (ha)
Máy kéo
(chiếc)
Tỷ lệ
(%)
Huyện Vĩnh Hưng 53.617 1.567 100
Huyện Tân Thạnh 54.010 2.817 100
Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh năm 2009
Với số lượng máy trên không những đủ đảm bảo 100% bằng cơ giới cho
công việc làm đất trên địa bàn mà còn có thể phục vụ cho các vùng lân cận.
Các loại máy thường dùng là: KUBUTA, YANMAR, MITSUBISHI, … có
công suất từ 12 – 35 Hp, trên 50 Hp.
3.1.1.1 Vụ Đông Xuân
Làm đất vụ Đông Xuân được chuẩn bị rất kĩ và chia làm 2 giai đoạn.
* Giai đoạn 1: Làm đất ngay sau vụ Hè Thu, đây là công việc làm đất sơ bộ
trước khi ngâm lũ.
Hình 3.1: Trục thả ngâm lũ
- Bước 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cày hoặc xới đất trước khi ngâm lũ.
- Bước 2: Khi nước lũ về ngập mặt ruộng khoảng 30-50 cm, người dân tiến
hành trục thả.
* Giai đoạn thứ 2: Làm đất sau khi lũ về, được tiến hành qua 3 bước.
- Bước 1: Khi nước rút xuống vừa nổi đê bao an toàn, người dân tập hợp
gia cố đê bao của mình để đặt motor bơm, máy bơm tiến hành rút nước ra.
- Bước 2: Khi nước đã rút cạn người dân sửa ruộng theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp 1: Trước tiên dùng len be bờ để giữ nước trên mặt ruộng,
tiếp theo trục và bừa cho đất bằng phẳng.
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 14
+ Phương pháp 2: Dùng máy kéo có gắn đôi bánh lồng cùng bộ phận chạt
phía sau tiến hành trục - chạt và san bằng mặt ruộng.
- Bước 3: Làm các mương rãnh thoát nước ở các nơi trũng.
Hình 3.2: Máy trục bánh lồng có gắn chạt
3.1.1.2 Vụ Hè thu
Làm đất vụ Hè Thu đơn giản hơn và được tiến hành qua 4 bước:
+ Bước 1: Đốt đồng sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân.
Hình 3.3: Người dân đốt đồng
+ Bước 1: Tiến hành làm đất theo hai cách là cày hoặc phay.
Hình 3.4: Nông dân phay đất
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 15
+ Bước 3: trục chạt với máy kéo có gắn đôi bánh lồng và bộ phận chạt.
+ Bước 4: Người dân làm các rãnh thoát nước nơi trũng cho nước rút đều.
Hình 3.5: Nông dân san bằng mặt ruộng
3.1.2 Khâu gieo sạ
Chuẩn bị hạt giống: Giống được chuẩn bị thật kĩ qua 4 bước.
- Bước 1: Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước
muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
Hình 3.6: Nông dân rê lúa giống (làm sạch giống thủ công)
- Bước 2: Cho giống vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
- Bước 3: Rửa giống bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ.
- Bước 4: Xử lý giống trước khi gieo bằng Regent, Actara hoặc Carban 3%.
Phương pháp gieo sạ
- Lượng hạt giống gieo: 100 – 140 kg/ha (sạ hàng), 160 – 190 kg/ha (sạ lan).
- Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm (đối với sạ hàng).
- Các loại giống được dùng để gieo sạ là: VLD 95 – 20, IR50404, OM 4900,
Jasmine 85, …
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 16
Hình 3.7: Nông dân sạ lúa
Bảng 3.3: Số lượng công cụ sạ hàng
DT sạ hàng
(ha)
Chi tiết
Công cụ sạ hàng
(chiếc)
DT canh tác
(ha)
ĐX HT
Tỉ lệ
(%)
Vĩnh Hưng 661 53.671 11.287 8.140 36,2
Tân Thạnh 1.244 54.011 19.129 12.055 57,7
Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh (2009)
Qua khảo sát, điều tra thực tế tại huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng gieo sạ với
sự hỗ trợ của công cụ sạ hàng là 48,5% trong 107.682 ha. Riêng vụ Hè Thu diện
tích gieo sạ bằng công cụ sạ hàng giảm, do vụ Hè Thu năng suất không cao, bên
cạnh đó lại cộng thêm khí hậu có phần khắc nghiệt hơn vụ Đông Xuân.
3.1.3 Tưới tiêu
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” chính tầm quan trọng này mà
nước được cấp trên đồng ruộng phải đúng lúc, đủ số lượng.
Hình 3.8: Nông dân sử dụng chiếc gầu sòng tưới nước cho lúa (ảnh minh họa)
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 17
Đã từ lâu trong nông nghiệp không còn thấy bóng dáng của chiếc gầu sòng,
cũng như bao tỉnh bạn, tưới nước cho lúa Long An đạt 100% cơ giới.
Bảng 3.4 Số lượng động cơ diesel.
Nội dung
Đơn vị
Động cơ diesel
(chiếc)
DT canh tác
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Vĩnh Hưng 10.911 53.671 100
Tân Thạnh 11.129 54.011 100
Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh (2009)
Với số lượng động cơ diesel hiện có thì đủ đáp ứng cho việc cung cấp nước
cho 107,682 ha lúa.
Ngoài những động cơ bơm nước tại huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh có 13
trạm bơm nước bằng motor cung cấp cho 9.140 ha trồng lúa.
Hình 3.9: Motor bơm nước
Ngoài những đợt bơm chính còn có một đợt bơm lớn quan trọng đó là đợt rút
nước ra vào trung tuần tháng 11 (vụ Đông Xuân).
3.1.4 Chăm sóc
Công việc chăm sóc chủ yếu là bón phân, xịt thuốc và diệt cỏ dại cho đến
việc cung cấp nước cho cây lúa giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng
suất cao.
* Bón phân: Khâu bón phân là khâu hoàn toàn bằng thủ công, chưa có sự hỗ
trợ cơ giới.
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 18
Hình 3.10: Nông dân bón phân cho lúa
Ngoài bốn đợt bón phân chính thì có nhiều nơi có thêm một đợt bón giặm
trước hoặc sau khi sạ lúa.
* Phun xịt: Từ lâu nông dân đã quen thuộc với bình xịt mang vai với năng
suất thấp và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Ngày này với sự hỗ trợ của
cơ giới, việc phun xịt cũng tương đối đơn giản hơn.
Hình 3.11: Nông dân xịt thuốc
Bảng 3.5: Số lượng máy xịt vụ Đông Xuân
Nội dung
Đơn vị
Máy xịt đa
năng (cái)
DT canh tác
(ha)
DT phun xịt
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Huyện Vĩnh Hưng 12.000 53.671 43.474 81
Huyện Tân Thạnh 1.358 54.011 3.781 7
Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Vĩnh Hưng và Tân Thạnh (2009)
Qua khảo sát và điều tra thực tế tại huyện Tân Thạnh và Vĩnh Hưng số lượng
máy xịt đa năng 13.358 máy đáp ứng đủ 47.255 ha và chiếm tỉ lệ 43,9% trên tổng
diện tích canh tác là 107.682 ha.
Điều tra tổng quan về hiện trạng cơ giới hóa cây lúa và cây mía của tỉnh Long An
SVTH: Lê Văn Hiếu – Phạm Thị Hoa Trang 19
Thông qua lần điều tra thực tế tại xã Khánh Hưng huyện Vĩnh Hưng được
biết tại đây có xuất hiện máy xịt giàn do nông dân tự chế. Máy này là máy tự chế
của chú Nguyễn Văn Kiến, Chú cho biết máy có xuất thân từ nông dân tự chế tại
tỉnh Kiên Giang. Do Chú thấy loại máy này khá hay nên chú học hỏi và tự thiết kế
lại, máy có năng suất cao, ít tốn nhân công – chỉ cần 1 người điều khiển, dễ sử
dụng, khi xịt thuố